Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ~~*~~ BẢN CAM KẾT Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa : Thương mại và kinh tế quốc tế Em tên là : Vũ Thị Quyê
Trang 1Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
~~*~~
BẢN CAM KẾT
Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Khoa : Thương mại và kinh tế quốc tế
Em tên là : Vũ Thị Quyên
Lớp: Quản trị thương mại k39
Khoa: Thương mại và kinh tế quốc tế
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp (5/5/2010 đến 20/08/2010) tại “Công
Ty TNHH Đầu tư và Phát triển BG ” em đã nghiên cứu và thực hiện chuyên
đề “ Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thiết bị điện tử viễn thông của công ty ”
Em xin cam đoan những nội dung được trình bày trong chuyên đề thựctập tốt nghiệp của em hoàn toàn không có sự sao chép từ tài liệu chuyên môn,luận văn, luận án khác mà chỉ có một số trích dẫn tham khảo để hoàn thiệncho chuyên đề
Em xin chịu mọi trách nhiệm nếu như những cam kết trên đây là khôngđúng sự thật
Trang 2
1.1.1.1 Giới thiệu về công ty
1.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty theo bản đăng kí kinh doanh
1.1.3.3 Nguyên tắc hoạt động của công ty
1.1.4 Tình hình lao động và nộp thuế của công ty
1.1.4.1 Tình hình lao động của BG
1.1.4.2 Chế độ tuyển dụng lao động
1.1.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty BG
II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ HÀNG ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN BG
1 .2.1 Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN
1.2.2 Tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo tăng thị phần kinh doanh cho DN
1.2.3.Tiêu thụ sản phẩm tạo niềm tin cho khách hàng
Chương II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN BG I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN
Trang 3TỬ VIỄN THÔNG
2.1.1 Đặc điểm tiêu thụ thiết bị điện tử
2.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.2 Đặc điểm của các thiết bị điện tử viễn thông
2.1 2 Thị trường hàng điện tử viễn thông Việt Nam
2.1.2.1 Khái niệm về thị trường tiêu thụ hàng hóa.
2.1.2.2 Nghiên cứu thị trường
2.1.2.3 Thị trường Việt Nam
2.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm điện tử viễn thông
II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ HÀNG ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TẠI CÔNG TY
2.2.1 Bộ máy tiêu thụ của công ty
2.2.2 Hệ thống kênh và mạng lưới tiêu thụ của công ty
2.2.4.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.2.4.2Phân tích tiêu thụ theo phương thức bán trong 3 năm (2007, 2008, 2009).
2.2.4.3Kết quả kinh doanh
2.2.4.4 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty
2.2.4.5 Đánh giá một số hệ số tài chính
2.2.4.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Trang 4III- ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY
2.3.1 Ưu điểm:
2.3.2 Nhược điểm
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM
I- DƯ BÁO THỊ TRƯỜNG VÀ XU HƯỚNG CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm của công ty năm 2011
II- CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
3.2.1 Các biện pháp công ty đã và đang áp dụng để đẩy mạnh tiêu Thiết bị điện tử viễn thông tại công ty
3.2.1.1.Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BG 3.2.1.2 Bán hàng trả chậm và bán hàng với giá ưu đãi.
3.2.1.3 Đảm bảo chất lượng tạo lòng tin cho khách hàng.
3.2.1.4 Đảm bảo dịch vụ trong và sau bán hàng.
3.2.2 Điều kiện thực hiện giải pháp
3.2.2.1Cần có chính sách vay vốn với mức lãi suất hợp lí.
3.2.2.2.Cần có sự điều chỉnh chính sách thuế cho hợp lí
3.2.2.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ ngành hàng Thiết bị điện tử viễn thông
3.2.3 Một số ý kiến thúcđẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển BG
3.2.3.1 Tăng cường hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và giữ vững thị
Trang 5CNTT Công nghệ Thông tin
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
DNTM Doanh nghiệp thương mại
Trang 6Sơ đồ 4: Phòng kỹ thuật
Sơ đồ 5: Phòng bảo hành
Sơ đồ 6: Bộ máy tiêu thụ của công ty
Sơ đồ 7: Kênh tiêu thụ với các cấp khác nhau
Sơ đồ 8: Hai kênh phân phối mà BG áp dụng
Bảng1: Cơ cấu nguồn nhân lực của BG từ năm 2006 đến 2009
Bảng2: Tiêu thụ sản phẩm của công ty tại các cửa hàng đại lý BG
Bảng3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm Thiết bị điện tử viễn thông của công ty trong giai đoạn 2007- 2009
Bảng4: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán.
Bảng5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây
Bảng6: Tình hình tài chính Công ty qua các năm
Bảng7: Hiệu quả sử dụng vốn Của Công ty Đầu tư và phát triển BG
Bảng8: Vốn lưu động của Công ty qua các năm (2007 – 2009).
Trang 7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế độc lập
tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn, mỗi doanh nghiệp phảinăng động sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quảkinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn làkinh doanh có lãi Muốn như vậy các doanh nghiệp phải nhận thức được vị tríkhâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra,thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Thực tiễn, trong kinh doanh các doanh nghiệp nói chung và côngtyTNHH BG nói riêng tiêu thụ sản phẩm không phải là nhiệm vụ dễ thực hiện.Tiêu thụ là sản phẩm luôn luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp
và ngày càng trở lên cấp thiết hơn trong nền kinh tế thị trường mang tính cạnhtranh khốc liệt này Chính vì thế tiêu thụ sản phẩm được các doanh nghiệpquan tâm đặc biệt Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập
tại công ty Đầu tư và Phát triển BG em đã quyết định chon đề tài “ Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thiết bị điện tử viễn thông” làm đề tài tốt nghiệp
của mình
Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương
Chương 1: Công ty và sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ,
Chương 3:Các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài chuyên đề không tránhkhỏi những thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Thị Xuân Hương, cùng quýcông ty TNHH Đầu Tư và Phát triển BG đã giúp đỡ em hoàn thành bài viếtnày
Trang 8
1.1.1.1 Giới thiệu về công ty
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BG
Được đăng kí kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấpchứng nhận đăng ký kinh doanh số:0102703036 ngày 15/3/2005
+ Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BG
+ Có tên giao dịch là: BG INVESTMENT AND DEVELOPMENT
+ Tên viết tắt: BG ITSC CO.,LTD
+ Trụ sở chính: 687B Huyền Kỳ - Phú Lãm- Hà Đông- Hà Nội
hộ khẩu
Giá trị góp vốn vốn góp Phần Số CMND (hộ chiếu) Ghi chú
1 Nguyễn Đức
Bằng Thái Bình 1.000.000.000 55.5% 151498331 Giám đốc
2 Lê Anh Tuấn Hà Nội 800.000.000 45.5% 012200668 P.giám
đốc ( nguồn : giấy phép đăng kí kinh doanh)
Trang 9Công ty TNHH Đầu Tư và Phát triển BG là Công ty TNHH hai thành viên hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 2005 Công ty được thành lập trong giai đoạn nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đối cao
từ 7% đên 9% một năm
Có thể nói đây là điều kiện thuận lợi để BG phát triển Nắm được thời cơ này công ty đã vạch ra chiến lược kinh doanh đúng đắn để tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp mình BG đã lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và Điện tử viễn thông Đây là ngành nghề có mức độ tăng trưởng cao nhất, nó được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực tới của đời sống, xã hội ở nước ta trong thời gian Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: mua bán máy móc thiết bị như :
máy tính xách tay, máy đồng bộ, linh kiện máy tính, loa, thiết bị âm thanh,máy in, scan và fax, các loại phần mềm, thiết bị giám sát, máy ảnh máy quaythiết bị mạng…Với sự đoàn kết của toàn nhân viên trong công ty chỉ trongmột thời gian ngắn công ty đã đứng vững trên thị trường cung cấp sửa chữa,bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị trong ngành CNTT
1.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty theo bản đăng kí kinh doanh
1 Lập trình máy vi tính;
2 Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính;
3 Dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ liên quan đến máy vi tính;
4 Lắp đặt hệ thống điện; Mạng máy tính và dây cáp truyền hình bao gồm
cả cáp quang học;
5 Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm;
6 Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông
trong các cửa hàng chuyên doanh;
7 Buôn bán thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông;
8 Bán lẻ thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh;
9 Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi;
10 Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các của hàng chuyên doanh;
11 Đại lý bán buôn, bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm được nhà
Trang 10nước cho phép lưu hành;
12 Tư vấn đấu giá bất động sản ( không bao gồm môi giới bất động sản);
13 Vệ sinh máy móc công nghiệp;
14 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
15 Xuất nhập khẩu các mặt hàng do công ty kinh doanh
Đối với cách ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉkinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
1.1.2 Các phòng ban công ty
Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển BG là một doanh nghiệp trẻ, năngđộng, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp cho hệ thống thông tintrong vấn đề: xây dựng lắp đặt hệ thống mạng, cũng như phân phối, sửa chữacác thiết bị máy tính - thiết bị tin học văn phòng
Phòng kinh doanh vừa phụ trách bán hàng, vừa phụ trách quảng bá
PhòngKỹThuậtPhòng
Kế Toán
Trang 11thương hiệu và sản phẩm của công ty, tìm kiếm ký kết các hợp đồng mua bánthiết bị và hệ thống.
