Do đó, phải đối mặt với thịtrường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng và vớinhững tiến bộ trong công nghệ, nên một doanh nghiệp du lịch, khách sạn với sả
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự pháttriển của đất nước Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, ước tính khách quốc tế đếnViệt Nam tháng 12/2012 đạt 614.673 lượt khách, tăng 3,58% so với tháng 12/2011,đưa tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 đạt 6.847.678 lượt khách, tăng9,55% (tổng số khách quốc tế đến Việt Nam là 6.250.906 lượt khách so với năm2011) Doanh thu ngành du lịch tăng hơn 6% so với năm 2011
Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam, cách Hà Nội 860 km về phíabắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía nam Với vị trí trung độ của cảnước, giao thoa 2 miền khí hậu bắc - nam, địa hình da dạng với núi, trung du, đồngbằng ven biển cùng với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danhthắng như: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàmKhương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương Thiên nhiên còn ưu đãi
và hào phóng dành cho Quảng Nam những tài nguyên tự nhiên, tài nguyên biển vôcùng quý giá Đó là 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quấthoang sơ và sạch đẹp cùng với Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn, khu rừng nguyênsinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường Giang và xứ đảo Cù Lao Chàm là nhữngđiểm du lịch sinh thái lý tưởng; ngày nay trở thành điểm dừng chân của bao du khách.Ngoài ra, tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Cơ Tu, XêĐăng, Giẻ Triêng, Cor cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của
du lịch Quảng Nam Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hóa, truyền thốnglịch sử của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợicho việc phát triển mạnh ngành du lịch Thực vậy, theo số liệu thống kê từ sở Du LịchVăn Hóa và Thể Thao Quảng Nam số lượng khách đến với Quảng Nam năm 2012tăng 10% so với 2011 Cụ thể, tổng lượt du khách năm 2012 ước đạt 2.816.900, tăng10,4 % so với năm 2011, đạt 101,75% kế hoạch Trong đó, khách quốc tế ước đạt1.383.000 lượt, tăng 7,5 % so với năm 2011, đạt 103,4% kế hoạch và khách nội địaước đạt 1.433.900 lượt, tăng 13,4% so với năm 2011, đạt 100% kế hoạch Doanh thu
du lịch năm 2012 ước đạt 1.425 tỷ đồng, tăng 29,7 % so với năm 2011, đạt 129,5% kếhoạch Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 3.235 tỷ đồng Trong năm qua, ngành dulịch Quảng Nam thường xuyên đẩy mạnh công tác quảng bá và liên kết du lịch, mởthêm nhiều tuyến, điểm du lịch mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: tour dulịch biển, tổ chức đoàn tham quan tìm hiểu (Fam trip), làng nghề truyền thống và các
lễ hội đêm rằm phố cổ, liên hoan cồng chiêng Nam Giang Chính những hoạt độngvăn hóa, nghệ thuật truyền thống này đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoàinước đến Quảng Nam
Trang 2Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có tổng cộng 115 khách sạn với gần 5.000 phòng,trong đó có 4 khách sạn 5 sao, 11 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao cùng hàngchục khách sạn 2 sao, 1 sao biệt thự du lịch, cơ sở lưu trú tại nhà (home stay) và rấtnhiều doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước khác Do đó, phải đối mặt với thịtrường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng và vớinhững tiến bộ trong công nghệ, nên một doanh nghiệp du lịch, khách sạn với sảnphẩm du lịch có những đặc trưng khác với các sản phẩm hàng hóa khác phảithường xuyên phát triển sản phẩm mới để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.Việc phát triển sản phẩm mới ra thị trường vốn vô cùng tốn kém và không phải sảnphẩm nào cũng có khả năng bám trụ được Như Patrick Barwise và Sean Meehan viếttrong cuốn Simply Better: "Đổi mới chỉ vì lợi ích của sự đổi mới là vô nghĩa, nhưngđổi mới không ngừng để cải thiện hiệu suất dựa trên những ích lợi chung là yếu tố cầnthiết để duy trì sự thành công trong kinh doanh
Xuất phát từ thực tế của ngành kinh doanh du lịch và qua thực tập tại khách sạnSunrise Hoi An Beach Resort, thấy được sự cần thiết của việc phát triển sản phẩm
mới trong doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “ Giải pháp phát triển sản phẩm mới của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort” làm đề tài cho khóa luận của
- Về thời gian: Trong thời gian thực tập tại khách sạn từ 15/1/2013 đến15/4/2013, bằng phương pháp phát phiếu điều tra đến khách hàng, các nhà quản trịcác cấp và nhân viên các bộ phận như sale… để từ đó tìm ra những thành công vàhạn chế, các nguyên nhân của thực trạng và làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao khả năng thành công của sản phẩm khi tung ra thị trường tại khách sạnSunrise Hoi An Beach Resort
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Về mục tiêu : nhằm đưa ra sản phẩm mới và các giải pháp khả thi cho việcphát triển sản phẩm mới của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
- Về nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích thực trạng sản phẩm của khách sạn cũngnhư chính sách phát triển sản phẩm mới Từ đó đưa ra sản phẩm mới và giải pháp đểphát triển sản phẩm mới đó ở khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
Trang 34 Tình hình nghiên cứu đề tài
