1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

53 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 417,5 KB

Nội dung

Trường Đại Học Thương Mại :"Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ". SV: Đỗ Thị Thanh Mai 1 Trường Đại Học Thương Mại CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Ngày nay với những tiến bộ của khoa học công nghệ con người đã tìm ra và đang dần sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng mới thay thế xăng dầu như: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời Tuy nhiên, xăng dầu đang và sẽ tiếp tục là nguồn năng lượng chính trong vài thập kỷ tới do những ưu điểm riêng có của nó. Trên thế giới, xăng dầu luôn được coi là hàng hoá đặc biệt quan trọng, là máu huyết của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng nếu như không có xăng dầu nền kinh tế không thể vận hành được. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng phát triển nhanh chóng và ổn định,đời sống kinh tế, vật chất của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhu cầu về ăn, mặc, chỗ ở, đặc biệt là phương tiện đi lại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm, số lượng xe ô tô, xe máy nhập khẩu về và sản xuất ra trong nước không ngừng tăng lên, đòi hỏi tiêu thụ một lượng lớn xăng dầu. Nhưng chúng ta lại thiếu một ngành công nghiệp hoá dầu đủ mạnh, chúng ta chưa có các nhà máy lọc dầu để có thể phục vụ cho những nhu cầu đó của đất nước nên hơn 90% lượng xăng dầu mà chúng ta tiêu dùng hiện nay đều là nhập khẩu.Từ nửa cuối năm 2009 nước ta mới bắt đầu có thêm lượng hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Năm 2009 là năm đáng ghi nhớ đối với toàn ngành xăng dầu Việt Nam bởi ngày 15/10/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP.Với nghị định này ,lần đầu tiên việc kinh doanh xăng dầu được thực sự vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước .Đây được xem là bước chuyển mình làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu . Năm 2010 ,được xem là một cơ hội đối với ngành Xăng Dầu vì đây là năm đầu tiên Nghị định 84 được thực sự đi vào cuộc sống .Bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn ,áp lực với các doanh nghiệp đầu mối .Vì khi áp dụng cơ chế này đòi hỏi sự chủ động cũng như phải rất linh hoạt trong việc ứng phó với thị trường xăng dầu vốn luôn biến động đấy phức tạp .Với vai trò và kinh nghiệm của một doanh nghiệp chủ đạo .Tổng SV: Đỗ Thị Thanh Mai 2 Trường Đại Học Thương Mại công ty xăng dầu đã xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bình ổn xăng dầu nội địa nhẵm ổn định nền kinh tế vĩ mô ,đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững Chính vì vậy để thực hiện tốt công tác nhập khẩu xăng dầu ,vấn đề về nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ,quy trình thực hiện nội dung đó đòi hỏi phải có sự sắp xếp và quản lý một cách có hiệu quả . Vấn đề thực hiện hợp đồng tưởng chừng như đơn giản song trên thực tế do quy mô,tiềm lực của doanh nghiệp ,vấn đề thị trường ,khí hậu ,thời tiết đều ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình thực hiện hợp đồng .Quy trình thực hiện hợp đồng là một chuỗi các hoạt động ,liên tiếp có ảnh hưởng tới nhau . Để thực hiện hoàn hảo một hợp đồng thì tất cả các công việc cần phải thực hiện đúng với công việc đề ra.Vậy làm sao để thực hiện có hiệu quả các công việc đó,kiểm soát được tiến trình thực hiện hợp đồng là vấn đề còn bỏ ngỏ. Trong quá trình thực hiện quy trình nhập khẩu xăng dầu của Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam bên cạnh những thuận lợi mà Tổng công ty có như quy mô,tiềm lực tài chính lớn,đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động Thì Tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn như sự bất ổn của thị trường xăng dầu,sự thay đổi của tỷ giá hối đoái Vì vậy Tổng Công Ty cần tìm ra phương án tối ưu nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu có hiệu quả tốt nhất . Xuất phát từ thực tế đó và trong quá trình thực tập tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam em đã chọn đề tài là :"Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ". 2.