Sơ đồ 2: phòng kinh doanh
: ( nguồn phòng hành chính tổng hợp)
Trường phòng kinh doanh chịu trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanhcủa phòng cho giám đốc Thông qua báo cáo của các bộ phận trong phòng
Bộ phận Marketing đảm nhiệm vai trò phân tích nghiêm cứu thị trường,
đề ra phương án kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tại của thị trườngrồi trình lên trưởng phòng và giám đốc
Bộ phận bán lẻ phụ trách bán lẻ các sản phẩm tại công ty, khi bán hàngphải làm thủ tục bán hàng cho khách hàng và lưu lại trên hệ thống phần mềmbán hàng của công ty Đảm bảo doanh số mà phòng đặt ra
Bộ phận bán buôn, phụ trách việc duy trì hệ thống kênh phân phối, cáccông ty các đại lý nhập lại hàng của công ty, báo cáo kết quả kinh doanh chotrưởng phòng và giám đống hàng ngày, hàng tuần hàng tháng, qua phần mềmhay email
1.1.2.2 Phòng kế toán
Tổng hợp báo cáo tình hình tài chính, kinh doanh của công ty, hỗ trợ
bộ phận kinh doanh làm phiếu thu, phiếu chi
Sơ đồ 3 : phòng kế toán
Trưởng Phòng Kinh Doanh.
Bộ phận
Trang 12Phòng kỹ thuật được bố trí theo sơ đồ như sau.
(Nguồn : phòng hành chính tổng hợp)
Trưởng phòng kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi giám sát, quản lý đội ngũnhân viên kỹ thuật và tất cả các trách nhiệm có liên quan đến công nghệ thôngtin Hàng ngày Trưởng phòng kỹ thuật trực tiếp điều phối công việc cho các
bộ phận và nhân viên kỹ thuật trong công ty, đảm bảo phục vụ công việc kinhdoanh, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về kỹ thuật đảm bảo cả về số lượng
và chất lượng Trưởng phòng kỹ thuật không chỉ phụ trách về con người vàcông việc liên quan đến kỹ thuật mà còn tham gia vào quá trình phỏng vấn
Trưởng Phòng kế
toán
Kế toán bán hàng Kế toán công nợ Kế toán tổng hợp.
Trưởng Phòng kỹ thuật
thống
Bộ phận kỹ thuật hỗ trợ khách hàng sau bán hàng
Trang 13tuyển dụng cùng giám đốc, để xây dựng đội ngũ kỹ thuật có chất lượng taynghề trình độ và phẩm chất đạo đức tốt Quản lý trực tiếp toàn bộ nhân viên
kỹ thuật trong công ty, sắp đặt bố chí bàn giao công việc cho phù hợp nhấtvới tình hình thực trạng của công ty
Bộ phận kỹ thuật hỗ trợ phòng kinh doanh bán hàng và tư vấn chokhách hàng, họ là những người tốt nghiệp các chuyên ngành về kỹ thuật có sự
am hiểu về sản phẩm tốt, có khả năng giao tiếp tốt được chọn để hỗ trợ bộphận kinh doanh bán hàng và tư vấn về kỹ thuật cho khách hàng
Bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ triển khai hệ thống, họ chịu trách nhiệm triểnkhai các hệ thống mạng Lan, Tổng đài điện thoại, triển khai lắp đặt hệ thống,thiết bị điện tử theo các đơn hàng mà phòng kinh doanh ký kết được
Bộ phận kỹ thuật hỗ trợ khách hàng sau bán hàng, chăm sóc kháchhàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm mới khi khách hàng cònnhiều thắc mắc và chưa biết cách sử dụng sản phẩm, sau khi đã mua sản phẩmcủa công ty BG
1.1.2.4 Phòng bảo hành
Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nhất là nhữngnăm trở lại đây, các sản phẩm về công nghệ, như máy vi tính, máy in, máyfax, tổng đài điện thoại và các thiết bị nghe nhìn phục vụ cho văn phòng ngàycàng rẻ về giá cả, tốt hơn về chất lượng Tuy nhiên các sản phẩn vẫn khôngthể tránh khỏi phải bảo hành trong thời gian bảo hành đó là điều mà nhà phânphối hay đại lý không hề mong muốn
Cũng như phòng kỹ thuật phòng bảo hành đóng vai trò hết sức quantrọng trong việc hình thành lên bộ mặt của công ty, uy tín và thương hiệu củacông ty ảnh hưởng rất nhiều bởi phòng bảo hành Khi sản phẩm của kháchhàng mua tại công ty BG gặp trục trặc về sự cố kỹ thuật, khách hàng có thểmang sản phẩm đến phòng bảo hành của công ty, hoặc gọi điện đến công ty
để yêu cầu cho nhân viên bảo hành đến nơi khách hàng có sản phẩm để thực
Trang 14hiện bảo hành (phải mất phí ).
Sơ đồ 5 : phòng bảo hành
( Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp)
Trưởng phòng bảo hành là người có tay nghề và trình độ cao, chịu tráchnhiệm quản lý đội ngũ kỹ thuật thuộc phòng bảo hành và quản lý các thiết bịphải bảo hành
Bộ phận nhận bảo hành, khi có khách hàng đến bảo hành sẽ kiểm tra vàghi lại thông tin sản phẩm, lưu phiếu bảo hành và bàn giao phiếu hẹn trả bảohành cho khách hàng, chuyển sản phẩm cần bảo hành cho bộ phận chịu tráchnhiệm bảo hành
Bộ phận chịu trách nhiệm bảo hành sẽ trực tiếp bảo hành, khắc phục sự cốhay chuyển đi bảo hành ở các tổng đại lý, các hãng Sau khi bảo hành xongchuyển giao sản phẩm cho bộ phận trả bảo hành
Bộ phận trả bảo hành kiểm tra phiếu bảo hành và giấy hẹn trả bảo hànhcủa khách hàng rồi trả bảo hành cho khách hàng
Mọi thông tin liên quan đến bảo hành đều được lưu lại trên hệ thống phầnmềm quản lý doanh nghiệp của công ty
1.1.3 Mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của công ty.
1.1.3.1 Mục tiêu
Kể từ khi thành lập công ty đã đề ra một số mục tiêu và luôn lấy làm cơ sởcho sự phát triển vững mạnh , những mục tiêu đó là:
Trưởng phòng bảo hành.