- Về giải pháp phát triển sản phẩm mới của khách sạn đã có những đề tài :
1 Phạm Thị Thủy ( 2011 ) Giải pháp phát triển sản phẩm mới của khách sạnDaewoo Hà Nội, khóa luận tối nghiệp Đại Học Thương Mại
2 Nguyễn Thị Thảo ( 2012 ) Giải pháp phát triển sản phẩm mới của Công ty
cổ phần Brothetours Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp Đại Học Thương Mại
- Những đề tài này đã làm rõ được lý luận về giải pháp phát triển sản phẩm mớicủa khách sạn
- Những đề tài về Sunrise:
Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về giải pháp phát triển sản phẩm mớicủa khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort cho nên việc lựa chọn đề tài này khôngtrùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đó
5 Kết cấu của khóa luận
Nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm mới của kháchsạn
Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển sản phẩm mới của khách sạn SunriseHoi An Beach Resort
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hoạt động pháttriển sản phẩm mới của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
Trang 4CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM MỚI TRONG KINH
DOANH KHÁCH SẠN 1.1 Các khái luận cơ bản
1.1.1 Khái niệm khách sạn, kinh doanh khách sạn
Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ gồm 5 lĩnh vực ngành nghề, trong đó,kinh doanh khách sạn là lĩnh vực kinh doanh quan trọng Có nhiều khái niệm về kháchsạn và kinh doanh khách sạn Trong luận văn sử dụng khái niệm: Khách sạn là cơ sởkinh doanh lưu trú, các dịch vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng việc cho thuêcác phòng ở đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi cho các khách ghé lại qua đêm hay thựchiện một kỳ nghỉ ( có thể kéo dài đế vài tháng nhưng ngoại trừ việc lưu trú thườngxuyên ) Cơ sở đó có thể kinh doanh các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, các dịch vụcần thiết khác ( giáo trình Marketing Du lịch – Đại học Thương Mại ) Kinh doanhkhách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, dịch vụ ănuống, dịch vụ bổ sung cho du khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí của họ tạicác điểm du lịch nhằm mục đích có lãi
Như vậy kinh doanh khách sạn phải bao gồm cả 3 hoạt động đó là:
- Hoạt động kinh doanh lưu trú
- Hoạt động kinh doanh ăn uống
- Hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung
Do đó nếu thiếu một trong ba hoạt động trên thì không được coi là hoạtđộng kinh doanh khách sạn
Đặc điểm của kinh doanh khách sạn:
- Kinh doanh khách sạn cần một lượng vốn lớn Lượng vốn này đầu tư chủ yếucho xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị Đây là đặc thù riêng của kinhdoanh khách sạn với vốn cố định chiếm khoảng 70% - 90% tổng số vốn kinh doanh
- Kinh doanh khách sạn có mối liên hệ mật thiết với kinh doanh lữ hành, vừa cótính độc lập tương đối Vì khách sạn là nơi cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch
và các đối tượng có nhu cầu lưu trú có mục đích công vụ khác
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi một lực lượng lao động trực tiếp lớn, phần lớn làlao động nữ Yếu tố con người tạo nên chất lượng và tạo nên sự độc đáo và được xem
là yếu tố cạnh tranh hữu hiệu trong kinh doanh khách sạn Mặt khác, sản phẩm kháchsạn lại mang tính phi vật chất, các dịch vụ trong khách sạn luôn đòi hỏi sự khéo léo, tỷ
mỷ nên phần lớn số nhân viên tiếp xúc là nữ
- Kinh doanh khách sạn nói chung là công việc diễn ra quanh năm, tuy nhiêncũng giống như du lịch, kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ rõ rệt Nhu cầu vềphòng của khách sạn thay đổi từng ngày tùy thuộc vào loại hình khách sạn và thịtrường khách sạn mà khách sạn hướng tới, chính điều này tạo nên việc sử dụng nhân
Trang 5sự không mang tính liên tục.
- Sản phẩm kinh doanh trong khách sạn mang tính vô hình một cách tương đối.Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi lựa chọn khách sạn để tiêu dùng dịch vụ
do họ không thể cầm, nắm, dùng thử, hay kiểm tra chất lượng trước khi dùng
1.1.2.Khái niệm về sản phẩm, sản phẩm mới trong kinh doanh khách sạn
1.1.2.1 Khái niệm về sản phẩm trong kinh doanh khách sạn
Theo Philip Kotler “Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường đểchú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn haynhu cầu “ Nó có thể là những vật thể, những dịch vụ, những địa điểm, những tổchức và ý nghĩ Sản phẩm đem lại giá trị lợi ích cho con người Người mua hànghóa hay dịch vụ chính là mua giá trị, lợi ích của sản phẩm đó mang lại Như vậy, sảnphẩm khách sạn là tất cả các dịch vụ hàng hóa vô hình và hữu hình, sản phẩm kháchsạn tồn tại dưới dạng vật chất và phi vật chất ( giáo trình Marketing Du Lịch – Đạihọc Thương Mại )
- Dạng vật chất: Là sản phẩm khách sạn có thể cân, đo, đong, đếm được như đồ
ăn thức uống phục vụ khách trong đó có các yếu tố dịch vụ như hàng lưu niệm, hàngtiêu dùng
- Dạng phi vật chất: Là các sản phẩm tồn tại một cách vô hình, đó là các loạihình dịch vụ Dịch vụ trong khách sạn được chia làm 2 loại:
Dịch vụ cơ bản: Gồm ăn, uống, buồng ngủ và những dịch vụ không thể thiếutrong kinh doanh khách sạn cũng như chuyến đi của khách
Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ làm tăng thêm giá trị cho dịch vụ cơ bản,
nó gồm cả hoạt động như: giặt là, gửi đồ, bể bơi, tennis, massage, … nhằm đápứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách
Khi khách hàng mua các hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp không phải họmua thuộc tính của chúng mà thực chất họ mua những lợi ích mà chúng đem lại Vìvậy, để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, thì các doanh nghiệp sản xuất và cungcấp hàng hóa dịch vụ cần phải quan tâm 5 mức độ khác nhau tương ứng là những lợiích mà khách hàng nhận được, cụ thể:
Trang 6Sơ đồ 1.1 Các mực lợi ích cơ bản của sản phẩm
- Mức cơ bản nhất là lợi ích cốt lõi: Đây là lợi ích cơ bản mà khách hàng sẽ nhậnđược khi mua và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, ví dụ: Khi khách hàng vàokhách sạn muốn thuê phòng để ngủ đêm, trong trường hợp này người khách mua sựnghỉ ngơi và giấc ngủ, đó chính là lợi ích cốt lõi nhất mà họ mong muốn
- Mức thứ hai là lợi ích chung: Nếu lợi ích là mục đích, thì lợi ích chung đượchiểu là các phương tiện để đạt được lợi ích nòng cốt đó Trên phương tiện đó để xemxét thì lợi ích chung là những cơ sơ vật chất những dịch vụ cụ thể Chẳng hạn trongcác khách sạn đó là những tòa nhà có các phòng đầy đủ tiện nghi để cho thuê và cácdịch vụ khác như sân chơi, bể bơi, nhà ăn, phòng tập thể dục…
- Mức độ thứ ba: Người kinh doanh phải chuẩn bị các sản phẩm trông đợi Nóthường là các thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp nhậnkhi họ mua sản phẩm Người thuê phòng khách sạn trông đợi được sử dụng mộtphòng ngủ với một cái giường sạch sẽ, xà bông và khăn tắm, đồ đạc, điện thoại, tủ đểquần áo và mức độ yên tĩnh tương đối Người đến nhà hàng muốn được sử dụngnhững món ăn ngon, hợp khẩu vị…
- Mức độ thứ tư: Là sản phẩm tăng thêm, tức là người kinh doanh đưa ra cácdịch vụ và lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác đi so với sảnphẩm của đối thủ cạnh tranh Chẳng hạn khách sạn chuẩn bị thêm hoa tươi trongphòng, thanh toán khi khách rời khách sạn nhanh chóng thuận tiện… cạnh tranh ngàynay chủ yếu diễn ra ở mức độ phụ thêm này
- Mức độ thứ năm: Là sản phẩm tiềm ẩn, tức là những biến đổi, hoàn thiện màsẩn phẩm có thể có được trong tương lai Đây là thứ mà các nhà kinh doanh đang rasức tìm tòi sáng tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách sạn và tạo ra
sự khác biệt trong sản phẩm của mình Chẳng hạn một khách sạn tặng quà cho khách
Lợi ích cốt lõiSản phẩm chungSản phẩm mong đợiSản phẩm tiềm ẩnSản phẩm hoàn thiện
Trang 7hàng của họ nhân ngày sinh nhật, tuần trăng mật…
Đặc điểm sản phẩm của khách sạn:
- Sản phẩm đa dạng: Sản phẩm khách sạn có một phần khách sạn tạo ra và cómột phần do doanh nghiệp khác cung ứng nhưng khách sạn phải chịu trách nhiệm vềchất lượng cung ứng Hay nói cách khác sản phẩm khách sạn có đặc điểm tổng hợpcác dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung khác nhau
- Tính vô hình: Khách hàng không thể nhìn thấy dịch vụ trước khi mua, mà phảitiêu dùng nó mới cảm nhận được và đánh giá nó sau khi tiêu dùng xong Tính vô hìnhcủa dịch vụ khiến cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá các dịch vụcạnh tranh
- Tính không tách rời: Khách hàng muốn nghỉ ngơi tại khách sạn thì phải đến tậnnơi để nghỉ, khách sạn không thể đem phòng đến tận nơi khách yêu cầu được Quátrình tiêu thụ và sản xuất ra sản phẩm diễn ra đồng thời Vì vậy cần phải có hệ thốngphân phối thông qua các đơn vị trung gian
- Tính không ổn định về chất lượng: Dịch vụ dao động trong khoảng rất rộng,phụ thuộc vào người cung cứng như thời gian và địa điểm tương ứng
- Tính không lưu kho và lưu bãi: Vì tính đông thời của sản xuất và tiêu dùngdịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được và rất dễ bị hư hỏng
1.1.2.2 Khái niệm sản phẩm mới trong kinh doanh khách sạn
Phát triển sản phẩm mới là yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Sự cải tiến sản phẩm là một dãy liên tục đi từ sản phẩm hiệnđại đến một sản phẩm hoàn toàn mới, chúng có thể qua các giai đoạn như cải tiến bềngoài ( mẫu mã, bao bì ) đến việc cải tiến nhỏ trên các thuộc tính ít quan trọng, trongcải tiến những thuộc tính quan trọng và cuối cùng là sản phẩm hoàn toàn trên hai gócđộ: doanh nghiệp và khách hàng Đối với doanh nghiệp, sản phẩm mới có thể là mớihoàn toàn, sản phẩm cải tiến, sản phẩm cải tiến cùng nhãn hiệu mới mà doanh nghiệpphát triển thông qua nỗ lực nghiên cứu phát triển của chính mình Với góc độ củakhách hàng, chúng ta nên xem xét khách hàng có đánh giá chúng là mới không ? Bời
vì trong nhiều trường hợp, sản phẩm có thể mới với doanh nghiệp như việc xây dựng
và đưa vào khai thác các tour du lịch mới, hay thêm một dịch vụ nào đó trong kháchsạn là mới đối với doanh nghiệp nhưng lại không mới với khách hàng vì có ngườikhác tung ra thị trường… Như vậy xem xét cả hai góc độ thì có những loại sản phẩmmới sau:
+ Sản phẩm mới hoàn toàn đối với toàn thế giới như du lịch và vũ trụ
+ Chủng loại sản phẩm mới xâm nhập vào thị trường đã có
+ Bổ sung chủng loại sản phẩm hiện có như thêm các loại phòng khách sạn mới+ Đưa sản phẩm hiện có vào những đoạn thị trường mới và cuối cùng giảm chi
Trang 8để hạ giá thành, để đưa ra sản phẩm có tinh năng tương tự nhưng chi phí thấp hơn…
1.2 Nội dung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong kinh doanh khách sạn
1.2.1 Lý do phải phát triển sản phẩm mới
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh trên thị trường đều dựa trên nhữngsản phẩm nhất định Tuy nhiên, các doanh nghiệp khách sạn khó có thể tồn tại và pháttriển mạnh nếu chỉ dựa vào những sản phẩm, dịch vụ hiện có Có rất nhiều lý do dẫnđến phải phát triển sản phẩm mới, song có thể kể ra các lý do chính như sau:
- Do nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi, nên doanh nghiệp saukhi đã phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, xác định được nhữngmong muốn cụ thể của khách trên thị trường thì cần phải cung cấp những sản phẩmthích hợp để đáp ứng những nhu cầu, mong muốn đó thì mới hy vọng thành công
- Do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày càng diễn ra nhanh chóng hơn và
nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tạo điều kiện cho thiết kế, chế tạo sảnphẩm mới chẳng hạn có thể hiện đại hóa các tiện nghi trong khách sạn hay có cácphương tiện chuyên chở mới, nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn…
- Cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn, cạnh tranh đãchuyển dần trọng tâm từ giá sang chất lượng sản phẩm dịch vụ, nó đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao chất lượng và hoàn thiện thêmsản phẩm hiện có của mình hay tạo ra được sản phẩm mới để giành lợi thế trongcạnh tranh
- Mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống riêng, khi sản phẩm đã chín muồi và suythoái thì doanh nghiệp phải có sản phẩm thay thế nhằm đảm bảo quá trình sản xuấtkinh doanh liên tục
1.2.2 Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là một khái niệm quan trọng của marketing Chu
kỳ sống của sản phẩm mô tả các giai đoạn trong lịch sử tiêu thụ của một sản phẩm
từ khi nó xuất hiện đến khi nó không bán được nữa, tương ứng với những giaiđoạn này là những cơ hội, những vấn đề đặt ra với chiến lược marketing và khảnăng sinh lợi Khi đem bán sản phẩm trên thị trường các doanh nghiệp đều muốnsản phẩm của mình được tiêu thụ với khối lượng lớn, thời gian lâu dài song điều đó
có đạt được hay không nó tùy phụ thuộc vào hoàn cảnh môi trường và thị trườngluôn biến đổi Sản phẩm và thị trường đều có chu kỳ sống của nó
Như vậy chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian từ khi sản phẩmđược tung ra thị trường đến khi nó không bán được nữa phải rút lui khỏi thị trường Nhìn chung mỗi chủng loại, mỗi sản phẩm, mỗi nhãn hiệu có chu kỳ sống dàingắn từng giai đoạn khác nhau Song dạng khái quát về lý thuyết thì chu kỳ sống củasản phẩm có 5 giai đoạn:
Trang 9- Giới thiệu sản phẩm: Giai đoạn này bắt đầu khi sản phẩm mới lần đầu tiên được
tung ra thị trường Giai đoạn này cần có nhiều thời gian và số lượng sản phẩm bán rađược ít Lợi nhuận có thể âm hoặc rất thấp vì số lượng sản phẩm bán được ít và chiphía để xúc tiến bán và phân phối cao Trong giai đoạn này chỉ có một vài đối thủ cạnhtranh ở mức độ thấp vì vẫn chưa được thị trường sẵn sàng chấp nhận
- Giai đoạn phát triển: Nếu sản phẩm mới thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng
trên thị trường mục tiêu, nó sẽ bước vào giai đoạn phát triển Sản phẩm trở nên phổbiến, hấp dẫn khách du lịch, công việc kinh doanh thuận lợi và phát đạt, kích thíchnhững đối thủ cạnh tranh khách Trong giai đoạn này, số lượng khách hàng mua sảnphẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên, đặc biệt khi họ có được những thông tin truyềnmiệng từ người khác và nhất là những khách hàng đã sử dụng sản phẩm rồi Khi đósản phẩm mới dần dần thích hợp với nhiều đối tượng
- Giai đoạn chín muồi: Mặc dù tiêu thụ có thể còn ở mức cao, song tốc độ tăngtrưởng chậm dần lại Mục tiêu của doanh nghiệp là giữ thị phần của mình và kéo dàithời gian bão hòa để thu lợi nhuận Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp khách sạn
có thể sử dụng một số chiến lược sau: Cải biến thị trường, cải biến sản phẩm trong giaiđoạn chín muồi, tăng chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách, trang trí lại khách sạn…
- Giai đoạn suy thoái: Khối lượng bán giảm, hàng hóa ứ đọng trong các kênh
phân phối, doanh nghiệp có thể bị lỗ Mục tiêu của doanh nghiệp có thể là thu hẹp thịtrường, thu hẹp danh mục sản phẩm, cắt giảm khuyến mại, quảng cáo, giảm giá bánhơn nữa Doanh nghiệp phải quyết định loại bỏ sản phẩm yếu kém, biến đổi sản phẩm,tìm kiếm thị trường mới…
- Giai đoạn phục hồi: Là giai đoạn mà các doanh nghiệp cải biến, đổi mới các sảnphẩm của mình, tạo nên tính mới cho sản phẩm sẽ có thể thu hút được sự quan tâm củakhách hàng và tiêu dùng sản phẩm tăng lên so với giai đoạn suy thoái
1.2.3 Quy trình phát triển sản phẩm mới
Thiết kế, sản xuất sản phẩm mới là một việc làm cần thiết nhưng có thểmạo hiểm đối với doanh nghiệp Để hạn chế bớt rủi ro, các chuyên gia, nhữngngười sáng tạo sản phẩm mới phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quá trìnhtạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường
- Bước 1: Hình thành các ý tưởng, là bước đầu tiên quan trọng để hình thànhphương án sản xuất sản phẩm mới Các ý tưởng này có thể thu thập từ phía kháchhàng, từ các nhà khoa học, qua nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, tù nhân viên tiếpxúc, các chuyên gia sáng chế… ý tưởng về sản phẩm mới thường hàm chứa những tưtưởng chiến lược trong hoạt động knh doanh và hoạt động marketing của công ty.Mỗi ý tưởng thường có khả năng, điều kiện thực hiện về ưu thế khác nhau
- Bước 2: Lựa chọn ý tưởng, là để cố gắng phát hiện, sàng lọc và thải loại
Trang 10những ý tưởng không phù hợp hay kém hấp dẫn nhằm chọn những ý tưởng tốt nhất.
