1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật bảo tồn di sản

68 834 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 348 KB

Nội dung

Pháp luật bảo tồn di sản

Lời mở đầu Di sản văn hóa việt nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc việt nam là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa vật thể là một bộ phận của môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng việt nam và tạo cảnh quan môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai. Những giá trị về nghệ thuật và vẻ đẹp của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tạo nên sự đa dạng về cảnh quan môi trường, gớp phần đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người đặc biệt là nhu cầu tâm linh và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch. Tuy nhiên qua thời gian các di sản văn hoá đang ngày càng bị mất hoặc giảm dần giá trị vốn có một phần do sự bào mòn của thời gian nhưng phần lớn do sự tác động của con người như hoạt động du lịch không có sự quản lý chặt chẽ, những hành vi lấn chiếm bất hợp pháp, việc trùng tu tôn tạo không đúng phương pháp từ đó làm mất đi ý nghĩa lịch sử, giá trị nguyên gốc của di tích, phá vỡ các giá trị cảnh quan gây nên nhiều những bức xúc trong dư luận. Song song với những vấn đề trong việc bảo tồn di sản văn hóa là tình trạng ngày càng gia tăng những xung đột và tranh chấp trong các vấn đề môi trường, trong đó cũng có sự tranh chấp về di sản văn hóa. Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại việt nam, trong khi chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống con người thì sự gia tăng các nhu cầu hưởng thụ chất lượng môi trường sống, nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên mặc dù là xu thế tất yếu của cuộc sống như lại vi phạm nguyên tắc hữu hạn của các nguồn tài ngyên nên tình trạng xung đột, tranh chấp môi trường là khó tránh khỏi gây nên tình trạng bất ổn về vấn đề môi truờng nói riêng và về nhiều vấn đề xã hội nói chung. 1 Từ những lý luận đã trình bày ở trên cho thấy những vấn đề về bảo tồn di sản và tranh chấp môi trường nếu không có những biện pháp có tính chất pháp lý quy định rõ ràng, cụ thể thì có thể gây nên nhiều những tác động tiêu cực mà khó có thể kiểm soát. Do đó nhóm em xin được nghiên cứu 2 chương: Chương XI : Pháp luật về bảo tồn di sản Chương XIII : Giải quyết tranh chấp môi trường 2 Mục lục A. Pháp luật bảo tồn di sản I. Di sản văn hóa 1. Khái niệm 2. Tiêu chí đánh giá di sản 3. Xếp hạng di sản 4. Quy định xếp hạng 5. Thực trạng di sản ở Việt Nam II. Pháp luật bảo tồn di sản 1. Hệ thống văn bản Pháp luật 2. Quy định chung bảo vệ di sản văn hóa vật thể 3. Các quy định cụ thể bảo vệ di tích. 4. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm luật bảo tồn di sản. 5. Thực trạng áp dụng luật bảo tồn di sản III. Giải pháp kiến nghị B. Giải quyết tranh chấp môi trường I. Lý luận chung 1. Khái niệm 2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường 3. Thực trạng tranh chấp môi trường của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. 4. Thực trạng tranh chấp môi trường ở Việt Nam. II. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường. 1. Hệ thống văn bản pháp luật 2. Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường 3. Thực trạng áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam III. Kiến nghị giải pháp Tài liệu tham khảo 3 A. PHÁP LUẬT BẢO TỒN DI SẢN I. Di sản văn hóa 1. Khái niệm. 1.1. Di sản văn hóa: - Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. - Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. - Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. (Wikipedia – Công ước di sản thế giới – 1972) 1.2. Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. 1.3. Di sản văn hoá vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 4 - Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. - Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. - Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. - Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. - Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. (Điều 4 - Luật di sản văn hóa 2001) 1.4. Các khu vực bảo vệ di tích. - Khu vực bảo vệ I: gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích. - Khu vực bảo vệ II: là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích. (trích Khoản 1 Điều 32 Luật di sản văn hóa) 2. Tiêu chí đánh giá di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây được gọi chung là di tích) 2.1. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây: - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; - Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; - Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. 2.2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: - Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu; 5 - Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. (Điều 28 – Luật di sản văn hóa 2001) 2.3. Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây: - Hiện vật nguyên gốc, độc bản; - Hình thức độc đáo; - Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học thể hiện: o Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất; o Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; - Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; o Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia. (Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP) 3. Xếp hạng di sản - Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương; - Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; - Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. (Điều 29 – Luật di sản văn hóa 2001) 4. Quy định xếp hạng di tích. Căn cứ Luật Di sản Văn hóa (Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 54, Điều 55), các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, kiểm kê, phân loại và xếp hạng di tích. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi thì 6 người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định hủy bỏ xếp hạng đối với di tích đó. (Khoản 2 Điều 30 Luật di sản văn hóa) 5. Thực trạng di sản văn hóa ở Việt Nam 5.1. Những vi phạm điển hình Những vấn đề "nóng"như lấn chiếm di tích, trộm cắp cổ vật hay thiếu một quy hoạch tổng thể để bảo tồn vẫn là những "bài toán khó" mà bao năm nay những nhà quản lý văn hóa vẫn chưa tìm được lời giải. - Theo những thống kê từ Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tình trạng vi phạm lấn chiếm di tích đang diễn ra rất nghiêm trọng. Các vi phạm trên kéo dài hàng chục năm, phức tạp, khó giải quyết . Năm 2003, Hà Nội có hơn 2.000 di tích thì có tới 400 di tích bị xâm phạm vào khu vực I và II trong số 385 di tích được xếp hạng cấp quốc gia thì có 119 di tích bị xâm hại, lấn chiếm vào khu vực I và II. Có những di tích bị xâm hại ở mức độ trầm trọng như Chùa Quang Minh (phường Văn Miếu) với 24 hộ dân sinh sống; chùa Đồng Quang (phường Quang Trung) có 42 hộ dân; chùa Kim Cổ (Hoàn Kiếm) có 1 hộ dân sinh sống nhưng chiếm 45/115m2, đình Trương Thị (Hoàn Kiếm) có 30 hộ dân không có hợp đồng thuê nhà… Bên cạnh việc dân cư ngụ, chiếm dụng còn có một số cơ quan, đơn vị, trường học, HTX và cả UBND phường đóng ngay trên đất di tích, tiêu biểu như ở chùa Hàm Long, gò Đống Thây, Miếu ông Trạng (quận Thanh Xuân). Quận Hoàn Kiếm có tới 5 di tích hiện đang bị UBND phường hoặc ban ngành thuộc phường đóng trụ sở. Đáng tiếc tất cả những trường hợp dân cơi nới, xây dựng trái phép, lấn chiếm đều không được chính quyền các cấp giải quyết kịp thời dứt điểm ngay từ đầu, để sự việc kéo dài ngày một nghiêm trọng. Thậm chí một số hộ dân trong di tích còn được cấp cả . sổ đỏ. 7 - Mất cắp cổ vật vẫn tăng: Thiếu sự quản lý đồng bộ đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cắp cổ vật gia tăng ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ. Tại Hà Tây (cũ), từ năm 2000 đến 2004 đã mất 298 cổ vật tại 40 di tích. Tại Phú Thọ, từ tháng 5-2004 đến tháng 9-2004 đã mất 33 cổ vật tại 4 di tích. Ông Nguyễn Quốc Hùng (Phó cục trưởng Cục Di sản văn hoá) cho biết có những ngôi chùa, Cục Di sản văn hoá đã cho lắp đặt hẳn một hệ thống báo động đề phòng kẻ gian, ấy thế nhưng khi trộm vào lấy cắp tượng, nhà chùa biết, có hô hào đuổi bắt, nhưng chỉ trong phạm vi chùa thôi, ra khỏi chùa là không dám đuổi theo nữa. Như thế để thấy sự phối hợp giữa nhà chùa và chính quyền địa phương gần như không có. (theo An ninh Thủ đô – anninhthudo.vn) - Tình trạng tu bổ di tích đáng báo động: Người làm công tác tu bổ nắm rất hời hợt về quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, thậm chí không biết cả đọc bản vẽ và chủ yếu dựa vào ý kiến của người tư vấn. Trong khi đó, đội ngũ tư vấn cũng chẳng hơn là mấy, bản lĩnh nghề nghiệp non kém, và đến lượt họ, lại phụ thuộc vào ý kiến chủ đầu tư. Tiến trình tu bổ thường chậm chạp, thiếu người phụ trách thi công