Bộ phận nhận bảo
hành. Bộ phận chịu trách nhiệm bảo hành. Bộ phận trả bảo hành
Trang 15-Tạo long tin cho khách hàng.
-Đáp ứng kịp thời hàng hóa với phong cách và dịch vụ chuyên nghiệp.-Luôn tư duy, học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
-Mở rộng quy mô, nâng cao và làm mới hình ảnh của công ty
-Tạo thuận lợi tăng thu nhập cho nhân viên
1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ
Công ty GB hoạt động trong lĩnh vực thương mại, phát triển và đầu tư Chứcnăng chính của công ty thiết kế, đầu tư đưa ra các giải pháp phần mềm chođối tác Với nhiệm vụ đặt hàng, phân phối và cung cấp hàng hóa ra thị trường
Tổ chức và giới thiệu, phân phối, sản phẩm, cung cấp thiết kế mạng máy tínhthiết bị văn phòng cho các đối tác là cá nhân, và các công ty khác
1.1.3.3 Nguyên tắc hoạt động của công ty
Tổ chức và hoạt động kinh doanh, phân phối, theo quy định của công ty vàpháp luật
Đảm bảo khả năng tăng trưởng, mở rộng, phát huy nội lực của nhânviên
Hạch toán chính xác các chi phí trong hoạt động kinh doanh nhằm tiếtkiệm chi phí và tăng lợi nhuận
Tạo dựng uy tín của công ty: Giữ vững sự tín nhiệm của khách hàng để duytrì và mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư và phát triển
Nguồn nhân lực lao động của công ty
Trang 161.1.4 Tình hình lao động và nộp thuế của công ty
1.1.4.1 Tình hình lao động của BG
Lao động là một trong các nguồn lực quan trọng giúp BG hoạt động mộtcách có hiệu quả Từ khi thành lập tới nay công ty đã chú trọng xây dựng chomình một quy chế phù hợp về cơ cấu và quy chế lao động
Bảng1: cơ cấu nguồn nhân lực của BG từ năm 2006 đến 2009
Nguồn Phòng Hành chính – tổng hợp của công ty
Qua bảng cơ cấu nguồn nhân lực của BG qua các năm từ 2006 đến
2009 có số lượng nhân viên không ngừng tăng lên qua các năm Điều này chứng tỏ quy mô của BG ngày càng tăng và vấn đề nguồn nhân lực được công
ty quan tâm đến nhiều hơn Vì vậy công ty luôn có các chính sách nhằm khuyến khích, thu hút, tuyển dụng được những nhân viên có trình độ, tư cách đạo đức tốt về làm việc tại BG
Từ số liệu trên ta còn nhận thấy cơ cấu lao động có trình độ cao củacông ty không ngừng tăng lên qua các năm Đó cũng là kết quả tất yếu củachính sách phát triển nhân lực mà BG đưa ra Công ty luôn tạo điều kiện đểcông nhân viên được đi học để nâng cao trình độ, có thể cống hiến được nhiềuhơn cho BG về giải pháp công nghệ thông tin mới nhất nhằm tăng hiệu quả sửdụng lao động của mình
Trang 17Mặt khác BG cũng có tỷ lệ phân chia lao động theo chức năng rất hiệuquả để có thể sắp xếp công việc cho nhân viên được phù hợp và đạt hiệu quảcho công ty
1.1.4 2 Chế độ tuyển dụng lao động
Nguồn lực lao động của công ty được tuyển dụng hàng năm Khi màcông ty có nhu cầu tăng quy mô kinh doanh Đối tượng tuyển dụng phải cótrình độ phù hợp với vị trí tuyển dụng và có đủ sức khỏe để lao động
Người lao động được tuyển dụng theo 2 hình thức :
Trang 18học Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Thương mại, Học viện Tài chính …Đâyđều là những trường đại học hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực CNTT và lĩnhvực kinh tế, là nơi cung cấp những nhân viên giỏi cho công cho thời gian tớiphù hợp với yêu cầu của thị trường.
1.1.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty BG
BG là công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại Thị trường tiêu thụsản phẩm của BG rất đa dạng và rộng lớn Các sản phẩm mà BG phân phối,tiêu thụ có mặt hầu hết các tỉnh thành phố Thị trường tổng thể gồm một sốlượng lớn khách hàng với những nhu cầu đặc tính mua và khả năng tài chínhkhác nhau BG không chỉ có một mình trên thị trường mà còn có các đối thúcạnh tranh bằng những chiến lược mar khác nhau, ngoài ra mỗi doanh nghiệpthường chỉ có một thế mạnh riêng và BG có 1 hệ thống mạng lưới khách hàngtruyền thông , với các dịch vụ sau bán hàng tốt nhất
II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ HÀNG ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN BG
1.2.1 Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN
Tiêu thụ sản phẩm không chỉ biểu hiện về mặt kinh tế, mà còn biểu hiện mặt lượng kết quả, công tác bán hàng của doanh nghiệp Lợi nhuận là mục tiêu trực tiếp của doanh nghiệp, tăng doanh số và tăng lợi nhuận không phải luôn luôn cùng tỷ lệ Doanh số không chỉ phụ thuộc vào khối lượng tiêu thụ
mà còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng và giá thành sản phẩm Trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường BG luôn qua tâm đến lợi nhuận sau thuế Doanh số và lợi nhuận phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩm thiết bị tiêu thụ của
BG và chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ
1.2.2 Tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo tăng thị phần kinh doanh cho DN
Trang 19Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nhằm mở rộng thị trường, đặc biệt là nhữngthị trường tiềm năng BG là công ty đươc thành lập với đội ngũ nhân viên trẻnhưng nhận thức được sự phát triển vượt bậc của ngành, CNTT & điện tửviễn thông DN luôn xây dựng hình ảnh của mình với khách hàng Để đứngvững trên thị trường đồng thời loại bỏ các đối thủ cạnh tranh BG luôn pháthuy thế mạnh : chi phí, kinh nghiệm, quy mô sản phẩm mẫu mã, giá cả cạnhtranh luôn phát huy, đi trước lợi thế cạnh tranh của đối thủ nhằm tiêu thụ sảnphẩm máy móc thiết bị của DN Từ đó tăng thị phần sản phẩm của BG trên thịtrường, đặc biệt là những thị trường tiềm năng mà công ty đang khai thác.
