1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật báo chí: Nhu cầu bức thiết của thực tiễn

6 414 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 80 KB

Nội dung

Hoàn thiện pháp luật báo chí: Nhu cầu bức thiết của thực tiễn

Hoàn thiện pháp luật báo chí: Nhu cầu bức thiết của thực tiễn Ngày nay, nói đến Nhà nước điều hành tốt là nói đến Nhà nước thực hiện được các tiêu chí về quản trị quốc gia . Ngày nay, nói đến Nhà nước điều hành tốt là nói đến Nhà nước thực hiện được các tiêu chí về quản trị quốc gia. Đó là: tính hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước; chất lượng thực hiện các chính sách cao, điều tiết tốt, kịp thời; thượng tôn pháp luật; kiểm soát và chế tài tham nhũng thành công; thực hiện báo cáo giải trình tường minh trong các cơ quan công quyền và trong mọi thiết chế xã hội; giữ được ổn định chính trị, khắc phục các nguy cơ khủng hoảng, có hướng phát triển quốc gia hợp quy luật; truyền thông đại chúng phát triển lành mạnh, góp phần phát huy dân chủ, tiến bộ xã hội. Như vậy, thượng tôn pháp luật là một tiêu chí không thể thiếu để quản trị quốc gia. Các nước công nghiệp phát triển và rất nhiều nước trên thế giới đều chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống luật pháp (trong đó có Luật Báo chí). Pháp luật nước Đức quy định rằng: các bộ luật về các lĩnh vực thường có giá trị trong 07 năm, ngoài thời gian đó phải kiện toàn, hoàn chỉnh, do thực tiễn cuộc sống ngày nay biến đổi rất nhanh. Đối với nước ta, Luật Báo chí sửa đổi năm 1999 đến nay đã 10 năm, vẫn còn một số điều, mục mới dừng ở mức độ nguyên tắc chung, khái lược, phù hợp với sự phát triển của báo chí thời gian đó, đến nay không còn phù hợp nữa. Thực tiễn cuộc sống và hoạt động báo chí đang đòi hỏi phải chỉnh lý, hoàn thiện lại Luật Báo chí. 1. Một số yêu cầu và nguyên tắc cơ bản 1.1. Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện Luật Báo chí Trước hết, xã hội Việt Nam đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với định hướng XHCN đặc thù Việt Nam, nên việc tăng cường pháp chế XHCN, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, kể cả Luật Báo chí để phù hợp với các bước tiến hiện nay và sắp tới là đòi hỏi bức thiết, khách quan. Đời sống hiện đại yêu cầu mọi hoạt động, trong đó hoạt động truyền thông đại chúng phải được chế tài bằng luật pháp rõ ràng, công minh. Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng mở rộng về quy mô, đa dạng về hình thức, phương tiện, hiện đại về công nghệ; công chúng ngày càng có văn hóa hơn, văn minh hơn, đông đảo hơn; tác động qua lại với các hiện tượng xã hội khác ngày càng lớn hơn; nên luật về báo chí hay về các phương tiện truyền thông đại chúng phải tương thích với với cả hệ thống luật và đời sống hiện đại. Hiện nay, nước ta là thành viên WTO, có nhiều quan hệ song phương, đa phương với đa quốc gia, đa tổ chức, đa lĩnh vực. Vì vậy, Luật Báo chí và nhiều luật khác cũng phải chỉnh sửa để dễ hội nhập. Trong khi đó, thế giới có nhiều mặt như “phẳng” hơn, do tin học và khoa học - công nghệ có những thành tựu to lớn, giao lưu mọi mặt về khoa học, giáo dục, thông tin văn hóa, truyền thông giữa các nước nhiều hơn, phức tạp hơn. Internet, các thiết bị truyền thông di động (Mobile Communication Equipments), các hình thức hỗ trợ kỹ thuật số (Personal Digital Assistants), truyền thông đa phương tiện (Multi Media) thâm nhập sâu rộng vào đời sống xã hội nhiều quốc gia. Một mặt, công chúng có nhiều thông tin đời sống hơn trước đây, các công dân các nền văn hóa khác nhau có điều kiện tiếp xúc, trao đổi với nhau dễ dàng hơn, nhanh hơn; nhưng mặt khác, vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại sự du nhập những sản phẩm phản văn hóa, phi nhân tính độc hại qua ngả đường truyền thông đại chúng và báo chí cũng đặt ra rất bức thiết. Về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ta hơn 10 năm qua, đồng thời với các thành tựu to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu quốc tế, truyền thông pháp luật, chống tham nhũng…, các loại hình báo chí cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, cần được xử lý, điều chỉnh bằng pháp luật. Chính các báo, đài cũng đã và đang lên tiếng phê phán hiện tượng một số báo chí và phóng viên đưa tin thiếu trung thực, gây tổn hại về kinh tế, thương hiệu, uy tín cá nhân, tổ chức; hoặc chỉ chú trọng khuynh hướng thương mại, đi ngược lại xu hướng lành mạnh, nhân bản. Đó là hiện tượng coi nhẹ chức năng, nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, giáo dục của báo chí; chạy theo những thị hiếu tầm thường của một phận công chúng, khai thác quá nhiều các đề tài bạo lực, khiêu dâm, giật gân, vụ án, chuyện đời tư… làm băng hoại đạo đức mà không tính đến tác hại nghiêm trọng của việc làm này. Khuynh hướng thương mại hóa còn thể hiện ở việc quảng cáo quá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không chọn lọc, nên có hình ảnh chưa phù hợp với truyền thống văn hóa, lối sống người Việt, vi phạm pháp luật, kích thích tâm lý sùng ngoại, xa xỉ trong công chúng (1). Vẫn còn tình trạng cửa quyền, vi phạm dân chủ, vi phạm đạo đức nghề báo và làm lộ bí mật quốc gia mà cơ quan báo chí, nhà báo cần chú ý. Liên quan đến hoạt động báo chí còn hiện tượng có cơ quan công quyền nhận thức chưa đúng về trách nhiệm thông tin cho báo chí, lảng tránh cung cấp tin; thậm chí có nơi để xảy ra việc cản trở nhà báo tác nghiệp, hành hung, thu giữ, phá phách phương tiện làm việc của nhà báo v.v Hiện nay Chính phủ đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010. Tuy nhiên, hoạt động báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhất là sự bùng nổ của thông tin toàn cầu . đang đặt ra những yêu cầu mới về quy hoạch báo chí. Chắc chắn, ngành chức năng vẫn phải sớm xây dựng Chiến lược phát triển thông tin lâu dài hơn (từ 30-50 năm), gắn với kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh cho đất nước; và luật pháp chung cũng như luật về báo chí cũng cần dựa vào chiến lược đó để được soạn thảo và ban hành. Những điều kiện trên ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến hoạt động báo chí, làm phát sinh, phát triển những quan hệ xã hội mới phức tạp hơn, nhiều tầng nấc hơn trong lĩnh vực truyền thông đại chúng mà Luật Báo chí hiện hành chưa bao quát hết. Chính thực tiễn đã đặt ra yêu cầu thúc bách là phải chỉnh lý, hoàn thiện Luật Báo chí với những quy định mới mang đầy đủ tính quy phạm, khả thi, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế, nhằm bảo đảm nguyên tắc xuyên suốt là: vừa quản lý một cách khoa học, văn minh, dân chủ, hiệu quả, lại tạo điều kiện để lĩnh vực truyền thông đại chúng ngày càng phát triển mạnh, hội nhập chủ động cùng khu vực và quốc tế. 1.2. Một số nguyên tắc cơ bản Trên thế giới, những quốc gia nào có luật báo chí đều xem xét toàn diện, hệ thống nhiều vấn đề, lĩnh vực, hoạt động gắn kết với truyền thông đại chúng, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội để kiện toàn, hoàn thiện không ngừng luật về báo chí (có nước có luật chung về các phương tiện thông tin đại chúng, có nước có thêm cả luật về phát thanh, truyền hình, báo trên mạng v.v ). Thể chế pháp lý xung quanh các hoạt động cơ bản của báo chí thường được tính toán đến khi xây dựng luật pháp vừa có giải điều tiết rộng, nhưng rất đặc thù. Khi xây dựng luật về báo chí cần chú ý phân biệt rõ các lĩnh vực đặc thù và liên quan để khỏi trùng lặp với luật khác. Có thể thấy những nguyên tắc, yếu tố sau cần được xem xét tới: - Hoạt động thu thập thông tin, tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin (2); - Các nhà báo cần được pháp luật bảo vệ trước các nghĩa vụ dân sự, hình sự, hành chính trong tác nghiệp (Ví dụ khi nhà báo công bố thông tin, tài liệu thu được mà có quan hệ với các nghĩa vụ đó); - Chú trọng việc bảo vệ nguồn tin (người cấp tin); các hệ thống đăng ký, cấp phép cho nhà báo (gắn với tăng cường trách nhiệm và đạo đức nhà báo, phục vụ lợi ích công; bảo vệ sự độc lập của nhà báo; là biện pháp để điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp - nghề báo chí trong xã hội); - Vấn đề kiểm tra trước khi xuất bản và hậu kiểm - xử phạt sau nhằm đặt ra một áp lực để tòa soạn, nhà báo phải tự kiểm duyệt trước khi in ấn, phát hành, phát sóng, truyền dẫn…; - Vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia; ngăn chặn tình trạng rối loạn, vô chính phủ về sự phát ngôn kích động; - Luật pháp phải bảo vệ danh dự các thể chế công, quan chức và biểu tượng của chính quyền (báo chí đại diện cho quyền lợi công chúng nhưng còn là một nhân tố trong hệ thống chính trị hiện đại); - Chú ý việc tiếp cận thông tin, sự vận động bằng truyền thông của các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử; việc chi phối tổ chức báo chí truyền thông đại chúng khi viết xã luận hay các hình thức khác có màu sắc phát ngôn thiên vị trên Mass Media (ngành kinh doanh liên lạc dùng nhiều phương tiện, như tờ báo, ti vi, phim, tạp chí .) hay quảng cáo mang tính chính trị cũng phải đề cập trong luật pháp; - Vấn đề gắn việc bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng với trách nhiệm xã hội và không tách rời việc bảo vệ quyền lợi công dân - lợi ích cá nhân trong xã hội dân chủ của báo chí; - Cụ thể hóa các điều luật nói về sự phỉ báng; bảo vệ phẩm giá cá nhân, đời tư cá nhân; - Quy định rõ về quyền phúc đáp hoặc cải chính đối với các tổ chức Mass Media và nhà báo. 2. Một số khuyến nghị về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) Theo dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XII, Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian tới (3). Chúng tôi cho rằng, Luật sửa đổi lần này nên chỉnh lý theo các hướng như: các nội dung của Luật phải được quy định cụ thể hoá, chi tiết hoá; bám sát chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới để tính toán tính tương hỗ, liên thông giữa các luật trong hệ thống tổng thể; xét đến xu hướng phát triển, tương tác giữa truyền thông đại chúng khu vực, quốc tế và nước ta để xây dựng luật với tầm nhìn quốc tế và phù hợp bối cảnh hội nhập của nước nhà… Với quan điểm đó, chúng tôi có một số khuyến nghị cho bản Dự thảo Luật (lần thứ 11) như sau: 2.1. Đối với các điều, khoản cụ thể: - Tại Điều 1 của Dự thảo, đề nghị nên chỉnh sửa: Luật này quy định về tổ chức và hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí. Và như vậy, Điều 2 phải là: Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. - Điều 5 của Dự thảo có liệt kê các loại hình báo chí, “bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử” theo chúng tôi là chưa đầy đủ và toàn diện. Trong một cơ quan báo chí hiện có sự đan xen bổ sung của nhiều loại hình, không nên coi mỗi cơ quan báo chí là một loại hình đơn nhất kiểu cũ. Vì thế, đề nghị nên bổ sung thêm sau cụm từ “báo điện tử” là cụm từ: “và các loại hình báo chí mang tính truyền thông đa phương tiện”. - Tại Khoản 4 Điều 9 của Dự thảo Luật có thuật ngữ “Người làm báo”. Vì thế, ở phần “Giải thích từ ngữ” của Điều 9 cần làm rõ thuật ngữ đó (hoặc nên chăng thay bằng dùng từ “nhà báo chuyên nghiệp”). Hình thức ấn phẩm “Bản tin” cũng cần được giải thích rõ ràng; Khoản 3 Điều 12 nên định nghĩa rõ “Bí mật đời tư của cá nhân”; Khoản 4 thì có thể thêm cụm từ nhằm chế tài việc “gây mất ổn định tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội và tâm lý công chúng”. - Tại Điều 12 Khoản 2 của Dự thảo Luật, nên thay cụm “lối sống dâm ô, đồi trụy” bằng cụm từ “Lối sống phản văn hóa” đúng hơn. Khoản 3 Điều 17 có cụm từ “hướng dẫn dư luận”, nên thay bằng “định hướng dư luận”; Điều 18 nên quy định rõ hơn về các hoạt động tác nghiệp như chụp ảnh, quay phim, sử dụng hình ảnh đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Khoản 3 Điều 19 của Dự thảo Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của nhà báo có cụm từ “làm việc vi phạm pháp luật” nên thay bằng: “ứng xử hay thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”. Khoản 10 cần quy định cụ thể hơn, có biện pháp chế tài đối với việc xúc phạm nhà báo và các phương tiện hành nghề của nhà báo khi tác nghiệp. - Về vấn đề cải chính trên báo chí, Điều 21 của Dự thảo Luật quy định hơi dài mà khó bao quát hết, vì thế nên dừng ở chỗ: “Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vi phạm pháp luật trong nội dung thông tin trên báo chí” cần phải đăng, phát sự cải chính, xin lỗi ngay ở trên trang ấn phẩm hay chương trình, chuyên mục tương ứng (phát thanh truyền hình, báo điện tử, truyền thông đa phương tiện). Bởi vì thực tế nếu tin, bài giật tít (tựa) bị cải chính, xin lỗi thì không thể cải chính bằng kiểu cỡ chữ to như tít chữ đã sai phạm. Nếu vi phạm mà không chịu cải chính thì cần quy định chế tài, như nhà báo bị ghi vào thẻ hành nghề lần 1, đồng thời cải chính, nhưng nếu lỗi nặng vẫn phải chịu các hình phạt khác của pháp luật chứ không phải cải chính là xong. - Điều 25 của Dự thảo Luật quy định chưa phù hợp với các cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình Tập đoàn báo chí, vì thế phải quy định rõ quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con (chẳng hạn cơ quan báo chí lớn có nhiều ấn phẩm, tạp chí nằm trong đó). - Khoản 1 Điều 26 của Dự thảo Luật nên quy định rõ tiêu chuẩn của chức danh Chủ nhiệm báo. Khoản 5 Điều 35 của Dự thảo Luật về Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú tại địa phương, theo chúng tôi không cần ghi “phải được UBND cấp tỉnh chấp thuận”, mà nên quy định biện pháp chế tài đối với Văn phòng đại diện không tuân thủ quy chế quản lý nhà nước về hoạt động báo chí trên địa bàn và UBND địa phương có trách nhiệm hỗ trợ công tác và giám sát trong quản lý nhà nước là đủ. - Về vấn đề lưu chiểu, tại điểm b Khoản 1 Điều 40 của Dự thảo Luật quy định “báo in tại địa phương phải nộp hai bản cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chậm nhất là hai giờ kể từ thời điểm phát hành” là không khả thi, nếu một số nhật báo phát hành khoảng 2-3 giờ sáng. Vì vậy, đề nghị nên quy định là: “Phải nộp lưu chiểu đúng vào giờ làm việc hành chính trong ngày”. 2.2. Một số nội dung khác cần quy định trong Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) - Thứ nhất, trong điều kiện phát triển đa dạng các loại hình báo chí, tên gọi của Luật nên là Luật Truyền thông đại chúng, sẽ hàm nghĩa rộng và chính xác hơn. - Thứ hai, quy định chặt chẽ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và cơ quan chủ quản về các hoạt động liên quan đến người phát ngôn của cơ quan chức năng, chia xẻ trách nhiệm về việc cung cấp thông tin cho nhà báo đến đâu; - Thứ ba, Dự thảo Luật nên có khoản quy định về các trang Blog trên mạng Internet (có thể tham khảo kinh nghiệm các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự) và quy định rõ nội hàm của thuật ngữ “bí mật đời tư” để nhà báo dễ hiểu, có hành lang tác nghiệp đúng. - Thứ tư, hiện cơ quan báo chí tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh doanh - dịch vụ xã hội như tổ chức các giải thể thao, giải hoa hậu và nhiều hoạt động kinh doanh khác, nên Dự luật cần quy định cụ thể các hoạt động dịch vụ xã hội của báo chí để tránh việc báo chí có thể đi chệch định hướng và tôn chỉ. 