1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài giảng và đề cương môn quản trị công nghệ

72 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 458 KB

Nội dung

Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ 1. Công nghệ là gì? Trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nhiều thuật ngữ kinh tế - kỹ thuật đã du nhập vào Việt Nam, trong số đó có thuật ngữ công nghệ. Từ “công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp (Tekhne) có nghĩa là một công nghệ hay một kỹ năng, và logos có nghĩa là một khoa học hay sự nghiên cứu. Và theo thuật ngữ Tiếng Anh: technology có ý nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật - thường được gọi là công nghệ học. Công nghệ rất đa dạng và phong phú, do đó các khái niệm, quan niệm hay những quan điểm về công nghệ cũng rất đa dạng và phông phú. Chẳng hạn, công nghệ là máy móc dùng trong sản xuất; công nghệ là kiến thức dùng trong sản xuất; công nghệ là sự kết hợp giữa con người giữa con người với máy móc, thiết bị, Đối với mỗi quan niệm, người ta lý giải như sau: - Công nghệ là máy móc dùng trong sản xuất: Nếu vậy thì vấn đề đặt ra là máy móc, thiết bị đó có thể tự vận hành được hay không? Rõ ràng chúng ta thấy rằng, muốn nó hoạt động được thì con người phải tác động vào máy móc thiết bị đó. Như vậy quan niệm này là chưa hoàn toàn đầy đủ. Ở đây, chúng ta mới chỉ xét đến khía cạnh tự vận hành của máy móc thiết bị. Ở Việt Nam, người ta cũng đã từng quan niệm về công nghệ như vậy, do vậy QLCN là quản lý các phân xưởng có máy móc thiết bị và dẫn đến quản lý không hiệu quả. Theo quan niệm này, công nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất. Ví dụ, trong một công ty, người ta tách ra làm 2 xã hội: xã hội người sản xuất và xã hội người làm hành chính. Theo quan niệm trên thì chỉ bắt những người làm phân xưởng làm việc. Va như vậy, có hoàn thành kế hoạch đặt ra hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào họ còn những người làm hành chính, thiết kế, tài vụ, kỹ thuật vật tư, thì không cần cố gắng và không có trách nhiệm. Kết quả là hiệu quả sản xuất không cao, quản lý không hiệu quả. Quan niệm đó là rất sai lầm và đến nay nó vẫn còn tồn tại và theo quan niệm này thì việc đổi mới công nghệ có thể chỉ là đổi mới máy móc thiết bị thôi còng còn con người quản lý nó thì không được đổi mới, tức là không tính đến việc đào tạo người để sử dụng máy móc đó và điều này có nghĩa là không đổi mới trình độ lao động. - Công nghệ là kiến thức dùng trong sản xuất: Đây cũng là một quan niệm chưa đầy đủ về công nghệ. Vì kiến thức là được tích tụ qua bao nhiêu năm để có thể tạo ra được những phát minh, sáng chế, và nếu không có những máy móc, thiết bị để 1 con người dựa vào đó để phát huy được kiến thức thì việc thực hiện công nghệ không thể thành công được. - Công nghệ là sự kết hợp giữa con người và máy móc thiết bị: Đây cũng là một quan niệm chưa đầy đủ. Có máy móc thiết bị, có kiến thức nhưng con người thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, không chính xác, không kịp thời thì con người sẽ không thể xử trí nổi. Mặt khác, nếu thiếu vấn đề tổ chức trong công nghệ ấy như thế nào cũng là điều hết sức cần thiết cho việc vận hành một công nghệ, ví dụ việc tổ chức còn rườm rà, thiếu một vài bộ phận hoặc thiếu kinh nghiệm, Chẳng hạn, bộ phận Maketing nếu người thực hiện nó thiếu kinh nghiệm, không