1.2.3.Tiêu thụ sản phẩm tạo niềm tin cho khách hàng
Khi bạn mua sản phẩm của BG không có nghĩa là DN hết trách nhiệmvới mặt hàng đó Bởi muốn tiêu thụ được hàng hóa tiếp theo một cách thuậnlợi thì công ty phải có các dịch vụ sau bán hàng tốt đối với khách hàng cũ vàtạo sự tin cậy với khách hàng tiềm năng Dich vụ sau bán hàng là lợi thế của
BG Việc hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc khách hàng luôn được BG đặc biệt coitrọng Công ty luôn tạo uy tín niềm tin với khách hàng đem lại sự tin tưởngvào người tiêu dùng Nhằm giữ khách hàng cũ đồng thời lôi kéo khách hàngmới Dựa vào đặc điểm này làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của BG tăng lên
và việc tung ra các sản phẩm mới được người tiêu dùng tin cậy Người tiêudùng không chỉ quan tâm tới bản thân dịch vụ, mà còn về khối lượng và chấtlượng dịch vụ Vì vậy công ty luôn cụ thể xem xét dịch vụ của mình và cácđối thủ cạnh tranh đáp ứng sự mong đợi của khách Có thể phát hiện ra một sốthiếu sót trong dịch vụ vì thế BG đã tiến hành mua so sánh, thường xuyênthăm dò ý kiến của người tiêu dùng, đặt các thùng góp ý và giải quyết các đơnkhiếu nại và góp ý của khách hàng Việc cung ứng dịch vụ cho khách hàngđảm bảo cho người tiêu dùng hài lòng và tạo sự trung thành của khách hàngvới công ty, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường
CHƯƠNG II
Trang 20PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU
TƯ&PHÁT TRIỂN BG
I-NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
2.1.1 Đặc điểm tiêu thụ thiết bị điện tử
2.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một nội dung quan trọng trong tổ chức hoạt độngthương mại doanh nghiệp, đồng thời là khâu then chốt của hoạt động kinhdoanh Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinhdoanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tiêu thụsản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, đưa sản phẩm từ nơisản xuất đến đến nơi tiêu dùng Nó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nốitrung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất việc mua và bán sản phẩm củadoanh nghiệp được thực hiện Giữa hai khâu này có sự khác nhau, quyết địnhbản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu racủa doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự quyết định 3 vấn
đề trung tâm cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cụ thể
* Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế baogồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầudoanh nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sảnxuất (DNSX) hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa (DNTM) và cuối cùng là việcthực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất
Trang 21* Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như làhoạt động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệpcho khách hàng đồng thời thu tiền về
( Trích trang 85, 86 giáo trình Thương mại điện tử - chủ biên GS.TS Đặng Đình Đào Nhà xuất bản Thống kê 2002)
Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng
của doanh nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòngchu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảmbảo phục vụ cho nhu cầu xã hội
Cũng như các doanh nghiệp khác Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển
BG, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quyết đinh sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Khi sản phẩm của BG được tiêu thụ, tức là nó đã được ngườitiêu dùng chấp nhận ( thị trường chấp nhận) Sức tiêu thụ sản phẩm của BGthể hiện ở mức bán ra, và uy tín của công ty, chất lượng sản phẩm, sự thíchứng với nhu cầu tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ
Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm thiết bị điện tử viễn thông làviệc tăng cường tiêu thụ mặt hàng, mở rộng phạm vi thị trường, tăng số lượngkhách hàng tăng doanh số bán nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Đểđạt được điều đó đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của riêng bộ phận kinh doanh,
bộ phận tiêu thụ sản phẩm mà đòi hỏi sự đoàn kết của các phòng ban trongdoanh nghiệp góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của BG
2.1.1.2 Đặc điểm của các thiết bị điện tử viễn thông
- Là hàng hóa công nghệ cao, trọng lượng nhẹ, dễ hỏng, dễ vỡ, dễ bị đứtcác vi mạch, mắt từ(nếu điều kiện bảo quản không tốt), chịu lửa kém, tránh
ẩm móc thấm nước… Do vậy khi kinh doanh mặt hàng công nghệ cao nàycần có điều kiên bảo quản, vận chuyện thích hợp, cần tránh hư hỏng do tácđộng của con người cũng như của môi trường Là mặt hàng được sản xuấttheo dây truyền hiện đại kép kín, chất lượng đồng đều, tiêu chuẩn hóa cao Vì
Trang 22thế trong kinh doanh thiết bị công nghệ cao cần coi trọng đặc biệt tới nhà kho,bến bãi, phương tiện vận chuyển
- Thiết bị điện tử viễn thông rất đa dạng về hình dáng kích cỡ chủng loạiđòi hỏi độ chính xác cao nên khi triển khai thiết bị điện tử viễn thông tớingười dùng là rất quan trọng Các thiết bị này vốn bỏ ra lớn ảnh hưởng trựctiếp tới hoạt động kinh doanh
2.1.2 Thị trường hàng điện tử viễn thông Việt Nam
2.1.2.1Khái niệm về thị trường tiêu thụ hàng hóa
Thị trường qua cách hiểu cổ điển là nơi diễn ra các quá trình trao đổi buônbán
- Theo Marketing thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng
có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia traođổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó
- Theo quan niệm này quy mô thị trường sẽ tuỳ thuộc vào số người cócùng nhu cầu và mong muốn, vào lượng thu nhập lượng tiền mà họ sẵn sàng
bỏ ra để mua sắm hàng hóa để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó Quy môthị trường không phụ thuộc vào số người có nhu cầu và mong muốn khácnhau
- Theo khái niệm mà các nhà kinh doanh thường dùng thì thị trường chứatổng cung, tổng cầu về một loại hàng hóa hay một nhóm hàng hóa nào đó.Trên thị trường luôn luôn diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ hànghóa, tiền tệ
Tái sản xuất hàng hóa bao gồm các khâu sản xuất phân phối, trao đổi, tiêudùng Thị trường là khâu tất yếu của sản xuất hàng hóa, thị trường chỉ mất đikhi hàng hóa không còn Thị trường là một phạm trù riêng của sản xuất hànghóa, hoạt động cơ bản của thị trường được biểu hiện qua ba nhân tố có mốiquan hệ hữu cơ mật thiết đó là nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, cung ứng hàng
Trang 23hóa và dịch vụ và giá cả hàng hóa Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầutrong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh Số lượngngười mua người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn haynhỏ Việc quyết định có nên mua hay không do cung cầu quyết định Từ đó tathấy rằng thị trường là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữ hai khâu: sảnxuất và tiêu thụ hàng hóa
2.1.2.2 Nghiên cứu thị trường
Thị trường được coi là phạm trù trung tâm vì qua đó các doanh nghiệp
có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả.Thị trường tồn tại khách quan, mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biếtnhu cầu của thi trường và xã hội cũng như thế mạnh của mình trong sản xuất
và kinh doanh hàng hóa để có chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanhphù hợp với đòi hỏi của thị trường và xã hội
Để thành công trên thương trường, đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nàocũng phải thực hiện công tác nghiên cứu thăm dó và xâm nhập thị trường củadoanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu mà doanh nghiệp cần thoả mãn cũngnhư khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó tìmkiếm các giải pháp nhằm thích ứng với đòi hỏi của thị trường, đây là côngviệc hết sức cần thiết khi sản xuất kinh doanh một hàng hóa nào đó
Trước hết nghiên cứu thị trường là việc xác định nhu cầu thị trường, xácđịnh những sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp cần sản xuất kinh doanh đểmang lại hiệu quả cao nhất Nghiên cứu thị trường là bước khởi đầu quantrọng đối với hoạt động kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào, nóquyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Nếu một doanhnghiệp xác định chính xác nhu cầu thị trường thì sẽ có những quyết định sảnxuất kinh doanh hợp lí mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì khi đó sản phẩm hànghóa của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận Ngược lại, khi sảnxuất kinh doanh một sản phẩm hàng hóa không phù hợp với nhu cầu ngườitiêu dùng, thì không thể tiêu thụ được doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và có thể
Trang 24thất bại nặng nề Điều này cũng có nghĩa là ‘‘Chúng ta phải bán những thứ
mà thị trường cần, chứ không phải bán những thứ mà chúng ta có’’
Nội dung của nghiên cứu thị trường bao gồm:
- Nghiên cứu các nhân tố môi trường để phân tích được các ràng buộcngoài tầm kiểm soát của công ty cũng như những thời cơ có thể phát sinh
- Thu thập thông tin khái quát về qui mô thị trường chủ yếu qua các tàiliệu thống kê về tiêu thụ và bán hàng giữa các không gian thị trường
- Nghiên cứu tổng quan kết cấu địa lý, mặt hàng, phân bố dân cư vàsức mua, vị trí và sức hút, cơ cấu thị trường người bán hiện hữu của thịtrường
- Nghiên cứu động thái và xu thế vận động của thị trường ngành,nhóm hàng, lĩnh vực kinh doanh
Từ những kết quả phân tích các nội dung trên, doanh nghiệp có đánhgiá tiềm năng thị trường tổng thể, đo lường thị phần và tập khách hàng tiềmnăng của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chú ý tới việc nghiên cứu kháchhàng tiềm năng Nghiên cứu tập tính và thói quen, cấu trúc logic lựa chọn củakhách hàng và nghiên cứu động cơ mua sắm và hành vi ứng xử của kháchhàng tiềm năng Trong điều kiện hiện nay, thông tin là yếu tố ảnh hưởng lớntới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cần được đặc biệtquan tâm Ai là người nắm được thông tin người đó sẽ nắm được cơ hội kinhdoanh Thông tin có nhiều loại cũng cần phải sàng lọc phân loại Đối với cácdoanh nghiệp ngành điện tử viễn thông cũng thế, việc thiếu thông tin sẽ dẫntới các quyết định tiêu thụ sai lầm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả,hiệu quả tiêu thụ của doanh nghiệp Các thông tin có ý nghĩa với hoạt độngtiêu thụ thiết bị điện tử viễn thông của doanh nghiệp có thể kể tới các thôngtin về thị trường điện tử viễn thông trong nước và trên thế giới chính sách vềthuế, tài khóa, tiền tệ, thông tin đối thủ cạnh tranh, thông tin về khách hàng vềtình hình tiêu thụ thực tế của doanh nghiệp…Những thông tin này là vô cùngcần thiết đối với đường đi nước bước của doanh nghiệp, sử dụng có hệ thống
Trang 25và hiệu quả hệ thống thông tin sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩmthiết bi.
