5 Sơ cấp, Công nhân kĩ thuật 8118 8100
2.2 các nhân tố ảnh hưởng
2.2.1 Nhân tố vi mô
• Nhân tố con người, nguồn lực trong công ty
Trong bất kỳ một tổ chức nào thì con người cũng đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của tổ chức. Trong một doanh nghiệp cũng vậy nhất là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì yếu tố con người lại càng có vị trí quan trọng hơn. Bởi vì, hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động có yếu tố nước ngoài, đối tác nước ngoài với những tập quán, văn hoá kinh doanh, luật pháp, hệ thống chính trị khác nhau, cùng với phương thức giao dịch phức tạp đòi phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm buôn bán trên thị trường thế giới, trong giao dịch đàm phán, thanh toán...
• Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là yếu tố cơ bản cấu thành nên doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có nguồn tài chính mạnh. Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu thì nguồn tài chính càng phải mạnh vì hàng hoá nhập khẩu thường là những hàng hoá có giá trị lớn và chi phí cho hoạt động nhập khẩu là khá cao. Nếu doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp sẽ khó có thể tiến hành hoạt động nhập khẩu có hiệu quả.
• Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu và khả năng tiêu thụ
Điều này muốn nói đến loại mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu, nói đến khả năng marketing, đến thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Tìm được các nhà cung cấp tốt, sản phẩm tốt nhưng hoạt động kinh doanh sẽ thất bại nếu doanh nghiệp không có khả năng bán những lô hàng đã nhập về. Doanh nghiệp dựa vào đặc điểm hàng mình nhập khẩu về mà có các chiến lược phù hợp. Bán được nhiều hàng công ty mới thu hồi được vốn, tái đầu tư cho nhập khẩu, tiếp tục quá trình kinh doanh. Những doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ nội địa lớn, số vòng quay của vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn cũng cao hơn và sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.
• Uy tín doanh nghiệp
Trong kinh doanh, uy tín doanh nghiệp có vai trò khá quan trọng, là một trong những sức mạnh vô hình giúp cho doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh ở thị trường
trong nước và ngoài nước. Để có một thương hiệu tốt doanh nghiệp sẽ phải mất một thời gian dài và phải được thị trường công nhận. Một doanh nghiệp có uy tín, được các doanh nghiệp khác tin tưởng, chú trọng sẽ dễ dàng hơn trong việc nhập khẩu, đồng thời việc tiêu thụ hàng hoá trong nước của doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi hơn. Đặc biệt, mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác, các khách hàng truyền thống có vai trò rất lớn. Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình tìm nguồn hàng cũng như các khâu trong việc thực hiện hoạt động nhập khẩu.
2.2.2 Nhân tố vĩ mô
• Yếu tố văn hoá
Văn hoá là một trong những yếu tố quan trọng của mỗi một quốc gia. Nó chi phối đến rất nhiều khía cạnh của cuộc sống con người trong quốc gia đó. Hoạt động nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau và mới mẻ. Sự khác biệt về văn hoá sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp không am hiểu về các nền văn hoá. Hiểu biết về văn hoá của đối tác sẽ nâng cao khả năng đàm phán, giảm được rủi ro trong quá trình tổ chức hoạt động nhập khẩu, đặc biệt ở một số khâu như vận chuyển, giao hàng, thanh toán...
• Yếu tố chính trị, các chính sách thương mại đặc biệt là các chính sách về hoạt động xuất nhập khẩu của Chính phủ.
Mỗi một quốc gia đều thiết lập cho mình một hệ thống chính trị - pháp luật tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội. Các hoạt động kinh doanh có thể bị Chính phủ can thiệp hoặc chịu nhiều ảnh hưởng bởi các sự kiện hoặc đặc điểm của môi trường. Đối với doanh nghiệp thì ảnh hưởng của môi trường chính trị pháp luật của đất nước xuất khẩu tới hoạt động nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Mức độ ổn định chính trị ở các quốc gia mà doanh nghiệp nhập khẩu luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Nếu quốc gia xuất khẩu có môi trường chính trị ổn định và thân thiện thì các doanh nghiệp sẽ có điều kiện đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Do đó, doanh nghiệp phải luôn luôn theo dõi các chính sách và độ ổn định chính trị của mỗi quốc gia nhằm xác định khả năng thay đổi chính trị có thể tác động tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ổn định chính trị bao gồm: Sự phân bố của cải và thu nhập, kết cấu xã hội, các hình thức phản kháng như hoạt động biểu tình, khủng bố, đình công, các biến động kinh tế cũng như tác động mạnh mẽ đến các tình huống chính
trị, do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến thành quả mà nền kinh tế quốc gia xuất khẩu đạt được như là sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thanh toán, nợ quốc tế...
• Nhu cầu trong nước
Nhu cầu của thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đối với nước ta hiện nay là một nước có nền kinh tế đang phát triển nhu cầu về số mặt hàng nhập khẩu rất lớn như: xăng dầu, thép, ô tô... Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu có cơ hội phát triển.
• Đặc điểm thị trường mà doanh nghiệp nhập khẩu
Thị trường mà doanh nghiệp nhập khẩu với những quy định, chính sách thương mại quốc tế cũng ảnh hưởng phần nào đến việc nhập khẩu của doanh nghiệp. Khi mà thị trường ở nước mà doanh nghiệp nhập khẩu có biến động về nguồn cung, giá cả... thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
• Những yếu tố khác
Cơ sở hạ tầng trong nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Các kho tàng, nhà kho, bến bãi để chứa hàng cũng có tác động tới chất lượng hàng hoá. Bên cạnh đó, ngành vận tải của nước ta tuy có nhiều tiến bộ song năng lực chuyên chở vẫn còn yếu nhất là vận tải biển, gây khó khăn trong hoạt động nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái đôi khi cũng làm cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp kém hiệu quả. Do hợp đồng với các nhà máy trong nước doanh nghiệp đã ký hợp đồng từ trước, sau đó mới nhập khẩu hàng về, thời gian từ khi ký kết đến khi thực hiện hợp đồng thường dài nên khi tỷ giá hối đoái tăng so với tỷ giá hối đoái trong hợp đồng thì doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu thiệt.
3.Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia và kết quả phân tích các dữ liệu.