thực sự đáp ứng yêu cầu. Ví dụ, khi sửa đình Tây Đằng (Hà Tây (cũ)), đình chợ Vân (Bắc Giang) ., các chân tảng bằng đá ong đặc trưng của các kiến trúc sớm lại bị thay thế bằng các cột gỗ mít, làm hỏng giá trị di tích. Lại có khi kiến trúc của miền Nam bị "bệ" ra miền Bắc, như trong tu bổ đền thờ Ngô Quyền ở Đường Lâm (Hà Tây (cũ)) . Nhiều di tích khi chưa tu bổ còn nghiên cứu được, sau khi tu bổ xong thì không còn gì để nghiên cứu nữa, như đình Yên Phụ (Hà Nội), đình Tường Phiêu (Hà Tây (cũ)) . (theo VTC News – vtc.vn) 5.2. Nguyên nhân - Sự tác động của thiên nhiên: các di sản được tạo ra bởi sự vận động của tự nhiên và công sức của nhiều thế hệ khác nhau. Theo thời gian, các di 8 sản sẽ chịu sự tác động của thiên nhiên, làm cho di sản mất hoặc giảm dần giá trị vốn có. Mưa gió, lũ lụt, hạn hán, và khí hậu nhiệt đới đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều di tích. - Sự tác động của những hoạt động của con người. - Hoạt động du lịch: Môi trường ở một số khu điểm du lịch, đồng thời là di tích bị ô nhiễm do hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch gây ra. Những hành động thiếu ý thức như kẻ vẽ, viết bừa bãi lên di tích, xả rác bừa bãi… làm ảnh hưởng tới cảnh quan cũng như giá trị của di sản. - Nguyên nhân của những hành vi lấn chiếm đã nêu ở trên bắt nguồn từ những biến động lịch sử và quản lý chưa tốt. Ở các thành phố lớn, hầu hết các hộ dân sống trong di tích đều do lịch sử để lại từ những thập kỷ 60, 75 trở về trước như sơ tán do chiến tranh, thiên tai bão lụt . Theo thời gian, nhân khẩu của các hộ này ngày một tăng, bức bách về nhà ở dẫn đến tình trạng cơi nới, sửa chữa, lấn chiếm và tách hộ chuyển nhượng đất thuộc khu di tích. - Để xảy ra tình trạng trộm cắp cổ vật nguyên nhân chính là do công tác quản lý di tích ở cơ sở đã bị buông lỏng trong một thời gian dài, nhiều nơi chính quyền địa phương giao di tích cho không người cao tuổi hoặc cho các nhà sư trụ trì mà không tổ chức lực lượng trông nom di tích chu đáo. Bên cạnh việc quản lý lỏng lẻo, còn có thực tế là việc truy tìm kẻ gian, thu hồi cổ vật bị trộm cắp chưa thu được kết quả cao, những kẻ trộm cắp chưa bị xử lý nghiêm. - Việc trùng tu, tôn tạo không đúng phương pháp khoa học, không tôn trọng những yếu tố nguyên gốc của di tích, một số công trình bị rơi vào tình trạng "râu ông nọ cắm cằm bà kia"là do sự thiếu kiến thức của nhiều cán bộ tu bổ, sự thiếu hiểu biết về kiến trúc nghệ thuật truyền thống, do không nắm được đặc trưng của di tích mỗi thời kì… 5.3. Biện pháp bảo vệ di sản. - Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ di sản o Thông qua các nội dung trong chương trình giáo dục. o Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. o Tuyên truyền tại các khu di tích, tại các bảo tàng. 9 - Biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm bảo quản, tu bổ và phục hồi di sản: phòng ngừa, hạn chế những nguy cơ làm hỏng, tu sửa, gia cố, tôn tạo và phục dựng lại những yếu tố nguyên gốc vốn có của di sản trên cơ sở những cứ liệu khoa học về di sản. - Biện pháp pháp lý: tính giáo dục cũng như tính cưỡng chế nghiêm khắc của pháp luật sẽ tác động mạnh đến hàng vi, cách xử sự của con người trước những di sản văn hóa. II. Pháp luật di sản văn hóa vật thể. 1. Hệ thống văn bản pháp luật. 1.1. Quốc tế - Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 1972 - Khuyến nghị của UNESCO về Bảo vệ Văn hóa Truyền thống và Dân gian năm 1989 - Tuyên bố Toàn cầu của UNESCO về Đa dạng Văn hóa năm 2001 - Tuyên bố Istanbul được Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng Văn hóa lần thứ 3 thông qua năm 2002 - Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Thông qua Công ước này vào ngày 17 tháng 10, năm 2003 1.2. Việt Nam - Luật di sản văn hóa 2001 - Luật đất đai 2003; Điều 98 - Nghị định Số: 92/2002/NĐ-CP của chính phủ ra ngày 11/11/2002 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa - Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 8-7-2005 về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước - Nghị định của Chính phủ số 71/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch. - Quyết định 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở đến năm 2010. - Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23-11 hằng năm là ngày Di sản văn hoá Việt Nam. 10 [...]... vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; o Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật o (Điều 13 Luật di sản văn hóa) o Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên (Khoản 12 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường) 14 - Các hoạt động được thực hiện tại khu vực I không được làm ảnh hưởng đến tính nguyên trạng của di tích (Khoản 1 điều 32 Luật di sản văn... hưởng xấu đến di tích 2.2 Trách nhiệm của xã hội a Chủ sở hữu - Có quyền và nghĩa vụ về tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 11 - Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá (Khoản 2 Điều 9 Luật di sản văn hóa) - Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Khi thực hiện những biện pháp bảo vệ, tu bổ và phục hồi di tích, chủ... chức của cục di sản văn hóa 2 Quy định chung bảo vệ di sản văn hóa vật thể 2.1 Các hình thức sở hữu di sản - Sở hữu toàn dân: những di sản tồn tại dưới lòng đất thuộc lãnh thổ Việt Nam, những di sản phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu; - Sở hữu tập thể - Sở hữu chung của cộng đồng - Sở hữu tư nhân - Các hình thức khác (Điều 5, 6, 7, 9 Luật di sản văn hóa) Trên thực tế, những biện pháp trực... động môi trường (Mục b Khoản 1 Điều 18 Luật bảo vệ môi trường 2005) 4 Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo tồn di sản 4.1 Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm hành chính được áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hóa chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự Khi áp dụng trách 15 nhiệm hành chính cần căn cứ vào nguyên tắc chung của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002... với một bộ phận di sản văn hóa quý giá của đất nước 5.3 Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Hiện nay, Việt Nam đã có 2 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại di n của nhân loại là Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Kết quả này ghi nhận những nỗ lực của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi... Bản từng bước triển khai việc bảo tồn Làng cổ Đường Lâm Chính phủ Nhật Bản và nhiều tố chức quốc tế, cá nhân mong muốn tham gia hỗ trợ việc nghiên cứu bảo tồn Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Di u, sự hỗ trợ của UNESCO thời gian qua trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên là rất có hiệu quả - Về bảo tàng: Những quy định mới trong Luật Di sản văn hóa cho phép đưa hiện... thích đáng cho những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản để khuyến khích và giữ chân họ với nghề, ưu tiên khu vực các tỉnh miền núi và tỉnh nghèo - Tăng cường nâng cao nhận thức pháp luật về di sản văn hóa của các ngành, các cấp và của toàn thể cộng đồng - Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện Luật Di sản văn hoá và đầu tư cho bảo tồn di sản văn hóa ở các địa phương; chỉ đạo các... hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc (Điều 72 Luật di sản văn hóa) 4.3 Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự xuất hiện khi tổ chức cá nhân chiếm giữ, sử dụng bất hợp pháp di sản hoặc gây thiệt hại làm ảnh hưởng tới giá trị của di sản văn hóa Chủ sở hữu hợp pháp di sản văn hóa có quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại di sản Trường hợp nếu người vi phạm không tự nguyện... bổ di tích c Bảo vệ di vật, cổ vật: Luật Di sản văn hóa đã mở ra những cánh cửa mới cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di vật, cổ vật Nhiều sưu tập cổ vật tư nhân đã được huy động để trưng bày ở các bảo tàng trong cả nước 18 Nhiều hội cổ vật đã ra đời, hoạt động khá sôi nổi, phục vụ các hoạt động lớn của ngành và của đất nước như tham gia triển lãm chuyên đề tại bảo tàng, triển lãm Ngày Di sản. .. - 22 bảo tàng được đầu tư xây dựng mới (trong đó có 08 bảo tàng thuộc Bộ Quốc phòng) - 12 bảo tàng được xếp hạng: Bảo tàng Hải dương học (Hạng 2), Bảo tàng Binh chủng Hóa học và Bảo tàng Công binh (Hạng 3), Bảo tàng Địa chất Việt Nam (Hạng 1); Bảo tàng Cần Thơ (hạng 2); Bảo tàng Thái Bình (hạng 2); Bảo tàng Bắc Ninh (hạng 2); Bảo tàng Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (hạng 2); Bảo tàng . Pháp luật về bảo tồn di sản Chương XIII : Giải quyết tranh chấp môi trường 2 Mục lục A. Pháp luật bảo tồn di sản I. Di sản. đánh giá di sản 3. Xếp hạng di sản 4. Quy định xếp hạng 5. Thực trạng di sản ở Việt Nam II. Pháp luật bảo tồn di sản 1. Hệ thống văn bản Pháp luật 2. Quy

Ngày đăng: 04/04/2013, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w