2.1.2.3 Thị trường Việt Nam
Cho tới thời điểm này, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thứccủa Tổ chức Thương Mại thế giới WTO được hai năm Điện tử- viễn thông làhai trong số những ngành được coi trọng mũi nhọn và chịu nhiều tác động sau
sự kiện này Sự cạnh tranh diễn ra khá quyết liệt trên hai thị trường điện tử vàviễn thông đã khiến ngành đứng trước rất nhiều những khó khăn thách thức.Tuy nhiên, không phải là không có những cơ hội mở ra Quan điểm này đãđược nhiều đại biểu, chuyên gia trong lĩnh vực điện tử- viễn thông chia sẻ tạibuổi hội thảo với chủ đề “ Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt rađối với ngành điện tử- viễn thông Việt Nam” hôm 23/3 vừa qua
Theo đại diện của vụ xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, tốc độ tăngtrưởng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hàng năm khoảng 20-30%
Từ những lắp ráp đơn giản, Việt Nam đã phát triển từng bước và bước đầusản xuất phụ tùng, linh kiện xuất khẩu cũng như nghiên cứu thiết kế được một
số sản phẩm thương hiệu Việt được bạn hàng quốc tế tin dùng Về cơ bản, cácsản phẩm điện tử và công nghệ đã thoả mãn được nhu cầu của thị trường nộiđịa và phát triển xuất khẩu Doanh số thị trường nội địa đạt 1,6 tỷ USD năm
2005, và năm 2006 đã đạt hơn 2 tỷ USD
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại cho ngành công nghiệpđiện tử những cơ hội lớn như tăng cường khả năng thâm nhập và thúc đẩyxuất khẩu do thị trường thế giới và khu vực được mở rộng và vị thế cạnhtranh bình đẳng hơn Môi trường kinh doanh và đầu tư của ngành cũng đãđược cải thiện, hành lang pháp lý minh bạch dẫn đến sức cạnh tranh lànhmạnh hơn, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế Mới đây,trong bảng xếp hạng phát triển viễn thông Châu Á, thị trường viễn thông ViệtNam đã được xếp thứ 13 về cả quy mô và tốc độ phát triển trên ba lĩnh vực cốđịnh, di động và internet
Trang 26Hội nhập, viễn thông Việt Nam thu hút được nguồn vốn và kinhnghiệm quản lý từ các nhà khai thác nước ngoài thông qua việc hợp tác vớicác nhà khai thác lớn trên thế giới để phát triển, hiện đại hoá mạng lưới vàcung cấp dịch vụ, đồng thời cơ hội từng bước thâm nhập ra thị trường khuvực và trên thế giới Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực pháttriển cho từng doanh nghiệp và cho cả ngành viễn thông và CNTT Việt Nam.Cạnh tranh phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước
tự đổi mới và tái cơ cấu để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý,khai thác, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, nângcao chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng
Tuy nhiên, với lộ trình mở cửa thị trường lĩnh vực viễn thông trong camkết gia nhập WTO của Việt Nam, cho tới thời điểm này, các doanh nghiệpviễn thông Việt Nam vẫn chưa thực sự phải đối mặt với cạnh tranh gay gắtvới các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài “Hiện cạnh tranh trong nướcchính là bước tập dượt cho cạnh tranh nước ngoài và là giai đoạn quan trọng
để các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam từng bước tích tụ các nguồn lực,nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua các rào cản, thách thức và chủ độngđón bắt các vận hội của hội nhập kinh tế quốc tế” theo ông Bùi Quốc Việt -Giám đốc Trung tâm Thông tin Bưu điện, trong những năm qua, thị trườngviễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 160-170%/năm vàđược coi là thị trường đầy tiềm năng, thu hút sự chú ý của không ít các nhàđầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO Cũng chính vìsức hút lớn này sẽ khiến các nhà cung cấp mạng di động của Việt Nam phảichịu sức ép rất lớn từ các hãng tên tuổi của nước ngoài khi hội nhập WTO.Điều này đã được minh chứng khi đã có rất nhiều hãng nước ngoài bày tỏ ýđịnh mua lại cổ phần của các mạng di động như MobiFone, VinaPhone hayViettel khi những mạng này được cổ phần hoá và đưa ra sàn giao dịch chứngkhoán Các doanh nghiệp viễn thông trong nước nói chung và Tập đoàn Bưuchính Viễn thông Việt Nam VNPT nói riêng sẽ chịu những áp lực cạnh tranh
Trang 27mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệp phát triển
có vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc tế cao.Mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn Cũng giống như viễn thông, ngành điện tử ngoài những cơ hội của mìnhcũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh trên thị trườngnày sẽ khốc liệt hơn ngay cả ở thị trường trong nước Các doanh nghiệp điện
tử sẽ phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế Trong khi đó nhiều
ưu đãi, trợ cấp của Nhà nước dành cho ngành bị cắt bỏ làm tăng chi phí củadoanh nghiệp Không những vậy, thị trường biến động nhanh, đòi hỏi khảnăng thích ứng của doanh nghiệp cao Doanh nghiệp phải thận trọng khi lựachọn bạn hàng, thị trường và phương thức kinh doanh Xác định rõ những cơhội và thách thức của mình, để có thể khẳng định được vị thế, bảo vệ thươnghiệu của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay,không còn cách nào khác là các doanh nghiệp ngành điện tử, viễn thông sẽphải có những chính sách, hướng phát triển thực sự bền vững
2.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm điện tử viễn thông
Theo điều tra của hãng nghiên cứu thị trường GfK, tổng giá trị thịtrường bán lẻ hàng điện tử - CNTT năm 2007 của Việt Nam lên đến 4,1 tỷUSD, tăng 29,2% so với năm 2006 và trở thành thị trường hấp dẫn nhất trongkhu vực Số liệu trên được đưa ra tại Hội thảo về Hội tụ Công nghệ số diễn ra
1 ngày trước khi khai mạc Triển lãm CNTT và Điện tử tiêu dùng Việt Nam
2008 (VCE ’08) ngày 9/4/2007tại TT Triển lãm Quốc Tế (Hà Nội) Tại Hộithảo, các chuyên gia đã phân tích những đặc điểm nổi bật nhất của thị trườngCNTT - Điện tử tiêu dùng Việt Nam Việt Nam – nơi sở hữu một thị trườngcông nghệ thông tin (CNTT) và điện tử nhiều tiềm năng với hơn 86 triệu dân,kết cấu dân số trẻ, là một trong những trung tâm phát triển CNTT nhanh nhấtĐông Nam Á Mới đây, chiến lược phát triển CNTT Việt Nam 2010 – 2020
đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, nhằm thiết lập và phát triển mô hìnhChính phủ điện tử, Công dân điện tử và Thương mại điện tử tiên tiến trong
Trang 28khu vực châu Á Theo đó, đầu tư trong lĩnh vực CNTT chiếm 1% chi ngânsách Nhà nước và 2% vốn đầu tư của các thành phần kinh tế Riêng doanh thu
