Một số kiến nghị và giải pháp về tranh chấp môi trường và cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo tồn di sản (Trang 63 - 68)

chế giải quyết tranh chấp môi trường

1/ Kiến nghị

Xuất phát từ các hạn chế ở trên nhóm có đưa ra một số kiến nghị sau: - Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường, quy định rõ rang trách nhiệm của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân.

- Nâng cao trình độ cán bộ làm luật, nhìn nhận những vấn đề mới nảy sinh, kịp thời nhanh chóng bổ sung vào luật

- Nâng cao kiến thức về pháp luật của các bên liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường bằng cách phổ biến pháp luật về môi trường rộng rãi, nâng cao chất lượng trong công tác thương lượng hay hòa giải những tranh chấp môi trường.

- Từ khi Bộ luật hình sự ra đời tới nay không xử lý được cá nhân nào. Luật yêu cầu để xử lý hình sự phải hội đủ 3 yếu tố, gồm: người vi phạm là cá nhân, từng bị xử lý hành chính và gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng cả 3 yếu tố này đều khó thực hiện. Từ thực tế trên, Chính phủ cần tổng kiểm tra, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường và đưa vào chương trình giám sát năm 2009 nội dung này. Về mặt pháp luật, cần sửa pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính theo hướng dễ cá thể hóa pháp nhân vi phạm ( ví dụ như hiện nay Vedan không tìm ra cá nhân vi phạm); và cũng nên sửa điều 183 của Bộ luật hình sự theo hướng bỏ quy định cá nhân từng bị xử phạt hành chính.

2. Giải pháp

2.1. Về tranh chấp môi trường

- Ngăn chặn sớm nhất những khả năng có thể gây ra sự tranh chấp môi trường:

+ Đối với những dự án phát triển có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường cần thiết phải có báo cáo ĐTM, trong quá trình dự án hoạt động cần thường xuyên có những kiểm tra, giám sát .. nhằm ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường

+ Trong những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại môi trường thì việc xác định những thiệt hại do ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường đưa ra là rất cần thiết nhưng những thiệt hại này rất khó xác định do đó cần phải có những phương pháp tính toán mang tính khoa học và gắn liền với thực tiễn. có thể áp dụng các cách thức xác định thiệt hại môi trường theo các nhóm:

Một là xác định giá trị tổn thất với môi trường được thực hiện bởi tòa án hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường.

Hai là, xác định thiệt hại theo phương thức quy ra một khoản tiền cố định.

Ba là, giao cho các viên chức hành chính hoặc chính quyền địa phương xác định thiệt hại.

Bốn là, các phương thức đánh giá khác, điển hình là phương pháp Koch (được sử dụng rộng rãi tại Cộng hòa liên bang Đức trong việc xác định những tổn thất được bồi hoàn đối với cây cối bị hủy hoại).

Ở Việt Nam để có thể tự chủ trong việc xác định được thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, đặc biệt là thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, những nội dung sau đây cần phải được làm sáng tỏ trong các văn bản pháp luật hướng dẫn việc xác định thiệt hại về môi trường:

Một là, thành phần môi trường được xác định thiệt hại. Hai là, mức độ thiệt hại được xác định.

Bốn là, các căn cứ để tính toán thiệt hại

2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

2.2.1. Giải quyết tranh chấp bởi người ra quyết định theo luật định.

a.Điều tra công cộng

Do tranh chấp môi trường thường liên quan đến nhiều đối tượng và trong nhiều trường hợp các bên trong tranh chấp không thể tự mình đưa ra được đầy đủ các bằng chứng để chứng minh cho các yêu cầu của mình nên không đảm bảo tính khách quan trong việc quyết định có đưa vụ án ra xét xử hay không thì cuộc điều tra công cộng sẽ được tiến hành.

Điều tra công cộng có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau song nhìn chung đó là việc lấy ý kiến của công chúng hoặc các nhà chuyên môn để đảm bảo chắc chắn vụ án được đưa ra xét xử là có căn cứ. Quy mô của các cuộc điều tra công cộng lại tuỳ thuộc vào đối tuợng của cuộc tranh tụng (hay nói cách khác là phụ thuộc vào hiệu lực của mỗi quyết định về môi trường).

b. Hình thức và thủ tục tố tụng.

