Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

89 1.3K 11
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------- Nguyễn Thị Thanh Thảo NHU CẦU VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG CÔNG THANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Nghề nghiệp là phương tiện để đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Nghề nghiệp vững vàng sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Để thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp, con người cần phải biết lựa chọn cho mình một nghề phù hợp nhất. Đặc biệt, nghề nghiệp càng quan trọng đối với thế hệ trẻ, bởi họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhân tố con người luôn đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển, vì vậy một xã hội hiện đại rất cần những con người có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng cho sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, để chọn được cho mình một công việc ổn định và phù hợp để sinh sống và phát triển là một việc không dễ. Trên thực tế, hiện tượng có rất nhiều người phải thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với chuyên môn là khá phổ biến, họ thấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề đặt ra, không cảm thấy hứng thú và muốn gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Điều này đã gây nên sự lãng phí nhân lực rất lớn và phân bố nhân lực không hợp lý. vấn hướng nghiệp được xem là một vấn đề nóng hiện nay, nhất là trong trường phổ thông. Khi được định hướng đúng đắn về nghề, con người sẽ yên tâm với nghề mình đã lựa chọn, có thái độ chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để có thể hoạt động tốt lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Nếu chọn được đúng nghề phù hợp, con người càng có nhiều cơ hội để thành đạt sau này. Nói cách khác, vấn hướng nghiệp giúp cho thanh thiếu niên chọn nghề một cách có cơ sở, giúp họ có được nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh lãng phí về đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất nước. Nhìn tổng quát về công tác vấn hướng nghiệp hiện nay thì vấn đề này còn nhiều nội dung chưa được quan tâm hoặc chưa làm đến nơi đến chốn. Thường thì chỉ khi gần đến kỳ thi tuyển sinh hàng năm, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp mới kết hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị-xã hội để tổ chức đi vấn tuyển sinh ở các trường trung học phổ thông (THPT). Điều này chỉ mới cung cấp được một số thông tin cơ bản về trường thi, khối thi, điểm chuẩn, nguyện vọng…, chưa đủ cơ sở để giúp các em học sinh có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Sự hiểu biết về nghề nghiệp mà các em chọn cũng như những yêu cầu của nghề và sự đáp ứng yêu cầu của bản thân đối với nghề còn rất hạn chế. Điều này đã làm cho các em có những suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Chính vì vậy học sinh rất cần được sự định hướng đúng, được vấn rõ ràng và đầy đủ trong việc hướng nghiệp. Kiên Giang cũng nằm trong thực trạng chung đó; là một tỉnh vùng sâu ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, chính vì vậy việc tiếp cận thông tin nghề nghiệp cũng như các hoạt động vấn hướng nghiệp dành cho học sinh rất khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu cần được vấn của học sinh là rất cao, các em luôn tìm đến thầy cô, các đoàn thể cũng như các tổ chức khác có liên quan để được giải đáp mọi thắc mắc về nghề nghiệp mà các em sẽ chọn. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc chọn trường, chọn nghề luôn xảy ra; đa số các em đều có mong muốn được vào các trường Đại học hoặc Cao đẳng để có một nghề nghiệp nhất định. Thế nhưng sự hiểu biết của các em về nghề nghiệp mà các em chọn thì rất mơ hồ và hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và nghề nghiệp của các em sau này. Có những em theo đuổi ngành học của mình cho đến khi đi thực tập thì mới phát hiện mình không thích hợp với nghề nghiệp đã chọn; sinh viên ra trường làm việc trái với ngành nghề chuyên môn hoặc không thể xin được việc ngày càng nhiều. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do các em thiếu các thông tin cần thiết nên chọn nghề chưa phù hợp với thị trường lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Về mặt chủ quan, nhìn chung, đa số học sinhnhu cầu vấn hướng nghiệp, nhưng nhu cầu này còn phiến diện, học sinh chỉ mới quan tâm chủ yếu đến các nghề có thu nhập cao, chưa quan tâm tìm hiểu các khía cạnh khác như năng lực, hứng thú cá nhân, những yêu cầu của nghề đối với người lao động, triển vọng phát triển của nghề ở địa phương và nhu cầu nhân lực . Đây là những nội dung thật sự cần thiết nhưng học sinh chưa ý thức được để có nhu cầu vấn. Mặt khác, trong thực tế hiện nay, các nhà trường phổ thông chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin tối thiểu về các ngành nghề tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, mà không hề quan tâm đến những yếu tố có liên quan khác. Một số trường có tổ chức cho học sinh tham quan các trường đại học, hoặc các xí nghiệp, cơ sở sản xuất… nhưng hoạt động này không nhiều, và cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, khi học sinh muốn tìm hiểu thêm các vấn đề khác có liên quan thì hầu như các nhà trường đều không đáp ứng được, hoặc chưa định hướng được cho học sinh về những nội dung cần được vấn giúp các em ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu cần phải được vấn khi chọn nghề. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nhu cầu vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang ”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nêu lên được nhu cầu về những nội dung vấn hướng nghiệp và mức độ biểu hiện nhu cầu về những nội dung này ở học sinh lớp 12 THPT. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh thấy được sự cần thiết của vấn hướng nghiệp, định hướng, phát triển nhu cầu vấn hướng nghiệphọc sinh khi chọn nghề và thử nghiệm tổ chức các hoạt động vấn hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này của học sinh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT. 3.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 THPT. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Đa số học sinh lớp 12 THPT có nhu cầu vấn hướng nghiệp, nhưng chưa xác định rõ ràng những nội dung cần được vấn khi chọn nghề, dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức về nghề, trong việc chọn nghề và những hệ quả sau đó. Nếu có biện pháp làm thay đổi nhận thức sẽ giúp học sinh hiểu được đầy đủ sự cần thiết phải được vấn, từ đó có nhu cầu vấn hướng nghiệp rõ ràng và đầy đủ khi chọn nghề tương lai. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 5.1 Nghiên cứu lý luận tâm lý học về nhu cầunhu cầu vấn hướng nghiệp, nhu cầu vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12. 5.2 Nghiên cứu thực trạng nhu cầu vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 hiện nay; mức độ đáp ứng đối với nhu cầu này. 5.3 Đề xuất biện pháp tác động nhằm định hướng, phát triển nhu cầu vấn hướng nghiệp cho học sinh; đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động vấn hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này của học sinh. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 6.1 Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. 6.1.1 Quan điểm hoạt động. Nghiên cứu nhu cầu vấn hướng nghiệp dựa trên sự phân tích hoạt động sống, học tập của học sinh trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. 6.1.2 Quan điểm hệ thống - cấu trúc. Nghiên cứu nhu cầu vấn hướng nghiệp một cách toàn diện nhiều mặt, trong nhiều mối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác. 6.1.3 Quan điểm thực tiễn. Nghiên cứu nhu cầu vấn hướng nghiệp xuất phát từ thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn, và giúp giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra. 6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể. 6.