nắm bắt được thị trường, hoặc nắm bắt một cách hời hợt thì việc vận hành công nghệ đó là không thể thành công và những sản phẩm do công nghệ đó làm ra cũng không được người tiêu dùng đón nhận. Vấn đề đặt ra là tại sao lại đưa ra nhiều quan niệm về công nghệ như vậy? Nguyên nhân là do: + Công nghệ rất đa dạng, rất phong phú và nó tăng theo hàm số mũ, nhiều vô kể cho nên người ta không thể thống kê hết được các công nghệ trên thế giới, vì vậy các quan niệm về công nghệ là chưa đầy đủ. + Điều kiện tiếp xúc với công nghệ là khác nhau: con người sử dụng công nghệ trong những điều kiện và hoàn cảnh không giống nhau, dẫn đến sự khái quát của họ về công nghệ cũng sẽ khác nhau. + Bên cạnh đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ dẫn đến làm thay đổi nhiều quan niệm cũ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự không thống nhất các quan điểm trên. * Một số quan điểm về công nghệ - Quan điểm 1: Công nghệ là nguồn của cải, nguồn phúc lợi mà trên hết là công cụ quyền lực để làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội. Theo thống kê, có tới 85% công nghệ thuộc về các nước phát triển G7, thu nhập hàng năm rất cao và giàu về công nghệ, dẫn tới việc tổ chức ra Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới, nhằm khống chế thị trường, khống chế tài chính, - Quan điểm 2: Công nghệ là cái gì đó biến con người thành nô lệ, làm mất công ăn việc làm, tàn phá các giá trị đạo đức về văn hoá xã hội, tàn phá về môi trường. Đây là một quan điểm chỉ ra tính tiêu cực của công nghệ. Ví dụ: Công nghệ chế tạo ra sản phẩm Hêrôin làm suy hại đến sức khoẻ, tinh thần, của con người, làm xáo trộn đạo đức xã hội. - Quan điểm 3: Công nghệ không phải là một thế lực nào đó độc lập tự trị mà nó là công cụ, là phương tiện để giải quyết vấn đề. Cho nên đòi hỏi chúng ta phải tìm 2 ra đâu là vấn đề cần giải quyết và cách giải quyết như thế nào? Đây là một quan điểm rất rõ ràng và không thoái quá. Liên hệ: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là: Dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng - dân chủ văn minh. Nước ta đã từng trải qua bao nhiêu năm chiến tranh nên đất nước ta còn nghèo, kém phát triển , , đây là vấn đề hàng đầu cần quan tâm giải quyết và công nghệ sẽ là phương tiện chủ yếu để giải quyết nó (tầm vĩ mô, tầm quốc gia) và tầm vi mô là giải quyết như thế nào? * Khái niệm về công nghệ Để có thể đưa ra được những khái niệm hay định nghĩa nhằm nêu bật được bản chất của công nghệ thì định nghĩa đó phải bao hàm các đặc trưng sau: - Công nghệ là một máy biến đổi Đặc trưng này có nghĩa là phải nói tới tính hiệu quả về kinh tế của công nghệ, đề cập đến khả năng làm ra đồ vật. Cụ thể, để sản xuất ra một sản phẩm có rất nhiều công nghệ khác nhau, ví dụ như công nghệ thủ công, công nghệ trung gian, công nghệ tiên tiến, nhưng vấn đề là lựa chọn công nghệ như thế nào cho thích hợp và đạt được hiệu quả cao. Ví dụ: Bàn, ghế hay tủ có các loại công nghệ như khảm, trai, làm theo công nghệ thủ công nhưng giá bán chúng lại rất đắt. - Công nghệ là một công cụ: Nghĩa là công nghệ là cái mà để sản xuất ra các đồ vật và đặc trưng này nhấn mạnh rằng công nghệ là một sản phẩm của con người, do đó con người có thể làm chủ được nó. Vì vậy, công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ đối với con người và cơ cấu tổ chức. - Công nghệ là kiến thức: Đặc