Hợp tác quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo tồn di sản (Trang 25 - 27)

Luật Di sản văn hóa là một đảm bảo về mặt pháp lý giúp cho họat động hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, nhiều tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đã cam kết và đầu tư, đồng thời tham gia và việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta.

tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An, Lạng Sơn, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đồng Nai và Tiền Giang. Thông qua kết quả điều tra, 6 ngôi nhà tại 6 tỉnh được tu bổ đã giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn các ngôi nhà ở truyền thống, một bộ phận quan trọng của kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn đầu tư xây dựng nhà trưng bày tại khu di tích Mỹ Sơn, bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA), UNESCO và Quỹ Leici Foundation của Italy giúp tu bổ khu tháp G (Mỹ Sơn). Hiện nay, Cục Di sản văn hóa và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ha Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, cộng đồng nhân dân xã Đường Lâm đang tiếp tục phối hợp với chuyên gia Nhật Bản từng bước triển khai việc bảo tồn Làng cổ Đường Lâm. Chính phủ Nhật Bản và nhiều tố chức quốc tế, cá nhân mong muốn tham gia hỗ trợ việc nghiên cứu bảo tồn Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, sự hỗ trợ của UNESCO thời gian qua trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên là rất có hiệu quả.

- Về bảo tàng: Những quy định mới trong Luật Di sản văn hóa cho phép đưa hiện vật ra nước ngoài nhằm mục đích nghiên cứu, bảo quản, giao lưu văn hóa, đã tạo điều kiện cho các bảo tàng Việt Nam tổ chức triển lãm các bộ sưu tập cổ vật có giá trị ở nước ngoài, góp phần đáng kể trong việc giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Nổi bật là các cuộc trưng bày về “Việt Nam: Những cuộc hành trình của con người - tinh thần và linh hồn” (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tại Mỹ, năm 2004), về “Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại” (do 13 bảo tàng phối hợp tổ chức tại Bỉ và Áo, trong 2 năm 2003 - 2004), về “Kho tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa” (do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chămpa, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Pháp, năm 2005 - 2006), về “Tác phẩm mỹ thuật Việt Nam” (do

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại các nước Nhật Bản, Luých-xăm- bua...).

Để tăng cường điều kiện hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo tàng, từ năm 2002, 5 đơn vị trong ngành đã được phép tham gia tổ chức ICOM (Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hải dương học, Bảo tàng Địa chất Việt Nam) và tổ chức ICOM Việt Nam đã được thành lập. Năm 2005, tiếp tục cho phép 06 đơn vị trong ngành tham gia ICOM. Từ khi thành lập, ICOM Việt Nam đã có những hoạt động tích cực nhằm gắn kết hoạt động của các bảo tàng ở Việt Nam với cộng đồng các bảo tàng quốc tế, nhất là trong các dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng hàng năm.

- Về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: Đã và đang triển khai nhiều chương trình hợp tác với Văn phòng UNESCO Hà Nội, với Quỹ Ford, Quỹ Sida của Thuỵ Điển, Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, Cơ quan di sản văn hóa của Bỉ và với Viện Smithsonian (Hoa Kỳ) như: Dự án “Hành trình văn hóa: làng nghề thủ công” đang được triển khai với Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp; dự án “Mê Kông: dòng sông kết nối các nền văn hóa” gồm nhiều nước thuộc khu vực sông Mê Kông tham gia, được tổ chức tại Washington vào năm 2007. Qua các chương trình hợp tác quốc tế này, văn hóa Việt Nam nói chung, di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam nói riêng được thế giới biết đến và ngược lại, người dân Việt Nam cũng có cơ hội được hiểu biết thêm về các nền văn hóa trên thế giới, nhận thức về các giá trị di sản văn hóa và trách nhiệm tham gia bảo vệ các giá trị đó cũng như năng lực của cán bộ trung ương và địa phương được nâng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo tồn di sản (Trang 25 - 27)