Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước , việc tiếp cậnthông tin nghề nghiệp cũng như các hoạt động tư vấn hướng nghiệp dành cho họcsinh rất được quan tâm, nhu cầu cầ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nguyễn Thúy Hằng
NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
CỦA HỌC SINH LỚP 9 THCS QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tâm Lý học
Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS DƯƠNG HẢI HƯNG
HÀ NỘI, năm 2014
Trang 2Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn
TS Dương Hải Hưng đã luôn dành sự quan tâm, động viên tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các cô giáo chủ nhiệm, bí thư đoàn trường, các em học sinh và phụ huynh trường THCS Hanoi Academy, THCS Chu Văn An, THCS Dreamhouse tại Quận Tây Hồ, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin được nói lời cảm ơn tới chị Nguyễn Thị Hằng Phương – giảng viên trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng với sự say mê, trách nhiệm và nghiêm túc nhưng
do khả năng còn nhiều hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các thầy
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIÊP CỦA HỌC SINH LỚP 9 11
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Các nghiên cứu về nhu cầu 11
1.1.2 Những nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh 14
1.2 Khái quát chung về nhu cầu 17
1.2.1 Khái niệm chung về nhu cầu 17
1.2.2 Phân loại nhu cầu 19
1.2.3 Các mức độ của nhu cầu 21
1.2.4 Sự hình thành nhu cầu 23
1.3 Học sinh lớp 9 và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 27
1.3.1 Một số đặc trưng tâm lý của học sinh 9 27
1.3.2 Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường THCS 34
1.3.3 Các tổ chức tham gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS 37
1.3.4 Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THCS 38
Kết luận chương 1 44
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯỚNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.1 Tổ chức nghiên cứu 46
2.1.1 Các giai đoạn triển khai đề tài 46
2.1.2 Triển khai nghiên cứu 46
2.2 Phương pháp nghiên cứu 50
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 50
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 50
Trang 4Kết luận chương 2 52
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 9 QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI 53
3.1 Đặc điểm chọn nghề của học sinh 53
3.1.1 Dự định tương lai 53
3.1.2.Thời điểm lựa chọn nghề của học sinh 55
3.1.3 Ngành nghề lựa chọn của học sinh 55
3.1.4 Những cơ sở học sinh dựa vào khi chọn nghề 56
3.2 Mức độ hiểu biết của học sinh đối với nghề nghiệp 63
3.2.1 Sự hiểu biết của học sinh về nghề định chọn 63
3.2.2 Nhận thức về việc cần thiết chuẩn bị những phẩm chất và kỹ năng chung 65
3.2.3 Nhận thức về việc tìm hiểu những yêu cầu của nghề đối với người lao động của học sinh 66
3.3 Mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh 67
3.3.1 Mức độ ảnh hưởng các nguồn tư vấn về thị trường lao động mà học sinh thường tìm đến 67
3.3.2 Sự ảnh hưởng của các đối tượng đến việc chọn nghề của học sinh 68
3.3.3 Những nội dung cần thiết muốn được tư vấn 72
3.3.4 Mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp theo từng mặt nội dung 73
3.4 Kết quả hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường THCS 75
3.4.1 Mức độ tác động của chương trình tư vấn hướng nghiệp được tích hợp trong các môn học của trường THCS 75
3.4.2 Mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp 76
3.4.3 Mức độ hài lòng về các hoạt động tư vấn 77
3.4.4 Sự cần thiết thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại trường THCS 78
3.5 Các biện pháp tổ chức hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 78
3.5.1 Làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân nhận thức được ý nghĩa của việc hướng nghiệp cho học sinh 78
Trang 53.5.2 Nâng cao hiệu quả của các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh 79
3.5.3 Đổi mới nội dung, phương thức tư cấn hướng nghiệp cho phù hợp với đặc điểm của học sinh 80
3.5.4 Hướng dẫn cho học sinh biết tự đánh giá năng lực, sở trường để có cơ sở quyết định chọn nghề 81
3.5.5 Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề, các cơ sở sản xuất trao đổi về nghề nghiệp với học sinh 82
Kết luận chương 3 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
1 KẾT LUẬN 85
2 KIẾN NGHỊ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2 Biểu đồ 3.1: Dự định tương lai của học sinh lớp 9 53
4 Biểu đồ 3.3: Lý do chọn nghề của học sinh 57
5 Bảng 3.1: Mức độ quan trọng của các lý do ảnh hưởng đến
việc chọn nghề
59
6 Bảng 3.2 : Hiểu biết của học sinh về nghề định chọn 63
7 Biểu đồ 3.4 : Hiểu biết của học sinh về nghề định chọn 64
8 Biểu đồ 3.5: Chuẩn bị phẩm chất, kỹ năng của học sinh 65
9 Biểu đồ 3 6: Tìm hiểu về yêu cầu của nghề đối với người lao
động
67
10 Biểu đồ 3.7: Nguồn tư vấn về thị trường lao động 68
11 Bảng 3.3: Đánh giá về sự ảnh hưởng của các đối tượng đến việc
chọn nghề của học sinh
69
12 Bảng 3.4: Những nội dung cần thiết được tư vấn 72
13 Biểu đồ 3.8: Những nội dung cần thiết được tư vấn 73
14 Bảng 3.5: Mức độ quan trọng của từng nội dung được tư vấn 74
15 Bảng 3.6: Mức độ giải quyết của chương trình tư vấn hướng
nghiệp được tích hợp trong các môn học của trường THCS
75
16 Biểu đồ 3.9: Mức độ hài lòng về các hoạt động tư vấn 76
17 Biểu đồ 3.10: Mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp 77
18 Biểu đồ 3.11: Mức độ giải quyết của chương trình tư vấn
hướng nghiệp được tích hợp trong các môn học của trường
THCS
77
19 Biểu đồ 3.12: Sự cần thiết thành lập phòng tư vấn hướng
nghiệp tại trường THCS
78
Trang 8MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghề nghiệp là phương tiện để đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần củacon người Để thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp, con người cần phải biếtlựa chọn cho mình một nghề phù hợp nhất Đặc biệt, nghề nghiệp càng quan trọngđối với thế hệ trẻ, bởi họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước Nhân tố conngười luôn đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển, vì vậy một xã hội hiện đạirất cần những con người có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng cho sự phát triểncủa đất nước
Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, công nghiệp hóa - hiệnđại hóa hiện nay, chọn được cho mình một công việc ổn định và phù hợp để sinhsống và phát triển là một việc không dễ Trên thực tế, hiện tượng có rất nhiều ngườiphải thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với chuyên môn là khá phổ biến, họthấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề đặt ra, không thấy hứngthú và muốn gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã chọn Điều này đã gây nên sự lãngphí nhân lực rất lớn và phân bố nhân lực không hợp lý
Tư vấn hướng nghiệp được xem là một vấn đề nóng hiện nay, nhất là trongtrường phổ thông Khi được định hướng đúng đắn về nghề, con người sẽ yên tâmvới nghề mình đã lựa chọn, có thái độ chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để cóthể hoạt động tốt lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai Nếu chọn được đúng nghềphù hợp, con người càng có nhiều cơ hội để thành đạt sau này Nói cách khác, tưvấn hướng nghiệp giúp cho thanh thiếu niên chọn nghề một cách có cơ sở, giúp họ cóđược nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo,nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thịtrường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh lãng phí về đào tạo và sửdụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đấtnước
Nhìn tổng quát về công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 hiện naythì vấn đề này còn nhiều nội dung chưa được quan tâm hoặc chưa được thực hiện
Trang 9đến nơi đến chốn Trong chương trình học của của học sinh THCS có 2 tiết/tuần vàkhi gần đến kỳ thi tuyển sinh hàng năm các trường trung cấp chuyên nghiệp mới kếthợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị-xã hội để tổ chức đi tư vấntuyển sinh ở các trường THCS Từ thực trạng đó cho thấy, sau khi học xong THCS
có nhiều học sinh không có nguyện vọng học tiếp lên THPT không được cung cấpnhững thông tin cần thiết để lựa chọn nghề Mặt khác, với sự hiểu biết của các emthì chưa đủ cơ sở để giúp các em học sinh lớp 9 có những quyết định đúng đắntrong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai Sự hiểu biết về nghề nghiệp mà các emchọn cũng như những yêu cầu của nghề và sự đáp ứng yêu cầu của bản thân đối vớinghề còn rất hạn chế Điều này đã làm cho các em có những suy nghĩ sai lệch trongviệc định hướng nghề nghiệp tương lai Chính vì vậy học sinh rất cần được sự địnhhướng đúng, được tư vấn rõ ràng và đầy đủ trong việc hướng nghiệp
