II. QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1 Các mối liên kết trong CGCN
c. Nội dung của cơ chế
- Soạn thảo luật lệ, pháp lệnh, quy định về đầu tư của nước ngoài và nhập công nghệ của nước ngoài.
Năm 1986: Tiến hành đổi mới công nghệ;
Tháng 12/1988: Có pháp lệnh về CGCN để giải quyết những vấn đề không phù hợp và còn thiếu.
Năm 1992: Sửa đổi và bổ sung pháp lệnh về CGCN;
Năm 1995: Sửa đổi và bổ sung, đồng thời nâng pháp lệnh lên luật và đưa vào luật dân sự.
Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những vấn đề chưa phù hợp hoặc còn thiếu cho nên trong những kỳ họp tới, vấn đề này vẫn được bổ sung và sửa đổi để phù hợp với tình hình.
- Tạo ra các thủ tục, các công cụ để kiểm soát việc đăng ký CGCN. Thủ tục bao gồm các bước sau:
Phê duyệt (báo cáo) -> Thông qua một cơ quan được Nhà nước uỷ quyền -> Duyệt ngay nếu báo cáo đó là phù hợp hoặc bổ sung góp ý để doanh nghiệp hoàn thành báo cáo -> Thông qua quá trình phê duyệt này đã kiểm soát được quá trình CGCN, hạn chế nhập lậu các công nghệ.
- Sàng lọc, thẩm tra việc CGCN:
+ Sàng lọc: Dùng đội ngũ người gác cổng công nghệ -> Là những người có năng lực công nghệ cao, có nhiều thông tin, kinh nghiệm về công nghệ, quan hệ rộng rãi.
+ Thẩm tra: Có quy định về giá trị của doanh nghiệp -> Nhà nước thẩm tra, thẩm định xem công nghệ có phù hợp hay không (ở Việt Nam quy định giá trị công nghệ: 500.000 đô la trở lên).
- Tạo ra các tổ chức, các bộ phận hỗ trợ, tư vấn và làm dịch vụ để thực hiện CGCN.
Hình thành các tổ chức tư vấn (của Nhà nước hay một tổ chức tập thể) phục vụ các nhu cầu của hoạt động chuyển giao: điều tra thị trường, điều tra nguồn công nghệ, trả lời các câu hỏi như: Mua công nghệ ở đâu, thời gian nào, nhập công nghệ nào có lợi, giá cả thế nào là hợp lý,... => Điều này là rất cần thiết, đồng thời giúp ta quản lý công nghệ.