II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM
6. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
6.1. Quan niệm về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
6.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố và thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:
Hiệu quả kinh doanh = { eq\ f(Kết quả đầu ra;Yếu tố đầu vào)} (1) Trong đó : - Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản
lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp... - Các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay...
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào.
Hiệu quả kinh doanh lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo: Hiệu quả kinh doanh = { eq\ f( Yếu tố đầu vào; kết quả đầu ra )} (2) Công thức (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có 1 đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị (hoặc vốn) ở đầu vào.
Để phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cần sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau.
+) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tuyệt đối. Lợi nhuận = ∑ Doanh thu - ∑ Chi phí
+) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tương đối. - Mức doanh lợi:
M1 = { eq\ f( ∑ Lợi nhuận; ∑ Doanh thu) x 100 }
(M1 cho biết: cứ 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.) M2 = { eq\ f( ∑ Lợi nhuận; ∑ Vốn kinh doanh) x 100 } (M2 cho biết: cứ 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.) - Năng suất lao động:
W = { eq\ f( ∑ Doanh thu; ∑ Số lao động ) }
(Năng suất lao động cho biết : cứ 1 lao động tạo ra trung bình bao nhiêu đồng doanh thu)
Ngoài các chỉ tiêu định lượng nêu trên, để phản ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm người ta còn sử dụng các chỉ tiêu định tính như: tăng uy tín, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường...
6.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm:
* Biện pháp tăng doanh thu:
- Tăng cường chất lượng bán ra: Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để sản phẩm có thể tiêu thụ được trên thị trường.
- Áp dụng giá bán linh hoạt: Để tăng sản lượng bán ra thì việc định giá cũng giữ vai trò quan trọng. Nên chọn giá nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mục tiêu của doanh nghiệp, cung cầu trên thị trường, khách hàng và nhu cầu của họ...Hàng hoá sẽ không tiêu thụ được nếu giá cả hàng hoá không phụ được người tiêu dùng chấp nhận. Do vậy, việc thực hiện chính sách giá đúng sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoá, thực hiện mục tiêu lợi nhuận, tăng thị phần nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thương trường.
- Mở rộng thị trường: Đây là biện pháp làm tăng khách hàng của công ty tăng khả năng bán hàng và đó là điều kiện để tăng sản lượng bán tăng doanh thu.
- Tăng cường quảng cáo và khuyến khích bán hàng: Thực chất của quảng cáo là thông tin đến công chúng, người tiêu dùng về sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm ấy. Thông qua quảng cáo người ta cố gắng đem đến cho khách hàng tiềm năng những lý lẽ đưa họ đến quyết định mua.
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương tiện quảng cáo khác nhau: quảng cáo bằng áp phích qua báo đài hoặc vô tuyến truyền hình ... Ngoài ra, cỏc doanh nghiệp cũn sử dụng các biện pháp khuyến khích bán hàng bao gồm những biện pháp như: hướng dẫn tín dụng niêm yết giá, tổ chức thi đua nội bộ và tăng cường đào tạo nhân viên bán hàng.
- Đa dạng hoá các phương thức bán và phương thức thanh toán:
Việc đa dạng hoá các phương thức bán hàng như: bán theo hợp đồng và đơn hàng; bán đấu giá và xuất khẩu hàng hoá ...làm cho quá trình mua bán được thuận tiện, phù hợp với điều kiện của bên mua cũng như bên bán. Điều này tạo khả năng thu hút khách hàng lớn.
Các phương thức thanh toán: trả bằng tiền mặt, séc, ngân phiếu...; trả ngay hay trả chậm cũng là yếu tố làm thuận tiện cho quá trình mua bán; việc
áp dụng các phương tiện thanh toán đa dạng làm cho khách hàng cảm thấy được lợi sẽ có tác dụng lớn trong việc lôi kéo khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
* Biện pháp giảm chi phí:
- Giảm chi phí sản xuất trực tiếp: Để giảm chi phí sản xuất trực tiếp ( như nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị...) có các biện pháp thực hiện định mức chặt chẽ trong việc sử dụng các yếu tố vật chất; giảm phế phẩm, các tổn thất trong quá trình sản xuất; sử dụng các loại nguyên vật liệu thứ cấp; sử dụng nhiều lần nguyên vật liệu. Đảm bảo cung ứng cho cỏc bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp những nguyên vật liệu đầy đủ về số lượng, chất lượng chủng loại, đồng bộ, đúng thời gian yêu cầu để chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sử dụng nguyên vật liệu đúng yêu cầu, đúng định mức, đúng quy trình công nghệ, đúng đối tượng. Tổ chức hạch toán kiểm tra phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu ở doanh nghiệp; bố trí lao động khoa học hợp lý...
- Các biện pháp giảm chi phí quản lý hành chính:
Tinh giảm bộ máy quản lý hành chính và cải tiến bộ máy quản lý sao cho phù hợp với sự phát triển của công ty. Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết giảm bớt các khoản chi tiêu có tính chất hình thức phô trương. áp dụng các tiến bộ khoa học trong quản lý hành chính đảm bảo thông tin thông suốt chính xác.
- Các biện pháp giảm chi phí bảo quản thu mua, tiêu thụ.
Tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh; áp dụng khoa học tiến bộ KHCN mới trong bảo quản hàng hoá; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên công tác kho.
- Biện pháp giảm chi phí vận tải bốc dỡ: Rút ngắn quãng đường vận tải bình quân và lựa chọn đúng đắn phương tiện vận tải hàng hoá phù hợp tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hoá ở 2 đầu tuyến vận chuyển.
các biện pháp khác như: tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn; xác định mức và cơ cấu dự trữ hàng hoá hợp lý...
III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện tự nhiên, xã hội, con người. Các nhóm nhân tố này có thể chia làm hai loại cơ bản:
Các yếu tô ảnh hưởng từ bên trong, như: Tiềm lực tài chính, chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, uy tín doanh nghiệp....
Các yếu tô ảnh hưởng từ bên ngoài, như: Môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị pháp luật, khoa học công nghệ, khách hàng...
Tất cả các nhân tố trên đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ ta đi phân tích từng nhân tố.