Tranh chấp môi trường

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo tồn di sản (Trang 35 - 42)

III. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

B. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG I.Lý luận chung

I.1. Tranh chấp môi trường

a. Khái niệm:

Thuật ngữ “ Tranh chấp môi trường” hoặc còn gọi là “xung đột môi trường” (XĐMT) chỉ bắt đầu xuất hiện trên thế giới trong những năm gần đây. Một số nhà nghiên cứu thích dùng thuật ngữ xung đột do môi trường (environmentally-induced conflict) để chỉ các xung đột nhằm mô tả một thực tế là chúng xuất hiện liên quan đến vấn đề môi trường. Những nhà nghiên cứu khác thường dùng một thuật ngữ đơn giản hơn là XĐMT. Trong nhiều trường hợp, một số tác giả còn sử dụng thuật ngữ tranh chấp môi trường.

Bản thân từ "xung đột" (conflict) đứng riêng bao hàm nhiều nghĩa, nhiều cấp độ: “conflict” là trạng thái đối lập hoặc thù địch, sự đấu tranh; “conflict” cũng có nghĩa là sự mâu thuẫn, bất đồng, bất hòa, tranh cãi, tranh luận, sự khác nhau, sự va chạm, không tương hợp. Như vậy, khái niệm “xung đột” ở đây cần phải hiểu khá rộng, chứ không chỉ thu hẹp ở nghĩa xung đột là có đấu tranh, dùng vũ lực, có vũ trang.

=> Như vậy tranh chấp môi trường được hiểu như là quá trình hình thành và phát triển những mâu thuẫn mang tính đối kháng giữa các nhóm xã hội trong khai thác và sử dụng các tài sản môi trường.

b. Nguyên nhân:

Có thể nhận thấy tính "bất bình đẳng" trong phân bố và tính khan hiếm của các nguồn tài nguyên chính là những nguyên nhân sâu xa của XĐMT. Xã hội càng phát triển, khoa học và công nghệ càng phát triển thì càng làm tăng thêm nhóm nguyên nhân xung đột: Sự cạnh tranh nguồn tài nguyên khan hiếm, sự gia tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo, sự khác nhau trong nhận thức... Phân tích bản chất của sự tranh chấp tài nguyên cho phép

- Thứ nhất, nhận thức không đầy đủ về tài nguyên: Về điểm này có thể là do thiếu thông tin, bỏ qua thông tin hoặc không nhận thức đúng về giá trị của tài nguyên.

- Thứ hai, hệ thống các giá trị khác nhau. Hệ thống các giá trị khác nhau có thể dẫn tới sự khác nhau về lợi ích cũng như mục tiêu trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nhóm trong xã hội.

- Thứ ba, thiếu sự tham gia đóng góp của các bên liên quan. XĐMT cũng chính là xung đột lợi ích giữa các nhóm trong xã hội. Thiếu sự tham gia của tất cả các bên liên quan có thể dẫn đến mất cân bằng về lợi ích của các nhóm xã hội.

- Thứ tư, phân bố quyền lực khác nhau giữa các nhóm xã hội. Trong nhiều trường hợp, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các cộng đồng địa phương, các tổ chức tài chính thế giới lớn như: ADB, WB vẫn cứ tiến hành hỗ trợ một loạt các dự án phát triển.

- Cuối cùng, cơ chế chính sách yếu kém cũng là nguyên nhân làm gia tăng các XĐMT. Trong đó quyền sở hữu/sử dụng các tài sản môi trường không được xác định rõ là một nguyên nhân trọng yếu. Sự phát triển của KH&CN cũng như sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến gia tăng tính khan hiếm của tài nguyên.

c. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm:

- Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;

- Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.

 Các bên tranh chấp về môi trường bao gồm:

• Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;

• Giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.

d. Đặc trưng

- Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích tư và lợi ích công thường gắn chặt với nhau.

- Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư,thậm chí đến nhiều quốc gia.

- Vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân bằng.

- Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường rất lớn và khó xác định.

e. Yêu cầu đối với giải quyết tranh chấp môi trường

- Ưu tiên bảo vệ các quyền lợi ích chung về môi trường của cộng đồng, của xã hội. Làm thế nào để dung hòa được cả lợi ích của từng cá nhân, tổ chức đồng thời cả lợi ích của cộng đồng, xã hội .

- Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các bên để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường. Khi giải quyết tranh chấp môi trường thì chúng ta vừa tính yếu tố tăng trưởng song vẫn phải đảm bảo sự cảnh giác cao độ trước những thiệt hại gây nên cho môi trường.

- Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường. Do thiệt hại về môi trường rất lớn và khó xác định nên cần phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định để đánh giá đầy đủ những thiệt hại đó gây ra cho kinh tế xã hội.

- Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh góp phần đảm bảo trật tự xã hội.

2.1. Khái niệm

Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường là một hệ thống thống nhất các phương tiện pháp lí đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải toả mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật tự xã hội.

2.2. Nguyên tắc

•Nguyên tắc công quyền can thiệp:

Giải quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong muốn riêng của các bên tranh chấp mà còn là trách nhiệm của nhà nước.

- Chức năng quản lí xã hội và nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi công cộng của Nhà nước không “cho phép” công quyền đứng ngoài những quan hệ xung đột mang tính xã hội sâu sắc này.

- Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là một loại trách nhiệm công vụ (công quyền đương nhiên can thiệp).

- Để tránh tình trạng tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước, giải quyết tranh chấp môi trường là trách nhiệm chỉ của Nhà nước thì yêu cầu đặt ra là cần làm rõ mức độ can thiệp công quyền trong lĩnh vực này.

- Sự can thiệp của các cơ quan công quyền là yếu tố không thể thiếu nhưng chỉ nên xem là giải pháp cuối cùng đang dần chiếm ưu thế.

•Nguyên tắc phòng ngừa:

Có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng từ các hoạt động phát triển, nhất là các dự án quy mô lớn.

- Trong trường hợp này quan điểm phát triến bền vững cần được tôn trọng. Cần phải cân nhắc giữa cái được, cái mất để các bên có thể đi đến thống nhất các phương án loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển.

- Cần thiết phải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường. Đây là một công cụ vừa mang tính pháp lí vừa mang tính kĩ thuật để giải quyết tranh chấp.

•Nguyên tắc phối hợp, hợp tác:

- Nhằm mục đích duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp trong việc cùng tìm ra giải pháp khắc phục và cải thiện môi trường. Đây được coi là phương cách tốt nhất để tổng hợp mọi nguồn lực xã hội vào việc khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường sống chung của con người.

- Giúp cho các bên tham gia có cơ hội đối thoại trực tiếp với nhau, thông tin cho nhau và cùng nhau xây dựng những cam kết cso tính đồng thuận xã hội, cùng nhau xác định trách nhiệm, chia sẻ nguồn lợi và tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ huỷ hoại môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

•Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả giá:

- Xác định cái giá phải trả đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường, bằng các biện pháp:

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

+ Bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, tài sản cho nạn nhân.

•Nguyên tắc tham vấn chuyên gia:

- Để xác định một cách có căn cứ khoa học thiệt hại xảy ra đối với môi trường, sức khoẻ, tính mạng và tài sản của các nạn nhân trong tranh chấp môi trường cần sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia.

- Các chuyên gia dựa vào phương tiện kĩ thuật đo đạc, xét nghiệm mẫu từ đó có các kết luận khách quan, trung thực về mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, về mức độ thiệt hại. Khi đó các số liệu mới trở thành căn cứ khoa học giúp các bên tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền đánh giá, dự báo và kết

luận đầy đủ về tính chất, mức độ, ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường để đưa ra các phán quyết chính xác và khách quan.

2.3. Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

Phương thức giải quyết tranh chấp được tiến hành theo các bước sau:

Thương lượng:

- Là cơ hội tốt để các bên thu thập thêm thông tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất của vụ việc, giải toả hiểu lầm, khúc mắc và tìm đến giải pháp tối ưu trong điều kiện tài chính, sực lực và thời gian có hạn.

- Thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện, do số lượng những người có liên quan trong mỗi vụ tranh chấp môi trường quá đông. Tuỳ vào các mối quan hệ xung đột sẽ có những đại diện cụ thể.

 Hoà giải:

- Là hình thức giải quyết tranh chấp tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả, song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thoả thuận bởi chính bản thân mình.

- Trung gian hoà giải được tổ chức thành các nhóm, bao gồm: đại diện chính quyền địa phương, cơ quan quản lí Nhà nước về tài nguyên và môi trường, đại diện cộng đồng dân cư, tố chức phi chính phủ (NGOs),…

- So với thương lượng, hoà giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ của trung gian là những người có chuyên môn nhất định tuy nhiên cũng có những khó khăn là do có nhiều ý kiến quan điểm khác nhau, cách tiếp cận các lợi ích cũng không giống nhau.

 Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền: tranh chấp có thể giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp.

- Tại nhiều nước trong đó có Vit Nam, thủ tục hành chính áp dụng tương đối phổ biến vì:

+ Quan niệm đối tượng của tranh chấp môi trường luôn có quan hệ mật thiết đến lợi ích công cộng được Nhà nước bảo vệ.

+ Thủ tục hành chính thường đáp ứng được yêu cầu giải quyết tranh chấp môi trường, ngăn chặn hậu quả xấu có thể gây ra cho môi trường,… Trong khi theo thủ tục tư pháp thì vụ án có thể kéo dài, các biện pháp khôi phục chất lượng môi trường bị xâm hại khó có thể thực hiện ngay được,…

- Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là thủ tục tư pháp không được coi trọng. Khi các bên tranh chấp môi trường không tìm được tiếng nói chung, Toà án sẽ là cơ quan có thẩm quyền phán quyết.

2.4.Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường

Bước 1: Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu kiện. Đây là bước đầu tiên quan trọng, là cơ sở cho việc xem xét các tình tiết cụ thể của việc tranh chấp. Công việc có thể được các cơ quan chức năng tiến hành các biện pháp mang tính nghiệp vụ:

a) Lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiễm để phân tích các đặc tính lí, hoá, sinh học.

b) Kiểm tra tình hình quan trắc cà kiểm soát ô nhiễm trong khu vực. c) Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra, xác định nguồn gây ô nhiễm.

d) Chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại vật chất về môi trường.

Bước 2: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường.

- Các cơ quan chuyên môn hướng dẫn bên bị thiệt hại áp dụng một số phương pháp khoa học để tính toán thiệt hại về người và tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên.

- Phương pháp áp dụng phổ biến để tính toán thiệt hại là phương pháp so sánh đối chứng. Đại lượng chính được so sánh là sản lượng cây trồng vật nuôi trung bình hang năm.

Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hoà lợi ích giữa các bên xung đột.

- Quá trình giải quyết thường được tổ chức dưới dạng các “cuộc họp”, “hội nghị” với phương châm: thận trọng, mềm dẻo, hiệu quả va duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hài với cộng đồng dân cứ sở tại để bảo vệ môi trường chung.

- Các phương án điều hoà lợi ích xung đột thực hiện khá linh hoạt, đặc biệt là đền bù vật chất. Cơ quan tranh chấp có thê gợi ý áp dụng một số phương án bồi thường sau:

+ Bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất: áp dụng trong trường hợp ô nhiễm hẹp, xảy ra với số ít người, thiệt hại không lớn và dễ xác định.

+ Bồi thường trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bù đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế.

+ Bồi thường trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại. Áp dụng khi có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thiệt hại giữa các nạn nhân.

+ Bồi thường trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân. Áp dụng khi không có sự chênh lệch lớn giữa các mức thiệt hại.

+ Bồi thường bằng việc đầu tư vào các công trình công cộng, phúc lợi cho cộng đồng dân cư. Áp dụng trong trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đỗi với nhiều người và khó xác định mức thiệt hại đến từng đối tượng cụ thể.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo tồn di sản (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w