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước , việc tiếp cậnthông tin nghề nghiệp cũng như các hoạt động tư vấn hướng nghiệp dành cho họcsinh rất được quan tâm, nhu cầu cần được tư vấn của học sinh là rất cao, các emluôn tìm đến thầy cô, các đoàn thể cũng như các tổ chức khác có liên quan để đượcgiải đáp mọi thắc mắc về nghề nghiệp mà các em sẽ chọn Tuy nhiên, hiện tượnghọc sinh gặp nhiều khó khăn trong việc chọn trường, chọn nghề luôn xảy ra; đa sốcác em đều có mong muốn được lên cấp 3 rồi vào các trường Đại học hoặc Caođẳng để có một nghề nghiệp nhất định.Có những em theo đuổi ngành học của mìnhcho đến khi đi thực tập thì mới phát hiện mình không thích hợp với nghề nghiệp đãchọn; sinh viên ra trường làm việc trái với ngành nghề chuyên môn hoặc không thểxin được việc ngày càng nhiều Tình hình trên có nhiều nguyên nhân khách quan vàchủ quan Trong đó, nhiều học sinh có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhưng nhu cầunày còn phiến diện, học sinh chỉ mới quan tâm chủ yếu đến các nghề có thu nhậpcao, chưa quan tâm tìm hiểu các khía cạnh khác như năng lực, hứng thú cá nhân,những yêu cầu của nghề đối với người lao động, nhu cầu nhân lực Đây là nhữngnội dung thật sự cần thiết nhưng học sinh chưa ý thức được để có nhu cầu tư vấn.Mặt khác, trong thực tế hiện nay, các nhà trường phổ thông chỉ mới dừng lại ở việc
Trang 10cung cấp thông tin tối thiểu về các ngành nghề tuyển sinh của các trường đại học,cao đẳng, mà không hề quan tâm đến những yếu tố có liên quan khác Một sốtrường có tổ chức cho học sinh tham quan các trường đại học, hoặc các xí nghiệp,
cơ sở sản xuất… nhưng hoạt động này không nhiều, và cũng chưa đạt hiệu quả nhưmong muốn Do đó, khi học sinh muốn tìm hiểu thêm các vấn đề khác có liên quanthì hầu như các nhà trường đều không đáp ứng được, chưa giúp các em ý thức được
sự cần thiết và có nhu cầu cần phải được tư vấn khi chọn nghề Xuất phát từ những
lý do nêu trên việc chọn nghiên cứu đề tài “Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học
sinh lớp 9 quận Tây Hồ ” là cần thiết
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng nội dung tư vấn hướng nghiệp, mức độbiểu hiện nhu cầu về những nội dung này ở học sinh lớp 9 nhằm đề xuất một số biệnpháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho các em
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 9
3.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 9 tại các trường THCS Hanoi Academy, THCS Dreamhouse,THCS Chu Văn An
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh lớp 9 là khá cao, biểu hiện rõ ràng.Tuy nhiên, các em chưa xác định được những nội dung cần tư vấn khi chọn nghề,dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức về nghề, trong việc chọn nghề và những hệ lụysau đó Nếu có biện pháp làm thay đổi nhận thức sẽ giúp học sinh hiểu được đầy đủ
sự cần thiết phải được tư vấn, những nội dung và phương thức tư vấn thì công tác tưvấn hướng nghiệp ở trường THCS Sẽ có kết quả tốt hơn
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nhu cầu, nhu cầu tư vấn hướngnghiệp và nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 9
Trang 115.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ nhu cầu tư vấn hướngnghiệp của học sinh lớp 9 quận Tây Hồ, mức độ đáp ứng của nhà trường đối vớinhu cầu này ở các em
5.3 Đề xuất biện pháp tác động nhằm định hướng, phát triển nhu cầu tư vấnhướng nghiệp cho học sinh
6.3 Giới hạn về địa bàn : Số liệu được thu thập trên 325 học sinh tại 3 trường THCS
quận Tây Hồ: Trường Chu Văn An, trường Hanoi Academy, Trường Dreamhouse vàphụ huynh của các em
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1 Quan điểm hoạt động
Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp dựa trên sự phân tích hoạt động sống, họctập của học sinh trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
7.1.2 Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp một cách toàn diện nhiều mặt, trong nhiềumối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác
7.1.3 Quan điểm thực tiễn Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp xuất phát từ yêu
cầu thực tiễn và giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan để khái quát hoá,
hệ thống hóa các vấn đề có liên quan để xác định cơ sở lý luận của đề tài
7.2.2 Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi
Trang 12Sử dụng các phiếu điều tra bao gồm một hệ thống câu hỏi với mục đích làm kháchthể nghiên cứu bộc lộ rõ mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của họcsinh lớp 9 và những nguyên nhân của thực trạng
7.2.3 Phương pháp trò chuyện
Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp nàynhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 18.5 để xử lý số liệu thu được Cách xử lý
số liệu theo phương pháp thống kê toán ứng dụng trong khoa học xã hội
8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
8.1 Chỉ ra được một thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THCSquận Tây Hồ, Hà Nội
8.2 Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệpcủa học sinh THCS sống tại thủ đô Hà Nội Góp phần làm cơ sở cho việc tổ chức hoạtđộng tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIÊP CỦA HỌC
SINH LỚP 9 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về nhu cầu
1.1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa hành vi
J.Watson (1878 – 1958), người khởi xướng ra Tâm lý học hành vi ở Mỹ(1913), cho rằng: “Khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể sẽ tạo ra phảnứng tương ứng đáp lại theo công thức:
S R(Kích thích Phản ứng)Tuy nhiên, Tâm lý học hành vi đã không xét đến yếu tố tâm lý ẩn đằng saumỗi hoạt động, thúc đẩy hoạt động xảy ra Hơn thế nữa, còn không đề cập, chú ýđến tính tích cực, tính chủ thể trong đời sống của mỗi người Cùng một kích thíchnhưng tác động vào mỗi người khác nhau là khác nhau Như thế, chủ nghĩa hành vi
đã bỏ qua yếu tố nhu cầu của mỗi người cụ thể, đánh đồng cơ chế hoạt động củacon người với cơ chế hoạt động của cái máy Con người là một cái máy tạo ra cácphản ứng khi có kích thích tới mình Chính vì vậy họ đã không giải thích đượcnhiều hiện tượng xảy ra trong thực tế
Khắc phục sai lầm của J.Watson, E.Tolman người khởi xướng ra chủ nghĩahành vi mới đã đề cập đến vấn đề mà chủ nghĩa hành vi cổ điển đã bỏ qua, đó là cáitrung gian giữa S và R Năm 1932, Tolman đã đưa ra khái niệm: Những loại hammuốn thứ nhất thúc đẩy những hành động nhằm thoả mãn những nhu cầu bản năngsinh vật để tồn tại của con người như: thức ăn, quần áo, nhà cửa… còn những hamthích thứ hai là những kích thích sinh ra từ hoàn cảnh xã hội bên ngoài như: tính tò
mò, tính bắt chước, lòng tự trọng, liêm sỉ, tính sáng tạo …
Năm 1951 ông đưa ra hệ thống mới của nhu cầu gồm 3 loại:
- Loại 1: Nhu cầu thỏa mãn sự đói khát, tình dục, tránh đau đớn, chết.
Trang 14- Loại 2: Nhu cầu có quan hệ với xã hội bao gồm: tính bầy đàn (ở loài
1.1.1.2 Quan điểm của Tâm lý học Gestal
K.Lewin đã chú ý đến khái niệm nhu cầu Ông đã đưa vào khái niệm một sốđiểm mới mẻ so với cách giải thích sinh vật hoá K.Lewin nhấn mạnh rằng: từ hoạtđộng tâm lý thực tế không nên chỉ nói về các nhu cầu cơ thể mà còn phải nói đếnnhu cầu xã hội nữa Vả lại, bất kì ý đồ nào cũng là một dạng nhu cầu nào đó nó gây
ra một trạng thái căng thẳng thúc đẩy hoạt động nhằm thực hiện ý đồ ấy giải quyết
sự căng thẳng Ông cho rằng trạng thái căng thẳng có ý nghĩa lớn trong hoạt độngtâm lý và nó dẫn đến sự thay đổi hoạt động
1.1.1.3 Quan điểm của Phân tâm học
Đại diện tiêu biểu là S.Freud (1856 – 1939), ông cho rằng, đời sống tâm lý củacon người bao gồm 3 khối (cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi) Trong đó nhu cầu tự nhiên làbản năng tình dục (cái ấy) khi không được thoả mãn bị dồn nén sẽ thăng hoa thànhđộng lực chủ đạo thúc đẩy con người hành động trong nhiều lĩnh vực : lao động,học tập, khoa học, nghệ thuật, kinh tế… theo ông mọi nhu cầu xã hội khác chỉ làbiến thể của nhu cầu tự nhiên, chúng vẫn có cái gốc là nhu cầu tự nhiên, là bản năngtình dục Chỉ có sự thoả mãn các nhu cầu bằng các hình thức khác nhau thì conngười mới lấy lại được nhu cầu cho bản thân và cho sự tồn tại Đặc biệt, nếu biết sửdụng năng lượng tình dục (libido) thì nó sẽ thăng hoa giúp con người trở thành thiêntài tạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật bất hủ, những công trình nghiên cứukhoa học vĩ đại…
A.Adler đã thay nhu cầu tình dục trong quan niệm của Freud bằng ý muốnquyền lực Theo ông, đối lập với hùng mạnh là tình trạng kém giá trị Mối tương
Trang 15quan giữa sự khao khát hùng mạnh và cảm giác kém giá trị quy định tính chấtnhững động cơ nảy sinh khi con người hành động Trong quan niệm của A.Adler vềthực chất phạm trù cơ bản để cắt nghĩa hành vi của con người và động cơ của nócũng vẫn là một lực lượng bản năng như Freud nhưng chỉ có điều là nó mang mộtnét khác.