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Với đề tài quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam .Trọng tâm nghiên cứu của em là :Tiến hành phân tích từng nghiệp vụ trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ,chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu với đối tác Hàn Quốc và từ đó đưa ra các kiến nghị,đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ,hoàn thiện nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu trong thời gian tới. SV: Đỗ Thị Thanh Mai 3 Trường Đại Học Thương Mại 3.Các mục tiêu nghiên cứu • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hợp đồng Thương Mại Quốc Tế và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. • Khảo sát thực trạng quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ,từ đó rút ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đưa ra những giải pháp cụ thể. • Trên cơ sở khảo sát thực tế so sánh với lý thuyết,đưa ra một số đề xuất,kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. 4.Phạm vi nghiên cứu • Địa điểm nghiên cứu:Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. • Các dữ liệu được thu thập : từ năm 2007-2010 • Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc . 5.Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm 4 chương Chương I:Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương II:Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Chương III:Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Chương IV:Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. SV: Đỗ Thị Thanh Mai 4 Trường Đại Học Thương Mại CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng Thương Mại Quốc Tế 1.1 Khái niệm ,bản chất ,đặc điểm của hợp đồng Thương mại quốc tế 1.1.1 Khái niệm Hợp đồng Thương mại quốc tế(TMQT) còn gọi là hợp đồng xuất,nhập khẩu hoặc hợp đồng mua,bán ngoại thương là sự thỏa thuận của những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau ,theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu(bên mua) một tài sản nhất định,gọi là hàng hóa ;Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. 1.1.2 Bản chất Bản chất của hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng.Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận không được cưỡng bức ,lừa dối lẫn nhau và có những lừa dối không thể chấp nhận được.Hợp đồng TMQT giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh TMQT, có xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó. 1.1.3 Đặc điểm. Hợp đồng TMQT là một hợp đồng mua bán ,do đó nó phải thỏa mãn các điều kiện: • Đó là hợp đồng ưng thuận : thể hiện sự thỏa thuận tự nguyện, tự giác • Hợp đồng song vụ :hai bên đều có nghĩa vụ • Đền bù :nghĩa vụ phải cân xứng hai bên • Hợp đồng có sự di chuyển sở hữu Hợp đồng TMQT phải có các yếu tố quốc tế • Hàng hóa đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia (Đối với hàng hóa được sản xuất trong khu chế xuất khi bán cho doanh nghiệp bên ngoài cũng được coi là di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia ) • Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ (yếu tố này không còn ý nghĩa khi các quốc gia sử dụng đồng tiền chung ) • Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. SV: Đỗ Thị Thanh Mai 5 Trường Đại Học Thương Mại 1.1.4 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng Thương mại quốc tế Hợp đồng thương mại quốc tế có hiệu lực pháp lý khi nó thỏa mãn các nguồn luật điều chỉnh nó:  Điều ước quốc tế Là văn bản pháp lý do các quốc gia ký kết hoặc thừa nhận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của mình với các chủ thể khác trong giao dịch thương mại. Điều ước quốc tế có hiệu lực bắt buộc với các bên trong giao dịch quốc tế nếu các bên chủ thể có quốc tịch hoặc nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh ở một trong các nước thành viên của Điều ước ,phạm vi điều chỉnh do Điều ước quốc tế quy định Có quy định khác nhau giữa Luật quốc gia và Điều ước quốc tế thì ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế chưa được các quốc gia ký kết hoặc công nhận thì không có giá trị bắt buộc thi hành đối với các chủ thể hoạt động thương mại ,trừ khi các bên trong quan hệ thương mại quốc tế có thỏa thuận dẫn chiếu tới điều ước. Điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam đã ký kết hoặc phê chuẩn thì sẽ áp dụng theo Điều ước quốc tế.Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa tham gia hoặc công nhận thì chỉ áp dụng các điều khoản không trái với pháp luật Việt Nam và có sự thỏa thuận của các bên.  