Phát huy vai trò tự giáo dục và rèn luyện đạo đứccủa thanh niên

Một phần của tài liệu Kinh tế thị trường và vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình hiện nay (Trang 54 - 59)

những mặt còn hạn chế trong đạo đức và giáo dục đạo đức, phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được trong giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Lệ Thủy góp phần xây dựng con người mới, phát triển quê hương giàu mạnh.

Để thực hiện được những yêu cầu trên cần có những giải cụ thể như đã nêu và thực hiện các giải pháp đó một cách đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Lệ Thủy trong giai đoạn hiện hay góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, ổn định xã hội, tạo ra một thế hệ thanh niên đủ năng lực và phẩm chất đạo đức phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH quê hương, đất nước.

2.2.7 Phát huy vai trò tự giáo dục và rèn luyện đạo đức của thanh niên niên

Để phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của thanh niên, trước hết phải giáo dục tính tự giác, tinh thần trách nhiệm cho thanh niên. Tinh thần trách nhiệm là phẩm chất đạo đức cốt lõi giúp thanh niên nâng cao tính tự giác trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức của bản thân. Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho thanh niên bao gồm trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giáo dục trách nhiệm cá nhân giúp cho thanh niên có ý thức rèn luyện, giữ gìn sức khỏe cho bản thân, bồi dưỡng, phát huy năng lực và rèn luyện phẩm chất đạo đức, giải quyết tốt mối quan hệ tình bạn, tình yêu. Giáo dục trách nhiệm đối với gia đình giúp thanh niên có tình yêu thương và thực hiện bổn phận với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với vợ, chồng, con. Giáo dục trách nhiệm đối với đất nước giúp thanh niên xác định vai trò, sứ mệnh của thanh niên đối với sự phát triển của đất nước hiện nay. Ý thức được trách nhiệm của mình sẽ là nền tảng giúp thanh niên rèn luyện những phẩm chất khác và “có sức đề kháng” chống lại mặt trái của kinh tế thị trường, không dung thứ lối sống thực dụng, sùng bái vật chất, chạy theo danh vọng, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, dối

trá, ích kỷ, nhỏ nhen, ăn bám, đấu tranh, không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, với các tệ nạn xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh, sống có trách nhiệm với chính mình và mọi người. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự giáo dục của thanh niên bằng những hoạt động thực tiễn, thiết thực và hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh. Tự giáo dục, rèn luyện đạo đức đòi hỏi thanh niên phải biết biến những tri thức đạo đức tiếp thu được từ nhà trường, xã hội thành những hiểu biết của bản thân, thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức của chính mình, đồng thời thanh niên phải có sự tự giác, quyết tâm, ý chí và nghị lực vươn lên không ngừng. Tự giáo dục và rèn luyện đạo đức của thanh niên là quá trình khó khăn, nên để cho việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên thực sự có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân họ, rất cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình, nhà trường và xã hội cần khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên tự rèn luyện tinh thần trách niệm và các phẩm chất đạo đức khác, không nên nuông chiều con thái quá, thường xuyên tổ chức những hoạt động lao động, thiết thực và hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh giúp thanh niên trải nghiệm biến tri thức đạo đức thành tình cảm đạo đức, ý chí đạo đức làmcho quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở thanh niên nhanh hơn, sâu sắc hơn, phong phú hơn. Thêm vào đó tự học tập rèn luyện cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học , tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ tiến bộ, trưởng thành. Thanh niên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn như Bác Hồ đã dạy: “ gian nan rèn luyện mới thành công”.

KẾT LUẬN

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm một hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình trong các quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo đức là yếu tố vô cùng quan trọng; nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Thanh niên chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển con người. Để phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, thanh niên phải là những người vừa "hồng" vừa "chuyên". Đạo đức của thanh niên chịu tác động to lớn của nền kinh tế thị trường và ngược lại để phát triển kinh tế thị trường rất cần có lực lượng thanh niên với đạo đức trong sáng. Vì vậy, xây dựng đạo đức cho thanh niên là vấn đề được sự quan tâm của toàn xã hội. Tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức của thanh niên thể hiện ở tất cả các yếu tố cấu thành đạo đức về ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức. Sự tác động này có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện kinh tế thị trường tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận, rèn luyện nhiều giá trị đạo đức của xã hội hiện đại thiết thực hơn, thực tế hơn như: năng động, sáng tạo, giữ chữ tín, tôn trọng tự do cá nhân, tôn trọng pháp luật, tinh thần trách nhiệm, hợp tác,… được thể hiện qua các quan hệ đạo đức đa dạng, phong phú và bằng những việc làm cụ thể vì lợi ích của bản thân và cộng đồng. Mặt tiêu cực biểu hiện ở một bộ phận thanh niên xa rời đạo đức truyền thống của dân tộc, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, ích kỷ, trái với thuần phong mỹ tục. Sự tác động này hết sức phức tạp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong đạo đức của thanh niên là do nền tảng kinh tế thị trường ở nước ta

đang trong thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cái mới và cái cũ cùng tồi tại, đan xen nhau, cơ chế kinh tế thị trường và các thể chế liên quan đang trong quá trình hoàn thiện nhưng việc giáo dục đạo đứccủa thanh niên cả về nội dung và hình thức chưa thật sự phù hợp với điều kiện kinh tế đó, và chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và những đặc điểm về đạo đức của thanh niên. Hơn nữa, một bộ phận thanh niên chưa có sự tự giác rèn luyện đạo đức nên chịu tác động nặng nề từ mặt trái của nền kinh tế thị trường.

Xây dựng đạo đức của thanh niên huyện Lệ Thủy, Quảng Bình trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là giúp cho thanh niên hình thành và hoàn thiện ở họ những chuẩn mực đạo đức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên trên cơ sở kinh tế hiện thực hiện nay, đồng thời không xa rời truyền thống đạo đức dân tộc và đạo đức xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Để xây dựng đạo đức của thanh niên đáp ứng yêu cầu trên cần thực hiện đồng bộ những giải pháp như: xây dựng và hoàn thiện cơ sở kinh tế và điều kiện vật chất cho sự phát triển đạo đức của thanh niên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, hạn chế tham nhũng, tiêu cực xã hội; tạo công ăn viẹc làm ổn định cho thanh niên; phát huy vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức của thanh niên; phát huy vai trò tự giáo dục và rèn luyện đạo đức của thanh niên. Việc xây dựng đạo đức cách mạng của thanh niên đạt được hiệu quả cao khi có sự đồng tâm hiệp lực của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, của gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân thanh niên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này. Việc phát huy những ưu điểm về đạo đức của thanh niên, khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên để xây dựng đạo đức của thanh niên đáp ứng yêu cầu thời đại là hết sức khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan đan xen, phức tạp. Song, với định hướng đúng đắn và những giải pháp cụ thể giải quyết từ cơ sở khách quan của sự hình thành đạo đức của thanh niên cho đến những yếu tố chủ quan, từ những yếu tố

tác động trực tiếp đến những yếu tố tác động gián tiếp tới quá trình xây dựng đạo đức cùng với sự quyết tâm của toàn xã hội, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, với gia đình, nhà trường, tin rằng công cuộc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Lệ Thủy, Quảng Bình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhất định sẽ đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Kinh tế thị trường và vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình hiện nay (Trang 54 - 59)