2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung của công ty
Bước sang năm 2010, kinh tế thế giới đã qua giai đoạn đáy của khủng hoảng. Từ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các cơ quan dự báo, Bộ Công Thương đã chính thức giao kế hoạch năm 2010 cho Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam với mức tăng sản lượng và doanh thu trên 5%, lợi nhuận trước thuế cao hơn so với năm 2009. Năm 2010 cũng là năm đầu tiên kinh doanh xăng dầu áp dụng Nghị định 84 của Chính phủ, nên trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh doanh sẽ còn phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trường, kiên trì thực hiện đảm bảo thực thi có hiệu quả Nghị định này. Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, luôn xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bình ổn thị trường xăng dầu nội địa, chấp hành và thực hiện nghiêm túc, có kết quả các chỉ đạo, giải pháp của Chính phủ về ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững:
Một là, với tinh thần khai thác tối đa nguồn cung từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tiếp tục ký các hợp đồng dài hạn, khai thác nguồn nhập khẩu mới, sử dụng có hiệu quả các phương tiện viễn dương đang được đầu tư tăng cường năm 2009 để cân đối nhập khẩu theo chỉ tiêu Bộ Công Thương giao năm 2010, đảm bảo đủ nguồn cho các nhu cầu trong
nước với vai trò của một doanh nghiệp chủ lực. Vấn đề quan trọng là phải thay đổi cơ bản phương thức cung cấp nguồn từ Dung Quất để các đầu mối chủ động.
Hai là, chủ động và kiên trì vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường bảo đảm: Đủ nguồn cung – Đóng góp cho ngân sách Nhà nước và có tích lũy cho Doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa 3 lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp và Người tiêu dùng theo tinh thần của Nghị định 84 của Chính phủ.
Ba là, tiếp tục đầu tư mới, mua lại, nâng cấp hệ thống cửa hàng bán lẻ để tăng cường hệ thống phân phối, nâng cao năng lực bán hàng và văn minh thương mại của hệ thống Petrolimex tại tất cả các địa phương trong cả nước; đặc biệt chú trọng địa bàn mà Tcty chiếm thị phần thấp, ở vùng có quá nhiều điểm bán hàng lấy từ nhiều nguồn/ hoặc thị trường còn bỏ trống mà tại đó dễ xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, nâng giá bán; tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực của Petrolimex trong bình ổn thị trường tại các địa bàn quan trọng theo yêu cầu của Nhà nước.
Bốn là, sử dụng có điều kiện đối với hệ thống phân phối trung gian trên cơ sở rà soát kỹ để lựa chọn các đối tượng đủ điều kiện và uy tín trong kinh doanh để sử dụng làm Tổng đại lý/Đại lý mang biển hiệu của Petrolimex; các đại lý ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa mà mạng lưới trực tiếp của Petrolimex chưa phủ tới, Tcty sẽ có chính sách phù hợp để cùng phát triển, thực sự trở thành những điểm phân phối hàng đầu của Petrolimex tại các địa phương này.
Năm là, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án đầu tư trọng điểm để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đồng vốn và tăng khả năng dự trữ hàng hóa theo quy định mới (30 ngày), góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống.
Sáu là, triển khai đồng bộ chương trình Thẻ xăng dầu trên hệ thống cửa hàng trực thuộc và đại lý có uy tín để gia tăng sản lượng bán lẻ cao hơn mức tăng trưởng tự nhiên, tích cực hưởng ứng chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ; mặt khác, hình thành thói quen mới theo hướng văn minh, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng khi mua hàng hoá, dịch vụ tại hệ thống của Petrolimex.
2.2 Định hướng hoạt động nhập khẩu
Để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong việc bình ổn,điều tiết thị trường xăng dầu đòi hỏi Tcty phải có những kế hoạch ,định hướng cụ thể về hoạt động nhập khẩu xăng dầu
trong thời gian tới :
+Đáp ứng nhu cầu hàng hóa (số lượng,chất lượng ,cơ cấu ...) và tiến độ nhập khẩu trong mọi trường hợp do đó cần phải ưu tiên xét chọn nhà cung cấp có uy tín ,ổn định (nhà cung cấp truyền thống)
+Đảm bảo (các HĐ ký kết) cạnh tranh về giá nhập khẩu ,chất lượng ,dịch vụ ... +Tuân thủ các quy định của nhà nước ,Tcty và phù hợp với các thông lệ quốc tế +Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên xuất nhập khẩu
+Thường xuyên đánh giá lựa chọn nhà cung cấp nhằm bổ sung vào danh sách các nhà cung cấp thường xuyên (đã có ) của Tcty;đảm bảo liên tục đa dạng hóa thị trường ,mở rộng nhà cung cấp ,tăng khả năng cạnh tranh giữa các nhà cung cấp để có được lợi thế cho người mua.
+Đảm bảo về nguồn hàng.Nguồn cung cấp xăng dầu phải rõ ràng về cơ sở hoặc xuất xứ,chất lượng hàng hóa phù hợp với qui định của Việt Nam hoặc yêu cầu của Tcty ,đồng thời phù hợp với tiến độ nhập khẩu và khả năng tiếp nhận của Tcty.Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của quy trình nhập khẩu xăng dầu.
+Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động nhập khẩu và thực hiện việc đầu tư vào các dự án mang lại hiệu quả cao nhất.