trưng này đề cập đến cốt lõi của mọi hoạt động công nghệ là kiến thức. Công nghệ không phải là một thứ đơn giản mà ai cũng có thể có được và sử dụng hiệu quả như nhau, ví dụ đối với các quốc gia có công nghệ giống nhau chưa chắc sẽ đạt được kết quả như nhau. Việc sử dụng một công nghệ đòi hỏi con người cần phải được đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó. Đồng thời mở rộng ra, công nghệ có thể là các lý thuyết, các phương pháp, các bí quyết. Ví dụ, cùng một công nghệ sản xuất gốm sứ nhưng gốm sứ ở Bát Tràng có những sản phẩm rất đặc biệt, điều này thể hiện ở hoa văn trên các sản phẩm rất sắc nét, đường nét rõ ràng, đây chính là những bí quyết của ngành nghề. - Công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó: Có nghĩa là công nghệ là cái có thực, cụ thể, không hư ảo, mà nó còn là một sản phẩm nên nó có thể trao đổi, mua bán và chuyển giao. Điều này chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể trong chương 2. Từ việc nghiên cứu các đặc trưng trên, chúng ta có các định nghĩa về công nghệ như sau: 3 * Định nghĩa 1: Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO): “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp”. Với định nghĩa này, đã nêu lên được bản chất của công nghệ: - Công nghệ là kiến thức: Việc áp dụng khoa học vào công nghiệp. - Nhấn mạnh tới tính hiệu quả: Muốn đạt được hiệu quả cao đòi hỏi phải nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp. Hạn chế của định nghĩa này là công nghệ chỉ áp dụng cho những người làm lĩnh vực công nghiệp, nếu đem áp dụng cho các lĩnh vực khác sẽ trở nên khập khiễng. * Định nghĩa 2: Uỷ ban Kinh tế và xã hội Khu vực Châu á - Thái Bình Dương (ESCAP): “Công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Định nghĩa của ESCAP được coi là bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà khai niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Định nghĩa đã nêu được bản chất của công nghệ như là kiến thức, kết hợp giữa vấn đề sản xuất, chế tạo với công nghệ và lần đầu tiên đã mở rộng ra các lĩnh vực khác nhau, ví dụ như: dịch vụ Ngân hàng, Bảo hiểm, Giao thông, Văn phòng, GD ĐT, * Định nghĩa 3: Việt Nam định nghĩa về công nghệ như sau: “Công nghệ là tập hợp hệ thống kiến thức và kết quả của khoa học ứng dụng nhằm mục đích biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi”. * Định nghĩa 4: Trung Quốc “Công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra”. 2. Các thành phần công nghệ Bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có 4 thành phần, các thành phần này tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện quá trình biến đổi mong muốn. Bốn thành phần đó như sau: - Vật tư kỹ thuật - Con người - Thông tin - Tổ chức Ví dụ: Bóng đèn, bàn ghế, ô tô, tàu hoả, có phải là công nghệ hay không? Chuẩn mực quyết định nó là 4 thành phần trên, nếu thiếu đi một trong bốn thành phần đó thì không phải là công nghệ. 4 a) Vật tư kỹ thuật (T - Technoware): Tức là công nghệ hàm chứa trong các vật thể. Công nghệ thể hiện trong vật tư kỹ thuật bao gồm: các máy móc thiết bị, các công cụ, phương tiện, kết cấu xây dựng, các phương tiện ở dạng vật chất khác. Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi (thường gọi là dây chuyền công nghệ), ứng với một quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình. Chức năng: Vật tư kỹ thuật là vật chất của công nghệ, làm tăng sức mạnh của công nghệ, phần vật chất (tức phần cứng của công nghệ) giúp tăng năng lực cơ bắp nhờ vào cơ, điện, nhiệt, hoá và tăng sức mạnh trí tuệ nhờ vào máy tính điện tử. b) Con người (H - Humanware): Công nghệ hàm chứa trong kỹ năng công nghệ của con người làm việc trong công nghệ. Phần con người bao gồm: đội ngũ người lao động cả chân tay và trí óc (bao gồm công nhân, trí thức, nhà chuyên môn, nhà quản lý, ) Con người không phải là công nghệ mà con người chỉ tham gia vào công nghệ và công nghệ thể hiện trong con người bao gồm: phần kiến thức và trình độ năng lực, sự hiểu biết về công nghệ (như kỹ năng, kỹ sảo, kinh nghiệm, ) và nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, sự thành thạo, khéo léo, cần cù, trực cảm; khả năng lãnh đạo, khả năng phối hợp, đạo đức lao động, Quá trình đào tạo vừa cung cấp kiến thức cho ta vừa tạo cho chúng ta một nghề sau này, thể hiện khả năng, kỹ sảo của con người như: tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin. c) Thông tin (I - Inforware): Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hoá được sử dụng trong công nghệ. Công nghệ hàm chứa trong thông tin bao gồm: các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần con người và về phần tổ chức. Ví dụ, thông tin được tư liệu hoá thành các tư liệu, dữ kiện, văn bản, phát minh, sáng chế, các bí quyết, phương pháp, tài liệu chỉ dẫn, hướng dẫn, d) Tổ chức (O - Orgaware): Công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức. Khung ấy bao gồm: - Thể chế: thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của con người trong công nghệ đó. - Các quy định, mối liên kết, sự phối hợp của các cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy trình đào tạo công nhân, bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và phần con người. 5 Đây là bộ phận không thể thiếu khi vận hành công nghệ, vì phải có bộ phận này công nghệ mới hoạt động được, bộ phận này tác động đến cả 3 bộ phận trên. Trên tầm quản lý của chúng ta, nếu trước kia chỉ coi công nghệ là máy móc, thiết bị thì tinh thần quản lý thiên về đổi mới các máy móc thiết bị mà không để ý đến các bộ phận khác. Còn bây giờ, khi đã nắm bắt được bốn thành phần của công nghệ thì tinh thần quản lý cũng phải thay đổi cho phù hợp. Trong đó, hai vấn đề khó khăn và quan trọng nhất đó là: Thông tin và tổ chức. * Vai trò và mối quan hệ giữa các thành phần công nghệ Các thành phần của công nghệ có quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành phần nào. Tuy nhiên có một giới hạn tối thiểu cho mỗi thành phần để có thể thực hiện quá trình biến đổi, đồng thời có một giới hạn tối đa cho mỗi thành phần để hoạt động biến đổi không mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả. Nếu như chúng ta không hiểu rõ chức năng cũng như mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần của một công nghệ, có thể dẫn tới sự lãng phí trong quá trình đầu tư trang thiết bị do các thành phần khác không tương xứng (hay không đồng bộ) khiến cho trang thiết bị, máy móc không phát huy hết tính năng của chúng. - Phần vật tư kỹ thuật (T): Đây là phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào, trong quá trình thay đổi công nghệ là chủ yếu thay đổi thành phần này. Tuy nhiên, thành phàn này không tự nó vận hành được dù là tự động hoá, như vậy, rõ ràng phần này phụ thuộc vào con người, con người phải