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Tham khảo các tài liệu lý luận tâm lý học, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, khái quát hoá, hệ thống hóa các vấn đề có liên quan để hình thành cơ sở lý luận của đề tài. 6.2.2 Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi. Sử dụng các phiếu điều tra bao gồm một hệ thống câu hỏi với mục đích làm khách thể nghiên cứu bộc lộ rõ mức độ biểu hiện nhu cầu vấn hướng nghiệp. Phiếu điều tra nhằm làm sáng tỏ thực trạng nhu cầu vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT và những nguyên nhân của thực trạng. 6.2.3 Phương pháp trò chuyện. Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài. 6.2.4 Phương pháp thực nghiệm: vấn cá nhân; vấn trực tiếp; vấn gián tiếp; tham quan thực tế. 6.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 11.5 để xử lý số liệu thu được. Cách xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán ứng dụng trong giáo dục học và tâm lý học. 7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. 7.1 Giới hạn về đối tượng : Mức độ biểu hiện nhu cầu vấn hướng nghiệphọc sinh. 7.2 Giới hạn về khách thể : Học sinh lớp 12 THPT. 7.3 Giới hạn về địa bàn : Số liệu được thu thập trên 620 học sinh tại 7 trường THPT. Nguyễn Trung Trực, THPT. Huỳnh Mẫn Đạt, THPT. Dân tộc Nội trú, THPT. Nguyễn Hùng Sơn, THPT. Hà Tiên, THPT. Định An huyện Gò Quao, THPT. Châu Thành tỉnh Kiên Giang. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI. 8.1 Đưa ra được một thực trạng nhu cầu vấn hướng nghiệp của học sinh THPT. tỉnh Kiên Giang. 8.2 Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nhu cầu vấn hướng nghiệp của học sinh THPT. sống trong những điều kiện khó khăn ở vùng sâu, vùng xa; học sinh dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long. 8.3 Góp phần làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động vấn hướng nghiệp có hiệu quả. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lược sử nghiên cứu vấn đề. vấn hướng nghiệp đang phát triển khá mạnh trong hệ thống giáo dục đương đại của thế giới hiện nay, không chỉ là ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Anh…. mà ở cả những nước đang phát triển cũng rất quan tâm, trong đó có Việt Nam. Đây được xem như là một công cụ hữu hiệu mang tính chiến lược nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và tạo ra sự phù hợp giữa hoạt động trong nhà trường và thị trường lao động ngoài xã hội để hướng tới việc tăng cường chức năng xã hội của các cơ sở giáo dục trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh phát triển lành mạnh. Đồng thời, vấn hướng nghiệp được coi là điều kiện không thể thiếu cho sự lựa chọn và phát triển đúng đắn nghề nghiệp của thế hệ trẻ. 1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài Hướng nghiệp xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, bắt đầu từ năm 1850 đến 1940, gắn liền với những cá nhân như Francis Galton, Wilheim Wundt, James Cattell, Alfred Binet, Frank Parsons, Robert Yerkes, và E. K. Strong. Cuối những năm 1800, một hệ thống công nghiệp với quy mô lớn ra đời đã làm thay đổi mạnh mẽ môi trường làm việc và điều kiện sống. Khu vực đô thị phát triển, cùng với tốc độ phát triển và tập trung hoá công nghiệp đã thu hút rất nhiều người dân lao động từ các khu vực nông thôn. Để đáp ứng được các yêu cầu của các nhà máy công nghiệp và điều kiện sống khắc nghiệt, chật chội trong những khu nhà ổ chuột, một nhu cầu đổi mới đã xuất hiện, một vài nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến hành vi con người, quan tâm đến các điều kiện sống và làm việc trong xã hội bị thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp. Những điều kiện khách quan trên để phôi thai và cho ra đời một ngành khoa học, ngành tham vấn nghề. [15] Nước Mỹ có phòng vấn nghề đầu tiên trên thế giới do Frank Parsons thành lập vào năm 1908 ở Boston. Nhiệm vụ của phòng này là vấn cho thanh niên có nhu cầu tìm kiếm công ăn việc làm và giúp cho họ chọn được những nghề phù hợp với năng lực, sở trường của mình, nói một cách khác, họ giúp cho học sinh lựa chọn công việc một cách khôn ngoan, và thực hiện việc di chuyển tiếp cận từ trường học đến công việc phù hợp. Hiện nay, ở Mỹ đã kết