Hầu hết cả thẩm phán và hội đồng thẩm phán giải quyết các tranh chấp môi trường đều thống nhất với nhau ở một điểm là không nhất thiết phải áp dụng chung một phương thức giải quyết cho tất cả các tranh chấp môi trường mà nên có các quy định cụ thể về thủ tục tố tụng và mức độ áp dụng các hình thức giải quyết các tranh chấp đối với từng vụ việc. Những phương thức đó có thể là:

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp thông qua hội nghị tiền xét xử.

c. Toà chuyên trách và hội đồng thẩm phán

Chúng ta nên thành lập các tòa án chuyên trách về môi trường mà khác với các tòa án chuyên trách khác thẩm phán của các tòa án môi trường không

am hiểu về kiến thức môi trường học, kinh tế học môi trường…. trong trường hợp các bên không đồng ý với phán quyết của tòa án chuyên trách nêu trên, họ có quyền kháng cáo tới hội đồng thẩm phán hoặc tới tòa án tối cao.

2.2.2. Giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải quyết tranh chấp lựa chọn thường được chỉ dẫn đến hoặc được miêu tả như là phương thức giải quyết tranh chấp qua trung gian, hoà giải. Trong đó “trung gian” được hiểu là quá trình mà các bên tham gia ngồi lại với nhau với sự trợ giúp của một hay nhiều người. Những người này sẽ tách biệt các vấn đề tranh chấp một cách khéo léo, có chú ý để các bên phát triển ý kiến, cân nhắc sự lựa chọn, để cuối cùng đi tới sự định đoạt tương ứng và phù hợp với yêu cầu của các bên. Nói cách khác, trung gian được coi như là “toà án” giải quyết tranh chấp theo cách riêng, ở đó các bên tự đặt ra quy tắc và chỉ bị giới hạn “bởi luật lệ” do các trung gian viên hay các tổ chức trung gian đặt ra.

+ Ưu điểm đáng ghi nhớ đối với phương thức giải quyết tranh chấp theo lựa chọn là trong bất kì hoàn cảnh nào nó cũng có tầm quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian và án phí đồng thời có thể giảm bớt những phiền toái tại toà án và hội đồng thẩm phán. Sử dụng phương thức này cũng có nghĩa là sẽ đưa lại kết quả dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với các vụ kiện thủ tục và theo đó cũng có nhiều cơ hội hơn để duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên tranh chấp.

+ Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì giải quyết theo lựa chọn cũng có một vài điểm hạn chế nhất định, đó là do phương thức này chỉ chú trọng đến lợi ích của các bên tham gia tranh chấp nên trong nhiều trường hợp lợi ích của bên thứ ba có thể không được quan tâm xem xét trong quá trình giải quyết, trong khi phần lớn các tranh chấp môi trường lại thường liên quan đến lợi ích của nhiều người.

- Cơ chế giải quyết tranh chấp theo lựa chọn có thể tồn tại dưới hai dạng:

Một là, tồn tại với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp độc lập.

Hai là, tồn tại với tư cách phụ thêm với toà án và hội đồng thẩm phán mà điển hình là hội nghị tiền xét xử, với mục đích chính là thu hẹp vấn đề trong tranh chấp giữa các bên và tìm kiếm khả năng định đoạt vào giai đoạn tiền xét xử

=> Kết luận: giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và tăng

trưởng kinh tế bên cạnh việc quy định rõ ràng về trách nhiệm tài chính của cơ sở gây ô nhiễm, các chính sách pháp luật nhất thiết phải có sự điều chỉnh nhằm ảnh hướng tới sự cân bằng về lợi ích cho các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trên cở sở tôn trọng các quyền lợi về tài sản, quyền kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của Nhà nước. Để thực hiện được nội dung này, chính sách pháp luật tài chính cần đưa ra những giải pháp rõ ràng, ít nhất, trên hai phương diện:

Một là, trong ngằn hạn, cần điều chỉnh các quan hệ tài chính có khả năng hỗ trợ và đảm bảo cho các điều kiện kinh doanh ổn định của các cơ sở kinh doanh phải thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường;

hai là, trong dài hạn, pháp luật tài chính cần phải thể chế hóa các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường hướng tới việc cân bằng giữa chi phí và lợi ích của việc xử dụng các thành phần môi trường, hạn chế những ngoại ứng tiêu cực và hành vi tác động đến môi trường.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình luật môi trường, trường đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội–2006

2. Các văn bản Pháp luật, báo cáo được lấy từ nguồn www.thuvienphapluat.com

3. Website Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch www.cinet.gov.vn 4. Website Bộ Tài nguyên Môi trường www.monre.gov.vn

5. Các báo điện tử Vietnamnet, VnExpress, VTC News, An ninh thủ đô, Công an nhân dân.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo tồn di sản (Trang 63 - 68)