Các yếu tố ảnh hưởng ngoài doanh nghiệp 1.Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cao Minh (Trang 73)

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM

2. Các yếu tố ảnh hưởng ngoài doanh nghiệp 1.Môi trường kinh tế

2.1. Môi trường kinh tế

Trong một nền kinh tế đang sôi động, tốc độ tăng trưởng cao thì sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trong môi trường kinh tế cần chú ý đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, theo miền và theo cơ cấu ngành nghề... để có bước đi đúng. Cần xác định xem nguồn lực doanh nghiệp có thể huy động được, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tuỳ theo khả năng của từng doanh nghiệp mà có thể tham gia vào các ngành có nhiều tiềm năng và mức lợi nhuận lớn, tất nhiên doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh khốc liệt vì sẽ có nhiều đối thủ tham gia vào khu vực này. Một hướng khác là tiềm kiếm những khu vực thị trường mới, ít đối thủ cạnh tranh tạo cho mình hình ảnh là người đi đầu ở đây.

Các yếu tố về văn hoá xã hội bao gồm : phong tục tập quán, trình độ văn hoá, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo, tín ngưỡng ...có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau mà ở đó thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng khác nhau do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các chính sách tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Sự phù hợp của các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp với các yếu tố văn hoá của một thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường đó.

2.3. Môi trường chính trị pháp luật

Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sách về tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động... Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

2.4.Môi trường khoa học công nghệ

Chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp việc áp dụng những thành tựu vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự tác động mạnh mẽ đến giá thành sản phẩm và chất lượng, mẫu mã sản phẩm trên thị trường. Do đó các doanh nghiệp không ngừng đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng cao, giá thành sản xuất thấp, hình thức mẫu mã ngày càng đa dạng phong phú và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng và chi phối rất lớn của khoa học công nghệ.

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường.

Quan tâm đến nhân tố khách hàng ta phải quan tâm đến các nhân tố: nhu cầu, sở thích, thói quen, thu nhập...các nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn tới

lượng cầu tiêu dùng - là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Vậy các nhà doanh nghiệp cần nghiên cứu khách hàng chặt chẽ để xác định một chiến lược tiêu thụ hợp lý, đồng thời thông qua hoạt động nghiên cứu này có thể dự đoán được sự biến động của lượng cầu trong thời gian tới, từ đó có kế hoạch cụ thể hợp lý, nâng cao mức tiêu thụ.

2.6.Quan hệ cung cầu trên thị trường

Quan hệ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển tốt thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình hay không. Tại những thời điểm khác nhau, quan hệ cung cầu giữa các loại sản phẩm thường có sự dịch chuyển cho nhau. Tại một thời điểm nhất định, nếu lượng cung lớn hơn lượng cầu việc tiêu thụ sản phẩm chắc sẽ gặp những khó khăn nhất định, ngược lại nếu lượng cung nhỏ hơn lượng cầu thì việc bán sản phẩm sẽ gặp nhiều thuận lợi, đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp phát triển thị trường của mình.

Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải nắm bắt được xu hướng biến động bên ngoài, những yếu tố khách quan đang tác động và sẽ tác động đến doanh nghiệp như thế nào, từ đó điều chỉnh những yếu tố bên trong cho tương thích. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định cho mình hướng đi đúng, để có thể duy trì tốt và phát triển thị trường của mình hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cao Minh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w