hợp chặt chẽ việc vấn nghề với chương trình công nghệ và dạy nghề, họ cũng đã đưa môn “Hướng dẫn chọn nghề” (Career Guidance) vào giảng dạy trong trường phổ thông. Từ bậc trung học đến đại học đều có các cố vấn tâm lý làm việc trong trường. Công việc của họ xuất phát từ nhu cầu lựa chọn một nghề phù hợp trong tương lai của học sinh, họ đưa ra lời khuyên cho học sinh nên nộp đơn xin vào học trường đại học nào phù hợp với trình độ và năng khiếu học sinh. Chương trình giáo dục THPT được cấu tạo mềm, gồm chương trình A và B. Từ khi vào học lớp 9, người cố vấn đã chỉ cho học sinh nên học theo chương trình nào tuỳ theo nhu cầu, nguyện vọng của em đó sau này muốn học lên đại học ngành gì hay sau khi học xong phổ thông sẽ đi làm. Ở Pháp, năm 1948 đã xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” đề cập đến vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên. Để phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, nhà trường Pháp đặt giáo dục lao động, thủ công và nghề nghiệp bình đẳng với các loại hình hoạt động khác của nhà trường, đào tạo “tiền nghề nghiệp” là cơ sở cho việc học tập liên tục về sau và chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động. Tháng 3/1991 các nhà vấn hướng nghiệp trở thành nhà vấn hướng nghiệp - tâm lý. Các nhà vấn hướng nghiệp - tâm lý được phân về trường phổ thông và đại học là công chức nhà nước. Toàn bộ khu vực chuyên môn do các nhà chuyên môn đảm nhiệm. Cùng với giáo viên và phụ huynh học sinh theo thời điểm mong muốn, các nhà vấn hướng nghiệp tổ chức thường xuyên, liên tục các kiểm tra hệ thống về sự phát hiện bằng các trắc nghiệm tâm lý, kiến thức để đưa ra các thông tin xác đáng. Từ đó cho học sinh những lời khuyên nhằm tránh những thiên hướng sai lệch, hướng học sinh vào con đường thành công đúng theo nhu cầu và nguyện vọng của học sinh. Theo truyền thống, hệ thống trường phổ thông Đức quán triệt nguyên tắc hướng nghiệp để chuẩn bị cho học sinh đi vào trường đào tạo nghề tuỳ theo trình độ học tập của mỗi em. Khi học sinhnhu cầu tìm hiểu nghề nghiệp mình muốn học thì giáo viên chủ nhiệm liên hệ với nhiều cơ sở hướng nghiệp, với những trường dạy nghề để vấn cho học sinh. Ở các nước trong khu vực Châu Á cũng có sự quan tâm đến vấn đề này. Tại trường trung học phổ thông, dù là trường công lập hay thục thì ở các em bắt đầu xuất hiện nhu cầu tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Và việc định hướng tương lai cho học sinh đều bắt đầu từ năm lớp 10 thông qua giờ hoạt động câu lạc bộ hoặc hướng dẫn riêng cho từng em của giáo viên chủ nhiệm. Lớp 11 nhà trường mời các giảng viên ở bên ngoài như những sinh viên đã ra trường hay những lãnh đạo các doanh nghiệp đến nói chuyện về kinh nghiệm bản thân hay hoạt động ở doanh nghiệp của họ. Lớp 12 nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan để định hướng cho tương lai. Ngoài các nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình dạy học, đa số các nước đều có môn tự chọn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển các xu hướng học lên (Academic) hoặc học một nghề phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng học sinh.[27] Như vậy, việc điểm qua tình hình của một số nước trên thế giới cho ta thấy việc vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một xu thế tất yếu của thời đại. Vì vậy, hướng nghiệp đòi hỏi sự đánh giá dựa trên kết hợp những tiêu chí về giáo dục và dự báo về nhân cách tương lai. Nhà trường cần phải có những nhà vấn hướng nghiệp chuyên môn để giúp học sinh lựa chọn khoá học thích hợp với nhu cầu, hứng thú, năng lực của học sinh (có tính đến nhu cầu của thị trường lao động), dự báo những khó khăn trong học tập và giúp học sinh giải quyết những khó khăn đó. 1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hướng nghiệp của học sinh THPT, trong đó có nhu cầu vấn hướng nghiệp. Thực trạng công tác vấn hướng nghiệp được nhiều tác giả nghiên cứu như Nguyễn Viết Sự, Hà Thị Đức, Lưu Xuân Mới . Các tác giả này đề cập đến vấn đề nội dung vấn hướng nghiệp còn nghèo nàn, chưa