Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là một trong những chức năng chủ yếu của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp.Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, trong mỗi cơ chế quản lý khác nhau quan điểm về tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau, nên việc thực hiện cũng khác nhau.
Nếu hiểu một cách đơn thuần, tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động liên quan đến việc bán các sản phẩm sản xuất ra thị trường.
Theo hiệp hội kế toán quốc tế: “Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển đổi quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa từ người cung cấp tới người tiêu dùng, đồng thời người cung cấp thu tiền hàng hoặc có quyền thu tiền bán hàng”.
Theo những cách hiểu này, hoạt động tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm đơn thuần chỉ là hoạt động bán hàng.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng, tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục tiêu lãi cao với chi phí thấp.
Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung tại Việt nam, nhà nước có sự can thiệp sâu sắc tới nền kinh tế nói chung. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu tuân theo các chỉ tiêu do nhà nước đặt ra. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ đạo từ trung tâm đó, sản phẩm làm ra đã có sẵn nơi tiêu thụ.
Do vậy, mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp trong thời kỳ này là hoàn thành kế hoạch được giao nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm vì thế chưa được quan tâm.
Bước sang thời kỳ đổi mới, khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thi trường, sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình hướng đi riêng nhằm thực hiện mục tiêu lợi nhuận và cạnh tranh.Vì thế câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là thị trường đang cần sản phẩm gì,khách hàng tiềm năng là ai,sản xuất ra bằng cách nào và tiêu thụ nó ra sao. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường, khi đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm được đặc biệt quan tâm.
Chính bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm không thể hiểu một cách đơn thuần là hoạt động bán hàng. Mà tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu: từ nghiên cứu thị trường, đến tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụ...nhằm mục đích cao nhất của doanh nghiệp là thu lãi tối đa với chi phí thấp nhất.
2.Ý nghĩa của công tác tiêu thụ sản phẩm
Hàng hoá của doanh nghiệp được mua về không những tiêu thụ ở trong nước mà còn tiêu thụ ra thị trường nước ngoài. Điều này đảm bảo cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc dân của doanh nghiệp. Vì vậy tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Qua khâu tiêu thụ tính hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn. Qua khâu này một chu kỳ kinh doanh đã kết thúc, một vòng chu kỳ vốn được thực hiện và doanh nghiệp chuyển sang chu kỳ kinh doanh mới. Như vậy việc thu hồi vốn nhanh hay chậm, lợi nhuận đạt được cao hay thấp, vòng luân chuyển của vốn dài hay ngắn đều được quyết định trong khâu tiêu thụ.