4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN Kinh nghiệm phối hợp sơ đồ tư duy với hoạt động nhóm (Trang 31)

Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp dạy học trong sáng kiến kinh nghiệm ở trường PTDTNT Tây Nguyên đã trình bày, chúng tôi thu được kết quả khả quan.

Trong những kỳ thi tốt nghiệp THPT khóa 2007-2008, 2008-2009 và 2010-2011 trong 6 môn thi có môn Sinh học, kết quả điểm thi ở khoá thứ nhất đạt tỉ lệ 92% trên trung bình. Hai kỳ thi tiếp theo 100% học sinh dự thi môn Sinh học đạt điểm trên trung bình, trong đó điểm khá và giỏi chiểm 73% trở lên.

Kết quả tổng kết năm học của bộ môn Sinh học và Công nghệ ở các khối cấp đều rất cao, tỉ lệ học sinh thi lại không đáng kể.

Từ kết quả nối trên, chúng tôi đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của trường, góp phần đưa đưa tỉ lệ học sinh thi tốt nghiệp hàng năm đạt tỉ lệ 100% và phấn đấu giữ vững chỉ tiêu này trong các năm học tới.

Kết luận phần 2

Bằng các phương pháp thao tác tiến hành phương pháp dạy học SĐTD phối hợp với các phương pháp hoạt động nhóm học, thảo luận và rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong tổ chức dạy học môn SH & CN, cho thấy SĐTD thật sự là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập.

Tuy nhiên, phương pháp dạy học bằng sử dụng SĐTD còn khá mới mẻ và chưa thật sự phổ biến. Để thực hiện SĐTD đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh, với nhiều giai đoạn và công việc khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần kiên trì trong việc tổ chức

để giúp cho học sinh từng bước làm quen với phương pháp học còn tương đối mới để chuyển từ phương pháp dạy và học truyền thống sang học theo phương pháp sử dụng SĐTD có hiệu quả; kết hợp giúp học sinh làm quen với khuyến khích và kịp thời biểu dương học sinh tích cực để thu hút học sinh tham gia một cách tự giác và hứng thú. Tin tưởng chắc chắn rằng SĐTD sẽ nhận được sự ủng hộ của giáo viên, học sinh, và sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy học ở bậc THCS và THPT trong toàn ngành giáo dục Đắk Lắk.

KẾT LUẬN- Thứ nhất, các bài học kinh nghiệm rút ra: - Thứ nhất, các bài học kinh nghiệm rút ra:

Muốn áp dụng phương pháp dạy học bằng SĐTD cho tất cả các đối tượng học sinh từ giỏi, khá, trung bình và yếu kém cần có bước chuyển đổi dần, giúp học sinh biết cách tìm những nội dung cô đọng, quan trong nhất trong bài học để thiết kế SĐTD.

Đặt ra hệ thống câu hỏi mang tính phân loại, nâng dần độ khó để phát huy khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh, đặc biết với những câu hỏi nâng cao sẽ giúp học sinh khá giỏi tránh rơi vào tình trạng nhàm chán.

Cách thức tổ chức hoạt động nhóm cố định giúp các em trao đổi thông tin, chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên trình bày hay thiết kế SĐTD trên bảng.

Việc tổ chức cho học sinh đứng trình bày nội dung chính của bài học trước tập thể, giúp các em tự tin hơn và biết cách hùng biện một vấn đề. Viêc góp ý, nhận xét của các học sinh trong lớp đối với học sinh được lên báo cáo cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh và xử lý một vấn đề, bên cạnh đó học sinh còn có cơ hội đưa ra ý kiến của mình và bảo vệ ý kiến đó trước tập thể.

Học sinh cũng được rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo và ligic, được rèn luyện kỹ năng vẽ hình và phối màu, nâng cao nhận thức thẩm mỹ cho các em thông qua việc thiết kế SĐTD.

Giáo viên sẽ giảm được thời gian diễn giảng để tập trung vào việc tổ chức tiết học, hỗ trợ, nhận xét và bổ sung kiến thức cho học sinh, qua đó nâng cao khả năng tự học cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn của mình.

Tiết học trở thành buổi thảo luận và thể hiện ý tưởng của mỗi cá nhân, bài học và giáo viên trở nên thân thiện, gần gũi với học sinh hơn, thu hút người học vào bài mới. Học

sinh chủ động tìm tòi kiến thức mới và thể hiện những hiểu biết và kỹ năng mà mình tích lũy được, điều này sẽ giúp học sinh tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trong các buổi học, giúp các em có ý thức luôn mong muốn hoàn thiện bản thân và tích lũy thêm kiến thức. Việc cho điểm và đánh giá các cá nhân sẽ trực tiếp được giáo viên thông báo trước lớp, giáo viên dễ dàng đánh giá một cách khách quan chất lượng học tập của học sinh, không có sự thiên vị hay mang tính chủ quan.

Một phần của tài liệu SKKN Kinh nghiệm phối hợp sơ đồ tư duy với hoạt động nhóm (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w