tác động vào máy móc thiết bị ấy thì nó mới có thể vận hành được; đồng thời con người còn có thể cải tiến, mở rộng các tính năng của công nghệ. Để dây chuyền công nghệ có thể hoạt động được, cần có sự liên kết giữa phần kỹ thuật, phần con người và phần thông tin. Khi mà công nghệ được nâng cấp, có thể chuyển giao từ nước ngoài về, thì thông tin và lượng chất xám hàm chứa trong công nghệ cũng tăng lên, do đó, khi phần vật tư kỹ thuật được nâng cấp thì phần con người, phần thông tin cũng phải được nâng cấp tương ứng. Con người đóng vai trò chủ động trong bất kỳ công nghệ nào, nên khi công nghệ được nâng cấp thì đỏi hỏi con gnười phải có kiến thức vững vàng, cơ bản và sâu sắc để có thể tiếp thu thông tin và tổ chức khai thác được tối đa năng lực của công nghệ đó. Hay nói cách khác, con người quyết định mức độ hiệu quả của phần kỹ thuật. - Phần con người (H): Đây được coi là phần then chốt (động lực theo tính phát triển) của công nghệ. Và thành phần này lại phụ thuộc vào hai thành phần là thông tin và tổ chức. Ví dụ, nếu con người mà thiếu thông tin về thị trường hoặc không cập nhật thì sẽ không thể xử lý nổi và ngược lại sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Hay con người khi trong quá trình chuyển từ công nghệ cũ sang công nghệ mới nếu vẫn giữ nguyên tổ chức cũ thì hoạt động sẽ không hiệu quả do có sự không đồng bộ, không phù hợp 6 giữa tổ chức và hoạt động của công nghệ. Chính vì vậy, cần phải tiến hành đổi mới tổ chức sao cho phù hợp với công nghệ mới. Mặt khác, con người cũng làm phong phú thêm phần thông tin và tổ chức, để có thể tận dụng hết khả năng của vật tư kỹ thuật, con người luôn luôn tiếp thu và biến đổi phần thông tin hay tổ chức. Ví dụ: Trong việc mua công nghệ nếu thiếu đi thông tin thì chúng ta sẽ không nắm được công nghệ ở đâu, nước nào là tốt, là phù hợp, giá cả bao nhiêu là thích hợp nhất, Như vậy, vấn đề đặt ra là muốn mua được công nghệ thì phải mua thông tin, mà một khi thông tin đã trở thành hàng hoá thì giá cả lại rất đắt. Nhưng việc có được thôgn tin thì phải có cách tiếp nhận, xử lý thông tin bằng năng lực của mình để đạt được hiệu quả cao, và điều này phụ thuộc vào con người. Vấn đề nhạy cảm của con người cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. - Phần thông tin và tổ chức mang tính bí quyết nhiều hơn: Vấn đề là có thông tin rồi nhưng sử dụng nó như thể nào là rất khó và quan trọng, bên cạnh đó việc tổ chức như thế nào để đạt được hiệu quả cao, đó là bí quyết của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, + Nhờ có thông tin mà con người rút ngắn được thời gian để nắm vững công nghệ. Bởi vì, nếu chỉ có những văn bản hướng dẫn hay những tài liệu về công nghệ thì việc nắm vững công nghệ đó phải mất một khoảng thời gian rất lau. Tuy nhiên, nếu có thông tin thì con người sẽ nhanh chóng nắm bắt được và rút ngắn khoảng thời gian đó. + Thông tin phải thường xuyên, cập nhật, tức là những thông tin đó phải đầy đủ, chính xác, kịp thời. + Tổ chức: Nhờ có phần tổ chức mà công nghệ mới có thể hoạt động được một cách điều hoà và phối hợp được với các bộ phận khác. Mặt khác, tổ chức cũng phải luôn luôn đổi mới để tránh tình trạng trì trệ, hạn chế sự phát triển của công nghệ. Trong thực tế, bốn thành phần công nghệ trên đều có mặt đồng thời trong mọi giai đoạn biến đổi của công nghệ nhưng giá trị đóng góp của chúng là không đồng đều, có thành phần đóng góp ở mức tối đa, có thành phần đóng góp ở mức tối thiểu (nhưng không được bằng 0). Mối quan hệ giữa bốn thành phần công nghệ có thể biểu thị qua giá trị đóng góp của công nghệ vào giá trị gia tăng của một cơ sở: GT VA = τ . VA Trong đó: VA - Giá trị gia tăng của cơ sở; τ - Hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ. τ được tính như sau: 7 τ = T β t x H β h x I β i x O β o Trong đó: - T, H, I, O là hệ số đóng góp của các thành phần của công nghệ. Trị số của hệ số đóng góp thành phần phụ thuộc vào độ phức tạp và độ hiện đại của nó, quy ước: 0<T, H, I, O ≤ 1. - βt, βh, βi, βo: Là cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ tương ứng, nó thể hiện tầm quan trọng của mỗi thành phần công nghệ trong một công nghệ, quy ước: βt + βh + βi + βo = 1 Cường độ đóng góp của một thành phần công nghệ thể hiện tiềm năng của thành phần công nghệ đó trong việc nâng cao giá trị của hàm hệ số đóng góp τ. Trong giáo trình đã đưa ra hình vẽ mô tả mối quan hệ giữa bốn thành phần của một công nghệ (trang 15). Bài tập áp dụng: Ví dụ 1: Cho công nghệ A với T = 0,6; H = 0,7; I = 0,8; O = 0,9. Hãy biểu diễn biểu đồ hệ số đóng góp của công nghệ đó. Cách vẽ: T - Vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau tại O’ A 0,6 Đặt tên các trục: O’T, O’H, O’I, O’O - Biểu diễn theo tỷ lệ: H B O’ D O T = 0,6 lên trục O’T tại A 0,7 0,9 H = 0,7 lên trục O’H tại B I = 0,8 lên trục O’I tại C 0,8 C O = 0,9 lên trục O’O tại D I - Nối tứ giác ABCD và tứ giác ABCD chính là biểu đồ biểu diễn hệ số đóng góp của công nghệ A. Ví dụ 2: Doanh nghiệp nhập công nghệ A đó và khả năng hấp thụ là: 8 T’ A = 100% T; H’ A = 90% H; I’ A = 80% I; O’ A = 70% O. Hãy biểu điễn khả năng hấp thụ của doanh nghiệp đó? Trả lời: T’ A = 100% T = 0,6 biểu diễn lên O’T tại A’ H’ A = 90% H = 0,63 biểu diễn lên O’H tại B’ I’ A = 80% I = 0,64 biểu diễn lên O’I tại C’ O’ A = 70% O = 0,63 biểu diễn lên O’O tại D’ Nối tứ giác A’B’C’D’ ta được biểu đồ biểu thị khả năng hấp thụ công nghệ A của doanh nghiệp. Nhận xét: Công nghệ A là một công nghệ có thể do doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài sản xuất ra. Còn Doanh nghiệp mua công nghệ A thì chỉ hấp thụ được các thành phần của công nghệ ấy. Tứ giác A’B’C’D’ là khả năng hấp thụ đối với các thành phần của công nghệ A, diện tích tứ giác ấy chính là khả năng doanh nghiệp mới chỉ hấp thụ được như vậy. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là phải làm như thế nào để hấp thụ được toàn bộ công nghệ đó, điều này liên quan đến vấn đề QLCN của doanh nghiệp. 3. Phân loại công nghệ (Đọc giáo trình - trang 16) 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công nghệ Có rất nhiều nhân tố tác động có thể trực tiếp hay gián tiếp giữa sự tác động của công nghệ tới môi trường và ngược lại. Trong đó có 6 nhân tố cơ bản: a. Tác động của khoa học - kỹ thuật Việc nghiên cứu khoa học một cách liên tục và nhiều thời đại, đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Nó làm biến đổi về chất tất cả các loại công nghệ làmc ho chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giá thành sản phẩm cũng biến đổi theo. Mục đích của khoa học và công nghệ là phát triển tối ưu các nguồn lực tự nhiên nhằm phục vụ xã hội loài người. Khoa học chủ yếu là khoa học nghiên cứu, khám phá, tìm tòi để nhận thức các quy luật của tự nhiên và xã hội. Còn công