II. QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1 Các mối liên kết trong CGCN
a. Yêu cầu CGCN vào Việt Nam
- Nâng cao trình độ năng lực công nghệ, hiệu quả về kinh tế, chất lượng sản phẩm.
-> Để đạt được trình độ năng lực công nghệ cao phải thông qua một khoảng thời gian nhất định để nâng cao trình độ, khoảng thời gian ấy được gọi là khoảng cách công nghệ -> Đòi hỏi những người CGCN phải nhập được công nghệ phù hợp với trình độ năng lực công nghệ hiện có mới có thể đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quá trình nâng cao năng lực đó nên tiến hành dần dần, bởi vì quá trình này rất quan trọng.
- Đảm bảo an toàn lao động, môi trường công nghiệp cho người lao động.
-> Trong những môi trường làm việc khắc nghiệt, nguy hiểm đều có sự góp sức của con người, vấn đề đặt ra là làm như thế nào để hạn chế được những nguy hiểm đối với người lao động.
Ví dụ về không gian làm việc như Vi khí hậu:
+ Nhiệt độ: Nếu nhiệt độ quá cao -> Độ nhớt trong máu giảm xuống -> Dẫn đến giảm các thao tác thực hiện của người lao động -> Có thể dẫn tới tai nạn lao động (ví dụ ở các lò rèn, lò gạch,...)
Nếu nhiệt độ thấp (ví dụ làm việc tại các buồng lạnh) -> Cũng dẫn tới các thao tác không chính xác -> Tai nạn lao động.
+ Độ ẩm: Tức lượng nước trong 1 m3 cũng phải được đảm bảo.
+ Bức xạ nhiệt: Máy móc thiết bị khi làm việc toả ra các loại tia như: α, β, γ, hay tia Rơnghen -> ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
+ Lưu thông gió: Tổ chức các cửa đón gió hay thoát gió -> Bố trí thích hợp. Thông thường lưu lượng gió thích hợp nhất cho người lao động là khoảng 2,5-3 m/s.
Ngoài ra trong quá trình hoạt động, các máy móc thiết bị thường được bôi trơn bằng các loại dầu mỡ hay làm nguội thiết bị,... -> Gây bẩn và ô nhiễm môi trường làm việc của công nhân.
- Công nghệ nhập vào phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nhân lực, năng lượng.
- Không làm phương hại đến môi trường chung, không gây ra tiếng ồn.
- Hoạt động CGCN: Phải có những ràng buộc trong hợp đồng CGCN, ví dụ như: Bên CGCN phải là chủ thực sự của công nghệ đó và sau một thời gian nhất định thì phía Việt Nam phải làm chủ được công nghệ đó.
-> Phía Việt Nam phải được đào tạo, hướng dẫn về khai thác, lắp đặt, vận hành và sau một thời gian nhất định Việt Nam phải sử dụng được công nghệ đó một cách có hiệu quả.
- Trong các điều khoản hợp đồng không chấp nhận các điều khoản phụ vô lý.
Ví dụ: Bên mua công nghệ mua luôn nguyên vật liệu của nước đó hay sản phẩm phải tiêu thụ tại các đại lý của họ,... Vì trong nhiều trường hợp có thể xảy ra những khúc mắc giữa hai bên tham gia hợp đồng, dẫn đến sản phẩm không tiêu thụ được.