K.Horney thì cho rằng trong con người có những sức mạnh bẩm sinh, cơ sởcủa chúng nằm trong sự cô đơn từ thời thơ ấu Các sức mạnh này được thể hiệntrong trạng thái tình cảm như: tâm trạng bồn chồn, lo lắng và nỗi khiếp sợ bẩm sinh.Các lực này có ảnh hưởng rất lớn tới động cơ hành vi của con người
Tuy nhiên, các tác giả của trường phái phân tâm học mới đã chú ý nhiều đếncác yếu tố xã hội, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nhưng nếu xem xét cơ bản
nó vẫn là những yêu cầu bẩm sinh có tính tất yếu mà ta không ý thức được Nhưvậy, các tác phẩm của trường phái phân tâm học cũ và mới chỉ khác nhau về hìnhthức biểu hiện còn xét về bản chất thì không có gì thay đổi
1.1.1.4 Quan điểm của tâm lý học macxit
Tâm lý học macxit khẳng định rằng về bản chất, con người là một thực thể xãhội, nghĩa là thông qua hoạt động và giao tiếp thì nhân cách của con người mớiđược hình thành và phát triển Sự hình thành các nhu cầu thúc đẩy hành vi có liênquan đến bản chất xã hội của tâm lý người Kể cả nhu cầu sinh vật của con người(trong đó có bản năng và ham muốn) cũng được xã hội hoá theo mức độ phát triểncủa xã hội loài người
D.N.Unadze đã đề cập đến khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạtđộng sống của sinh vật Theo ông, nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực Với ýnghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng, đề cập đến tất cả mọi cái mà cơ thể sốngcần đến cho sự tồn tại và phát triển của mình
Ông cho rằng : chủ thể hướng vào môi trường bên ngoài nhằm mục đích thoảmãn nhu cầu trước mắt thì một tình trạng nhất định xuất hiện, gây ra ở chủ thể tâmthế nhất định và thông qua tâm thế này hướng dẫn toàn bộ hành vi tiếp theo của nó.Đồng thời với những nhu cầu mang tính bản năng sinh vật (đói, rét, tình dục…) mà
Trang 16ông gọi là những "nhu cầu bậc thấp", thì ở con người còn có những nhu cầu bậc cao
đó là nhu cầu trí tuệ, đạo đức và nhu cầu thẩm mĩ Ông là người đã khám phá raquan điểm mới về nhu cầu và sự liên quan của nó với các dạng khác nhau tronghành vi của con người
A.N.Leonchiev đã đưa ra khái niệm về động cơ và nhu cầu trong cuốn "Hoạtđộng - ý thức - nhân cách" Ông khẳng định: "Nhu cầu luôn luôn có đối tượng củamình", Từ đó ông đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động
Sơ đồ này thể hiện rõ quan niệm của Tâm lý học macxít về nhu cầu Từ sơ đồnày ta thấy, chính hoạt động của con người làm nảy sinh các nhu cầu và cũng từ cácnhu cầu này thúc đẩy con người hoạt động để thỏa mãn nó
1.1.2 Những nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh
Nước Mỹ có phòng tư vấn nghề đầu tiên trên thế giới do Frank Parsons
thành lập vào năm 1908 ở Boston Nhiệm vụ của phòng này là tư vấn cho thanhniên có nhu cầu tìm kiếm công ăn việc làm và giúp cho họ chọn được nhữngnghề phù hợp với năng lực, sở trường của mình
Hiện nay, ở Mỹ đã kết hợp chặt chẽ việc tư vấn nghề với chương trình công
nghệ và dạy nghề, họ cũng đã đưa môn “Hướng dẫn chọn nghề” (Career Guidance) vào giảng dạy trong trường phổ thông Từ bậc trung học đến đại học
đều có các cố vấn tâm lý làm việc trong trường Công việc của họ xuất phát từ nhucầu lựa chọn một nghề phù hợp trong tương lai của học sinh, họ đưa ra lời khuyêncho học sinh nên nộp đơn xin vào học trường đại học nào phù hợp với trình độ
và năng khiếu học sinh Chương trình giáo dục THPT được cấu tạo mềm, gồmchương trình A và B Từ khi vào học lớp 9,người cố vấn đã chỉ cho học sinh nênhọc theo chương trình nào tuỳ theo nhu cầu, nguyện vọng của em đó sau này muốnhọc lên đại học ngành gì hay sau khi học xong phổ thông sẽ đi làm
Nảy sinh
Thúc đẩy
Trang 17Ở Pháp, năm 1948 đã xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” đề cập
đến vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên Để phát triển nhân cách toàn diện chohọc sinh, nhà trường Pháp đặt giáo dục lao động, thủ công và nghề nghiệp bình
đẳng với các loại hình hoạt động khác của nhà trường, đào tạo “tiền nghề nghiệp”
là cơ sở cho việc học tập liên tục về sau và chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộcsống lao động Tháng 3/1991 các nhà tư vấn hướng nghiệp trở thành nhà tư vấnhướng nghiệp - tâm lý Các nhà tư vấn hướng nghiệp - tâm lý được phân vềtrường phổ thông và đại học là công chức nhà nước Cùng với giáo viên và phụhuynh học sinh theo thời điểm mong muốn, các nhà tư vấn hướng nghiệp tổchức thường xuyên, liên tục các kiểm tra hệ thống về sự phát hiện bằng các trắcnghiệm tâm lý, kiến thức để đưa ra các thông tin xác đáng Từ đó cho học sinhnhững lời khuyên nhằm tránh những thiên hướng sai lệch, hướng học sinh vào conđường thành công đúng theo nhu cầu và nguyện vọng của học sinh
Ở Đức quán triệt nguyên tắc hướng nghiệp để chuẩn bị cho học sinh đi vào
trường đào tạo nghề tuỳ theo trình độ học tập của mỗi em Khi học sinh có nhu cầutìm hiểu nghề nghiệp mình muốn học thì giáo viên chủ nhiệm liên hệ với nhiều cơ
sở hướng nghiệp, với những trường dạy nghề để tư vấn cho học sinh
Ở Trung Quốc, để hoạt động hướng nghiệp thực sự có hiệu quả, Chính phủ đã
phải hoàn thiện nghiên cứu của mình về giáo dục đào tạo và đặc biệt là hướngnghiệp, tổ chức các hội thảo quốc tế có sự tham gia của nhiều chuyên gia hướngnghiệp trong và ngoài nước Hội thảo quốc tế về hướng nghiệp đầu tiên được tổchức ở nước này vào năm 1999
Ở Việt Nam, vấn đề tư vấn hướng nghiệp được nhiều tác giả nghiên cứu như
Nguyễn Viết Sự, Hà Thị Đức, Lưu Xuân Mới Các tác giả này đề cập đến vấn đềnội dung tư vấn hướng nghiệp còn nghèo nàn, chưa thu hút và đáp ứng được nhucầu cần tư vấn của học sinh THPT, những người làm công tác tư vấn hướngnghiệp tuy nhận thức được rất rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của công tácnày đối với học sinh nhưng họ lại thiếu thông tin và điều kiện cần thiết để làm tốt.Bên cạnh đó các tác giả cũng nói đến các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn
Trang 18nghề của học sinh và họ cho rằng việc lựa chọn nghề nghiệp phần lớn là do cá
nhân học sinh quyết định (chiếm 46%), ít chịu sự tác động từ gia đình và các giáo
viên
Trong nghiên cứu của tác giả Lê khắc Thìn về vấn đề “Tìm hiểu thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở trường THPT” cũng đã nhấn mạnh đến nguyện vọng chọn nghề của học sinh Do
nước ta mở cửa phát triển kinh tế nhiều thành phần, hợp tác kinh tế với nhiềunước trên thế giới, vì vậy các em có xu thế hướng vào các trường thuộc lĩnhvực kinh tế, công nghệ tiên tiến Như vậy, sự định hướng của học sinh vào cáctrường cũng phát triển theo xu thế phát triển của xã hội Tuy nhiên, có nhiều emchọn nghề theo rung cảm từ nhỏ, từ mẫu người lý tưởng, có em chọn nghề theo sựvui thích của cá nhân, theo yêu cầu của cha mẹ Do đó có thể có sự không phùhợp giữa sở thích và nguyện vọng Hầu hết các em đều cho rằng nghề các emthích là phù hợp sở thích và khả năng của bản thân, hoặc yêu thích nghề vì phùhợp với nguyện vọng được xã hội coi trọng Có 7.38% học sinh cho biết là chưahiểu rõ về nghề nên không biết thích cái gì Bên cạnh đó, sự hiểu biết của họcsinh về nghề định chọn là rất ít, chưa sâu sắc, không rõ ràng, cụ thể Những
nguồn thông tin quan trọng nhất (cha mẹ, thầy cô, các phương tiện thông tin đại chúng) để giúp cho các em có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp thì chưa phát
huy hết tác dụng Vì vậy, biểu tượng về nghề nghiệp mà học sinh định chọnkhông rõ ràng, phiến diện cũng là điều dễ hiểu
Tác giả Nguyễn Ngọc Minh trong công trình nghiên cứu “Nhận thức của giáo viên về tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường THPT” đã nêu lên được thực
trạng tư vấn hướng nghiệp hiện nay trong nhà trường THPT là hầu hết các trườngTHPT đều đặc cách các giáo viên kiêm nhiệm thêm công tác này, cho nên quátrình chuẩn bị thông tin, kiến thức cho công tác tư vấn hướng nghiệp trong nhàtrường của các giáo viên còn mang tính tự phát, chưa có hệ thống Tác giả cũngnêu lên được thái độ của giáo viên đối với vai trò của tư vấn hướng nghiệp trongnhà trường: đa số các giáo viên đều nhận biết và thông hiểu một cách thấu đáo và
Trang 19sâu sắc tầm quan trọng của công tác này, nhận biết được sự mong mỏi của họcsinh về một ban chuyên trách tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường để giúp các
em lựa chọn nghề nghiệp, trường thì khi các em ở những năm cuối cấp Gần như100% học sinh đều chọn ý kiến mong muốn trong nhà trường có ban chuyên trách
về tư vấn hướng nghiệp để giúp các em trong việc chọn nghề
Tác giả Phạm Ngọc Anh và Đỗ Thị Hoà với công trình nghiên cứu “Nguyện vọng nghề của học sinh phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng đến nguyện vọng đó” - hầu hết học sinh THPT (89.4%) đều có nguyện vọng học tiếp đại học, chỉ có một phần nhỏ các em là có nguyện vọng học nghề (4.7%) và các yếu tố ảnh hưởng
đến nguyện vọng học nghề chủ yếu phụ thuộc vào phẩm chất tâm lý, sự địnhhướng của các em hoàn toàn mang tính chất chủ quan cảm tính
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên được thực trạng chọnnghề của học sinh THPT, nêu lên được thực trạng tư vấn hướng nghiệp trong nhàtrường THPT hiện nay cùng với nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh ở nămhọc cuối cấp Đồng thời, các công trình nghiên cứu này cũng tổng hợp được ý kiếncủa học sinh với mong muốn trong nhà trường có được ban chuyên trách về tưvấn hướng nghiệp để giúp các em trong việc chọn nghề cho tương lai Tuy nhiên,các tác giả chưa làm rõ những nội dung tư vấn hướng nghiệp, mức độ biểu hiệnnhu cầu tư vấn hướng nghiệp thể hiện trên từng mặt nội dung cần được tư vấn
và các tác giả cũng chưa đề cập đến vấn đề nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của họcsinh lớp 9 Kết quả của các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cho các côngtrình nghiên cứu tiếp theo, và cũng là cơ sở để giúp chúng tôi giải quyết các nhiệm
vụ nghiên cứu do đề tài đặt ra
1.2 Khái quát chung về nhu cầu
1.2.1 Khái niệm chung về nhu cầu
1.2.1.1 Nhu cầu là gì?
Có nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu của nhiều tác giả trong và ngoàinước, nhưng trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả cho rằng các định nghĩasau sát và phù hợp với đề tài nghiên cứu hơn
Trang 20Theo từ điển Tđm lý học “nhu cầu lă một trạng thâi của câ nhđn được tạo
ra do câ nhđn đó thiếu những đối tượng cần cho sự tồn tại vă phât triển vă lă nguồn gốc hoạt động của câ nhđn đó”
Theo A.G.Covaliov, nhu cầu lă sự cần thiết mă con người cảm thấy cần phảithoả mên của những điều kiện nhất định của cuộc sống vă sự phât triển
Theo tâc giả Nguyễn Quang Uẩn, khâi niệm nhu cầu được phât biểu như
sau “Nhu cầu lă sự đòi hỏi tất yếu mă con người thấy cần được thoả mên để tồn tại vă phât triển”.