nghệ chủ yếu là ứng dụng các kiến thức các thành tựu của khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Như vậy, khoa học phải có trước, là cơ sở, là tiền đề để cho công nghệ được triển khai. Khoa học - kỹ thuật tác động đến công nghệ như sau: - KH - KT tạo ra những thông tin mang tính tiềm năng cơ bản để sáng tạo ra công nghệ. - KH - KT thúc đẩy sự tiến bộ của công nghệ, là nguồn để tạo ra công nghệ. 9 - KH - KT vạch đường, cung cấp môi trường để cho công nghệ được triển khai. - Nhờ có KH - KT mà nâng cao được năng lực giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của công nghệ. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ có mối tác động tương hỗ (hình 1). b. Tác động của khoa học tổ chức Công nghệ bao gồm cả thành phần tổ chức, nhờ có khoa học tổ chức mới có kiến thức để: - Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý lao động, sản xuất, kinh doanh, định mức lao động, khuyến khích trả lương. Cung cấp thiết bị Phương tiện cho khoa học Phát minh Sáng chế Hình 1: Mối tác động tương hỗ giữa khoa học - công nghệ - Có kiến thức thì mới kiểm tra, đánh giá, giám sát toàn bộ công nghệ. - Nhờ có kiến thức thì mới có khả năng phân tích năng lực công nghệ. - Có kiến thức tức là có cơ sở để đổi mới công nghệ. c. Các giai đoạn biến đổi công nghệ Một công nghệ thường được chia thành các công đoạn, các giai đoạn. Việc phân chia, sắp xếp các giai đoạn ấy theo một trình tự hợp lý, khoa học hay không đều ảnh hưởng đến khai thác công nghệ. Số lượng các giai đoạn ít nhiều khác nhau, do đó phải tính toán khoa học, sắp xếp lựa chọn hợp lý, tối ưu ứng với mỗi quá trình công nghệ để làm cho các giai đoạn biến đổi đóng góp tốt nhất, hiệu quả nhất tới cả quá trình công nghệ và do số lượng công nghệ tăng theo hàm số mũ cho nên người ta không thể thống kê hết được, do đó, người ta đưa ra 10 giai đoạn biến đổi để minh hoạ như sau: - Nuôi trồng - Chế tạo - Thu nhặt - Lắp ráp - Sơ chế - Đóng gói 10 Khoa học Công nghệ Nghiên cứu khoa học Áp dụng [...]... 3.3 Các hình thức đổi mới công nghệ a) Đổi mới công nghệ thông qua thay thế công nghệ - Đây là một dạng thay đổi truyền thống, tức là công nghệ mới thay thế cho công nghệ cũ - Biểu hiện của thay thế công nghệ: công nghệ mới chiếm lĩnh thị trường của công nghệ cũ - Điều kiện để công nghệ mới thay thế công nghệ cũ: công nghệ mới phải ưu việt hơn, có những chức năng mới, giá trị sử dụng mới hoặc tạo ra... Hỗ trợ kỹ thuật Với một công nghệ cụ thể thì có thể lấy một vài giai đoạn trong đó rồi lặp đi lặp lại d Trình độ và năng lực công nghệ Chủ yếu thể hiện ở năng lực công nghệ, năng lực công nghệ quyết định việc sử dụng công nghệ triển khai, thay đổi công nghệ: năng lực công nghệ liên quan chặt chẽ tới các thành phần công nghệ Năng lực công nghệ khác nhau có các thành phần công nghệ khác nhau.Khi xác định... có công nghệ thì đã có, trong số họ có một số ít người muốn thay đổi công nghệ đó bằng một 16 công nghệ khác tiên tiến hơn, đẩy công nghệ đó vào giai đoạn suy tàn, điều này làm cho đường cong đi xuống và tới chỗ bị triệt tiêu b Chu trình sống của công nghệ phần mềm Khác với công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm không bao giờ mất đi, khi có một công nghệ cụ thể thay đổi thì phần cứng của công nghệ. .. như công nghệ sản xuất ra ti vi màu đổi mới hơn công nghệ sản xuất ti vi đen trắng - Đặc điểm của hình thức