III/ Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tranh chấp môi trường
vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đang tồn đọng chưa được giải quyết.
Năm 2008, tỷ lệ đơn thư khiếu nai, tố cáo liên quan đến đất đai được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận là 99%
(theo http://www.vneconomy.vn )
Bên cạnh đó, những vụ tranh chấp về các tài nguyên khác như rừng, nguồn nước, thủy hải sản, khoáng sản, … giữa các cá nhân, tổ chức đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Mười bốn năm Vedan âm thầm thải chất độc hại ra sông Thị Vải. Nhà máy bột giấy Thành Lợi gây ô nhiễm hơn 10 năm ở thượng nguồn sông Đồng Nai. Nhà máy gạch, nhà máy gỗ, nhà máy xi măng… đồng loạt gây ô nhiễm môi trường, gây ra thiệt hại không những nghiêm trọng ở hiện tại mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tương lai. Tài nguyên đang ngày càng suy kiệt, cuộc sống người dân đang bị đe dọa từng ngày.
III/ Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tranh chấp môi trường trường
a. Quốc tế
- Cũng như các tranh chấp quốc tế khác, việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về môi trường cũng phải tuân theo nguyên tắc “giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế”. Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu ra các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp, gồm các biện pháp mang tính thương lượng như đàm phán và các biện pháp hỗ trợ (trung gian, hoà giải ), và các biện pháp mang tính xét xử như trọng tài, toà án.
- Do chưa có một Toà án chuyên biệt để giải quyết các tranh chấp về môi trường ở cả cấp độ khu vực lẫn quốc tế, các quốc gia hay các chủ thể
khác của tranh chấp phải tìm đến các cơ chế tài phán quốc tế khác nhau, tất cả đều không chuyên về môi trường.
- Toà án quốc tế là cơ quan khá thích hợp để giải quyết các tranh chấp về môi trường. Điều 36 khoản 1 Quy chế của Toà án nêu rõ Toà án quốc tế có thẩm quyền xem xét “tất cả các vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc các điều ước, các công ước hiện hành”. Mặt khác, các phán quyết của Toà được Hội đồng bảo an đảm bảo thực thi và đây là một lợi thế rất lớn của Toà án quốc tế.
b. Trong nước
- Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2005:
+ Khoản 1 điều 129 Luật BVMT tranh chấp về môi trường được xác định là tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.
+ Điều 128 Luật BVMT năm 2005 quy định rõ tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án về hành vi vi phạm về BVMT, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết tranh chấp môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Khoản 3 điều 129 Luật BVMT Việc giải quyết khiếu nại về môi trường được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo và Luật BVMT.
- Luật bảo vệ rừng 2004:
+ Điều 84 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định, các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do TAND giải quyết.
- Luật Đất đai năm 2003:
+ Điều 137 Luật Đất đai năm 2003 quy định, tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do UBND của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết.
+ Điều 135 Luật Đất đai năm 2003, thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
+ Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 quy định, thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.