Lợi ích thu được của bên Giao và bên Nhận công nghệ

Một phần của tài liệu Bài giảng và đề cương môn quản trị công nghệ (Trang 55)

V. KẾT CẤU HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ (CƠ SỞ HẠ TẦNG CN)

c.Lợi ích thu được của bên Giao và bên Nhận công nghệ

- Đối với bên Giao công nghệ

 Tăng nhanh việc quay vòng vốn để tiếp tục đầu tư cho các hoạt động NC&TK

 Thu lợi nhuận cao hơn ở địa phương hay ở chính quốc gia (do giảm chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí cao về cơ sở hạ tầng khác).

 Đối với công nghệ chưa cần dùng thì có thể bán đi để thâm nhập vào thị trường, tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp hay quốc gia.

 Công nghệ sẽ tận dụng hết giới hạn của nó.

 Thu được một số lợi ích khác như: bán nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng thay thế; tận dụng nguồn chất xám ở địa phương,...

- Bên Nhận công nghệ

 Thông qua CGCN, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế;

 Không cần thiết hoặc ít cần thiết đầu tư cho NC&TK công nghệ đó.

 Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được vì thiếu công nghệ cần thiết, đặc biệt tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;

 Nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cấp bách; nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhu cầu đổi mới công nghệ để đáp ứng sức ép của cạnh tranh;

 Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ, học tập được các phương pháp quản lý tiên tiến;

 Tránh được rủi ro nếu phải tự làm nhờ mua licence công nghệ;

 Nếu thành công, có cơ hội rút ngắn thời gian CNH, đồng thời có thể đi tắt vào các công nghệ hiện đại nhất, tức là đạt được đồng thời 2 mục tiêu: CNH và HĐH.

Một phần của tài liệu Bài giảng và đề cương môn quản trị công nghệ (Trang 55)