Luật quốc gia Pháp luật quốc gia là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế.Với tư cách là nguồn của luật thương mại quốc tế ,luật quốc gia có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc không thể hiện dưới hình thức văn bản.Nguồn luật này được thể hiện dưới hình thức nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật nhất định. Pháp luật của mỗi quốc gia được áp dụng trong thương mại quốc tế trong hai trường hợp đó là:Khi các bên chủ thể thỏa thuận áp dụng và khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật quốc gia. Luật trong nước với tư cách là nguồn của pháp luật thương mại quốc tế là hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế .Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam có rất nhiều văn bản được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế .Các văn bản này có thể chứa đựng một hoặc nhiều quy phạm điều chỉnh SV: Đỗ Thị Thanh Mai 6 Trường Đại Học Thương Mại quan hệ quốc tế.  Tập quán ,án lệ Là thói quen thương mại được hình thành từ lâu đời ,có nội dung cụ thể ,rõ ràng được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến. Tập quán thương mại quốc tế không giống với luật quốc gia và điều ước về thương mại quốc tế.Tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý trong thương mại quốc tế ở các trường hợp sau : • Tập quán thương mại được các bên thỏa thuận áp dụng ghi trong hợp đồng. • Tập quán thương mại được các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng • Tập quán thương mại được luật trong nước quy định áp dụng • Khi các bên không thỏa thuận luật áp dụng và không thuộc các trường hợp bắt buộc phải áp dụng Điều ước quốc tế liên quan với điều kiện các bên đã biết hoặc cần phải biết tập quán đó. 1.2 Phân loại hợp đồng Thương mại quốc tế Hợp đồng TMQT có thể được phân loại như sau : • Theo thời gian thực hiện hợp đồng:có hai loại +Hợp đồng ngắn hạn:Thường được ký kết trong thời gian tương đối ngắn ,và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc. +Hợp đồng dài hạn :có thời gian hiệu lực tương đối dài mà trong thời gian đó việc giao hàng được thực hiện làm nhiều lần. • Theo nội dung quan hệ kinh doanh :có hai loại +Hợp đồng XK là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài ,thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa sang cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền hàng . + Hợp đồng NK là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài ,thực hiện quá trình chuyển nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán tiền hàng. • Theo hình thức của hợp đồng :có hai loại + Hình thức văn bản + Hình thức truyền miệng SV: Đỗ Thị Thanh Mai 7 Trường Đại Học Thương Mại Công ước Viên 1980(CISG) cho phép thành viên sử dụng tất cả các hình thức trên . Ở Việt nam hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc với tất cả các hợp đồng TMQT .Chỉ có các hợp đồng TMQT với hình thức văn bản mới có hiệu lực pháp lý ,mọi bổ sung sửa đổi hợp đồng TMQT cũng phải làm bằng văn bản. • Theo cách thức thành lập hợp đồng :có hai loại +Hợp đồng một văn bản :Là hợp đồng trong đó ghi rõ nội dung mua bán ,các điều kiện giao dịch đã thỏa thuận và có chữ ký của hai bên. +Hợp đồng gồm nhiều văn bản như :Đơn chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua ;Đơn đặt hàng của người mua và chấp nhận của người bán ;Hỏi giá của người mua ,chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua. 1.3 Nội dung chủ yếu của hợp đồng Thương mại quốc tế 1.3.1 Cấu trúc của hợp đồng Thương mại quốc tế. Một hợp đồng TMQT thường gồm có hai phần • Phần trình bày chung (Representations): +Số hiệu của hợp đồng (Contract No):Đây không phải là điều khoản bắt buộc của hợp đồng nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra ,giám sát ,điều hành và thực hiện hợp đồng +Địa điểm,ngày tháng ký kết :Nội dung này cũng có thể nằm ở đầu ,cũng có thể nằm ở cuối .Nếu không có thỏa thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết. +Tên và địa chỉ các bên tham gia :Đây là phần chỉ rõ chủ thể tham gia hợp đồng nên phải đầy đủ ,chính xác ,rõ ràng. +Các định nghĩa dùng trong hợp đồng :Trong hợp đồng có thể sử dụng nhiều thuật ngữ ,mà các thuật ngữ này ,có thể ở các quốc gia khác nhau sẽ hiểu khác nhau .