thay thế công nghệ: + Có rất nhiều công nghệ thay thế cho công nghệ cũ Ví dụ: Để sản xuất ra điện năng tiêu dùng thì người ta thường dùng công nghệ nhiệt điện nhưng khi khoa học phát triển thì có thể thay thế bằng các công nghệ khác như công nghệ thuỷ điện, công nghệ điện nguyên tử hay công nghệ. .. nước công nghiệp hoá và các nước chậm phát triển CSHT công nghệ của một quốc gia bao gồm 5 thành phần như sau: - Nền tảng tri thức về khoa học và công nghệ; - Các cơ quan nghiên cứu và triển khai; - Nhân lực khoa học và công nghệ; - Chính sách khoa học và công nghệ; - Nền văn hoá công nghệ quốc gia 1 Nền tảng tri thức về khoa học và công nghệ Trong phần này, chúng ta sẽ phải giải quyết hai vấn đề: đó... đổi mới công nghệ, có 2 hình thức: Đổi mới công nghệ quá trình và đổi mới công nghệ sản phẩm Đổi mới công nghệ sản phẩm là đổi mới căn cứ vào sản phẩm, theo đó người ta lấy một sản phẩm là trung tâm và sau đó thiết kế, sắp xếp các yếu tố khác Ví dụ, đối với công nghệ sản phẩm thì người ta thường hay nói tới những công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm khác nhau như công nghệ sản xuất ôtô, công nghệ đóng... các vấn đề trong quá trình công nghệ * Năng lực công nghệ ngành và năng lực công nghệ quốc gia Khi phân tích năng lực công nghệ ngành hay quốc gia ảnh hưởng tới sự phát triển công nghệ thường người ta nhấn mạnh năng lực công nghệ cơ sở cộng thêm sự ứng phó và hỗ trợ ngành của quốc gia tác động tới chính sách chiến lược về công nghệ của quốc gia Đặc biệt khi phân tích ảnh hưởng của năng lực công nghệ quốc... phần công nghệ cũng được coi là đổi mới công nghệ , thực ra các hoạt động này nên coi là cải tiến công nghệ thì chính xác hơn Mặt khác, hệ thống công nghệ mà con người đang sử dụng có tính phức tạp và đa dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả cac thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là... là chiến lược và các hoạt động đảm bảo sự lan truyền và tăng vị thế của công nghệ trên thị trường Việc truyền bá phụ thuộc vào phương pháp khai thác công nghệ và phương pháp Marketing công nghệ trong thực tế  Mở rộng công nghệ: Đây là giai đoạn với mục tiêu là duy trì ưu thế cạnh tranh của công nghệ Nó bao gồm việc cải tiến công nghệ, phát triển thể hệ mới hoặc ứng dụng mới của công nghệ, cải tiến... thiểu để tiếp thu công nghệ nhập khẩu; - Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài thông qua lắp ráp sản phẩm (SDK, CKD, IKD); - Phát triển công nghệ thôgn qua mua licence; - Thích nghi, cải tiến công nghệ nhập khẩu Tiến hành đổi mới công nghệ nhờ nghiên cứu và triển khai; - Xây dựng tiềm lực công nghệ để xuất khẩu công nghệ trên cơ sở nghiên cứu và triển khai; - Khẳng định vị thế thị trường công nghệ thế giới . (O) - Nghiên cứu - Triển khai - Sản xuất thử - SX đại chà - Truyền bá, phổ biến (phân phối) - Loại bỏ, bị thay thế - Nuôi dưỡng - Dạy dỗ - Giáo dục - Đào tạo - Phát triển - Nâng bậc - Nâng cấp -. thập - Chọn lọc - Phân loại - Kết hợp - Phân tích và tổng hợp. - Mô phỏng các vấn đề - Nhận thức vấn đề - Chuẩn bị - Thiết kế các thể chế, tổ chức. - Thiết lập các bộ phận - Vận hành - Kiểm. minh hoạ như sau: - Nuôi trồng - Chế tạo - Thu nhặt - Lắp ráp - Sơ chế - Đóng gói 10 Khoa học Công nghệ Nghiên cứu khoa học Áp dụng - Chế biến - Phân phối (bán) - Xây dựng - Hỗ trợ kỹ thuật Với

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w