Trong đề tăi năy, chúng tôi chọn định nghĩa sau về nhu cầu lăm cơ sở cho
việc nghiín cứu “Nhu cầu lă sự đòi hỏi tất yếu mă con người thấy cần được thoả mên để tồn tại vă phât triển”.
1.2.1.2 Đặc điểm của nhu cầu
Nhu cầu của con người có câc đặc điểm cơ bản sau:
- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng Khi năo nhu cầu gặp đối tượng cókhả năng đâp ứng sự thoả mên thì lúc đó nhu cầu trở thănh động cơ thúcđẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng
- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện vă phương thức thỏa mên nóquy định Tuỳ theo phương thức thỏa mên năo nó có thể phât triển línhoặc thoâi hoâ đi hoặc thậm chí biến mất đi Bề rộng của nhu cầu phụthuộc văo mức độ phât triển của con người vă những điều kiện vật chấtcủa cuộc sống
- Nhu cầu có tính chu kỳ, có nghĩa lă nhu cầu được nảy sinh trong điềukiện nó được lặp đi lặp lại một câch có hệ thống, do đó sẽ hình thănhthói quen sử dụng một phương tiện vă phương thức nhất định để thoảmên nhu cầu
- Con người điều chỉnh câc nhu cầu của mình một câch có ý thức, vì vậy nhucầu của con người khâc xa về chất so với nhu cầu của con vật Khi điều chỉnhcâc nhu cầu của mình, con người không chỉ xem xĩt câc điều kiện bín ngoăi,mằn xem xĩt câc chuẩn mực hănh vi trong xê hội Vă sự điều chỉnh năy phụ
Trang 21thuộc vào cấu trúc tâm lý trọn vẹn của nhân cách, vào sự được giáo dục củanhân cách.
- Nhu cầu của con người rất đa dạng so với nhu cầu của con vật (nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể, nhu cầu tinh thần gồm có nhu cầu nhận thức, nhu cầu lao động, nhu cầu thẩm mỹ…)
1.2.2 Phân loại nhu cầu
Có rất nhiều cách phân loại nhu cầu theo các tiêu chí khác nhau:
- Nếu căn cứ vào tính chất và nguồn gốc phát sinh của nhu cầu, người taphân ra làm hai loại: nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội
Nhu cầu tự nhiên là những nhu cầu bẩm sinh, di truyền như nhu cầu ăn
uống, an toàn, hít thở, tình dục, sinh sản…
Nhu cầu xã hội là những nhu cầu tập nhiễm Trong quá trình sống và hoạt
động của con người làm nảy sinh ra các nhu cầu mới: Nhu cầu học tập,nhu cầu lao động, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu làm thêm (nhu cầu có côngviệc trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường)
- Nếu căn cứ vào mức độ của nhu cầu thì có hai loại: Nhu cầu bậc thấp vànhu cầu bậc cao
Nhu cầu bậc thấp là nhu cầu có mức độ thoả mãn thấp Ví dụ được ăn no,
mặc ấm…
Nhu cầu bậc cao thì sự đòi hỏi đối tượng và phương thức thỏa mãn rất
cao: ăn phải ngon, mặc không chỉ ấm mà phải đẹp, được người khác tôntrọng, được thừa nhận…
Rõ ràng, nhu cầu bậc cao mang ý nghĩa xã hội nhiều hơn mang tính cá thể Cónhững nhu cầu tự nhiên nhưng đã được xã hội hoá ở nước đó nhất định trở nên vănminh, văn hoá như: văn hoá ẩm thực, chế biến, bày biện, thức ăn, thiết kế thời trang,trang trí mỹ thuật, phong tục gả vợ, dựng chồng…
Nếu căn cứ theo đối tượng thỏa mãn nhu cầu thì phân ra làm hai loại: Nhu cầuvật chất và nhu cầu tinh thần Tuy nhiên rất khó phân biệt đối tượng của nhu cầu
Trang 22Sự phân chia đó chỉ mang tính chất tương đối, trong nghiên cứu và trong thực tế thìchúng hoà quyện vào nhau và rất khó phân tách ra một cách rõ ràng.
Một trong những lý thuyết nhu cầu được nhắc đến nhiều nhất là lý thuyết phâncấp nhu cầu của nhà Tâm lý học Abraham Maslow Ông đã nhìn nhận các nhu cầucủa con người theo hình thái phân cấp, sắp xếp theo một thứ tự tăng dần từ nhu cầuthấp nhất đến nhu cầu cao nhất và ông kết luận rằng nếu một nhu cầu được thỏamãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa Những nhu cầu cơ bảncủa con người do Maslow xác định theo thứ tự tăng dần về tầm quan trọng
Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con ngườinhư nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục Ông quan niệmrằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trìcuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy con người
Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: Đây là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm
về thân thể, thiếu thức ăn, sự đe doạ mất việc làm, tài sản hoặc nhà ở…
Những nhu cầu về liên kết và chấp nhận: Do con người là thành viên của xã
hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận
Nhu cầu về sự tôn trọng: Theo Maslow, một khi con người bắt đầu thỏa mãn
nhu cầu của họ, được họ chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tựtrọng và muốn được người khác tôn trọng Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãnnhư quyền lực, uy tín, địa vĩ xã hội và lòng tự tin…
Nhu cầu tự thân vận động: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách
phân cấp về nhu cầu của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năngcủa một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó
1 Nhu cầu về sinh lý
2 Nhu cầu về an ninh hoặc an toàn
3 Nhu cầu liên kết và chấp nhận
4 Nhu cầu về sự tôn trọng
5 Nhu cầu tự thân vận động
5 4 3 2 1
Trang 23David Mecelland lại chỉ bàn tới những nhu cầu cơ bản của con người Ông xácđịnh có hai loại nhu cầu thúc đẩy cơ bản:
Nhu cầu về quyền lực: Mecelland và các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra
rằng: những người có nhu cầu cao về quyền lực sẽ quan tâm nhiều tới việc tạo sựảnh hưởng và kiểm tra Những người này nói chung là theo đuổi địa vị lãnh đạo, họthường là những người vui chuyện, tuy có hay tranh luận nhưng họ là những người
có khả năng thuyết phục, nói thẳng, thiết thực và hay đòi hỏi ở người khác, họ thíchkhuyên bảo, dạy dỗ và nói chuyện trước công chúng
Nhu cầu liên kết: Những người có nhu cầu cao về liên kết thường tìm thấy
niềm vui khi được yêu mến và muốn tránh những tổn thương khi bị tách rời khỏimột nhóm xã hội Họ thích được liên quan tới xã hội với tư cách cá nhân, họ thườngduy trì các mối quan hệ dễ chịu, muốn có tình cảm thân thiết và thông cảm sâu sắc,sẵn sàng an ủi vì và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, họ cũng muốn cóquan hệ qua lại thân mật với người khác
Tóm lại, có rất nhiều cách phân loại nhu cầu dựa theo những tiêu chí khác
nhau Mỗi cách phân loại có cái hợp lý riêng Nhưng sự phân loại cũng chỉ mangtính chất tương đối vì các nhu cầu trên thực tế có liên quan mật thiết với nhau
1.2.3 Các mức độ của nhu cầu
Nhu cầu có thể tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau Theo X.L Rubinstêin "…trên con đường chiếm lĩnh đối tượng luôn luôn có sự tham gia của ý thức ở nhữngmức độ khác nhau" Chính ý thức đã giúp cho nhu cầu ở con người khác hẳn vớinhu cầu ở con vật Do vậy việc xem xét các mức độ khác nhau của nhu cầu sẽ thấy
rõ nhu cầu với tư cách là hoạt động tâm lý thì còn mức độ ý thức của nhu cầu sẽ xácđịnh những dạng cụ thể của nhu cầu
Giai đoạn đầu tiên, mức độ thấp nhất của nhu cầu là ý hướng Mặc dù trong
giai đoạn này, nhu cầu được phản ánh trong ý thức còn mù mờ, chưa rõ ràng.Nhưng chính những tính chất của ý hướng cũng chứng minh được những phẩm chấtđặc biệt của nó khác hẳn với nhu cầu ở động vật Bởi vì, ý hướng của con người,không thể tách rời khỏi thế giới trọn vẹn của nhân cách Ý hướng không tách rời
Trang 24cuộc sống của con người với tư cách là một thực thể xã hội Ý hướng được xem làbước đầu tiên xuất hiện nhu cầu khi mà nhu cầu chưa ý thức được đối tượng đượcthoả mãn Có nghĩa là, trong mức độ này của nhu cầu, chủ thể chưa ý thức về đốitượng thỏa mãn nhu cầu (cũng như chưa phản ánh được phương thức, phương tiệnthỏa mãn nhu cầu đó) Khi đối tượng thỏa mãn nhu cầu được chủ thể ý thức thì bảnthân nhu cầu đó chuyển sang một giai đoạn mới, mức độ mới, đó là ý muốn.
Ý muốn là giai đoạn thứ hai của nhu cầu khi mà chủ thể đã nhận ra được đối
tượng cũng như mục đích của hoạt động thoả mãn nhu cầu Tuy nhiên, ở mức độnày chủ thể vẫn chưa tìm ra được phương pháp, phương tiện thoả mãn nhu cầu Lúcnày, ý muốn có liên quan đến hoạt động rộng lớn (tính ước mơ, tính cảm xúc…) Mộtkhi xuất hiện ý muốn như thế sẽ xuất hiện khuynh hướng mới cho phép chủ thể đi tìmcon đường và phương tiện để thực hiện ý muốn này Như vậy, khi mà chủ thể đã xácđịnh được đối tượng, tìm thấy được ý nghĩa của những hoạt động của mình sẽ tạo nêntính tích cực bên trong của chủ thể, thúc đẩy quá trình tìm kiếm phương thức để thoảmãn nhu cầu của mình Cho đến khi các con đường và phương tiện đã được tìm thấythì ý muốn biểu hiện dưới dạng một khuynh hướng đã được nhận rõ hoàn toàn Theomức độ nhận thức ấy, ý muốn sẽ chuyển sang một giai đoạn mới là ý định
Ý định là giai đoạn cao của ý thức trong nhu cầu của con người, nghĩa là bản
thân chủ thể đã nhận thức rõ cả về mục đích và phương tiện thực hiện mục đích củahành động Chủ thể có khả năng nhận thức rõ sự sẵn sàng hành động theo mộtphương hướng xác định, đồng thời chủ thể cũng có khả năng nhận thức về nhữngkết quả (và hậu quả do những hành động của mình mang lại) Ý định tự thân nókhông chỉ là mục đích mà còn là hành động, hành động dẫn tới mục đích
Nếu căn cứ vào tính tích cực, nhu cầu biểu hiện ở ba mức độ, mỗi mức độ có
sự tác động đến con người một cách khác nhau
Lòng mong muốn là mức thấp nhất, là nhu cầu có cường độ rất yếu ớt, chưa đủ
sức mạnh để thúc đẩy con người hoạt động, hoặc có thì cũng rất mờ nhạt, dễ bỏcuộc nửa chừng Nếu đó là những mong muốn đúng đắn thì chúng ta cần khơi gợi,khuyến khích để nó nâng cao, trở nên mạnh hơn, rõ hơn Nếu là những nhu cầu
Trang 25không lành mạnh thì cần phải tìm cách ngăn chặn, chuyển hướng nó sang khía cạnhtích cực.
Lòng say mê là mức độ thứ hai với cường độ khá mãnh liệt của nhu cầu Nó có
sức mạnh lớn lao thúc đẩy con người hoạt động tích cực, hăng hái, nhiệt tình Lúcnày, nhu cầu đã chuyển hoá thành tình cảm khá mãnh liệt, khiến cá nhân yêu thích,say sưa với đối tượng của nhu cầu Tuy vậy, ở mức độ này, hoạt động vẫn còn chịu
sự chỉ huy sáng suốt của tư duy và lý trí vẫn kiểm soát được tình cảm Nếu là nhucầu chân chính, ta nên khuyến khích, giúp đỡ để nhu cầu ấy thỏa mãn và phát triểncao hơn Ngược lại, với nhu cầu sai trái thì ta cần điều chỉnh, ngăn chặn
Đam mê là nhu cầu ở mức độ rất cao, vượt ngưỡng gắn bó với đối tượng tới
mức không thể thiếu, bất chấp ngoại cảnh, thậm chí mất đi sự soi sáng của lý trí
1.2.4 Sự hình thành nhu cầu
Phạm vi của các nhu cầu, chiều rộng và trình độ chất lượng của chúng đượcquy định bởi tính chất và nội dung lao động, bởi các điều kiện văn hoá, điều kiệnsinh hoạt, phạm vi giao tiếp xã hội, Do vậy, trong xã hội, mỗi một cá nhân đều phải
có sự tự rèn luyện, sự ý thức và tự ý thức để đảm bảo cho các nhu cầu của bản thânphù hợp với lợi ích mà xã hội đặt ra
Sự hình thành nhu cầu là một quá trình gồm ba mặt: sự tác động của các điềukiện khách quan, quá trình ý thức và tự ý thức Nói một cách khác: sự hình thànhnhu cầu của con người chịu sự tác động của hàng loạt các yếu tố khác nhau, đượcphân thành hai nhóm chính: nhóm những yếu tố khách quan và nhóm những yếu tốchủ quan thuộc về cá nhân
Nhóm những yếu tố khách quan bao gồm những yếu tố về điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội, yếu tố về môi trường sống và điều kiện sống đối với các cá nhân,yếu tố về nội dung và chất lượng hoạt động… Sự phát triển kinh tế - xã hội có mộtvai trò quan trọng khá lớn trong sự hình thành nên hệ thống các nhu cầu của conngười Việc hình thành các nhu cầu mới khiến cho chức năng xã hội được mở rộng,vai trò mỗi một thành viên trong xã hội đối với việc tạo ra của cải vật chất và tinhthần, đối với việc hoàn thiện các quan hệ qua lại trong các hoạt động lao động sản
Trang 26xuất xã hội và đối với việc giáo dục các thế hệ trẻ đều được tăng cường Không thể
có sự phát triển hài hoà các nhu cầu của con người nếu không hình thành đượcnhững nhu cầu và lợi ích cao hơn, phù hợp với trình độ phát triển mới của nhu cầu
xã hội Vì thế, để có thể thỏa mãn được nhu cầu của bản thân mình, cá nhân phải có
sự lựa chọn phương thức, cách thức hành động, hoạt động một cách đúng đắn, chínhxác và phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu
Nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân: bao gồm những yếu tố thuộc về nghềnghiệp, mối quan hệ xã hội, vị trí xã hội,… Một số kết quả nghiên cứu xã hội họccho thấy, trình độ nghề nghiệp của người lao động càng thấp (không kể là người laođộng chân tay hay trí óc) thì sự quan tâm đến hoạt động nghề nghiệp càng ít và cáckích thích vật chất đối với lao động ở họ càng có ý nghĩa Do vậy, việc phát huytính sáng tạo trong lao động, trong chính lĩnh vực hoạt động của con người chophép hiện thực và phát triển đa dạng và phong phú các nhu cầu Điều này ảnhhưởng rất nhiều đến việc hoàn thiện hệ thống các nhu cầu ở mỗi một cá nhân
Nhu cầu trong xu hướng nhân cách con người là cả một hệ thống hoàn chỉnh
Do vậy, việc thỏa mãn nhu cầu cũng mang tính tổng hợp, tính hệ thống C.Mác vàPh.Ănghen đã nói rằng: "Nói chung sẽ là vô nghĩa nếu giả định rằng có thể thỏamãn một ham muốn nào đó tách rời khỏi toàn bộ những cái khác, rằng có thể thỏamãn nó mà không đồng thời thỏa mãn bản thân như là một cá thể sống hoàn chỉnh"[ 31, tr 114]
Hệ thống nhu cầu không phải là một tổng số đơn giản các yếu tố cấu thành nên
nó Mà một trong những thuộc tính của hệ thống nhu cầu là ở chỗ, nó tác động tíchcực vào các bộ phận cấu thành hệ thống, biến đổi chúng cho phù hợp với bản chấtbên trong của hệ thống Chẳng hạn, nhu cầu mới không chỉ đơn giản tham gia vào
hệ thống nhu cầu cũ, mà nó được biến đổi cho phù hợp với các đặc điểm và lôgícphát triển nội tại của nhu cầu cũ Ngược lại, nhu cầu mới xuất hiện lại tác động trởlại đến cơ cấu và nội dung của nhu cầu cũ, tạo nên một sự biến đổi nào đó trong hệthống nhu cầu cũ Như vậy, một phần nhu cầu trước đó của cá nhân có thể bị thaythế bằng nhu cầu mới, nhưng không phải tất cả những nhu cầu mới được cấu trúc
Trang 27của hệ thống nhu cầu cũ tiếp nhận Việc hình thành nhu cầu như là một hệ thốnghoàn chỉnh cần phải tính đến sự đa dạng của các mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhaugiữa các yếu tố khác nhau của hệ thống; đồng thời cũng phải dự đoán được tính chấtcủa sự thay đổi sẽ diễn ra trong hệ thống do xuất hiện nhu cầu mới.
Mức độ tác động của nhu cầu mới xuất hiện đối với cấu trúc của các nhu cầu
cũ là không giống nhau và sự tác động này lại do chính cấu trúc của các nhu cầuquyết định Sự nảy sinh và phát triển nhu cầu mới đưa đến việc thay đổi tương ứngtrong nội dung và hình thức hoạt động của nhân cách phù hợp với những điều kiện xãhội - lịch sử cụ thể, có tính đến các đặc điểm lứa tuổi, giới tính và các đặc điểm kháccủa cá nhân đó Đến lượt mình, tính chất và mức độ của nhu cầu mới này lại phụthuộc vào toàn bộ các nhu cầu khác Điều này xác định nhu cầu của con người đượcđặt ra là cao hay thấp, hợp lý hay không hợp lý, có thể đạt được hay không đạt được
Sự ý thức và tự ý thức cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thànhnên hệ thống nhu cầu của con người Ý thức là năng lực hiểu được các hiểu biết vềthực tại khách quan Hơn thế nữa, khi ý thức xuất hiện như năng lực hiểu đượcchính mình thì khi đó con người có sự tự ý thức về bản thân Như vậy, trong sự hìnhthành nên hệ thống nhu cầu của con người, toàn bộ cấu trúc của ý thức (nhận thức,xúc cảm và hành động ý chí) đều tham gia và đóng một vai trò hết sức quan trọngđối với việc hình thành và xác định xu hướng nhân cách của người đó Nhận thức làmột trong các yếu tố cấu thành nên ý thức của con người và giúp con người kiến tạonên hệ thống nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào trình độ pháttriển, trình độ hiểu biết của cá nhân đó về hiện thực khách quan Đó là quá trình màcon người hướng vào để tìm hiểu các quy luật vận động của thế giới vật chất, khámphá, lĩnh vực những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về bản chất các mối quan hệ củacon người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình; từ đó có thể "làm chủ" được
tự nhiên, xã hội và làm chủ bản thân Trong quá trình hoạt động, con người phảinhận thức và phản ánh hiện thực khách quan xung quanh mình và hiện thực củabản thân mình Kết quả hoạt động thực tiễn của con người ở mức độ nào là tuỳthuộc vào trình độ nhận thức
Trang 28Ở con người, có hai loại hoạt động nhận thức: hoạt động nhận thức khoa họccủa các nhà khoa học trong việc tìm tòi, sáng tạo ra cái mới cho nhân loại, và hoạtđộng nhận thức của học sinh, sinh viên nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm văn hoá -lịch sử của loài người Tuy nhiên, dù là loại hoạt động nào thì chúng cũng đều phải
tuân thủ theo quy luật chung, mà như Lênin đã viết: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư từ duy trừu tượng đến thực tiễn Đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan" [ 8, tr 189].
Như vậy, trong quá trình nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới nhữngmức độ nhận thức khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ phảnánh các thuộc tính bề ngoài, cụ thể, riêng lẻ các sự vật, hiện tượng, một cách trựctiếp đến phản ánh các thuộc tính bên trong, có tính quy luật, trừu tượng và khái quáthàng loạt sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp
Chẳng hạn, khi xem xét việc hình thanh nhu cầu làm thêm của sinh viên,chúng ta thấy rằng: ở một số sinh viên, sự nhận thức về việc làm chỉ dừng ở mức độnhận thức cảm tính Họ thấy hoạt động làm thêm của những sinh viên khác như một
sự tất yếu cần thiết cho những điều kiện sinh hoạt và sự vươn lên về mặt tri thức vàkinh nghiệm sống Cái tất yếu ấy tác động trực tiếp tới họ qua những gì mà họ nhìnthấy, nghe thấy và gây ra sự hứng thú, ham muốn đạt tới cho kịp với bạn bè Tuynhiên, điều đó cũng chỉ dừng lại ở mức độ biết tới mà không thực hiện, hoặc thựchiện một cách máy móc từng công việc cụ thể mà không biết, không hiểu mục đích,
ý nghĩa của công việc mà họ đang làm hoặc dự định sẽ làm
Ở mức độ nhận thức cao hơn - nhận thức lý tính, những quan niệm của sinhviên về vấn đề việc làm thêm có sự thay đổi Họ bắt đầu có sự liên hệ mang tính lợiích giữa việc làm với xu hướng phát triển bản thân, phát triển xã hội, và nhận biếtđược rằng: để tồn tại và phát triển trong tương lai, họ cần phải có sự phấn đấu nỗlực ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học Như vậy, việc làm thêm làmột trong nhiều cách thức được sinh viên sử dụng để thực hiện sự nỗ lực đó
Trong quá trình thực hiện hoạt động làm thêm, sinh viên có thể hiểu được thực
tế khách quan của vấn đề mà họ quan tâm; đồng thời, họ cũng có thể thấy được ý
Trang 29nghĩa của hoạt động lao động đối với sự hình thành, phát triển, phát triển của xã hội,đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách ở mỗi một con người Lao động luôn
là điều mà bất kỳ ai cũng phải trải qua
Như thế, có thể thấy nhận thức có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạtđộng chiếm lĩnh đối tượng nhằm thoả mãn mục đích đề ra trong hoạt động sống củamột cá nhân Nó chi phối sự thực hiện hoá hành động trong mỗi con người Đối vớisinh viên, việc hiểu được cái hay, cái dở trong việc làm thêm của chính mình là quátrình chiếm lĩnh đối tượng nhằm thỏa mãn các mục đích khác nhau, những nhu cầukhác nhau
Quá trình hình thành các nhu cầu của con người bao gồm cả sự hình thành cácnhu cầu tinh thần như là một thành phần quan trọng bậc nhất của các quá trình đó.Mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong quá trình hoạt động sống cũng đóngmột vai trò quan trọng đối với việc hình thành các nhu cầu Đồng thời việc hìnhthành ở cá nhân những nhu cầu có liên quan đến mục tiêu và nhiệm vụ xã hội cũngkhiến cho nhân cách của con người đó phát triển Không thể có nền sản xuất xã hộihoàn thiện nếu không tính đến năng lực cá nhân của người lao động cũng như sựphát triển hơn nữa các năng lực ấy Đến lượt mình, chính sự hoàn thiện của nền sảnxuất xã hội lại có ảnh hưởng thuận lợi đến quá trình bảo đảm cho nhân cách nóichung và nhu cầu của họ nói riêng
Như vậy, sự hình thành nhu cầu trong quá trình hoạt động sống của con ngườiđược thực hiện dựa trên những tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan ởmỗi một cá nhân và vì thế trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, nhu cầu củangười này là khác so với những người khác Điều này cần được lưu ý trong quátrình giáo dục nhân cách cá nhân ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội
1.3 Học sinh lớp 9 và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9
1.3.1 Một số đặc trưng tâm lý của học sinh 9
1.3.1.1 Học sinh lớp 9
Lứa tuổi học sinh lớp 9 bao gồm các em 15, 16 tuổi Đó là những em đangtheo học lớp cuối cùng của trường THCS Lứa tuổi này còn được gọi là tuổi thiếu
Trang 30niên và có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em Vị trí đặc biệt nàyđược phản ánh bằng những tên gọi khác nhau của nó như: “thời kỳ quá độ”, “tuổikhó bảo”, “tuổi khủng hoảng”…Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quantrọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em Đây là thời kỳ chuyểntiếp từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành.
Nội dung cơ bản của sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh lớp 9 so với các em ở lứatuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối về tất cả các mặt như thểchất, trí tuệ, tình cảm và giao tiếp xã hội Chúng diễn ra trong một thời gian tươngđối ngắn, bất ngờ và báo hiệu sự phát triển mang tính nhảy vọt
1.3.1.2 Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh lớp 9
Những phát triển về thể chất là điều kiện cho sự phát triển tâm lý Trong sựphát triển chung của cơ thể học sinh lớp 9 thì tốc độ phát triển nhanh, mạnh mẽ,quyết liệt nhưng không cân đối Có những yếu tố mới xuất hiện mà những lứa tuổitrước chưa có (ví dụ sự dậy thì)
Ở lứa tuổi lớp 9, thân thể các em lớn lên trông thấy vì có sự phát triển đột ngột
về chiều cao Trung bình một năm các em cao lên được 5cm
Sự phát triển của hệ xương mà chủ yếu là sự phát triển các xương chân rấtnhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm Vì thế các em khôngmập béo mà cao gầy thiếu cân đối Các em có vẻ lóng ngóng vụng về, không khéokhi làm việc, thiếu tập trung, hay làm đổ vỡ Điều đó gây cho các em một biểu hiệntâm lý khó chịu Các em ý thức được sự lóng ngóng vụng về của mình và cố chedấu nó bằng điệu bộ không tự nhiên, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác khôngchú ý đến bề ngoài của mình Chỉ một sự mỉa mai, chế giễu nhẹ nhàng về hình thể,
tư thế đi đứng đều gây cho các em những phản ứng mạnh mẽ
Sự phát triển hệ cơ của học sinh lớp 9 diễn ra theo hai kiểu khác nhau đặctrưng cho hai giới Nam giới thì cao nhanh, vai rộng, các cơ vai, bắp chân, tay pháttriển mạnh tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của người đàn ông Nữ giới phát triển các
cơ tròn dần, xương chậu rộng, ngực nở tạo nên sự mềm mại, duyên dáng của các emsau này Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng diễn ra mạnh mẽ và không cân
Trang 31đối Thể tích của tim tăng rất nhanh nhưng đường kính của các mạch máu lại pháttriển chậm hơn dẫn đến sự rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, huyết áp tăng, timđập nhanh, do đó học sinh lớp 9 thường chóng mệt mỏi khi làm việc.
Hệ thần kinh của học sinh lớp 9 đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện Ở tuổinày, hoạt động của hệ thần kinh cấp cao cũng có những đặc điểm riêng biệt đó làquá trình hưng phấn diễn ra mạnh hơn quá trình ức chế Quá trình hưng phấn ở vỏnão mạnh và chiếm ưu thế, còn quá trình ức chế bị suy giảm Do đó nhiều khi các
em không làm chủ được trạng thái xúc cảm của mình, khó kiềm chế những xúcđộng mạnh Vì thế các em dễ xúc động, dễ cáu kỉnh, dễ bực tức, nổi khùng, mấtbình tĩnh Một số khác lại tỏ ra uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, số khác làm nhữnghành vi xấu không đúng bản chất của các em Điều này làm các em rất hay vi phạm
kỷ luật, đặc biệt là kỷ luật nhà trường
Một đặc điểm nữa cần phải chú ý đến ở lứa tuổi này đó là sự dậy thì Hiệntượng dậy thì ở lứa tuổi học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng làhiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của môitrường tự nhiên và môi trường xã hội Sự dậy thì ở các em nữ vào khoảng 13, 14tuổi, ở các em nam muộn hơn là khoảng 15, 16 tuổi Biểu hiện của thời kỳ này là cơquan sinh dục phát triển và xuất hiện những dấu hiệu phụ của giới tính Cụ thể như
ở các em nam thì có sự vỡ giọng, các em nữ có hiện tượng ngực nở, tóc mọc nhiều
và nhanh, các đường cong của cơ thể phát triển Dậy thì là hiện tượng quan trọngnhất của sự phát triển thể chất
Nhìn chung, sự dậy thì và những biến đổi về thể chất ở học sinh lớp 9 có ýnghĩa lớn với sự nảy sinh và phát triển những cấu trúc tâm lý mới và ảnh hưởng rấtlớn đến sự lựa chọn, định hướng tương lai của các em
Đến cuối năm lớp 9, khi giai đoạn dậy thì kết thúc, về mặt thể chất thì các em
đã trưởng thành Tuy nhiên chưa thực sự trưởng thành về cơ thể nói chung và chưatrưởng thành về xã hội Do đó ở tuổi học sinh lớp 9 có sự phát triển không cân đốigiữa sự thể hiện các bản năng tương đối đối với sự trưởng thành về mặt xã hội và
Trang 32tâm lý Đây chính là nguyên nhân gây khó khăn cho sự định hướng và phát triển củahọc sinh lớp 9.