Để tránh nhầm lẫn và hiểu nhầm thì những vấn đề quan trọng cần được định nghĩa. +Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng :Đây có thể là những hiệp định mà chính phủ đã ký kết ,hoặc các nghị định thư giữa các bộ ở các quốc gia,hoặc nêu ra sự tự nguyện giữa các bên tham gia hợp đồng .Thực chất nó là một văn bản giao kèo ràng buộc cả hai bên trong thương vụ xuất nhập khẩu đó . • Nội dung chính của hợp đồng :Nội dung chính của hợp đồng trình bày các điều khoản mà các bên cam kết thực hiện .Một hợp đồng có thể có các điều khoản khác nhau tùy thỏa thuận giữa các bên ,tùy vào hàng hóa giao dịch nhưng thường bao gồm các SV: Đỗ Thị Thanh Mai 8 Trường Đại Học Thương Mại điều khoản sau :tên hàng ,số lượng ,giá cả ,thanh toán ,thời gian và địa điểm giao hàng ,khiếu nại ,bảo hành 1.3.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng Tùy theo đặc điểm của hàng hóa ,thỏa thuận giữa các bên mà trong hợp đồng bao gồm các điều khoản khác nhau với quy mô khác nhau .Nhưng thông thường một hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm các điều khoản sau: a.Điều khoản tên hàng Tên hàng là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng ,thư hỏi hàng ,hợp đồng hoặc nghị định thư.Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán,trao đổi .Vì vậy ,người ta luôn tìm cách diễn đạt chính xác tên hàng Có những cách sau đây để biểu đạt tên hàng : • Ghi tên thương mại của hàng hóa nhưng ghi kèm tên thông thường và tên khoa học của nó • Ghi tên kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó ví dụ :rượu vang Bordeaux,thủy tinh Bohemia • Ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất ra hàng đó ví dụ :xe máy Honda,xe hơi Ford Như vậy,để quy định tên hàng cho đúng ,cần nắm vững danh mục hàng được gọi trong buôn bán quốc tế,trong sản xuất và trong tập quán quốc tế. b.Điều khoản về số lượng Số lượng hàng hóa là một trong những điều kiện chủ yếu không thể thiếu được trong hợp đồng TMQT.Theo quy định luật pháp của một số nước ,số lượng hàng hóa bên bán giao phải phù hợp với quy định của hợp đồng ,nếu không bên mua có quyền đòi bồi thường ,thậm chí từ chối nhận hàng. Điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng )của hàng hóa ,phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng . c.Điều khoản về chất lượng Chất lượng là điều khoản nói lên tổng thể các chỉ tiêu ,những đặc trưng của hàng hóa mua bán ,thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu. Trong những điều kiện tiêu dùng xác định,phù hợp với công dụng của hàng hóa. Bao gồm các chỉ tiêu đặc trưng cho tính năng sử dụng hoặc vận hành cơ bản như:các chỉ SV: Đỗ Thị Thanh Mai 9 Trường Đại Học Thương Mại tiêu cơ ,lý ,hóa ,công suất d.Điều khoản về bao bì Bao bì là một bộ phận cấu thành quan trọng ,vừa bảo vệ hàng hóa về số lượng và chất lượng,vừa khuếch trương và làm đẹp hàng hóa ,nâng cao giá trị hàng hóa,thu hút khách hàng ,mở rộng tiêu thụ ,tăng giá bán ,đồng thời nó góp phần nói rõ hơn về hàng hóa. Trong điều khoản này phải quy định loại bao bì,hình dáng ,kích thước, số lớp bao bì chất lượng bao bì ,phương thức cung cấp bao bì ,giá bao bì .Quy định về chất lượng ,nội dung của ký mã hiệu.Để phát huy hết vai trò của bao bì cần phải nắm vững những kiến thức thiết thực và cơ bản về bao bì ,chú ý chặt chẽ động thái bao bì trên thị trường quốc tế e.Điều khoản về giá cả Trong giao dịch buôn bán điều kiện giá cả là một điều kiện quan trọng ,điều khoản giá cả gồm những vấn đề +Đồng tiền tính giá +Mức giá Có bốn phương pháp quy định giá :Giá cố định ,giá quy định sau ,giá linh hoạt và giá di động .Đôi khi cùng một lúc có thể vận dụng hỗn hợp nhiều cách quy định giá . Khi định giá hàng hóa phải căn cứ vào ý đồ kinh doanh và tình hình thực tế để xác định một mức giá thích hợp sao cho có lợi nhất cho mình. f.Điều khoản về thanh toán Trong thanh toán tiền hàng được mua hoặc được bán,các bên thường phải xác định những vấn đề sau: +Đồng tiền để trả +Thời hạn trả tiền +Phương thức trả tiền +Điều kiện đảm bảo hối đoái g.Điều khoản về giao hàng Nội dung và việc quy định cụ thể điều kiện giao hàng có quan hệ mật thiết với tính chất và phương thức vận chuyển của hợp đồng.Do vậy ,điều khoản giao hàng của hợp đồng phải quy định một cách cụ thể các nội dung cơ bản là:Thời hạn giao hàng ,địa điểm SV: Đỗ Thị Thanh Mai 10 [...]