Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

238 184 0
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Theo K.Levin, dưới sự tác động của nhu cầu nào đó, trạng thái căng thẳng sẽ xuất hiện, đồng thời ở chủ thể cũng xuất hiện sự liên tưởng có liên quan tới nhu cầu. Nhu cầu vừa là nguyên nhân làm xuất hiện căng thẳng và đó cũng là nguyên nhân tạo ra sự hoạt động tích cực của con người, hoạt động sẽ làm dịu sự căng thẳng [dẫn theo27, tr. 23]. Nhu cầu thúc đẩy con người tích cực hoạt động nh m tạo nên những điều kiện, những phương tiện tương ứng để thoả mãn những đòi hỏi của mình. 1.2. TVHN là nhu cầu không thể thiếu được của HS THPT. Mỗi con người có những phẩm chất, đặc điểm tâm sinh lý tương đối n định phù hợp với những nhóm nghề nhất định. Nếu con người chọn được nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội, họ sẽ phát huy được năng lực của mình và cống hiến được nhiều cho đất nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra được điều đó, nhất là lứa tu i HS, ở các em còn thiếu kinh nghiệm sống và khả năng đánh giá ch nh xác bản thân. Hơn nữa nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, cơ cấu kinh tế có sự thay đ i, xuất hiện nhiều ngành nghề mới, yêu cầu về phẩm chất và năng lực người lao động trong điều kiện mới cũng thay đ i. Việc chọn nghề của học sinh ph thông sao cho phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội là một khó khăn. Vì nếu các em lựa chọn ngành mà các em th ch nhưng xã hội không cần hoặc ngược lại các em lựa chọn ngành xã hội cần nhưng bản thân các em lại không th ch, đều gây ra những hệ quả không tốt và thực tế là năm học 2015 – 2016 tại TP.HCM có hàng ngàn sinh viên bị cảnh cáo học vụ và buộc thôi học [109][110], mà một trong những nguyên nhân chính là việc lựa chọn nghề không phù hợp. Từ những thực tế trên, việc ra quyết định lựa chọn theo nghề nào đối với HS THPT là một việc vô cùng khó khăn và phức tạp đối với các em. Bởi chính từ những khó khăn và căng thẳng, ở các em xuất hiện mong muốn được hướng dẫn cách thức chọn nghề nghiệp tương lai một cách khoa học, như Jeffery et al. 1995 đã khẳng định, nhu cầu xảy ra khi bất kỳ dạng căng thẳng nào thúc đẩy một người hành động. Các nhu cầu phát triển nghề nghiệp thường bắt nguồn từ nhu cầu phát triển con người khác [dẫn theo 100, tr 8]. Nhu cầu TVHN phát sinh từ nhu cầu phát triển của con người, đó có thể là mong muốn tìm được một công việc mà người ta có thể thiết lập và phát triển thông qua các mối quan hệ với người khác (Niles & Harris-Bowlsbey, 2005, dẫn theo 100, tr 8). Tuy nhiên, trên thực tế nhu cầu này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Nội dung TVHN hiện đang được các nhà trường, trung tâm tiến hành chủ yếu là cung cấp thông tin như: giới thiệu ngành nghề khác nhau trong xã hội (57,9%); giới thiệu quá trình nộp đơn thi 49,6% ; giới thiệu các chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề (48,8%) [33, tr.41]. Đều chưa đủ cơ sở để giúp các em HS có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Thực tế này cũng một phần cũng xuất phát từ nhu cầu của HS đến tư vấn, phần lớn học sinh đến tư vấn hướng nghiệp thường hỏi các câu như: “Trường đó có những khối gì? Điểm chuẩn bao nhiêu? Làm hồ sơ đăng ký thế nào?... “hoặc “Em học nghề gì để kiếm được nhiều tiền? Muốn học ngành này thì học ở trường nào? Em học khối này thì nên thi trường nào?” [33, tr.42]. Từ thức tế đó, các cơ sở tư vấn hướng nghiệp thường tập trung vào việc tìm hiểu các thông tin về các trường đại học nhiều hơn là đầu tư vào các trắc nghiệm hướng nghiệp. Thực trạng này dẫn đến việc nhiều học sinh lúng túng trong việc chọn trường, chọn ngành học, chọn nghề nghiệp cho tương lai. Rất nhiều sinh viên học năm thứ hai, thứ ba đã cảm thấy thất vọng trước quyết định ban đầu của mình, nên đã có 34% trường hợp cho r ng chọn nhầm nghề, 42% trường hợp chỉ phù hợp gượng nên đã có đến 90% sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp mà nguyên nhân ch nh là không phù hợp với nghề [17]. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm rõ xem HS có nhu cầu được TVHN về những nội dung nào, các hình thức mà các em mong muốn và các em mong muốn người làm công tác TVHN sẽ có những phẩm chất, năng lực nào. Từ đó mới có thể nâng cao chất lượng của các hoạt động TVHN, thỏa mãn nhu cầu, đồng thời làm thay đ i nhận thức ở các em về TVHN. 1.3. Thành phố Hồ Ch Minh là trung tâm kinh tế văn hóa lớn của khu vực ph a nam nói riêng và của cả nước nói chung, ch nh vì vậy việc tiếp cận thông tin nghề nghiệp cũng như các hoạt động TVHN dành cho HS tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, hiện tượng HS gặp nhiều khó khăn trong việc chọn trường, chọn nghề luôn xảy ra. Có thực tế trên là do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước hết, các nhà trường ph thông chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin tối thiểu về các ngành nghề tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, mà không hề quan tâm đến những yếu tố có liên quan. Về mặt chủ quan, nhìn chung, đa số học sinh có NCTVHN, nhưng phần lớn các em chỉ mới quan tâm chủ yếu đến các nghề có thu nhập cao, chưa quan tâm tìm hiểu các kh a cạnh khác như năng lực, hứng thú cá nhân, những yêu cầu của nghề đối với người lao động, triển vọng phát triển của nghề ở địa phương và nhu cầu nhân lực... Đây là những nội dung thật sự cần thiết nhưng học sinh chưa ý thức được để có nhu cầu tư vấn. 1.4. Hướng nghiệp không chỉ đơn thuần là định hướng nghề nghiệp, là chỉ dẫn cho mỗi cá nhân đi theo một nghề nghiệp. Hướng nghiệp phải được hiểu là tạo điều kiện để cá nhân được th sức mình và khám phá năng lực bản thân ở những lĩnh vực khác nhau mà cá nhân đó có tiềm năng đóng góp tốt dựa trên những yếu tố như sở th ch, t nh cách, khả năng kết hợp với những kỹ năng, nền tảng học vấn được đào tạo ở trường học và trong quá trình lao động. Hiện nay, dù có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hướng nghiệp của HS THPT, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề NCTVHN của HS THPT. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh ”.

Ngày đăng: 13/09/2018, 10:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan