Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
541 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung LỜI NÓI ĐẦU Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán, Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp & chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp & chính sách phù hợp. Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cụ giỏo hướng dẫn và sự giúp đỡ của các anh chị các phòng chức năng trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cao Minh ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì vậy trong chuyên đề này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Em xin chân thành cảm ơn cụ giáo và các cán bộ nhân viên văn phòng Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong thời gian thực tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CAO MINH I.Thông tin chung về công ty. 1, Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại CAO MINH, - Tên viết tắt: CNM - Tên tiếng anh: CAOMINH.CO ,LTD 2. Hình thức pháp lý: Công ty TNHH Vốn điều lệ: 1.100.000.000 đồng Vốn pháp định: o 3. Trụ sở Công ty tại: Số 32B,Lý Nam Đế,Quận Hoàn Kiếm,Thành phố Hà Nội. - Điện thoại Liên hệ: 04.37338644 -Fax:04.37472763 - Email: caongocminh@yahoo,com. - Website: Số tài khoản: 0011002959923 4. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất các sản phẩm cơ khí. - Buôn bán vật liệu xây dựng. - Sản xuất các linh kiện máy in. - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là các thiết bị, vật tư xe máy, đồ điện dân dụng, điện tử, điện lạnh) - Buôn bán mặt hàng tiêu dùng - Buôn bán nông lâm hải sản. Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá - Buôn bán đồ mỹ nghệ (không có nguồn gốc từ vàng bạc, đá quý) - Buôn bán đồ nội thất, văn phòng phẩm, thiết bị học đường. - Môi giới nhà đất. - Giới thiệu việc làm - Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô. phụ tùng cho xe có động cơ xăng, dầu, mỡ. - Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá và vận tải hành khách. - Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.Quá trình hình thành Công ty được thành lập năm 2000 theo luật Công ty Quyết định số 862/QĐ - CHK, ban hành ngày 23/4/2000 về việc thành lập cụng ty TNHH. Doanh nghiệp có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật. + Bổ sung các nhiệm vụ sau đây: Có trách nhiệm in ấn tạp chí hàng không, sách giáo khoa, sách báo tuyên truyền phục vụ ngành. 2.Quá trình phát triển của công ty - Từ ngày thành lập đến nay không có sợ thay đổi nào về tên công ty. - Quá trình đầu tư và phát triển ban đầu rất vất vả trong việc tìm đối tác và phát triển thị trường tiêu thụ. - Trong giai đoạn này do có sự cạnh tranh gay gắt với thị trường, Công ty luôn cố gắng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, mạng lưới kinh doanh, tích cực tìm kiếm Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung khách hàng, đã mở rộng rất nhiều mặt hàng ngoài các mặt hàng truyền thống của công ty. III.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 1.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2007 – 2009 Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung Biểu số 1 Đơn vị tính: 1.000 USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 SS 2008/2007 SS 2009/2008 Số tiền Số tiền Số tiền STĐ (%) STĐ (%) Tổng doanh thu 560.894 632.209 739.588 71.213 12.70 107.480 17.00 Các khoản giảm trừ 2.512 3.757 4.006 962 38.30 531 15.28 + Chiết khấu 2.385 3.275 3.851 890 37.72 576 17.59 + Hàng bán bị trả lại 127 199 154 72 56.69 -45 -22.61 1. Doanh thu thuần 558.382 628.635 735.583 70.251 12.58 106.949 17.01 2. Giá vốn hàng bán 539.820 604.718 707.945 64.888 12.02 103.236 17.07 3. Lợi tức gộp 18.562 23.935 27.639 5.363 28.89 3.713 15.52 4. Chi phí bán hàng & QLDN 7.108 8.352 10.015 1.244 17.50 1.662 19.90 5. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 11.454 15.575 17.625 4.119 35.96 2.051 13.17 6. Lợi nhuận từ HĐ tài chính 6.065 6.593 7.735 527 8.69 1.142 17.32 7. Lợi nhuận bất thường 971 1.536 771 563 57.98 -763 -49.74 8. Tổng lợi nhuận trước thuế 18.590 23.699 26.138 5.209 28.17 2.430 10.25 9. Lợi tức phảI nộp 4.632 5.925 6.533 1.302 28.17 608 10.25 10. Lợi nhuận sau thuế 13.898 17.775 19.598 3.907 28.17 1.823 10.25 (Nguồn: Lấy từ phòng tổ chức hành chính) Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung Nhận xét chung: Doanh thu,chi phí,lợi nhuận được thể hiện qua bảng bên: Qua bảng phân tích ta thấy rất rõ: *doanh thu: Doanh thu thuần của công ty tăng không ngừng qua các năm,năm 2008 tăng 12,58% năm 2007 tương ứng 70,251% đến năm 2009 tăng 17,01% tương ứng tăng 106.949 triệu đồng.Nguyên nhân của việc tăng thu thuần vì doanh số bán ra của công ty tăng lên từng năm,mức độ tăng