thu hút và đáp ứng được nhu cầu cần vấn của học sinh THPT, những người làm công tác vấn hướng nghiệp tuy nhận thức được rất rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác này đối với học sinh nhưng họ lại thiếu thông tin và điều kiện cần thiết để làm tốt. Bên cạnh đó các tác giả cũng nói đến các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh và họ cho rằng việc lựa chọn nghề nghiệp phần lớn là do cá nhân học sinh quyết định (chiếm 46%), ít chịu sự tác động từ gia đình và các giáo viên. [24] Trong nghiên cứu của tác giả Lê khắc Thìn về vấn đề “Tìm hiểu thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở trường THPT” cũng đã nhấn mạnh đến nguyện vọng chọn nghề của học sinh. Do nước ta mở cửa phát triển kinh tế nhiều thành phần, hợp tác kinh tế với nhiều nước trên thế giới, vì vậy các em có xu thế hướng vào các trường thuộc lĩnh vực kinh tế, công nghệ tiên tiến. Như vậy, sự định hướng của học sinh vào các trường cũng phát triển theo xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, có nhiều em chọn nghề theo rung cảm từ nhỏ, từ mẫu người lý tưởng, có em chọn nghề theo sự vui thích của cá nhân, theo yêu cầu của cha mẹ . Do đó có thể có sự không phù hợp giữa sở thích và nguyện vọng. Hầu hết các em đều cho rằng nghề các em thích là phù hợp sở thích và khả năng của bản thân, hoặc yêu thích nghề vì phù hợp với nguyện vọng được xã hội coi trọng. Có 7,38% học sinh cho biết là chưa hiểu rõ về nghề nên không biết thích cái gì. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của học sinh về nghề định chọn là rất ít, chưa sâu sắc, không rõ ràng, cụ thể. Những nguồn thông tin quan trọng nhất (cha mẹ, thầy cô, các phương tiện thông tin đại chúng) để giúp cho các em có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp thì chưa phát huy hết tác dụng. Vì vậy, biểu tượng về nghề nghiệphọc sinh định chọn không rõ ràng, phiến diện cũng là điều dễ hiểu. [31] Tác giả Nguyễn Ngọc Minh trong công trình nghiên cứu “Nhận thức của giáo viên về vấn hướng nghiệp trong nhà trường THPT” đã nêu lên được thực trạng vấn hướng nghiệp hiện nay trong nhà trường THPT là hầu hết các trường THPT đều đặc cách các giáo viên kiêm nhiệm thêm công tác này, cho nên quá trình chuẩn bị thông tin, kiến thức cho công tác vấn hướng nghiệp trong nhà trường của các giáo viên còn mang tính tự phát, chưa có hệ thống. Tác giả cũng nêu lên được thái độ của giáo viên đối với vai trò của vấn hướng nghiệp trong nhà trường: đa số các giáo viên đều nhận biết và thông hiểu một cách thấu đáo và sâu sắc tầm quan trọng của công tác này, nhận biết được sự mong mỏi của học sinh về một ban chuyên trách vấn hướng nghiệp trong nhà trường để giúp các em lựa chọn nghề nghiệp, trường thi khi các em ở những năm cuối cấp. Gần như 100% học sinh đều chọn ý kiến mong muốn trong nhà trường có ban chuyên trách về vấn hướng nghiệp để giúp các em trong việc chọn nghề.[24] Tác giả Phạm Ngọc Anh và Đỗ Thị Hoà với công trình nghiên cứu “Nguyện vọng nghề của học sinh phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng đến nguyện vọng đó” - hầu hết học sinh THPT (89,4%) đều có nguyện vọng học tiếp đại học, chỉ có một phần nhỏ các em là có nguyện vọng học nghề (4,7%) và các yếu tố ảnh hưởng đến nguyện vọng học nghề chủ yếu phụ thuộc vào phẩm chất tâm lý, sự định hướng của các em hoàn toàn mang tính chất chủ quan cảm tính. Tác giả Nguyễn Ngọc Bích đã nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên học sinh, trong đó động cơ bên trong nổi bật hơn động cơ bên ngoài. Nam thanh niên xếp động cơ chọn nghề theo thứ tự sau: - Khả năng của bản thân. - Tính chất quan trọng của nghề nghiệp. - Khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nữ thanh niên xếp động cơ chọn nghề theo thứ tự sau: do yêu cầu của Nhà nước, vị trí xã hội của nghề nghiệp, thực hiện được khả năng của mình. Theo tác giả thì sự lựa chọn ngành nghề của cả nam và nữ có sự khác nhau. Tác giả chỉ đưa ra một số động cơ tiêu biểu có liên quan đến sự lựa chọn nghề của học sinh và đánh giá động cơ nào là quan trọng với họ, nhưng chưa quan tâm đến vấn đề nhận thức nghề nghiệp.