... Hình ảnh Việt từ thị trường Singapore • Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm creative của công ty Cổ phần truyền thông đa phương tiện Tân Quang tại thị trường Mỹ Tuy nhiên trong nhà trường tính tới nay chưa có sinh viên nào nghiên cứu vấn đề quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cũng như trên một thị trường cụ thể là Hàn Quốc. Mặt... trung vào quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc và đã thu được kết quả rất tốt Câu hỏi phỏng vấn và điều tra đi từ vấn đề chung nhất về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu đến SV: Đỗ Thị Thanh Mai Trường Đại Học Thương Mại 20 thực trạng công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và các tồn tại vướng mắc tại đơn vị trong công tác này Việc... cứu một thị trường cụ thể là thị trường Hàn Quốc *Tại trường Đại học Thương Mại :Có khá nhiều sinh viên trong trường cùng nghiên cứu đề tài.Dưới đây là một số luận văn em đã tham khảo • Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc từ thị trường Hàn Quốc tại Công ty Phát Triển Thương Mại Kỹ Nghệ và Dịch Vụ • Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng điện tử tại Công ty cổ phần... tả quy trình thực hiện hợp đồng tại công ty sau đó chỉ ra sai sót trong thực hiện quy trình. Còn trong luận văn của em do đặc điểm về thực trạng nhập khẩu của Tổng công ty tại thị trường Hàn Quốc chỉ có hai mặt hàng nhập khẩu tại thị trường này là Diesel Oil(DO),và xăng còn các mặt hàng khác được nhập khẩu ở các thị trường như Singapo và Đài Loan.Có những sự khác biệt rõ rệt trong việc thực hiện quy trình. .. hết sức là quan trọng và là khâu quy t định trong cả toàn bộ khâu thu thập và xử lý dữ liệu 2.Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam 2.1 Tổng quan về công ty  Tên công ty: Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam  Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Petroleum Corporation... 3023677 Dầu hoả 247018 542810 445008 Mazút 1720778 1526846 1463521 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam SV: Đỗ Thị Thanh Mai Trường Đại Học Thương Mại 31 3.4 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc Do đặc điểm của mặt hàng xăng dầu nên quy trình nhập khẩu của Tổng công ty bao gồm các bước sau: Mở L/C Thuê tàu lưu cước Theo dõi quá trình xếp hàng... qua, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu chủ yếu như: xăng; diesel, dầu mazút, dầu hoả tại các thị trường như: Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cô oét, Malaysia, Nga, Indonesia, Thái Lan Nhưng nguồn nhập khẩu chủ yếu chiếm tỷ trọng cao là ở 3 thị trường: Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc Tỷ trọng nhập khẩu theo nước của Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam. .. thấy Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã phát triển nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu theo hướng tăng sản lượng nhập khẩu tại một số thị trường tiềm năng 3.3 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Petrolimex nhập khẩu 4 mặt hàng xăng dầu là: Xăng, Diesel, Mazut, Dầu hoả với cơ cấu thay đổi hàng năm Cụ thể là: Bảng 3.5: Cơ cấu các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu theo năm Đơn vị: m3,T Hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Xăng 2136841... kết hợp đồng • Thực hiện hợp đồng Trong phạm vi đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình "Thực hiện hợp đồng nhập khẩu " Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu diễn ra sau khi hợp đồng nhập khẩu đã được ký kết.Trong khâu này,nhiệm vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu được giao cho đơn vị nhập khẩu. Đây là một khâu rất quan trọng và phức tạp vì nó đòi hỏi những người tham gia phải tuân thủ đúng luật lệ quốc. .. khẩu của Tcty hiện nay,Tcty nhập khẩu từ thị trường nào là chiếm tỷ trọng lớn nhất ? • Cơ cấu tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam? • Các căn cứ để xác định nhu cầu và kế hoạch nhập khẩu xăng dầu của Tcty? • Hình thức thanh toán chủ yếu của công ty với các đối tác Hàn Quốc là gì? • Tcty thường mở L/C tại ngân hàng nào ?Công ty có gặp sai sót trong khâu này không? • Tcty có phải . trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Chương IV:Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập. hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ". 2.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Với đề tài quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trường Đại Học Thương Mại :" ;Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ". SV: Đỗ Thị Thanh Mai 1 Trường

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:15

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w