V. KẾT CẤU HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ (CƠ SỞ HẠ TẦNG CN)
2. Nguồn gốc chuyển giao công nghệ
* Trong lịch sử: Chuyển giao công nghệ đã có từ lâu thông qua các hoạt động thăm viếng, tài trợ,...
* Ngày nay chuyển giao công nghệ do các nguyên nhân sau: - Do sự hợp tác quốc tế:
+ Không có một quốc gia nào có đủ mọi tiềm lực để sản xuất ra mọi loại công nghệ để phục vụ nhu cầu của nước mình.
Ví dụ một số nước giàu như nước ở một số nước giàu có như nước Mỹ, chỉ sản xuất được 11/20 sản phẩm công nghệ. Các nước phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác với nhau và cùng chuyển giao công nghệ.
+ Do sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới về công nghệ (85% các sáng chế công nghệ nằm trong tay các nước phát triển), nước thừa công nghệ thì bán công nghệ, còn nước thiếu công nghệ thì mua để phát triển kinh tế, từ đó xuất hiện thị trường cung - cầu công nghệ.
+ Do xu thế mở rộng hợp tác, khuyến khích thương mại tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán, kể cả mua bán công nghệ.
+ Do lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ mang lại cho cả bên bán và bên mua công nghệ. Ví dụ: bên bán tăng thêm lợi nhuận do bán các linh kiện, các chi tiết; có thể thâm nhập được vào thị trường mà không phải tốn chi phí như trường hợp thông thường; họ thu hồi được vốn một cách nhanh chóng.
- Do kéo dài vòng đời công nghệ: Các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh bao giờ cũng muốn kéo dài vòng đời công nghệ để có thể kéo dài sản xuất. Nếu không có chuyển giao công nghệ thì lợi nhuận chỉ thu được ở giai đoạn cao trào hay giai đoạn bão hoà. Khi có chuyển giao công nghệ thì công nghệ suy tàn ở thị trường này nhưng lại có thể phát triển ở thị trường khác để thu lợi nhuận.
- Do đổi mới công nghệ: Do sản phẩm không tồn tại vĩnh viễn trên thị trường vì nhu cầu của con người luôn luôn biến đổi và tăng lên. Các nhà doanh nghiệp luôn cần phải có định hướng cho sản phẩm thay thế, sản phẩm mới tung ra thị trường, hay nói cách khác là cần có chiến lược sản phẩm. Trước hết phải lập phương án sản phẩm hay chiến lước sản phẩm. Thông thường, người ta đưa ra 8 phương án sản phẩm như sau, thông qua đó, người ta phải tìm nguồn cung cấp công nghệ và người (nước) cung cấp công nghệ và tiến hành đổi mới công nghệ và thực hiện được 8 phương án sản phẩm đó (góp phần thực hiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp).
Sản phẩm/ Thị trường Thị trường cũ Thị trường mới
Sản phẩm cũ x x
Sản phẩm cải tiến x x
Sản phẩm thay thế x x
Sản phẩm mới x x
- Tranh thủ sự đầu tư nước ngoài (vốn, công nghệ, lao động) nhưng quan trọng và nổi bật nhất là tranh thủ đầu tư trong lĩnh vực chất xám, tận dụng liên doanh, liên kết,...
Chúng ta lưu ý sự khác nhau cơ bản giữa hai hình thức mua công nghệ và chuyển giao công nghệ:
+ Mua công nghệ: Mua phần cứng (Máy móc, thiết bị,...)
+ CGCN: Phần cứng (Mua máy móc, thiết bị,...) và phần mềm (lý thuyết, phương pháp, bản quyền) -> phải có hợp đồng CGCN; Chuyển giao CN có hai hoạt động: Hoạt động thương mại (mua bán công nghệ) và hoạt động pháp lý (hợp đồng CGCN).