Để làm được điều này cần phải trình bày các nội dung cốt yếu về sản phẩm ý tưởng:
Mô tả hàng hóa, thị trường mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh, quy mô thị trường, chiphí cho việc thiết kế, chi phí sản xuất và giá cả dự kiến
- Bước 3: Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới, ý tưởng chỉ là những
tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thànhcác sản phẩm mới với các tham số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sửdụng khác nhau của chúng Thẩm định dự án là thử nghiệm quan điểm và thái độcủa nhóm khách hàng mục tiêu đối với phương án sản phẩm đã được mô tả Quathẩm định dựa trên ý kiến của khách hàng kết hợp với các phân tích khác doanhnghiệp sẽ lựa chọn được một dự án sản phẩm chính thức
- Bước 4: Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm
Chiến lược marketing cho sản phẩm mới gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Mô tả quy mô cấu trúc thái độ khách hàng trên thị trườngmục tiêu, chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm trướcmắt
Phần thứ 2: Trình bày quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dự đoánchi phí marketing cho năm đầu
Phần thứ 3: Trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu như tiêu thụ,lợi nhuận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố marketing hỗn hợp
- Bước 5: Thiết kế sản phẩm mới: Các dự án về sản phẩm mới cần được thểhiện thành những sản phẩm hiện thực Bộ phận nghiên cứu thiết kế sẽ tạo ra mộthay nhiều mô hình cung cấp sản phẩm mới Theo dõi kiểm tra các thông số kỹthuật, tạo ra sản phẩm thử nghiệm, kiểm tra thông qua khách hàng để biết ý kiến củahọ
- Bước 6: Thử nghiệm trong điều kiện thị trường, công ty đưa ra một số lượnggiới hạn để thử nghiệm trong điều kiện thị trường, chủ yếu là để thăm dò khả năngmua và dự báo chung về mức tiêu thụ
- Bước 7: Thương mại hóa sản phẩm: Trong giai đoạn này những quyết địnhliên quan đến việc đưa sản phẩm mới vào thị trường là cực kỳ quan trọng Cụ thể
là khách sạn phải thông qua 4 quyết định:
Thời điểm nào thì tung sản phẩm mới ra thị trường, hoặc là tung ra đầu tiên,hoặc là đồng thời hoặc là muộn hơn so với các đối thủ cạnh tranh và các vấn đề phụkhác như chấm dứt kinh doanh, sản phẩm cũ hay không, hay chọn thời vụ du lịch mớiđưa ra
Tung sản phẩm mới ra thị trường ở đâu, diện rộng hay hiepj và phải lưu ý đếncác đối thủ cạnh trạnh sẵn có?
Trang 11Sản phẩm mới tung ra bán cho đối tượng khách hàng nào?
Sản phẩm được tung ra thị trường bán như thế nào? Các hoạt động bổ trợ, xâydựng kế hoạch hành động cụ thể để tung sản phẩm ra thị trường?
1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm mới trong kinh doanh khách sạn
1.3.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch là nơi màdoanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội và những hiểm họa có thể xuất hiện Môi trường
vĩ mô của doanh nghiệp gồm:
- Môi trường kinh tế: Doanh nghiệp khách sạn, du lịch nhất định cần đặc biệt lưu
ý tới các chỉ số kinh tế trong đó quan trọng nhất là các nhân tố ảnh hưởng tới sức muacủa người tiêu dùng đó là: giá cả, lạm phát, tình trạng vay nợ… đó là những nhân tốảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch và mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
- Môi trường tự nhiên: Việc phân tích môi trường tự nhiên giúp cho doanhnghiệp biết được các mối đe dọa và cơ hội gắn liền với các xu hướng trong môi trường
tự nhiên như sự thiếu hụt nguyên liệu, mức độ ô nhiễm, chi phí năng lượng tăng, việcbảo vệ môi trường Việt Nam được đánh giá là quốc gia hội tụ đầy đủ các yếu tố tựnhiên phong phú như các danh lam thắng cảnh, cảnh quan môi trường, điều kiện địalý…Tuy nhiên nước ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch này, vì vậy ảnh hưởngchung đến hoạt động kinh doanh của khách sạn và cũng tạo cơ hội cho việc phát triểnsản phẩm mới
- Môi trường chính trị, pháp luật: Các quyết định sản phẩm chịu tác động mạnh
mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị Bao gồm: hệ thống luật pháp, bộmáy thực thi pháp luật Việt Nam được đánh giá là quốc gia ổn định về chính trị, đảmbảo được an toàn cho khách, vì vậy đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triểnnhững sản phẩm mới với những khách hàng mục tiêu khác nhau
- Môi trường văn hóa: Doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc phát hiệnnhững biến đổi về văn hóa, từ đó có thể dự báo trước những cơ hội hay thách thức vớiviệc phát triển sản phẩm mới Khách hàng đến với khách sạn không chỉ để sử dụngdịch vụ lưu trú mà còn muốn giao lưu văn hóa, tiếp cận những nền văn hóa mới Tuynhiên khách sạn cần chú ý đến văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, từng quốc gia
mà có chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân viên có kỹ năng và thái độ phục vụ thíchhợp đem đến sự hài lòng cho khách hàng
1.3.2.Môi trường ngành:
- Những người cung ứng: đó là những cá nhân, tổ chức đảm bảo cung ứng cácyếu tố cần thiết để khách sạn hoạt động bình thường Những thay đổi từ nhà cung ứngchắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khách sạn Việc nắm được thông tin thay đổi đó rất quan
Trang 12trọng sẽ giúp doanh nghiệp lường trước được khó khăn và có phương án thay thế kịpthời.