[5] Trong các công trình nghiên cứu của mình về vấn đề hướng nghiệp, tác giả Phạm Tất Dong đã xem xét một cách sâu sắc và có hệ thống về hứng thú nghề nghiệp cũng như những vấn đề cơ bản về nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho học sinh. Tác giả có nhận xét sau: hứng thú môn học, hứng thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy việc lựa chọn nghề và thực hiện khả năng của mình là động cơ mạnh nhất, quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề của học sinh. Hứng thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy con người tìm tòi sáng tạo trong lao động, đi sâu vào mọi hoạt động có liên quan tới nghề nghiệp mà mình yêu thích và hướng tới. [11] Tác giả Nguyễn Quang Uẩn nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp của học sinh theo các chỉ số như: Mức độ nhận thức nghề nghiệp, thái độ đối với nghề nghiệp, tính ổn định của thái độ, tác giả đã chỉ ra đặc điểm chung trong xu hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và một số vấn đề khác. Tác giả còn cho biết nhận thức về nghề của học sinh biết đến chưa nhiều. Hứng thú nghề nghiệp của học sinh hình thành môn chưa tập trung và chưa rõ nét.[33] Tác giả Chu Văn Thảo với công trình nghiên cứu “Giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác vấn hướng nghiệp cho học sinh tại các Trung tâm KTTH-HN ở tỉnh Bắc Ninh” đã nhấn mạnh rằng đa số học sinh trung học trước khi chọn nghề chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học, các em chưa hiểu rõ về nghề nghiệp, chưa đánh giá đúng năng lực bản thân. Sự hiểu biết về nghề của các em còn đơn giản, nghèo nàn so với thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú, đa dạng, thiếu thông tin về thị trường lao động đã làm các em lúng túng, khó khăn khi chọn nghề. Nhìn chung, nhận thức của học sinh về các lĩnh vực của nghề nghiệp còn rất chung chung, đặc biệt đối với nghề mình định chọn các em cũng mơ hồ. Các em rất cần được vấn hướng nghiệp trong việc lựa chọn các hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT. [30] Tác giả Phan Thị Tố Oanh nghiên cứu đến vấn đề lựa chọn nghề và nhận thức nghề của học sinh THPT, tác giả đã chỉ ra hiệu quả của việc lựa chọn nghề của học sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố trên cơ sở “Tam giác hướng nghiệp” đó là: - Nhận thức về thế giới nghề - Nhận thức về nhu cầu nghề của xã hội - vấn nghề. [25] Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên được thực trạng chọn nghề của học sinh THPT (lý do chọn nghề, động cơ chọn nghề, nguyện vọng chọn nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh, nhận thức về nghề nghiệp của học sinh), nêu lên được thực trạng vấn hướng nghiệp trong nhà trường THPT hiện nay cùng với nhu cầu vấn hướng nghiệp của học sinh ở năm học cuối cấp. Đồng thời, các công trình nghiên cứu này cũng tổng hợp được ý kiến của học sinh với mong muốn trong nhà trường có được ban chuyên trách về vấn hướng nghiệp để giúp các em trong việc chọn nghề cho tương lai. Tuy nhiên, các tác giả chưa làm rõ những nội dung vấn hướng nghiệp nào được học sinh quan tâm nhiều nhất, và mức độ biểu hiện nhu cầu vấn hướng nghiệp thể hiện trên từng mặt nội dung cần được vấn. Kết quả của các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo, và cũng là cơ sở để giúp chúng tôi giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu do đề tài đặt ra, đó là đưa ra được bức tranh thực trạng nhu cầu vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang, để từ đó đề ra biện pháp tác động nhằm thay đổi nhận thức của học sinh về nhu cầu vấn hướng nghiệp và tổ chức hoạt động vấn hướng nghiệp để đáp ứng được nhu cầu này hiện nay. 1.2 Cơ sở lý luận của đề tài. . học về nhu cầu và nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12. 5.2 Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của. trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang, để từ đó đề ra biện pháp tác động nhằm thay đổi nhận thức của học sinh về nhu cầu

Ngày đăng: 28/12/2013, 20:26

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.6: Nghề nghiệp của cha mẹ - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 2.6.

Nghề nghiệp của cha mẹ Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 3.1: Dự định tương lai của học sinh (n=620) - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.1.

Dự định tương lai của học sinh (n=620) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 3.3: Lý do chọn nghề của học sinh (n=620). - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.3.

Lý do chọn nghề của học sinh (n=620) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.4: Tìm hiểu về thị trường lao động của học sinh (n=620) - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.4.

Tìm hiểu về thị trường lao động của học sinh (n=620) Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3.9: Những khó khăn học sinh thường gặp khi chọn nghề (n=620). - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.9.

Những khó khăn học sinh thường gặp khi chọn nghề (n=620) Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 3.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn nghề của học sinh (n=620). - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.11.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn nghề của học sinh (n=620) Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 3.10: Mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp (n=620). - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.10.

Mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp (n=620) Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 3.12: Nội dung tư vấn (n=620). - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.12.

Nội dung tư vấn (n=620) Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 3.14: Mức độ cần thiết phải hiểu biết về thị trường lao động (n=620). - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.14.

Mức độ cần thiết phải hiểu biết về thị trường lao động (n=620) Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 3.14: Mức độ quan trọng của các yếu tố về thị trường lao động (n=620). - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.14.

Mức độ quan trọng của các yếu tố về thị trường lao động (n=620) Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 3.15: Mức độ hài lòng về các tổ chức tư vấn (n=620) - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.15.

Mức độ hài lòng về các tổ chức tư vấn (n=620) Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 3.16: Dự định chọn nghề (n=392) - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.16.

Dự định chọn nghề (n=392) Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3.18: Dự định chọn nghề (n=134) - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.18.

Dự định chọn nghề (n=134) Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 3.19: Thực tế đăng ký nguyện vọng (n=134) - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.19.

Thực tế đăng ký nguyện vọng (n=134) Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 3.21: So sánh những căn cứ chọn nghề (n=134) - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.21.

So sánh những căn cứ chọn nghề (n=134) Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 3.27: Mức độ hài lòng (n=134) - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

Bảng 3.27.

Mức độ hài lòng (n=134) Xem tại trang 66 của tài liệu.
a 5 cells (20.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .12. - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

a.

5 cells (20.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .12 Xem tại trang 88 của tài liệu.
Kết quả ở bảng trên mất nhóm nghề số 2 của mẹ (ngư nghiệp) là do nhóm nghề này chiếm một tỉ lệ rất thấp, không đáng kể (0,2%)  - Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh kiên giang

t.

quả ở bảng trên mất nhóm nghề số 2 của mẹ (ngư nghiệp) là do nhóm nghề này chiếm một tỉ lệ rất thấp, không đáng kể (0,2%) Xem tại trang 88 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan