II. QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1 Các mối liên kết trong CGCN
b. Nội dung khâu chuẩn bị (Nghiên cứu chi tiết trong giáo trình)
- Nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm, chất lượng, số lượng sản phẩm, thời điểm và khả năng tiêu thụ trong tương lai. Đồng thời phải dựa vào năng lực công nghệ của cơ sở để toạ ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Hoạch định chiến lược sản phẩm (phương án sản phẩm - có 8 phương án) ⇒ tìm nguồn cung cấp công nghệ và người (nước) cung cấp công nghệ cho phù hợp.
- Xác định quy mô đầu tư: nhỏ, lớn, vừa. Nếu hiểu biết được năng lực công nghệ của các cơ sở liên quan, thì từ quy mô lớn, chúng ta có thể xác định đầu tư quy mô vừa, bởi vì chúng ta có thể liên kết với các cơ sở ấy cùng thầu, tham gia một số chi tiết, một số bộ phận. Nếu đảm bảo chất lượng, thì hoạt động đó sẽ vừa có lợi cho ta, vừa tạo được công ăn việc làm cho người lao động.
- Xác định khả thi về công nghệ: tức là công nghệ ấy có thể thực hiện được, hoạt động được hay không?
+ Khả thi về kinh tế: Khả năng thu hồi vốn, tiềm năng của thị trường,...
+ Hoạt động công nghệ có đem lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp hay không?
- Vốn và dự kiến huy động vốn: + Vốn tự có (đất đai, nhà xưởng,...)
+ Vốn do Nhà nước cung cấp, vốn vay ngân hàng, Cổ phần,...
- Xác định phương pháp thực hiện, chủ yếu là dựa vào phương pháp về tính toán hiệu quả để lựa chọn. Nội dung của khâu này là lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
* Phương pháp đánh giá hiệu quả (Tham khảo)
- Phương pháp 1: Phương pháp giá trị hiện tại ròng
T
A = ∑ (Bt - Ct)/(1 + r)t t=0
Trong đó T: Số năm thực hiện phương án công nghệ Bt: Tổng lợi ích của năm thứ t.
Ct: Tổng chi phí của năm thứ t. r: Lãi suất tiền tệ
Khi:
+ A ≥ 0 thì phương án này có lợi, có thể thay đổi công nghệ vì nó đem lại hiệu quả kinh tế.
+ Chọn Amax: Nếu có nhiều phương án, ta nên chọn phương án tối ưu có hiệu quả cao nhất. Nếu có ràng buộc về tài chính thì chọn Amax phù hợp với ràng buộc đó.
- Phương pháp 2: Tỷ lệ lợi tức nội bộ (K)
T
A = ∑ (Bt - Ct)/(1 + k)t ≥ 0
So sánh k với r:
+ Nếu k > r: Đầu tư vào công nghệ có lãi suất lớn hơn là gửi tiết kiệm. + Nếu k < r: Đầu tư vào công nghệ có lãi suất thấp hơn gửi tiết kiệm.