3. Kết luận Ngày nay, khi soạn thảo Luật báo chí, Luật các phương tiện thông tin đại chúng ., các cơ quan chức năng, chuyên gia đều rất chú trọng đến những xu hướng phát triển của truyền thông đại chúng trên thế giới. Đó là sự toàn cầu hóa thông tin; quan hệ hữu cơ chặt chẽ, liên thông giữa báo chí và kinh tế; xu hướng tập trung hóa và độc quyền hóa trong lĩnh vực thông tin đại chúng (Nhiều nước có các Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện); quá trình phân hóa và chuyên môn hóa (ví dụ ấn phẩm định kỳ thường mang tính chuyên ngành, sự phân hóa các báo siêu khu vực, khu vực và báo địa phương .).; xu hướng ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, Multi Media, kỹ thuật số hóa đối với các Media; xu hướng các Mass Media vừa tương thích với toàn cầu hóa, giao thoa văn hóa các nước, các khu vực vừa phải phù hợp với các cảnh, điều kiện lịch sử, văn hóa nước sở tại. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ thì nền báo chí cách mạng sẽ có vai trò, vị trí ngày càng to lớn. Từ lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước và pháp luật trong lĩnh vực báo chí, có thể thấy rằng: khi đề ra chính sách, pháp luật hóa các chủ trương, chính sách cần một cách nhìn hệ thống, toàn diện, xuyên suốt nhiều yếu tố. Về môi trường pháp luật, tính pháp lý, chúng ta phải căn cứ vào hệ thống văn bản quản lý, luật pháp từ khi ra đời nước Việt Nam mới (1945) đến nay, lại phải căn cứ vào thực trạng hoạt động lập pháp nước ta hiện nay và sắp tới; căn cứ hoạt động giám sát thực thi pháp luật. Về nhà báo, vẫn quy về vai trò kép là nhà báo (tác nghiệp theo Luật Báo chí) và công dân (nghĩa vụ công dân trước pháp luật). Ngoài ra, phải tính đến lực lượng làm báo gia tăng và không chỉ làm trong cơ quan báo chí nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, mà có nhiều người làm báo, làm PR ở các tổ chức truyền thông quốc tế sẽ cạnh tranh ở Việt Nam (khi các điều khoản nước thành viên WTO mở cửa cho cạnh tranh dịch vụ truyền thông có hiệu lực). Về hoạt động nghiệp vụ cần nhận thức rõ rằng: truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng sẽ thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế, góp phần quan trọng vào việc quảng bá sâu rộng hình ảnh đất nước, con người, văn hóa dân tộc đối với thế giới; đồng thời phản bác kịp thời các luận điệu sai trái từ nước ngoài. Như vậy, truyền thông đại chúng có vai trò xây dựng, giữ gìn, phát triển thương hiệu quốc gia, nâng vị thế quốc gia, tạo nên “sức mạnh mềm”, “quyền lực mềm” trong bang giao quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, muốn có cơ chế quản lý khoa học, hiệu quả và pháp luật tương thích đối với báo chí, chắc chắn phải tham chiếu kinh nghiệm nước ngoài, nhất là các nước có hoàn cảnh tương tự với nước ta. (1) Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển Báo chí - xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 242. (2) Theo thống kê, hiện có khoảng 90 nước trên thế giới đã ban hành luật liên quan đến quyền tự do thông tin của người dân và hơn 50 nước đang xúc tiến soạn thảo. (3) Dự kiến Dự án Luật sẽ được trình tại Kỳ họp thứ năm (tháng 5, 6 /2009) để Quốc hội cho ý kiến lần đầu và sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ sáu dự kiến vào cuối năm 2009 nhưng cho đến nay thì tiến độ này phải tạm thời lùi lại, Dự án Luật chưa được trình ra kỳ họp thứ n ¨m . Hoàn thiện pháp luật báo chí: Nhu cầu bức thiết của thực tiễn Ngày nay, nói đến Nhà nước điều hành tốt là nói đến Nhà nước thực hiện được. giới đều chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống luật pháp (trong đó có Luật Báo chí). Pháp luật nước Đức quy định rằng: các bộ luật về các lĩnh vực thường

Ngày đăng: 02/04/2013, 23:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w