2 nhóm hàng điện tử tiêu dùng và CNTT tăng đến 43%, tương đương 641triệu và 700 triệu USD GfK cũng ước tính năm 2007 mỗi người dân ViệtNam chi tiêu 36,2 USD cho các sản phẩm này (năm 2006 khoảng 28,4 USD),trong đó dẫn đầu là chi tiêu cho điện thoại, sau đó là hàng gia dụng, sản phẩmCNTT và điện tử Hà Nội dẫn đầu về mức chi tiêu với 186 USD, TP.HCM
148 USD và Đà Nẵng là 117 USD trung bình cho mỗi người dân trong năm2007.Bên cạnh số liệu điều tra, đặc điểm tiêu dùng của người dùng cũngkhiến Việt Nam hấp dẫn hơn so với những nền kinh tế khác trong khuvực."Việt Nam là quốc gia có mức chi tiêu cá nhân cao, đặc biệt là lĩnh vựcviễn thông như điện thoại di động, laptop, ", ông Nguyễn Lâm, Tổng Giámđốc IDG Việt Nam, nói "Bên cạnh đó, thị trường CNTT có sự quan tâm đặcbiệt của chính phủ" Theo nghiên cứu của IDG, thị trường CNTT-VT tại ViệtNam sẽ tiếp tục giữ nhịp độ phát triển lên tới 12,6% liên tục trong vòng 5 nămtới Dịch vụ CNTT sẽ phát triển nhanh nhất với mức tăng trưởng đứng thứ 2toàn châu Á - TBD, chỉ sau Ấn Độ Đó là lý do năm 2008 sẽ là năm được cácchuyên gia đánh giá "rất sôi động" cho thị trường CNTT và điện tử tiêu dùngtại Việt Nam Triển lãm CNTT và Điện tử tiêu dùng (VCE’08) được tổ chứcnhằm hướng đến người tiêu dùng CNTT và điện tử đặc biệt là giới trẻ Đâycũng là cầu nối cho các nhà sản xuất, phân phối trong, ngoài nước hoạt độngtrong lĩnh vực CNTT, điện tử gặp gỡ, mở rộng mạng lưới kinh doanh cũngnhư xúc tiến cơ hội hợp tác mới, đồng thời tiếp cận trực tiếp với khách hàngtiêu dùng một cách hiệu quả và tiết kiệm."Trong thời đại hiện nay thì các bànội trợ cũng phải có đôi chút kiến thức về IT mới có thể đi siêu thị để chọnmua hàng hóa được", T.S Mai Anh, Phó Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông HàNội - đơn vị đồng tổ chức VCE ’08, nói Triển lãm sẽ diễn ra trong vòng 4ngày từ 9 - 12/4 tại TT Triển lãm Quốc tế (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) Vớidiện tích triển lãm trên 5.000 mét vuông, VCE ’08 có sự tham gia của các tậpđoàn đa quốc gia và các công ty lớn trong nước về CNTT, viễn thông và điện
Trang 29tử tiêu dùng như Canon, Viettel, Intel, Sony, Panasonic, HP, AMD,Logitech cùng hàng trăm sản phẩm nổi bật nhất thuộc các lĩnh vực điện tử,CNTT, giải trí kỹ thuật số.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị Tăng trưởng Viên Thông ViệtNam 2009.Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông – Lê Nam Thắng khẳngđịnh “ Cơ hội cho viễn thông và Internet băng rộng Việt Nam phát triển vẫncòn nhiều” Việt Nam là một trong những thị trường viễn thông phát triểnnhanh nhất thế giới Tính đến tháng 6/2009, Tổng thuê bao điện thoại trêntoàn mạng Việt Nam là 110,7 triệu máy, với mật độ 126.9 máy/100 dân Toànquốc có 21,62 triệu người sử dụng internet Internet băng thông đạt 2,4 triệuthuê bao So năm 2000, số thuê bao điện thoại tăng hơn 35lần, số thuê bao
cố định tăng 5 lần, số thuê bao di động tăng hơn 120 lần, tỷ lệ so với người sửdụng internet tăng hơn 100 lần Sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ thôngtin di động ADSL cho thấy tiền năng to lớn của thị trường viễn thông ViệtNam và dự báo các dịch vụ ấy sẽ còn đạt mức tăng trưởng cao hơn trongnhững năm tới Mặc dù phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc suy thoái kinh
tế toàn cầu, nhưng theo dự báo các dịch vụ ấy sẽ còn đạt mức tăng trưởng caohơn trong nhừng năm tới.Mặc dù phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc suythoái kinh tế toàn cầu nhưng theo nhận định của thứ trưởng, tiền năng pháttriển Internet và viễn thông của Việt Nam còn rất lớn : “ Cơ hội cho viễnthông và Internet băng rộng Việt Nam phát triển vẫn còn nhiều” hội nghị này
là diễn đàn thực sự hữu ích cho tất cả những ai quan tâm đến thị trường viễnthông Việt Nam, tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh thành công ở ViệtNam
Việt Nam đang trên đà phát triển các loại dịch vụ viễn thông chính vìvậy các thiết bị điện tử viễn thông cũng trên đà tăng trưởng mạnh “Việt Nam
là Thị trường viễn thông tiền năng của Đông Nam Á”Các thiết bị điện tử viênthông được các doanh nghiệp trong đó có Công ty Đầu Tư và Phát triển BGtung ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông vàInternet băng rộng của thị trường gần 86 triệu người.Theo nghiên cứu mới
Trang 30nhất trong bản báo cáo quý một năm 2010, về tình hình viễn thông Việt Nam,công ty nghiên cứu thị trường Companiesandmarkets.com của Anh Quốcnhận định la số người dùng Internet Việt Nam sẽ tăng nhanh trong vòng 5năm tới, nhờ có những đầu tư cơ sở hạ tầng đã và đang được tiến hành, cùngvới việc sẽ phát triển công nghệ WiMax Trong bảng báo cáo tháng 11/2009Việt Nam có gần 2.9 triệu người đăng kí sử dụng internet, tăng 41.3% trongvòng 11 tháng đầu năm 2009 Trong cùng thời gian nói trên, số người dùnginternet tại Việt Nam tăng 7.9% đưa tổng số người sử dụng lên 22.4 triệungười Trong năm 2008, số người sử dụng internet tăng 12.3% và trong năm
2007 tỷ lệ này là 26.3%.Theo chuyên gia, trong năm 2010, số lượng ngườidùng internet sẽ không tăng cao như trước nữa, dự tính chỉ tăng khoảng 8.4%.Trong năm tới, mức tăng này còn tùy thuộc vào sự phát triển cơ sở hạ tanginternet tại nông thôn Việt Nam.Trên cơ sở những thông tin thu thập được vềngành dịch vụ viễn thông và internet trong thời gian tới, doanh nghiệp nóichung và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BG nói riêng tiến hàng đánhgiá và đưa ra dự báo về : Xu hướng biến động chung của thị trường sẽ tácđộng như thế nào đến nhu cầu chung và khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.Các cơ chế chính sách của các đối thủ cạnh tranh, khả năng mở rộng thịtrường, mức độ cạnh tranh thị trường của các sản phẩm thiết bị điện tử viễnthông Từ đó đề xuất giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ thiết bị điện tử viễnthông của doanh nghiệp sao có hiệu quả cao nhất
( trích và tham khảo tại ba trang web:
1414.html
http://www.itpark.com.vn/dien-tu-vien-thong-viet-nam-sau-hai-nam-gia-nhap-wto-http://www.tin247.com/thi_truong_cntt,_dien_tu_viet_nam_hap_dan_nhat_dong_nam_ a-4-4821.html
nam-2009.htm
Trang 31http://xahoithongtin.com.vn/20091228090914434p0c206/thi-truong-vien-thong-viet-II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ HÀNG ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TẠI CÔNG TY
2.2.1 Bộ máy tiêu thụ của công ty