- Đối thủ cạnh tranh: Hiểu được tình hình cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh là điềukiện cực kỳ quan trọng để có thể lập kế hoạch marketing hiệu quả Khách sạn phảithường xuyên so sánh các dịch vụ của mình, giá cả, kênh phân phối, các hoạt độngkhuyến mại của mình…so với các đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp đưa ra quyếtđịnh phát triển sản phẩm phù hợp
- Các trung gian marketing: Do đặc điểm của sản phẩm khách sạn nên rất cần cáctrung gian marketing, đó là các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp lữ hành, các kháchsạn, các công ty vận chuyển… những người này rất quan trọng trong việc tìm kiếmkhách hàng và bán sản phẩm của khách sạn cho họ nhất là với sản phẩm mới
- Công chúng trực tiếp: Hoạt động của các khách sạn bị bao bọc và chịu tác độngbởi hàng loạt các tổ chức công chúng Họ sẽ là người ủng hộ hoặc chống lại các quyếtđịnh của khách sạn Để thành công khách sạn phải thường xuyên phân tích, phân loại
và thiết lập mối quan hệ đúng mức với từng nhóm công chúng trực tiếp
- Khách hàng: khách sạn cần xem xét cả khách hàng trong quá khứ và kháchhàng tiềm năng Đó là các công trình nghiên cứu về tiềm năng thị trường hoặc thịtrường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới Nhưng việc hiểu được khách hàng khôngphải là vấn đề đơn giản Khách có thể nói rõ nhu cầu, mong muốn của họ nhưng khihành động cụ thể họ lại làm khác, đôi khi chính bản thận họ cũng không biết đượcđộng cơ sâu xa của mình Nghiên cứu nhu cầu khách hàng là nhân tố quan trọng quyếtđịnh đến sư thành công của việc phát triển sản phẩm mới, đo đó khách sạn phải hết sứcquan tâm đến nhân tố khách hàng
1.3.3.Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Khả năng tài chính: đây là nhân tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh củakhách sạn, và quyết định ngân sách cho các hoạt động phát triển sản phẩm mới Việcphát triển sản phẩm mới phải được đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định và nhữngkhoản dự phòng cần thiết để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: do đặc điểm của sản phẩm khách sạn nênviệc tạo ra sản phẩm dịch vụ chất lượng phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiêntiến
- Nguồn nhân lực: đây là yếu tố quan trọng trong khách sạn ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả việc phát triển sản phẩm mới
- Trình độ tổ chức, quản lý: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục vụ và làm hàilòng khách
Trang 13- Trình độ hoạt động marketing cũng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinhdoanh của khách sạn Nó đảm bảo để khách sạn đáp ứng đúng nhu cầu mong muốncủa khách hàng.
Trang 14CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA KHÁCH
SẠN SUNRISE HOI AN BEACH RESORT
2 1 Phương pháp nghiên cứu vấn đề
2 1 1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2 .1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mới được thu thập lần đầu tiên để phục vụ chocuộc nghiên cứu đang tiến hành Thông tin sơ cấp được thu thập từ các khách hàng củadoanh nghiệp, nhân viên và chuyên gia là các nhà quản trị trong doanh nghiệp Quytrình và cách thức tiến hành điều tra, thu thập như sau:
Xác định vấn đề nghiên cứu và nội dung thông tin cần thu thập:
- Vấn đề nghiên cứu ở đây là nghiên cứu về thực trạng phát triển sản phẩm mớitại khách sạn Sunrise Họi An Beach Resort để từ đó thấy được thành công và hạn chế,sau đó đưa ra giải pháp và sản phẩm mới mà khách sạn có thể phát triển
- Nội dung của thông tin cần thu thập qua phiếu điều tra là thông tin đánh giá củakhách hàng về sản phẩm của khách sạn Sunrise Họi An Beach Resort
Lập phiếu điều tra ý kiến khách hàng:
Mẫu điều tra được thiết kế bao gồm các câu hỏi liên quan đến sản phẩm củakhách sạn
- Tiêu đề mẫu phiếu điều tra là: “Phiếu điều tra ý kiến khách hàng”
- Nội dung phiếu điều tra: Bao gồm các 50 phiếu điều tra với các câu hỏi đóng,
mở, câu hỏi lựa chọn… liên quan đến sản phẩm của khách sạn
Chọn đối tượng phát phiếu và số lượng phiếu phát ra:
- Đối tượng phát phiếu: khách hàng đến lưu trú, ăn uống và sử dụng dịch vụ bổsung tại khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
- Thời gian: thời điểm khách hàng ngồi thư giãn trong quầy bar, trong lúc kháchchờ làm thủ tục check out ở sảnh lễ tân, lúc khách nằm tắm nắng trên bãi biển trongthời gian từ ngày 10/3/2013-25/3/2013
- Số lượng phiếu phát ra là 50 phiếu
Thu phiếu và tổng hợp phiếu điều tra:
Sau khi thiết kế mẫu phiếu điều tra thì tiến hành phát trực tiếp 50 phiếu trongvòng 15 ngày, thu về 50 phiếu hợp lệ (có đầy đủ thông tin khách hàng và trả lời đầy đủcác câu hỏi của phiếu điều tra) Sau đó, tổng hợp, xử lý, phân tích những ý kiến kháchhàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn dựa vào công thức sau:
- Giá trị trung bình theo đánh giá của khách hàng về dịch vụ
Trang 15j =
Trong đó :
j : Là giá trị trung bình theo đánh giá của n khách hàng về dịch vụ thứ j củakhách sạn
n : Là số phiếu điều tra
m: Là số chỉ tiêu điều tra
Xij : Là điểm tương ứng với mức chất lượng dịch vụ theo đánh giá của kháchhàng thứ i về dịch vụ thứ j của khách sạn
Thang điểm là 5, ta có kết luận như sau:
j : Là giá trị trung bình theo đánh giá của n khách hàng về dịch vụ thứ j củakhách sạn
: CLDV vượt xa mức trông đợi của khách hàng
4 ≤ < 5: CLDV đáp ứng vượt mức trông đợi của khách hàng
3 ≤ < 4: CLDV đáp ứng mức trông đợi cưa khách hàng
2 ≤ < 3: CLDV đáp ứng dưới mức trông đợi của khách hàng
1 ≤ < 2: CLDV đáp ứng dưới xa mức trông đợi của khách hàng
Việc nghiên cứu dữ liệu sơ cấp nhằm mục tiêu:
Thứ nhất, thông qua phiếu điều tra ý kiến khách hàng của khách sạn để phát hiện
ra các vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết
Thứ hai, thông qua việc thu thập và xử lý dữ liệu liên quan tới các dịch vụ màkhách sạn kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thực trạng thựchiện phát triển sản phẩm dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung trên thịtrường du lịch để từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất phát triển sản phẩm mới tạikhách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Trang 16Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu thu thập cho những mục đích khác nhau, đã cósẵn và có thể sử dụng cho việc nghiên cứu Sử dụng dữ liệu thứ cấp có lợi thế là dễtiếp cận và ít tốn kém Các dữ liệu thứ cấp được thu thập có nguồn gốc từ bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp, dữ liệu thứ cấp có thể được trích dẫn ra từ các tài liệu, sáchbáo.
Mục tiêu của việc nghiên cứu các thông tin thứ cấp nhằm:
- Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin về việc phát triển sảnphẩm dịch vụ của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort so với đối thủ cạnh tranhtrên thị trường du lịch nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp
- Qua việc thu thập các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ lưutrú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung trong khách sạn, kết quả hoạt đông kinh doanhcủa khách sạn để phát triển sản phẩm của khách sạn Các nguồn thu thập dữ liệu nhằmphục vụ nghiên cứu
- Nguồn thông tin bên ngoài: Thu thập các dữ liệu từ mạng Internet; các báo vàtạp chí về du lịch, các sách tham khảo về lý thuyết của đề tài nghiên cứu; các báo, tạpchí chuyên nghành; các đề tài luận văn của trường đại học Thương Mại
- Nguồn thông tin bên trong: Từ trang web của khách sạn cung cấp các thông tinkhái quát về khách sạn gồm giới thiệu khái quát hình ảnh của khách sạn, loại hình dịch
vụ chính,không gian đón tiếp và phục vụ khách và một số thông tin liên quan đếnquảng cáo khuyến mại Phòng nhân sự cung cấp cơ cấu tổ chức và cơ cấu lao độngtrong khách sạn Các thông tin liên quan đến tình hình và sản phẩm dịch vụ của kháchsạn bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo doanh thu theo cơ cấukhách cũng như theo từng mảng kinh doanh chính của khách sạn, đặc điểm thị trườngkhách mục tiêu của khách sạn được cung cấp bởi phòng kinh doanh và các bộ phậnnghiệp vụ trong khách sạn Thu thập và lựa chọn ra những thông tin cần thiết, hữu íchcho qua trình nghiên cứu sau này, khi đề xuất ra những giải pháp phát triển sản phẩmmới cho khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động phát triển sản phẩm mới của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
2 2 1 Tổng quan tình hình
2 2 1 1.Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
Vị trí của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
Sunrise Hoi An Beach Resort là khách sạn thuộc chuỗi khách sạn cao cấp mangthương hiệu Sunrise đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao của công ty Cổ phần khách sạn vàDịch vụ Đại Dương – Ocean Hospitality (OCH)
Tên đầy đủ : Sunrise Hoi An Beach Resort
Trang 17Địa chỉ : Biển Cửa Đại, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam, Việt NamFax : +84 (0) 510 393 7778
Chính thức mở cửa vào tháng 3 năm 2012, Sunrise Hoi An Beach Resort là mộttrong những khu nghỉ dưỡng mới và có quy mô lớn nhất Hội An Sau gần một nămhoạt động, khu nghỉ dưỡng Sunrise Hội An Beach Resort đã vinh dự được chọn là 1trong số 4 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Hội An nhận giải thưởng thường niên -Gold Circle 2012 do trang web du lịch và dịch vụ đặt phòng trực tuyến quy mô toàncầu, hàng đầu Châu Á - Agoda.com trao tặng Giải thưởng Vàng thường niên 2012 làminh chứng cho những nỗ lực của Sunrise Hội An trong việc phục vụ du khách đểđúng với khẩu hiệu của khách sạn là mang đến cho khách hàng những “Trải nghiệmđẳng cấp”
Bộ máy tổ chức của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
Sunrise Hoi An Beach Resort là một trong những khách sạn quốc tế 5 sao củacông ty Cổ phần khách sạn và Dịch vụ Đại Dương Với mô hình quản lý trực tuyếnchức năng từ giám đốc điều hành xuống các trưởng bộ phận và có sự giám sát mộtcách chặt chẽ