1.3.1.3 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 9
- Sự trưởng thành về mặt thể chất là điều kiện tự nhiên để học sinh lớp 9 cóthể tham gia vào các hoạt động học tập, lao động…ở mức cao hơn
Ở lứa tuổi học sinh lớp 9, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo song hoạt độngnày đã trở nên phức tạp hơn, phong phú hơn và có tính chất khác xa so với hoạtđộng học tập của các lứa tuổi nhỏ hơn Nhưng nội dung học tập, phương pháp học
và áp lực của học sinh lớp 9 hoàn toàn khác Hơn nữa năm học lớp 9 là năm họccuối cấp Chính vì thế, các em học sinh lớp 9 hoặc sẽ cố gắng hơn, tự lập hơn, hoặc
sẽ dễ sinh thái độ bàng quan, “phớt đời” với việc học tập
Sự thay đổi tính chất và các hình thức hoạt động học tập cùng với óc tò mò,ham hiểu biết phát triển đòi hỏi hoạt động trí tuệ của học sinh lớp 9 phát triển caohơn
- Cùng với hoạt động học tập, giao tiếp là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi họcsinh lớp 9 Lứa tuổi này có những thay đổi rất cơ bản trong giao tiếp của các em vớingười lớn và các bạn cùng tuổi Đối với học sinh lớp 9, giao tiếp được nổi lên nhưmột phạm vi riêng, một lĩnh vực độc lập và có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành
và phát triển nhân cách của các em
Cấu thành mới trung tâm và chuyên biệt trong nhân cách của học sinh lớp 9 là
sự nảy sinh ở các em cảm giác về sự trưởng thành – xuất hiện cảm giác “mình đã làngười lớn” Cảm giác này thể hiện ở học sinh lớp 9 cảm thấy mình không còn là trẻcon nhưng chưa trở thành người lớn, các em lại rất sẵn sàng và muốn trở thànhngười lớn Các em muốn độc lập không phụ thuộc vào người lớn ở mức độ nhấtđịnh, muốn được khẳng định mình, không thích sự quan tâm, can thiệp của ngườilớn, không thích có sự kiểm tra, giám sát của người lớn trong học tập cũng nhưtrong các việc khác của cuộc sống Do đó quan hệ của người lớn với học sinh lớp 9theo kiểu ra lệnh bây giờ không được các em chấp nhận Các em muốn được quyềnbình đẳng, được tôn trọng, được hợp tác và được cùng hoạt động với người lớn
Trang 33Khát vọng này nếu không được chấp nhận sẽ dẫn đến khủng hoảng trong tâm lý củacác em Vì thế quan hệ của các em với người lớn xung quanh có những biến đổi cơbản.
Trong gia đình, cha mẹ không còn xem các em là hoàn toàn bé bỏng nữa mà
đã dành cho các em nhiều quyền sống độc lập hơn Mặt khác gia đình cũng đề racho các em những yêu cầu cao hơn…Dần dần trong cuộc sống các em muốn táchkhỏi sự phụ thuộc đối với cha mẹ, các em thường không muốn được hưởng sự chămsóc quá tỉ mỉ của người lớn, các em muốn được cha mẹ tôn trọng hơn là chiềuchuộng
Ở trường, các em giờ đã là đoàn viên, hoặc sắp là “Đoàn viên thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh” Đối với các thầy cô giáo, các em vẫn rất kính trọng nhưngkhông còn “sùng bái”, “thần tượng” như khi còn là các học sinh lớp bé hơn nữa Dotiếp xúc với nhiều thầy, cô giáo với những trình độ, phong cách xử thế khác nhau,các em dễ so sánh, đối chiếu giữa người này với người kia Những gương tốt tronggiáo viên được các em ngưỡng mộ và noi theo, nhưng sự phê phán những nhượcđiểm của giáo viên cũng không phải là trường hợp hiếm của học sinh lớp 9
Gần gũi với những người lớn xung quanh, các em có khuynh hướng học tậpngười lớn về vốn hiểu biết hoặc về cách cư xử Nhưng do kinh nghiệm sống chưa
có nhiều, nhiều em chưa biết tìm mặt tốt trong hành vi của họ để làm mẫu mực nêncác em đã bắt chước cả những mặt xấu như hút thuốc lá, uống rượu, bia, đua đòi cáckiểu ăn mặc “sành điệu”…mà theo các em đó chính là những dấu hiệu, những đặctính của người lớn
Ở tuổi học sinh lớp 9, do có những ngăn cách, mâu thuẫn trong quan hệ vớingười lớn nên các em có xu hướng đến quan hệ bạn bè nhiều hơn Giao tiếp với bạncủa học sinh lớp 9 mang tính chất của một hoạt động độc lập Chính vì vậy mà khigiao tiếp với bạn được coi là một hoạt động chủ đạo của các em, nó có giá trị rất lớnđối với tuổi này vì nhiều khi giá trị của giao tiếp bạn bè được nâng lên hàng đầu màsao nhãng cả việc giao tiếp với người thân trong gia đình (Ví dụ có em sau cả buổi
Trang 34học ở trường, vừa đi học về, ăn cơm là chạy luôn sang nhà bạn chơi khiến bố mẹnhiều khi thắc mắc “không biết bạn nó có gì mà nó cứ “mọc rễ” ở đó”).
Học sinh lớp 9 có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè vì một mặt, các emrất khao khát được giao tiếp và hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọngđược sống tập thể, có những bạn bè thân thiết, tin cậy; mặt khác cũng biểu hiệnnguyện vọng không kém phần quan trọng là được bạn bè thừa nhận và tôn trọngmình Nếu như trong quan hệ của học sinh lớp 9 với người lớn càng không thuậnhòa thì sự giao tiếp với bạn cùng lứa tuổi càng tăng và ảnh hưởng của bạn bè đếncác em càng mạnh mẽ
Tiến tới giao tiếp với bạn bè là các em tự khẳng định mình Đây là nhu cầu cấpbách vì các em muốn có sự độc lập với người lớn Học sinh lớp 9 đang khao kháttìm vị trí trong nhóm bạn, trong tập thể và muốn được sự thừa nhận của bạn bè Các
em muốn giao tiếp với bạn bè để hiểu người khác, để đánh giá được mình, học tậpnhững chuẩn mực xã hội và hoàn thiện nhân cách Trong nhóm bạn các em có điềukiện để hành động độc lập, để đồng cảm với nhau, để chia sẻ, tâm sự, trao đổi, nhậnxét về ý nghĩ, tình cảm tâm tư của mình với những người xung quanh
Đối với học sinh lớp 9, điều quan trọng để kết bạn là những phẩm chất về tìnhbạn “Bộ luật tình bạn” đối với các em bao gồm những chuẩn mực, quan trọng nhất
là sự tôn trọng lẫn nhau, trung thực, chân thành, cởi mở, hiểu biết và sẵn sàng giúp
đỡ lẫn nhau Các em hiểu đã là bạn bè của nhau thì phải cởi mở, hiểu nhau, tế nhị,
vị tha, đồng cảm và giữ bí mật cho nhau Trong tình bạn nhiều lúc các em lại lýtưởng hóa tình bạn Điều này thể hiện ở mong muốn bạn có được những phẩm chất
mà chưa phải là hiện thực của bạn, tình bạn phải “sống chết có nhau”, là “chia ngọt
sẻ bùi” Vì thế đôi khi các em đánh giá bạn chưa thực sự đầy đủ Điều này khôngchỉ là sự tuân thủ một cách nghiêm ngặt “Bộ luật tình bạn”, mà còn là vấn đề ngườinày thâm nhập vào mọi mặt đời sống của người kia, cùng nhau hợp tác hành động.Động cơ giao tiếp với bạn cũng thể hiện mâu thuẫn, mâu thuẫn là các em muốn cómột vị trí có uy tín trong nhóm bạn, một mặt lại có bạn để giao tiếp, tâm tình, trao
Trang 35đổi nên nhiều khi các em kết bạn dựa trên những phẩm chất sở thích, ý muốn chia
sẻ nhiều hơn là kết bạn học hỏi
Tóm lại, sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh lớp 9 là một hoạt động đặc biệt màđối tượng của hoạt động này là người khác – người bạn Nội dung của hoạt độngnày là sự xây dựng những quan hệ qua lại và hành động trong quan hệ đó Nhờ hoạtđộng giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình, đồng thờiqua đó làm phát triển một số kỹ năng như kỹ năng phân tích, so sánh, khái quáthành vi của mình và của bạn làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cáchcủa bạn và của bản thân Đối với tuổi học sinh lớp 9, sự dậy thì đã giúp các em nhậnthức được những đặc điểm giới tính của mình, điều này đã kích thích các em quantâm đến các bạn khác giới
Hứng thú với người bạn cùng học khác giới có một ý nghĩa không nhỏ đối với
sự phát triển nhân cách của các em học sinh lớp 9 Mối tình cảm thân thiện đã độngviên nhau, gợi ý cho nhau, kích thích nhau làm điều tốt, giúp nhau, bảo vệ lẫn nhau.Tuy nhiên, trong quan hệ nam nữ ở tuổi này cũng có thể lệch lạc nếu các em khônggặp những điều kiện thuận lợi, dễ sa đà vào con đường tình ái quá sớm Mặt kháckhái niệm về tình bạn khác giới không đúng mực dễ đi đến chỗ đua đòi, chơi bời, bỏ
bê công việc học tập và những việc khác
- Sự phát triển tự ý thức: Khi bước vào tuổi lớp 9, do sự phát triển về mặtthể chất, do đặc điểm của hoạt động học tập, do sự phát triển của các mối quan hệ
xã hội và do quá trình giao tiếp nên ở các em đã xuất hiện nhu cầu quan tâm đến nộitâm của mình và đến những phẩm chất nhân cách riêng Từ đó nảy sinh nhu cầu tựđánh giá, so sánh mình với người khác Chính các điều trên khiến các em tự xemxét lại mình, muốn tỏ thái độ về bản thân mình và có dự định hoạt động tương ứngvới những thái độ đó nhằm vươn lên làm người lớn Sự tự ý thức của lứa tuổi nàyđược bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình Sau đó là các em nhận thức vềnhững phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình Các em quan tâm đếnbản thân, đặc trưng của sự quan tâm này là quan tâm từ vẻ bề ngoài như quần áo,đầu tóc, phẩm chất ứng xử đến hình thể, dáng vẻ Nếu các em tự nhận thấy mình có
Trang 36một nhược điểm nào đó thì dễ làm các em thấy lo lắng Học sinh lớp 9 cũng quantâm đến những rung cảm mới, chú ý đến khả năng, năng lực để hình thành một hệthống các nguyện vọng, các giá trị hướng tới người lớn Các em muốn thể hiệnmình với những người xung quanh, cố gắng bắt chước người lớn về mọi phươngdiện, đặc biệt muốn khẳng định trước bạn cùng tuổi.
Nhìn chung, sự hình thành tự ý thức là một quá trình diễn ra dần dần ở họcsinh lớp 9 Các em ở lứa tuổi này thường xét mình bằng con mắt của người khác.Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìmhiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn biểu lộ của nhân cách
Tự ý thức có một ý nghĩa lớn lao, nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới,các em không chỉ là khách thể của sự giáo dục mà còn là chủ thể của quá trình tựgiáo dục Trong công tác giáo dục cần tổ chức cuộc sống, hoạt động tập thể phongphú cho các em, qua đó giúp các em tự đánh giá, tự nhận thức về mình và tự giáodục bản thân mình
Tóm lại, đời sống tâm lý của học sinh lớp 9 rất phức tạp, phong phú nhưngchứa đầy mâu thuẫn, biến động Như nhận định của G.Elêna – nhà tâm lý học ngườiHungari: “Cái xứ sở kỳ lạ - đó là xứ sở của tuổi thiếu niên, nó đầy những cái đặcbiệt, thần diệu và kỳ lạ Khí hậu của xứ sở này rất thất thường và kỳ quặc, khi thìnóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng mà không cómột sự chuyển tiếp nào cả…Trong cái xứ sở này không có trẻ em mà cũng chẳng cóngười lớn”
Chính những điều này ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cáchcủa lứa tuổi học sinh lớp 9, đồng thời cũng dễ trở thành nguyên nhân khiến các em
có những băn khoăn, lo lắng, mất tập trung trong học tập cũng như cuộc sống
1.3.2 Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường THCS
1.3.2.1 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường THCS chủ yếu dành cho học sinhcuối cấp, trong đó có học sinh lớp 9 Ở khối 9, học sinh được học 27 tiết hướng
Trang 37nghiệp với 9 chuyên đề cho 9 tháng học Hướng nghiệp là hoạt động tư vấn, thamvấn giúp cho học sinh tìm ra được một ngành nghề phù hợp với năng lực của bảnthân và yêu cầu của xã hội Hoạt động hướng nghiệp giúp cho người học nhận thức
rõ về ngành nghề mình lựa chọn và theo đuổi, từ đó có động lực để cố gắng học tập,phát triển Nói một cách khác, mục đích cuối cùng của hướng nghiệp là giúp họcsinh nhận thức: một người không chỉ phù hợp với một nghề mà phù hợp với mộtnhóm nghề Trong xã hội, thế giới nghề rộng lớn với nhiều loại nghề: chân tay, tríóc; với nhiều loại việc: nhân viên, quản lý, tự do… từ đó có thể tự chọn cho bảnthân một nghề phù hợp để lập thân, lập nghiệp Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
và phân luồng cho học sinh THCS là một hoạt động hết sức cần thiết của chươngtrình giáo dục phổ thông Thế nhưng hoạt động này ở các cơ sở giáo dục đang thiếu
sự quan tâm từ nhà trường và từ các cơ quan, tổ chức ở địa phương Học sinh hầuhết không hiểu hướng nghiệp là gì, hoạt động hướng nghiệp là hoạt động như thếnào? Theo Điều 3 – nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật giáo dục đã nêu: Giáo dục hướng nghiệp là một trong những hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông nhằm “giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã
hội” Với mục tiêu đó, Bộ GD&ĐT đã quy định cụ thể về chương trình giảng dạy
hướng nghiệp ở bậc THCS với 9 chuyên đề cho học sinh lớp 9 Trong đó có chuyên
đề 8 là: “Các hướng đi sau tốt nghiệp THCS” Nội dung chuyên đề này nhằm giúphọc sinh nhận biết được các hướng lựa chọn của bản thân sau tốt nghiệp THCS Cụthể có 4 hướng lựa chọn như sau: + Học tiếp lên THPT + Đi học nghề + Tham gialao động sản xuất tại quê hương + Đi lao động ở nơi khác Với những hướng đi nhưthế thì hầu hết học sinh đều băn khoăn không biết: Lựa chọn nào là lựa chọn phùhợp với mình?
Theo mục tiêu hướng nghiệp đã được bộ GD&ĐT quy định thì việc lựa chọnhướng học, lựa chọn nghề một cách hợp lý đối với bản thân từng học sinh, trongtừng bối cảnh gia đình, kinh tế - xã hội, thị trường lao động là rất quan trọng không
Trang 38chỉ với bản thân học sinh trong việc thỏa mãn về nghề nghiệp mà còn giúp cân bằnglực lượng lao động trong xã hội Từ thực tế đó, đòi hỏi học sinh phải có năng lựchướng nghiệp để lựa chọn phù hợp hướng đi cho bản thân Vậy học sinh cần đạt
được những năng lực hướng nghiệp nào? - Theo tài liệu Quản lí hướng nghiệp ở cấp trung học - VVOB Việt Nam, 2012 thì năng lực hướng nghiệp của học sinh được
biểu hiện ở 3 mức độ sau:
- Học sinh phải nhận thức bản thân và những yếu tố ảnh hưởng đến việcchọn hướng học, chọn nghề của mình;
- Học sinh phải có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, về hệ thống giáo dục
và đào tạo nghề;
- Biết xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
1.3.2.2 Phối hợp giữa trường THCS với trường nghề trên địa bàn
Hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông, giúphọc sinh có những hiểu biết thông thường về nghề nghiệp để có thể định hướng pháttriển, lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xãhội Trên cơ sở đó, học sinh tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể phát triển tronghoạt động nghề nghiệp tương lai Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm thựchiện mục tiêu giáo dục toàn diện; góp phần vào việc phân luồng cho học sinh phổthông cấp trung học, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồnnhân lực xã hội Trong chương trình dạy học cho học sinh THCS thì giáo dụchướng nghiệp là một môn học và có thời lượng 2 tiết/tuần, song song với việc banhành chương trình Bộ Giáo dục cũng rất tích cực quan tâm, ban hành nhiều văn bảnchỉ đạo cụ thể, đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp nhà trường chủ động lựa chọnchương trình giáo dục phù hợp
Mô hình trường THCS liên kết với cơ sở đào tạo nghề trong địa bàn thànhphố: Nhà trường phối hợp với trường nghề tổ chức các buổi tư vấn nghề cho họcsinh và cha mẹ học sinh Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên để những học sinh tốtnghiệp trường nghề có việc làm ổn định, những học sinh sau khi tốt nghiệp trườngnghề vẫn tiếp tục học lên đại học để học sinh và cha mẹ học sinh nhận thấy việc học
Trang 39trường nghề sua khi tốt nghiệp THCS là một định hướng hợp lý nếu điều kiện giađình và lực học của học sinh không cho phép học tiếp lên THPT.
1.3.2.3 Mô hình tham quan hướng nghiệp
Tham quan hướng nghiệp được coi là hoạt động yêu thích nhất của các bạnhọc sinh, vừa được đến tận nơi trực tiếp tìm hiểu, tham quan các cơ sở sản xuất, cáctrường đại học, các tổ chức, công ty với các ngành nghề cụ thể mà các em quanquan vừa được mở mang tầm mắt, kết nối giao lưu với các anh chị cô bác và với cácbạn học sinh trường khác
Trong quá trình học tập, các bạn cũng được nhà trường, thầy cô tổ chức thamquan một số cơ sở quen biết (như là công ty liên kết, cơ sở sản xuất của bạn trongtrường) nhưng các trường chưa tổ chức thành mô hình cụ thể, chưa có kế hoạch đầu
tư cụ thể
Mô hình tham quan hướng nghiệp có lẽ là gần gũi nhất với các bạn học sinhTHCS, giúp cho các bạn có cái nhìn trực diện, sâu sắc hơn với nghề mà mình đangchọn và sẽ chọn Nếu được đầu tư và tổ chức hiệu quả, mô hình tham quan hướngnghiệp sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho các bạn học sinh, cho phụ huynh mà còncho các nền kinh tế đất nước
1.3.3 Các tổ chức tham gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS
Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS không phải là việc của bất kỳ ai, của
tổ chức nào mà là vấn đề cần được cả xã hội quan tâm, cần sự tham gia của rấtnhiều tổ chức, đó là:
- Văn phòng tư vấn tại trường học: Tiến hành tư vấn cá nhân, tư vấn trực tiếpđối với tất cả các em học sinh có nhu cầu hoặc có thể tư vấn gián tiếp (điện thoại,email, hộp thư) bằng cách cung cấp số điện thoại tư vấn, địa chi email, hộp thưriêng của văn phòng để các em học sinh có thể gửi về đó những câu hỏi mà các emcần tư vấn
- Các trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm dạy nghề, trung tâm tư vấn du học:
Có thể phối hợp với các trường THCS hoặc tự tổ chức tư vấn tuyển sinh cho tất cả
Trang 40các em học sinh vào các ngày nghỉ trong tuần; Tổ chức cho học sinh tham quanthực tế tại đây.
- Các trường THPT, Cao đẳng, Đại học ở nước ngoài: Liên kết với các trườngTHCS trong nước tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa giữa với các trườngtrong nước
- Các trung tâm phát triển công nghiệp, nông nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất:Việc được đến đây giúp các bạn học sinh có một cái nhìn khác về tương lai, đôi khikhông phải đi du học, không phải cứ cố vào một trường đại học, cao đẳng nào đómới thực hiện được ước mơ, dự định của mình Đồng thời mở ra cho các em mộtđịnh hướng nào đó cho tương lai, nếu các em cũng quan tâm, đam mê với cácngành nghề đó
- Các tổ chức, công ty chuyên về một lĩnh vực cụ thể: Ví dụ đài truyền hình,công ty FPT chuyên về công nghệ, trường học, bệnh viện, nếu đưa đến cho các emcái nhìn thực tế cũng như các kinh nghiệm của những người đi trước, chắc chắn các
em học sinh sẽ không còn có cái nhìn mù mờ về ngành nghề mình sẽ chọn, thay vào
đó các em sẽ chắc chắn hơn về dự định của mình
Tuy nhiên thì, các tổ chức trên cần có sự phối hợp lẫn nhau và tiến hành tư vấnđồng bộ cho các bạn học sinh THCS nhằm nâng cao hiệu quả hướng nghiệp, giúpcác bạn học sinh THCS tìm được cho mình con đường đúng đắn trong tương lai
1.3.4 Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THCS
1.3.4.1 Khái niệm nhu cầu tư vấn hướng nghiệp