doanh số luôn lớn hơn múc độ tăng của các khoản khấu trừ,thuế,vì vậy doanh thu của công ty luôn tăng. *Chi phí: Chi phí qua các năm cũng tăng lên.chi phí quản lý năm 2008 tăng 17,50% so với năm 2007,chi phí năm 2009 tăng 19,90% so với năm 2008,Chi phí của công ty tăng lên chủ yếu bị ảnh hưởng bởi việc trả lãi vay cho ngân hàng, Do công ty không có nguồn vốn lớn khi tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh đòi hỏi nguòn vốn rất lớn.Mặc dù chi phí khác ít có sự biến động nhưng tổng chi phí vẫn tăng lên không ngừng. * Lợi nhuận: Lợi nhuận mà công ty đạt được nhìn chung cũng tăng đều hàng năm.trong năm 2008 tăng đạt 38,17% đến năm 2009 tăng 10,25% so với năm trước.Tốc độ tăng lợi nhuận trong hai năm liên tiếp đều tăng. Đây là con số thể hiện sự cố gắng rất nhiều của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong công ty. Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung 2.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Sơ đồ 1 (Nguồn: Lấy từ phòng tổ chức hành chính) Ban giám đốc : bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc: là người quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản. Là người đại diện cho Công ty, có quyền hạn cao nhất trong Công ty. Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo, điều hành phòng ban chuyên môn, phòng kế hoạch, phòng kế hoạch điều độ sản xuất… Phó giám đốc: Do giám đốc đề nghị có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong quá trình điều hành Công ty, chịu sự chỉ đạo của giám đốc và nhiệm vụ theo chức năng. Là người tham mưu giúp việc cho giám đốc, được giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng. Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD Giám đốc Phó giám đốc phụ trách tài chÍnh Phó giám đốc phụ trách kinh doanh P.tổ chức hành chính P.Đầu tư & Quản lý kho bãi Phòng kỹ thuật P.Kế toán Tài vụ P.Kế hoạch kinh doanh Các cửa hàng kinh doanh 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung Tổ chức lãnh đạo được thiết lập và điều hành trực tiếp từ trên xuống dưới(điều hành theo kiểu quản trị).Vì vậy mọi thông tin chỉ đạo được xuyên suốt xuống các phòng chức năng.Đem lại hiệu quả lao động trong hoạt động sản xuất,kinh doanh.Việc bố trí sắp xếp nhân viên phù hợp với trình độ khả năng chuyên môn đã tạo điều kiện để mọi thành viên phát huy hết khả năng của mình nên họ hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động,điều hành sản xuất kinh doanh. * Phòng hành chính tổ chức : Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ gồm: tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật. - Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như: chế độ tiền lương, nâng lương, nâng bậc, chế độ bảo hiểm. - Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. - Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự trong cơ quan. - Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành công tác công văn giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc và công tác lễ tân của Công ty theo đúng qui định của Công ty và Nhà nước. - Thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi lưu trữ. * Phòng kế toán: - Tham mưu cho giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước. - Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất và kiến nghị kịp thời nhằm tạo nền tình hình tài chính tốt nhất cho Công ty. - Phản ánh trung thực về tính hình tài chính của Công ty và kết hợp các hoạt động khác của Công ty. - Định kỳ lập báo cáo theo qui định lập kế hoạch thu chi ngân sách nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của Công ty. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, tổ chức kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm. - Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khách hàng, tình hình nộp ngân sách Nhà nước. * Phòng kế hoạch điều độ sản xuất : - Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc điều độ sản xuất sản phẩm. - Có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, tìm kiếm khách hàng phục vụ cho việc sản xuất cũng như đảm bảo việc làm cho người lao động. - Có nghĩa vụ tìm kiếm, khai thác thị trường, lập kế hoạch về nhu cầu thị trường để trình báo lên ban giám đốc phê duyệt. * Phòng nghiệp vụ: Tham mưu cho giám đốc nhưng phòng này chịu trách nhiệm riêng mảng đề tài về kỹ thuật cũng như quản lý trang thiết bị nhà xưởng mua sắm máy móc (chủ yếu là thị trường nước ngoài). * Các phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất sản phẩm mỗi khi nhận lệnh sản xuất từ phòng kế hoạch. Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Công ty được tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nư- ớc và Điều lệ Công ty. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cao Minh theo mô hình trực tuyến chức năng - cơ cấu tổ chức được sử dụng phổ biến hiện nay. Với cơ cấu tổ chức quản lý này, nó Sinh viên: Phạm Thị Liễu Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD 10 [...]... TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CAO MINH I.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.Về đặc điểm sản phẩm Sản phẩm chính của công ty là in sách báo các loại: Sản phẩm của Công ty đa dạng về kích thước (quy khổ chuẩn 13 x 19), mẫu mã nhưng Mạng lưới tiêu thụ ngắn: - Đối với sản phẩm kinh doanh: Nhà sản xuất Người tiêu dùng (gồm những mặt... nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty; - Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của Công ty tới các cơ quan, đơn vị, các thành phần kinh tế; Qua phân tích ở trên ta thấy rằng tình hình tiêu thụ của Công ty có biến động là do nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty về công tác tiêu thụ. .. hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh vòng quay của vốn rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh tăng hiệu qủa sử dụng vốn cũng như góp phần tạo ra lợi nhuận cao nhất Qua vai trò hoạt động tiêu thụ sản phẩm ta thấy việc phát huy thế mạnh của công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ đem... tốt các chính sách về công đoàn, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên II.Đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Cao Minh 2.1.Phân tích chính sách giá cả của công ty Hiện nay, việc định giá sản phẩm do công ty quyết định dựa vào tổng chi phí, tình hình cung cầu trên thị trường Trong thời gian qua công ty đã áp dụng chính sách... tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sinh viên: Phạm Thị Liễu 15 Lớp: QTKD tổng hợp K39-BXD Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung 2.Đặc điểm thị trường tiêu thụ Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường có gặp khó khăn do phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng hợp đồng ký kết được nên Công ty không có được thị trường ổn định dẫn đến không chủ động trong sản xuất kinh... về sản phẩm của mình đối với khách hàng Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp chỉ có thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của mình bằng việc không ngừng nâng cao vị thế Hoạt động tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của doanh nghiệp Bởi vì, tiêu thụ sản phẩm là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Nhà sản xuất thông qua tiêu thụ. .. thành sản phẩm cao dẫn đến giá bán sản phẩm cao - Hệ thống kênh phân phối quá mỏng, chính sách giá cả cứng nhắc (khung giá là do nhà nước quy định) quan hệ cung cầu cũng ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ: Sản phẩm của Công ty là sản phẩm có đặc thù riêng, nguồn hàng là do nhà nước đặt hàng hoặc do khách hàng yêu cầu vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty phải có chính sách đúng đắn - Công tác... nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và nâng cao công suất máy móc thiết bị, Công ty đã tiến hành chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm Do đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào, để hiểu rõ hơn về hoạt đồng kinh doanh đó ta có bảng so sánh các chỉ tiêu qua các năm sau đây: Biểu số 6: KẾT QUẢ TIÊU THỤ VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA... kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ mới được đặt đúng vị trí của nó, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và bắt đầu từ đây hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty mới được quan tâm đầu tư thích đáng, các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mới được đưa vào sử dụng, Trong thời gian đầu của sự đổi mới, tuy số lượng sản phẩm tiêu thụ chưa được cao, song so với thời kỳ trước... trường và khách hàng Để xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ hoàn chỉnh có hiệu quả, trước hết Công ty phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường một chính sách sản phẩm được coi là đúng đắn khi nó giúp Công ty có sự tiêu thụ chắc chắn, có lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ Tuy là doanh nghiệp công ích nhưng Công ty TNHH sản xuất và thương . THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CAO MINH I.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.Về đặc điểm sản phẩm Sản phẩm chính của công ty. QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CAO MINH I.Thông tin chung về công ty. 1, Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại CAO MINH, - Tên viết tắt: CNM - Tên tiếng anh: CAOMINH.CO. quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cao Minh ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một