Ảnh hưỏng của các peptid:

Một phần của tài liệu Cải tiến công nghệ sản xuất chao ở Việt Nam (Trang 31)

Theo một nghiên cứu của một số trường Đại học ở Trung Quốc và các ôtrung tâm nghiên cứu ở Nhật về hoạt tính của các enzyme chống Oxy hóa và tăng huyết áp của hai sản phẩm sufu (Bắc Kinh, Trung Quốc) và tofuyo (Okinawa, Nhật) - là một sản phấm tương tự như chao; kết quả cho thấy các enzyme chống Oxy hóa và tăng huyết áp trong chao có hoạt tính khá cao. Người ta cho rằng điều này là do trong chao chứa nhiều peptid có khối lượng phân tủ’ khoảng 10 kDa.

Các nhà khoa học cho rằng một số hợp chất có hoạt tính sinh lý khi được tạo thành, hoạt tính của nó sẽ được giữ trong quá trình lên men. Yasuda và các cộng sự đã thí nghiệm, ghi nhận lại những thay đối hóa học trong sản phấm tofuyo, được lên men từ giống nấm Monacus. Theo báo cáo, trong sản phẩm, protein là thành phần thay đổi rõ rệt nhất. Ớ đầu giai đoạn lên men, hàm lượng các loại protein chính trong đậu nành có mặt khá nhiều, nhưng chỉ sau 3 tháng, các protein này đều biến mất ngoại trừ các tiếu phân cơ bản của glycinin. Từ đó, họ kết luận rằng thành phần của tofuyo chính là các tiểu phân này và các peptid có khối lượng phân tử 11-15 kDa.

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cún cho thấy nhiều loại peptid có hoạt tính chống Oxy hóa. Các nhà khoa học đã phân tích cấu trúc của một số peptid chống Oxy hóa từ enzyme Ị3-conglycinin trong đậu nành, và xác định được 5 loại oligopeptid (chứa 6-16 acid amin). Khi phân tích từ các enzyme chống tăng huyết áp Ị3- conglycinin và glycinin, họ xác định được trong đó chứa các 4 loại peptid có 6-7 acid amin.

Từ kết quả này, các nhà khoa học đang nghiên cứu tiếp về cấu trúc của các peptid này, và mối liên quan giữa các peptid với hoạt tính của 2 enzyme trên,

nhưng trong tương lai sẽ phát triên theo hướng ứng dụng chao trở thành một loại thực phẩm chức năng.

Một phần của tài liệu Cải tiến công nghệ sản xuất chao ở Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w