II. QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1 Các mối liên kết trong CGCN
b. Liên doanh
* Nội dung: Doanh nghiệp ỏ trong nước và nước ngoài cùng góp vốn
để đưa một công nghệ vào nước chủ nhà.
- Nước ngoài: Mua thiết bị, quá trình đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn, lắp đặt, vận hành, quản lý, tài chính,...
- Nước chủ nhà: Đóng góp về cơ sở vật chất, trong đó, chủ yếu là đất đai, lao động, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng,...
Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ phần trăm đóng góp.
* Bên Nhận công nghệ:
- Được tất cả các lợi ích như đầu tư trực tiếp;
- Do góp vốn nên được tham gia quản lý, từ đó nâng cao được trình độ năng lực công nghệ.
* Bên Chuyển công nghệ:
- Cũng thu được những lợi ích như đầu tư trực tiếp;
- Tránh được những rủi ro do các nước nhận công nghệ có thể mất ổn định về chính trị.
- Được đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu.
- Vấn đề phân chia về tài chính sao cho hợp lý, thực chất là phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm đóng góp nhưng trong thực tế lại rất khó, ví dụ: công nghệ, thiết bị đưa vào đóng góp phải mới hoàn toàn (nhưng thực tế lại ngược lại, chúng được tân trang lại hoặc thay các chi tiết mới vào mà không đảm bảo).
- Quá trình đào tạo phải có chương trình đào tạo để người tiếp nhận công nghệ có đủ khả năng tiếp nhận và khai thác công nghệ đó và phải có đủ thời gian đào tạo (thường là 6 tháng); giáo viên hướng dẫn phải có kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tế lại xảy ra một số trường hợp như: tình trạng vô trách nhiệm, rút ngắn thời gian đào tạo, giáo viên không có kinh nghiệm,... dẫn tới người nhận công nghệ không có đủ kiến thức, năng lực để tiếp nhận, khai thác công nghệ đó, do vậy kết quả khai thác công nghệ không hiệu quả.
- Vấn đề đất đai: Bên Giao công nghệ thường hạ thấp giá trị của đất xuống hoặc không tính giá trị của đất đai trong quá trình sử dụng.
Điều này được khắc phục khi có những quy định rõ ràng trong hợp đồng của cả bên Nhận và góp công nghệ -> Bên nhận công nghệ phải có đủ năng lực, nhận thức để kiểm tra, nắm bắt, tìm hiểu về công nghệ.
- Quan hệ chủ thợ thể hiện rất rõ: Phải nhận thức và đấu tranh bảo vệ người lao động, tránh sự đánh đập, hạ thấp nhân phẩm, bóc lột người lao động trong các công ty, doanh nghiệp liên doanh. Để thực hiện được điều này thì bên nước chủ nhà phải dựa vào pháp luật buộc bên đối tác liên doanh phải tuân thủ theo đúng pháp luật của nước mình. Để khắc phục điều này, nên lập ra tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người công nhân tránh tình trạng công nhân tự đứng lên đấu tranh riêng lẻ. Trong các công ty liên doanh, đối tượng chủ yếu nhân viên là thuộc tầng lớp thanh niên, cần phải lập ra đoàn thanh niên bên trong và ngoài công đoàn.
Ví dụ: Trong thời gian gần đây xảy ra hiện tượng công nhân tại các công ty liên doanh ở Hải Phòng đình công đòi tăng lương, đây là điểm mà bên nước chủ nhà cần xem xét và lập ra tổ chức công đoàn để đưa tiếng nói của công nhân đến với lãnh đạo công ty.
- Liên doanh bị thua lỗ: Có thể một mặt do nhận thức, điều hành kém,..., mặt khác các công ty liên doanh với nước ta thường là các công ty con (do công ty mẹ điều hành) -> Do đó có thể chỉ thị công ty này lợi nhuận,
công ty khác thì thua lỗ. Bên nhận thì việc đóng góp là rất khó khăn khi công ty thua lỗ vì cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, đất đai,... chúng ta đã đóng góp, nên giờ không còn khả năng đóng góp thêm nữa, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng bên nhận phải bán % cổ phần đóng góp cho bên đối tác -> Hình thức liên doanh lại trở thành đầu tư trực tiếp, tất cả quyền kiểm soát, quản lý đều thuộc về họ và bên nhận trở thành người làm công ăn lương cho bên đối tác. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và thường xảy ra đối với các nước đang phát triển như nước ta.