Thực trạng tranh chấp môi trường hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo tồn di sản (Trang 42 - 45)

1. Thực trạng tranh chấp môi trường của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới thế giới

Tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam, đồng thời có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế

Tranh chấp giữa Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giải quyết trên cơ sở thương lượng, có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế.

Một số hiệp ước Việt Nam đã ký: Hiệp ước biên giới

trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định quyết tâm cùng Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xây dựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành đường biên giới hòa bình, ổn định và bền vững mãi mãi, góp phần giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình".

Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển

các nước thành viên phải tôn trọng chủ quyền, các quyền về chủ quyền và quyền hạn của nước khác đối với vùng biển, thềm lục địa và các vùng đặc khu kinh tế của nước đó. Những hoạt động, tuyên bố và thoả thuận đơn phương của các nước phải triệt để tôn trọng các điều khoản của Công ước.

Nguồn: Nhóm tổng hợp từ các văn bản luật Quốc tế

2. Thực trạng tranh chấp môi trường ở Việt Nam

Tại Việt Nam từ những năm 1980 trở lại đây, xung đột, tranh chấp trong lĩnh vực môi trường đã nảy sinh và có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cả nước. Nhiều đơn thư khiếu nại về vấn đề môi trường đã được gửi tới các cấp có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Các vấn đề xung đột về quyền và lợi

ích liên quan đến sở hữu và sử dụng tài nguyên môi trường giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư ngày một tăng. Đặc biệt là tranh chấp quyền sử dụng đất, khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai là một trong những nhóm quan hệ đất đai diễn ra thường xuyên, phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng đên tình hình an ninh, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương.

Trong số hơn 3.500 lượt đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành tài nguyên, có khoảng 3.470 lượt đơn thuộc lĩnh vực đất đai. Con số trên được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại hội nghị sơ kết ngành tài nguyên môi trường sáu tháng đầu năm, vào sáng 8/7/2009.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong sáu tháng đầu năm nay, cơ quan này đã tiếp nhận tổng cộng 3.519 lượt đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến các lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản…số đơn thư này chủ yếu được gửi đến thanh tra bộ hoặc được chuyển từ Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và một số cơ quan thuộc Quốc hội. Đáng chú ý, trong số 3.519 lượt đơn khiếu nại, tố cáo thì có khoảng 3.470 lượt đơn là về

lĩnh vực đất đai, chiếm 98,6%, trong đó có 1.747 đơn trùng, không đủ điều

kiện, 1.723 đơn còn lại liên quan đến những vấn đề tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, khiếu nại về bồi thường khi thu hồi đất, khiếu nại cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bộ cũng cho biết, trong số các đơn thư nhận được có 6 đơn thư do Thủ tướng giao và 5 đơn thuộc thẩm quyền.Tại các địa phương, trong sáu tháng đầu năm, các sở tài nguyên và môi trường đã triển khai được 480 đoàn kiểm tra đối với 1.751 đơn vị. Kết quả cho thấy, có tới 1.066 đơn vị có biểu hiện sai phạm, xử lý 781 đơn vị sai phạm với tổng số tiền xử phạt trên 8,5 tỷ đồng.

Theo Bộ, nhìn chung trong sáu tháng đầu năm nay, số lượng đơn thư Bộ nhận được giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm 2008, cụ thể là giảm 19%. Số lượng đơn thư Thủ tướng giao cũng giảm đáng kể, chỉ bằng 1/3 so với cùng

kỳ năm 2008. Tuy nhiên, tình trạng đơn thư tập thể và khiếu kiện vượt cấp vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá lớn gây ảnh hưởng đến công tác giải quyết đơn thư khiếu nai, tố cáo của Bộ. Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn 118 vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đang tồn đọng chưa được giải quyết.

Năm 2008, tỷ lệ đơn thư khiếu nai, tố cáo liên quan đến đất đai được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận là 99%

(theo http://www.vneconomy.vn )

Bên cạnh đó, những vụ tranh chấp về các tài nguyên khác như rừng, nguồn nước, thủy hải sản, khoáng sản, … giữa các cá nhân, tổ chức đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Mười bốn năm Vedan âm thầm thải chất độc hại ra sông Thị Vải. Nhà máy bột giấy Thành Lợi gây ô nhiễm hơn 10 năm ở thượng nguồn sông Đồng Nai. Nhà máy gạch, nhà máy gỗ, nhà máy xi măng… đồng loạt gây ô nhiễm môi trường, gây ra thiệt hại không những nghiêm trọng ở hiện tại mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tương lai. Tài nguyên đang ngày càng suy kiệt, cuộc sống người dân đang bị đe dọa từng ngày.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo tồn di sản (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w