Sơ đồ 6 Bộ máy tiêu thụ của công ty
(Nguồn: cung cấp phòng kinh doanh)
* Phó giám đốc kinh doanh:
Là người trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các bộ phận tham gia vàcác hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Đồng thời tiếp nhận các đề xuất, kiến nghịcủa cấp dưới, lập kế hoạch trình lên giám đốc về các phương án, chiến lượctiêu thụ sản phẩm Ngoài ra Phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệmtrước giám đốc công ty về công tác thực hiện các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Phó giám đốc kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh
Marketing
-
PR-Bộ phận bán lẻ
Bộ phận bán buôn
Dịch vụ sau bán hàng
Cửa hàng
số 2
Cửa hàng
số 3
Cửa hàng
số 1
Tổ vận chuyển hàng các cửa hàng Người
dùng
Trang 32* Trưởng phòng kinh doanh:
Giúp phó giám đốc kinh doanh đôn đốc, kiểm tra các bộ phận trực tiếptham gia vào hoạt động tiêu sản phẩm như các cửa hàng số 1, số 2 và số 3 , bộphận bán lẻ Lập các kế hoạch, phương án tiêu thụ sản phẩm trình lên phógiám đốc kinh doanh Nghiên cứu, tổ chức mar :quảng cáo về công ty, sảnphẩm của công ty trên các phương diện đại chúng, tham gia các hội chợthương mại…
* Dịch vụ sau bán hàng:
Tiếp nhận các thông tin kiến nghị, khiếu nại của khách hàng phản ánhlên trưởng phòng kinh doanh Hướng dẫn khách hàng cách sử dụng sản phẩm,lắp đặt bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm
* Các đại lý, cửa hàng:
Là nơi phục vụ tốt khách hàng, thu nhận thông tin về thị trường giá cả,chất lượng mẫu mã sản phẩm và nhu cầu nhu cầu người dùng, nhận thông tinđiều hành từ giám đốc và phòng nghiệp vụ, quan trọng nhất họ là bộ phậntrực tiếp bán hàng cho khách
2.2.2 Hệ thống kênh và mạng lưới tiêu thụ của công ty
2.2.2.1Hệ thống kênh
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiệnbằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán ra và vận động từcác doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Kênh tiêu thụ là hình thức vận động của hàng hóa từ các nhà sản xuất tớingười tiêu dùng Các thành viên của kênh tiêu thụ thực hiện một số chức năngquan trọng:
- Nghiên cứu thu nhập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo thuậnlợi cho việc thúc đẩy tiêu thụ
- Kích thích tiêu thụ cung cấp và chuyển đưa các thông tin về hàng hóa
Trang 33- Thiết lập các mối quan hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với nhữngngười mua tiền năng
- Hoàn thiện hàng hóa, làm cho hàng hóa đáp ứng được mọi yêu cầu củangười mua Công việc này liên quan đến các hoạt động như sản xuất kinhdoanh
- tiến hành thương lượng, thỏa thuận về gía cả những điều kiện khác đểthực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa
-Tổ chức lưu thông hàng hóa và vận chuyển bảo quản dự trữ hàng hóa
- Đảm bảo kinh phí, tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn để bù đắp các chiphí cho hoạt động của kênh tiêu thụ
- Chấp nhận rủi ro, gánh chịu trách nhiệm về hoạt động của kênh
Kênh tiêu thụ có thể được phân loại theo số cấp, cấu thành của kênh.Cấp của kênh phân phối là một người trung gian bất kỹ thực hiện một côngviệc nào đó nhằm đưa hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa đến gần người nào
đó nhằm
2.2.2.2 Các dạng kênh phân phối
Các dạng kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể sử dụng thường đượcphân loại theo số cấp cấu thành của kênh
Theo tiêu thức này, có 4 dạng kênh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đểđưa vào phương án thiết kế kênh phân phối của mình
+ Kênh phân phối trực tiếp( kênh cấp 0)
Trong dạng kênh này doanh nghiệp thương mại không sử dụng ngườimua trung gian để phân phối hàng hoá Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp(kể cả đại lý hoa hồng) chịu trực tiếp bán hàng đến người sử dụng hàng hoá(người mua công nghiệp đối với người sản xuất và người tiêu thụ cuối cùngđối với tư liệu tiêu dùng) Ba phương thức bán hàng trực tiếp cơ bản là bánhàng lưu động, bán hàng qua bưu điện, internet…bán hàng qua các cửa hàngcủa nhà sản xuất Có thể mô tả dạng kênh này như sau:
Trang 34+ Kênh phân phối gián tiếp (kênh 1 cấp )
Là dạng kênh phân phối hàng hoá mà trong đó doanh nghiệp bán hàngcủa mình thông qua người trung gian (nhà buôn các cấp/ nhà bán lẻ) Tuỳtheo từng trường hợp, khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp là nhà bán buônhoặc bán lẻ Doanh nghiệp trực tiếp bán hàng cho người sử dụng hàng hoá + Kênh phân phối 2 cấp: Bao gồm hai người trung gian Trên thị trường người trung gian này thường là người bán lẻ, còn trên thị trường hàng tư liệu sản xuất thì có thể là người phân phối hay đại lý công nghiệp
+ Kênh phân phối 3 cấp Bao gồm ba người trung gian Giữa người bán buôn và bán lẻ xuất hiện một người bán buôn thứ 2( bán buôn nhỏ)
Đây là dạng kênh phân phối được xác lập dựa trên cơ sở sử dụng đồngthời cả hai dạng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp Doanh nghiệp vừa tổchức bán hàng đến tận tay người sử dụng, vừa khai thác lợi thế trong hệ thốngphân phối của người mua trung gian
Sơ đồ 7 kênh tiêu thụ với các cấp khác nhau
Sự tham gia của người trung gian trong phân phối kênh tiêu thụ hànghóa của DN có vai trò hết sức quan trọng
Bán buôn 2
Người bán lẻ
Bán lẻ
Bán lẻ
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người dùng
Người dùng
Trang 35Cụ thể Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BG dựa vào doanh thu bánhàng của năm trước, kì trước để đưa ra các chính sách, kế hoạch cho việc kinhdoanh năm tiếp theo Công ty BG đưa sản phẩm tới tay đối tác như đã kí theohợp đồng cho các doanh nghiệp tổ chức cá nhân có nhu cầu mua sắm lắp đặt
sử dụng các thiết bị điện tử Bên cạnh đó công ty đưa ra các dịch vụ sau bánhàng Phương châm của công ty là đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùngmột cách tốt nhất, nhanh nhất và đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng.Công ty BG đã sử dụng hai kênh tiêu thụ hàng hóa sản phẩm :
Sơ đồ 8: Hai kênh phân phối mà BG áp dụng:
( nguồn : phòng kinh doanh)
Thị trường ngày càng mở rộng, do đó các kênh tiêu thụ sản phẩm ngàycàng được chú trọng, hệ thống các kênh tiêu thụ của BG ngày càng phát triển.Khách hàng của BG có thể là công ty thương mại, hoặc các đại lý bán buônbán lẻ và cũng có thể là khách hàng trực tiếp hoặc người tiêu dùng cuối cùng)
Có thể nói hệ thống tiêu thụ sản phẩm của BG là hết sức đa dạng và pháttriển
Kênh 1- Kênh tiêu thụ trực tiếp : Khách hàng đến giao dịch mua bán
BG
Thương mại bán buôn
Thương mại bán lẻ
Người tiêu dùng Người tiêu dùng
Trang 36và được giao sản phẩm thiết bị trực tiếp tại công ty Đây là hình thức bánhàng trực tiếp theo đơn vị đặt hàng tại công ty Qua kênh phân phối này công
ty trực tiếp được tiếp được tiếp xúc với khách hàng từ đó có thể nắm bắt đượcnhu cầu thị hiếu tiêu dùng một cách kịp thời và chính xác của các đối tượngkhách hàng khác nhau
Kênh 2- Kênh tiêu thụ gián tiếp: Khách hàng là các đối tác các cửahàng đại lý, các tổ chức trung gian Trong điều kiện kinh tế thị trường công typhải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các công ty kinh doanh đồngchủng loại Do vậy mạng lưới tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng trong quátrình bán hàng Xác định được tầm quan trọng của vấn đề nay thời gian quacông ty BG đã tiến hàng một số biện pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới tiêuthụ, cải cách lại cơ cấu hoạt động kém hiệu quả Đào tạo nâng cao nghiệp vụmarketing và PR cho nhân viên tiếp thị Cơ chế bán bán hàng của công ty rấtlinh hoạt
Hệ thống các cửa hàng đại lý của công ty đóng vai trò hết sức quan trọng đốivới hoạt đông tiêu thụ của công ty
Cửa hàng, đại lý của BG quản lý:
+ Số 687A Huyền Kỳ Phú Lãm – Hà Đông- Hà Nội ( cửa hàng số 1)
+ 191 Lê Thanh Nghị- Bách Khoa- Hà Nội ( cửa hàng số 2)
+ 23 Ngõ 169 Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội (cửa hàng số 3)
Bảng 2 Tiêu thụ sản phẩm của công ty tại các cửa hàng đại lý BG:
(ĐVT: Triệu đồng)
Cửa hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trang 372.2.3.1Chiến sách khuyến mãi
+ BG đưa ra chính sách giảm giá hàng bán, đồng thời công ty đưa ra cácchương trình tặng quà khuyến mãi khi mua sản phẩm mới Và BG cho rằngkhuyến mãi là hình thức lôi kéo khách hàng về với công ty mình Có thể nóihình thức khuyến mãi này góp phần không nhỏ vào việc phát triển của côngty
2.2 3.2 Chính sách giá.
Mặc dù trên thi trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá đã nhường vị trí chocạnh tranh bằng chất lượng và dịch vụ nhưng giá cả vẫn có vai trò quan trọngnhất định Giá cả vẫn còn quan trọng trong việc xác định lợi ích kinh tế giữangười bán và người mua Nếu chiến lược sản phẩm định hướng cho việc sảnxuất thì chiến lược giá cả định hướng cho việc tiêu thụ
Chiến lược giá có mối quan hệ mật thiết với chiến lược sản phẩm hànghóa Chiến lược sản phẩm dù rất quan trọng và đã được xây dựng một cáchchu đáo sẽ không đem lại hiêụ quả cao nếu không có chiến lược giá hoặcchiến lược giá mang nhiều thiếu sót
BG là doanh nghiệp mới thành lập muốn thâm nhập thị trường mới BG
áp dụng chiến lược giá cả để thu hút khách hàng về phía mình để chiếm lĩnhmột phần thị trường Đối với thị trường Việt Nam, thu nhập dân cư còn thấp,yêu cầu về chất lượng sản phẩm chưa cao thì cạnh tranh bằng chiến lược giávẫn còn là vũ khí lợi hại Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vào việc cạnh
Trang 38tranh bằng giá vì nó có thể phản tác dụng gây tổn hại cho doanh nghiệp BGluôn áp dụng chiến lược giá một cách linh hoạt với các đối tác Giúp cho BGthành công hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng kinh doanhđồng chủng loại các thiết bị máy móc điện tử.
Chính sách giá cả mà BG áp dụng rất linh hoạt, việc hình thành giá trên
cơ sở cầu tiêu dùng với các mô hình giá cả, lý thuyết nhưng gắn với sự phânđoạn thị trường và vì thế nó gắn với sự phân đoạn của giá cả Trong thực tế,mỗi người tiêu dùng cũng như các DN đều khó có ai nhìn đầy đủ về thịtrường nên công ty vẫn gặp không ít khó khăn trong việc định giá tren cơ sởchi phí kinh doanh Công ty sử dụng chính sách cạnh tran về giá cả tức làcông ty vẫn có thể giảm giá trong trường hợp cần thiết, Công ty thường giảmgiá một số mặt hàng xen kẽ nhau Trong mọi trường hợp công ty đều có thểthực hiện giảm giá một số mặt hàng nhất định, và giá cả những mặt hàng khácgiữ nguyên Vậy chính sách giá mà BG áp dụng đã thành công trong việccạnh tranh đối với các DN cùng ngành
2.2.3.3Chính sách khuyến mãi BG áp dụng mua sản phẩm mới có chương
trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 và khuyến mãi với tất cả các mặt hàng và dịch
vụ của BG Đây là chiến lược trước thềm năm học mới của công ty, với mặthàng linh kiện điện tử, máy tính
Những mặt hàng khuyến mãi quý 2/2010
ST
T
Tên mặt hàng Khuyến mãi Giá
1 Laptop Acer Aspire 4741Z
P60G32Mn.023
PM diệt virus Kaspersky
9.000.000 VNĐ
Trang 394 Khuyến mãi tất cả các mặt hàng
mua tại 3 cửa hàng Số 1, số 2, số 3
1 áo mưa, 1 sim mobi
6 Máy điện thoại panasonic 175.000 VNĐ
Trích: Khuyến mãi quý 2/2010 của BG)
2.2.3.4 Chính sách quảng cáo
Quảng cáo là hoạt động nhằm giới thiệu quảng bá về các mặt hàng kinh
doanh của BG, giúp khách hàng biết và tìm đến BG, với phương thức hoạtđộng trách nhiệm hiệu quả, đặc biệt BG đưa ra chương trình hỗ trợ sau bánhàng Mục tiêu của quảng cáo là thu hút khách hàng bằng các biện pháp giớithiệu sản phẩm, truyền tin tới khách hàng
- Chiến lược xúc tiến bán hàng : BG thực hiện bằng cách đưa ra các trương
trình khuyến mãi, giảm giá nhân dịp lễ tết, khai trương, thành lập
- Chiến lược yểm trợ bán hàng: BG luôn gắp bó chặt chẽ với người mua
hoặc các nhà sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng hoạt động của hiệphội kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng, hộichợ…
2.2.3.5 Chính sách Marketing
Mục tiêu marketing là thỏa mãn sự mong muốn của khách hàng, giànhthắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận dài hạn Hoạt động Mar củacác công ty thương mại đầu tư và phát triển áp dụng một cách triệt để như:nghiên cứu khai thác mọi tiềm năng của thị trường về sản phẩm mà DN sẽcung cấp, xác định sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người dùng Nghiêncứu đưa ra sản phẩm thỏa mãn với thị hiếu của người tiêu dùng, sác địnhđược chính xác giá cả hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng loại thị trường ,từng đối tượng khách hàng, xác định mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến bán hànghợp lý
Trang 402.2 4 Kết quả tiêu thụ sản phẩm
2.2.4.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Bảng 3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm Thiết bị điện tử viễn thông của công
ty trong giai đoạn 2007- 2009
Gồm những mặt hàng cụ thể: Điện tử -Viễn thông