Trang 18Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sunrise Hoi An Beach Resort
(Nguồn: Sunrise Hoi An Beach Resort)
Trang 192 2 1 2 Kết quả kinh doanh của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort năm 2012
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Sunrise Họi An Beach Resort ( 3 – 12/2012)
T
Kế hoạch
Thực hiện
Trang 20VI Lợi nhuận trước thuế Trđ 27.448 7.162
Trang 21 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
- Doanh thu: Tổng doanh thu kì thực hiện của Sunrise năm 2012 tăng 9.143 triệuđồng so với kì kế hoạch, tương ứng với tỷ lệ tăng 13, 85% Trong đó:
Doanh thu lưu trú kì thực hiện tăng 2.562 triệu đồng so với kì kế hoạch, tươngứng với tỷ lệ tăng 6,81% nhưng tỉ trọng doanh thu lưu trú lại giảm 3,52%
Doanh thu ăn uống kì thực hiện tăng 2.323 triệu đồng so với kì kế hoạch, tươngứng với tỷ lệ tăng 8,55% nhưng tỉ trọng ăn doanh thu uống lại giảm 1,91%
Doanh thu từ dịch vụ khác kì thực hiện tăng 4.257 triệu đồng so với kì kế hoạch,tương ứng tăng tới 343,32%, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ khác cũng tăng 5,43%
- Chi phí: Tổng chi phí của Sunrise kì thực hiện tăng 29.429 triệu đồng so với kì
kế hoạch, tương ứng tỷ lệ tăng 76,34%, tỷ suất chi phí cũng tăng 32,96%
Chi phí tiền lương cho nhân viên năm kì thực hiện tăng 9.129 triệu đồng so với
kỳ kế hoạch, tương ứng tỷ lệ tăng 110, 40%, tỉ trọng tiền lương cũng tăng 4, 14%.Chi phí lưu trú kì thực hiện tăng 7.022 triệu đồng so với kì kế hoạch, tương ứng
tỷ lệ tăng 292,22 %, tỉ trọng chi phí lưu trú cũng tăng 7,63%
Chi phí ăn uống kì thực hiện tăng 4.020 triệu đồng so với kì kế hoạch, tương ứngvới tỷ lệ tăng 35,06%, nhưng tỉ trọng chi phí ăn uống lại giảm 6,96%
Chi phí khác kì thực hiện tăng 9.256 triệu đồng so với kì kế hoạch, tương ứngtăng 56,39%, nhưng tỉ trọng chi phí khác lại giảm 4,82%
So sánh tốc độ tăng của tổng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu của nên làmcho tỷ suất chi phí năm kì thực hiện tăng 32,06% so với kì kế hoạch
- Tổng số lao động của Sunrise kì thực hiện giảm 6 người so với kì kế hoạch,tương ứng với tỷ lệ giảm 2% Thực tế, số lao động bình quân trực tiếp kì thực hiệntăng 28 người so với kì kế hoạch, tương ứng với 12,73%
- Nguồn vốn kinh doanh của Sunrise kì thực hiện tăng 17.000 triệu đồng so với
kì kế hoạch, tương ứng với tỷ lệ tăng 17,89% Trong đó:
Vốn cố định kì thực hiện tăng 7.000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,21%,
tỷ trọng vốn cố định trọng tổng vốn kinh doanh tăng 0,98% so với kì kế hoạch
Vốn lưu động kì thực hiện tăng 10.000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng16,13%, nhưng tỷ trọng giảm 0,98% so với kì kế hoạch
- Tổng tiền thuế mà Sunrise nộp ngân sách Nhà nước kì thực hiện giảm 5.072triệu đồng so với kì kế hoạch, tương ứng giảm 26,09%
- Lợi nhuận trước thuế:
Tổng mức lợi nhuận trước thuế của Sunrise kì thực hiện giảm 20.286 triệu đồng
so với kì kế hoạch, tương ứng chỉ đạt 26,09%
So sánh tổng doanh thu với tổng mức lợi nhuận trước thuế ta thấy tỷ suất lợinhuận trước thuế kì thực hiện giảm 32,06% so với kì kế hoạch
Trang 22- Lợi nhuận sau thuế:
Tổng mức lợi nhuận sau thuế của Sunrise kì thực hiện giảm 15.215 triệu đồng sovới kì kế hoạch, tương ứng chỉ đạt 26,09%
So sánh tổng doanh thu với tổng mức lợi nhuận sau thuế ta thấy tỷ suất lợi nhuậnsau thuế kì thực hiện giảm 24,04% so với kì kế hoạch
Nhìn chung: trong năm 2012 doanh nghiệp kinh doanh chưa thực sự hiệu quả sovới kế hoạch ban đầu đặt ra Bởi vì tốc độ tăng của tổng doanh (13,85%) thu nhỏ hơntốc độ tăng của tổng chi phí (76,34%) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều âmlần lượt là (-32,06%) và (-24,04%)
2 2 2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phát triển sản phẩm mới của khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort
2 2 2 1 Môi trường vĩ mô
- Yếu tố kinh tế:
Yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đến việc phát triển sản phẩm mới của kháchsạn Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinhdoanh của khách sạn Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân theo đầungười làm cho nhu cầu đi du lịch của người dân tăng Cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có kinh doanh khách san, dulịch làm cho khách có nhu cầu du lịch giảm mạnh Năm 2012 khủng hoảng kinh tế đãđang có những biểu hiện tốt, nền kinh tế đã dần đi vào hoạt động bình thường Hoạtđộng đầu tư đã trở lại bình thường và bắt đầu sôi động, các hội nghị, hội thảo diễn ranhiều hơn, khách đi du lịch quốc tế đến Việt Nam lớn Công suất sử dụng phòng tăng
và các dịch vụ khác cũng được tiêu dùng nhiều hơn Nhưng chi phí các nhiên liệu đầuvào tăng mạnh làm cho giá cả dịch vụ của khách sạn tăng, ảnh hưởng đến sức cạnhtranh của các sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới của khách sạn
- Yếu tố tự nhiên: