1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực tập tổng hơp tại nhà máy giấy công nghiệp

33 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 249,5 KB

Nội dung

1.MỞ ĐẦU: 1.1. Đặt vấn đề: Nước ta là một nước nông nghiệp, sự phát triển của đất nước đi lên từ cái nôi của ngành nông nghiệp. Các sản phẩm của ngành nông nghiệp cần có các loại máy để chế biến và bảo quản được nó, bên cạnh đất nước đang hướng đến công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cơ khí hóa máy móc thì ngành cơ khí bảo quản nó đóng một vai trò rất quan trọng. Ngành cơ khí bảo quản chế biến nông sản thực phẩm thuộc khoa Cơ khí – Công nghệ nằm trong trường Đại học Nông Lâm Huế, đây là một ngành khá mới, đến nay ngành này đã được thành lập cách đây 4 năm. Do là một ngành khá mới mẻ nên nó cũng gặp không ít khó khăn. Với một kỹ sư trong tương lai của ngành cơ khí BQCBNSTP, để có những kiến thức vững chắc thì ngay từ bây giờ chúng em đang từng bước trau dồi kiến thức cho mình. Ngay ở trên ghế nhà trường cũng như trong thực tế ngoài xã hội. Chuyến thực tập giáo trình này là một cơ hội quý báu để chúng em có thể học hỏi được nhiều kiến thức không những chỉ riêng trên lý thuyết mà học hỏi ngay cả trên thực tế nữa. Chuyến thực tập này đi trong 20 ngày, mặc dù đi được khá nhiều nhà máy nhưng do thời gian tìm hiểu ở mỗi nhà máy rất ngắn, nên việc tìm hiểu kỹ về quy trình của mỗi nhà máy cũng gặp rất nhiều khó khăn. kính mong các thầy giáo cùng các bạn sinh viên trong ngành đóng góp thêm ý kiến để được hiểu cặn kẽ hơn cũng như cho những lần viết báo cáo sau được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Phạm Viết Hùng và thầy giáo Ks. Nguyễn Trường Giang, các công ty cùng tập thể lớp cơ khí 40 đã tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành tốt chuyến thực tập giáo trình này. 1.2. Giới thiệu về TT giáo trình: 1.2.1. Mục đích: - Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các loại máy móc ở ngoài thực tế. - Đưa sinh viên tiếp cận với các dây chuyền, công nghệ sản xuất của các nhà máy. - Giúp sinh viên nắm bắt được cấu tao, nguyên lý hoạt động của các loại máy trong thực tế. - Tạo điều kiện để sinh viên được học hỏi, tìm tòi, và hiểu rõ hơn về đời sống môi trường bên ngoài xã hội. - Sinh viên hiểu rõ được cách tổ chức quản lý của một công ty. Cũng như cách lãnh đạo của người đứng đầu công ty đó. - Học hỏi những tính cách, cách lãnh đạo của những doanh nhân thành đạt. 1.2.2. Nhiệm vụ: - Sinh viên phải nắm bắt, hiểu rõ về quy trình sản của các nhà máy - Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi đi tham quan thực tế. - Đưa sinh viên tiếp cận thực tế với các cơ sở sản xuất - Sinh viên phải báo cáo lại tất cả những gì đã thu hoach được trong chuyến thực tập giáo trình này. 1 1.2.3. Các địa điểm thực tập cụ thể: 1 Công ty giống cây trồng vật nuôi T.T.Huế. 2. Nhà máy tinh bột sắn T.T.Huế. 3. Nhà máy chế biến gỗ Phú bài. 4. Nhà máy xử lý rác Huế. 5. Công ty cao su Quảng Trị. 6. Công ty CPDV cà phê đường 9 7. Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa – Quảng Trị. 8. Công ty CP Hoàng Quốc – Quảng Nam. 9. Nhà máy tinh dầu trầm – Quảng Nam. 10.Công ty CP FOCOCEV Quảng Nam. 11.Công ty bia – Huế. 2. NỘI DUNG: 2.1. Dây chuyền: Hệ thống thiết bị chế biến các loại hạt giống - Thời gian thực tập: Sáng ngày 09/04/2009 - Địa điểm thực tập: Nhà máy chế biến hạt giống – Công ty cổ phần giống cây trồng vật nuôi thừa thiên huế. - Địa chỉ: 128 Nguyễn Phúc Nguyên – Xã Hương Long – Huế * Giới thiệu sơ lược về cơ sở sản xuất: + Tên : Nhà máy chế biến hạt giống – Thừa Thiên Huế + Năm thành lập: Năm 1994 và hệ thống chế biến các loại hạt giống được đưa vào sử dụng từ năm 2004 đến nay. + Tổ chức: Gồm : Giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng kỹ thuật, phòng hành chính kế toán, phòng sản xuất kinh doanh và các tổ sản xuất • Công nghệ: Dây chuyền được phân ra 4 giai đoạn: - Công đoạn sấy - Công đoạn làm sạch. - Công đoạn xử lý hóa chất. Công đoạn cân định lượng, xuất sản phẩm. + Sơ đồ công nghệ: Nguyên liệu được nạp vào > tháp sấy > xilo chứa > Máy phân loại > Bộ phận sàng gạo > Xử lý hóa chất > Cân định lượng > đóng gói > Đưa vào lưu kho. • Quy trình chế biến: - Hệ thống máy tải + hệ thống sấy: + Nhiệt độ sấy cung cấp = 40 0 C được đảm bảo + Nhiệt độ sấy cung cấp < 42 0 C hiệu quả sấy không cao + Nhiệt độ sấy cung cấp > 42 0 C Ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống, mầm giống sẽ bị chết. Nguyên liệu được đưa từ dưới lên theo gầu tải và được đổ từ trên xuống, ngược với dòng khí nóng đi từ dưới lên. Nhiệt độ sấy phụ thuộc vào nhiên liệu 2 đầu vào, độ ẩm của hạt giống. khoảng 22 % khi hạt giống đạt 13-14 % thì thời gian sấy là 10-12h. Năng suất : 5 tấn/mẻ, nhiên liệu sấy than 20kg/h/2tháp Ở đây có bộ phận thiết bị kiểm tra nhiệt độ > lấy mẫu xem kiểm tra đã đạt chưa, nếu chưa đạt cho lên tháp sấy để sấy lại, thùy theo độ đồng đều mà chuyển ra. Số lần đảo ít nhất là 1 lần/mẻ. Nguyên liệu cho vào lò được gầu tải chuyền lên, đảo đều. Hơi nóng đi từ dưới lên. Có ống tỏa hơi nóng nằm ở giữa lò sấy Đảo nguyên liệu: 1/2 nằm dưới được rơi xuống trước, 1/2 nằm trên rơi sau. Sau khi sấy xong được băng tải đưa lên xiclon thu nguyên liệu, ống hút bụi xiclon hút bụi theo nguyên lý động học. Sau khi sấy xong > đưa vào xilo chứa. thành phẩm theo đường ống ( chảy tự do ) > Băng tải > Gầu tải. Nguyên liệu được đưa qua thiết bị sàng ( thiết bị phân loại ) : lưới sàng phân loại theo kích thước hạt khác nhau, tạp chất bị lọt xuống dưới lưới sàng, còn những hạt ở trên mặt sàng, bộ phận hút tĩnh lực hạt nhe, hạt lép sẽ bị hút và loại đi. Sau khi qua bộ phận sàng và phân loại Sau khi nguyên liệu qua thiết bị sàng được chuyển tiếp vào thiết bị sàng gạo ( mục đích phân lọc gạo do có những hạt bị vỡ được phân riêng ra) và một phần bụi cung được tách ra tại đây. Tiếp đó nguyên liệu được đưa đến bộ phận xử lý hóa chất: hóa chất có nhiều dạng, dạng lỏng ( để xử lý mối mọt) được phun dưới dạng phun sương và dạng bột. Bộ phận hóa chất bột + nước tạo thành hóa lỏng để xử ly ( ở đây có bộ phạn cánh khuấy để hổn hợp được trộn đều ). Nếu không qua xử lý hóa chất thì ta cho chạy thẳng theo m,ột đường ống khác qua hệ thống cân định lượng. Sau khi hệ thống cân định lượng xong, nguyên liệu được đóng bao, và cất giữ • Dây chuyền thiết bị: + Công suất : 1 tấn/ h + Chủng loại: được dùng chế biến các loại hạt giống như: ngô ( tách hạt ), lúa + Hai lần kiểm tra, bảo dưỡng/ 1 năm + Dây chuyền hoạt động 3 tháng/ năm. Vận hành 16-24h / ngày • Sản xuất - kinh doanh: + Năng suất : Năng lực của tháp 5 tấn + Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Trên cả nước + Kế hoạch phát triển sản xuất: Làm việc trên quy mô lớn hơn • Đánh giá và nhận xét: + Khó khăn: nguyên liệu chỉ có theo mùa vụ, nên mỗi năm dây chuyền chỉ hoạt động từ 3÷4 tháng, thời gian còn lại nghĩ bảo dưỡng máy. + Thuận lợi: dây chuyền sản xuất với quy mô lớn > năng suất cao. Có sự đầu tư lớn ( 1÷1,2 tỉ đồng cho dây chuyền ). 3 2.2. Dây chuyền: Hệ thống dây chuyền chế biến tinh bột sắn – Thừa Thiên Huế - Thời gian thực tập: Sáng ngày 10/04/2009 - Địa điểm thực tập: KM802 – QL1A – Xã Phong An – Huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế - Giới thiệu sơ lược về cơ sở sản xuất: + Tên : Công ty dược phẩm và đầu tư công nghệ - Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế. + Năm thành lập: 2002 và hoàn thành đi vào hoạt động vào năm 2004 + Tổ chức: bao gồm: 120 cán bộ công nhân viên. Gồm có các phòng: - Phòng KCS làm nhiệm vụ về môi trường, hóa nghiệm và xác định lượng tinh bột sắn đầu vào. - Phòng tổng hợp bao gồm: tổ chức hành chính, kinh doanh vật tư và nguyên liệu đầu vào bộ phận kho, tổ chức lao động hành chính nhân sự. - Phòng sản xuất kĩ thuật bao gồm các ca xản xuất, tổ cơ điện…. - Phòng tài chính kế toán. Vốn đầu tư: 56 tỷ đồng Việt Nam là công ty của doanh nghiệp nhà nước. • Công nghệ: + Sơ đồ công nghệ: Củ Sắn > Phểu liệu > Máy bóc vỏ lụa > Rửa sạch > Máy băm > Máy nghiền > máy trích ly > Thải bả > Thu được hỗn hợp sửa không còn xơ > Máy phân ly (ly tâm dạng đĩa), có thể qua nhiều bước, cô đặc rồi hòa nước lại nhiều lần. Nước cấp áp đi từ dưới lên( tách dịch bào và tiền sắc tố) > Nước tách bột. > Dịch bột > Ly tâm ( tách nước). Tháo bã tự động ( Bột ẩm 30-32%) > Giai đoạn sấy (sấy khí động học) duy trì độ ẩm < 13% > Làm nguội > Đóng bao tự động > Thành phẩm tinh bột sắn đạt 12%. - Củ sắn thu mua về không nên để quá 3 ngày, chất lượng giảm , ảnh hưởng đến độ tinh bột. - Tinh bột theo bã chiếm 0,8 – 1 %. Bã đó được sử dụng làm thức ăn gia súc, họ mua về phơi hoặc sấy khô rồi chuyển đến các nhà máy thức ăn gia súc - Các quá trình chuyển hóa về sinh, về hóa thì không nhiều nhưng khá nhiều các thiết bị thực phẩm. - Công đoạn nạp liệu mài: Bóc đi lớp vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch lớp đất cát băm thành từng mẩu nhỏ vag cuối cùng chúng ta nghiền rửa, xay ra và lọc đi ngững chất bẩn. Củ sắn được đưa vào phểu liệu > Đưa lên băng tải > Lên thiết bị lồng bóc vỏ tại đây củ sắn được bóc một phần vỏ lụa > Đi qua các ngăn của thùng chứa củ, ở đây sắn sẽ được bóc phần võ lụa còn lại và rửa sạch các phần đất cát > Củ sắn sau công đoạn này là củ sắn sạch. > Tiếp đến củ sắn được đưa vào 1 cái 4 máy băm, nó được băm thành các mẫu có kích cỡ khoảng 1cm, mục đích của máy băm này là để tăng hiệu quả của các công đoạn sau đó > tiếp theo sắn được đưa vào 3 cái máy nghiền, tại đây mẫu sắn được nghiền ra và mục đích của công đoạn này là nó giải phóng được tinh bột có trong củ sắn. Sản phẩm của công đoạn này gồm các tinh bột tự do được giải phóng, xơ mịn, dịch bào và nước( trong củ sắn gần 25-30% tinh bột, ngoài ra nó có xơ, có nước, một số chất phụ khác như là các chất tiền sắc tố) > các máy trích ly( hoạt động theo nguyên lí ly tâm, dưới tác dụng của lực ly tâm nước mang theo hạt tinh bột qua lưới lọc còn bã sẽ đi ra ngoài( mục đích thu được hỗn hợp sữa và không còn xơ, bã được đưa ra ngoài chúng ta sẽ có tinh bột mang theo nước > hiệu quả thu hồi cao lên. Sau bước này sản phẩm chúng ta thu được là một hỗn hợp bao gồm : nước và tinh bột, tinh bột tự do và dịch bào và loại bỏ được phần xơ ra ngoài > công đoạn tiếp theo là công đoạn phân li( máy li tâm dạng đĩa). Ở đây nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm, cho phép mình lọc được tinh bột tốt nhất, tách hầu hết các bột mủ ra ngoài. Gồm có 2-3 bước nghĩa là có một hỗn hợp sữa ban đầu đưa vào bước thứ nhất sẽ cô đặc sau đó người ta hòa vào nước rồi lại đưa vào bước thứ 2 để cô đặc lại và hòa loãng tiếp và bước thứ 3 được cô đặc lại. Như vậy số bước càng nhiều lên thì chất lượng của sản phẩm sẽ tốt hơn. Để hỗ trợ thêm ở công đoạn này thì ở đây chúng ta có thêm một đường nước cấp vào đi từ dưới đi lên, nó có tác dụng như chúng ta xả một vòi nước rumene ( nguyên lí làm việc giống như máy li tâm đứng dạng đĩa) > mục đích của công đoạn này tách được các dịch bào , các chất sắc tố, tiền sắc tố > sản phẩm chúng ta thu được còn lại là nước và tinh bột > sau công đoạn này chúng ta sẽ có một hỗn hợp dịch sữa( 408 gam bột/1 lít nước/ 1lit hỗn hợp) để phục vụ cho các quá trình sấy sau này ta phải tách nước > qua quá trình li tâm ở đây ta dùng máy li tâm tháo bã tự động, nguyên liệu nạp vào máy và máy sẽ quay nó li tâm với tốc độ khá lớn và nó vắt khô sau đó bộ phận cạo nó sẽ cạo sản phẩm chảy ra ngoài > sản phẩm quá trình li tâm ở đây là bột ẩm có độ ẩm 30-34% > để dễ dàng cho quá trình sấy > công đoạn sấy: đưa tinh bột về độ ẩm 12,5% quá trình sấy khí động học, nhiên liệu là than đá hoặc là dầu FO ( lò truyền nhiệt dùng than đá hoặc dầu FO) > đốt nóng lên gia nhiệt lên 260 o C đưa vào dàn calorife (dàn trao đổi nhiệt) dầu đóng vai trò là môi chất truyền nhiệt trung gian, qua dàn troa đổi nhiệt nó sẽ chạy theo đường ziczac trong các ống tản nhiệt và chúng ta cấp một lượng gió đi vào dàn này , không khí được làm sạch đi qua dàn calorife sẽ lấy nhiệt từ dàn này và đưa nhiệt độ của không khí bình thường lên khoảng 220 o C, nó đi vào trong hệ thống sấy. Khi đi vào hệ thống sấy mình cấp bột vào nó sẽ được phân tán trong khối không khí nóng đi lên thác sấy cao 30m, hành trình cả đi và về của nó là 60m và tại đây thùng hơi nước nó sẽ được bốc hơi. Trong lò sấy bao gồm hỗn hợp tinh bột, hơi nước và không khí để tách các phần tinh bột ra chúng ta dùng các xiclong ( xiclong khí hoặc lỏng) chúng ta tách được nước, hơi ẩm ra ngoài, sản phẩm thu 5 được là tinh bột. Ở đây chúng ta tiếp tục làm nguội qua các xiclong để tách lại chúng ta sẽ có được bộ nguội và đưa xuống máy đóng bao tự động. Như vậy sản phẩm thu được sẽ là thành phẩm tinh bột sắn có độ ẩm là 12,5% > Sản phẩm tốt nhất hiện nay: Độ nhớt, độ mịn, được đảm bảo. hàm lượng tinh bột ở trong thành phẩm > Kiểm tra theo từng công đoạn, không đạt được đem trở lại tái chế. Các bước đi theo một dây chuyền nhất định > hiệu quả cao hơn. * Ứng dụng: Ngày công nghiệp khác như: - Dược phẩm ( chất nền của thuốc, biến tính tạo ra Tạo ra glucôzơ) - Chế biến bột ngọt , mì tôm - Sản xuất keo ( bao bọc của kẹo ) - Ứng dụng bao bì nilông - Sản xuất êtanol • Dây chuyền thiết bị: + Công suất : 400 tấn sắn tươi / ngày tương đương với 100 tấn thành phẩm. Công suất từng thiết bị khác nhau và thường lớn hơn công suất trung bình của ca dây chuyền. + Chủng loại: Nguyên liệu lấy từ Nam Đông, A Lưới, Hương Trà… Nhà máy đầu tư vốn không tính lãi suất tức đầu tư vốn cho các hộ trồng sắn. thu mua, thu gom… • Sản xuất - kinh doanh: + Kế hoạch phát triển sản xuất: - Không thay đổi các thiết bị công nghệ - Đi chuyên sâu về sản phẩm không chỉ dừng ở sản phẩm tinh bột sắn mà có thể chế ra các sản phẩm khác nữa + Thị trường tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu là xuất khẩu và một phần tiêu thụ nhỏ lẻ trong nước. • Đánh giá và nhận xét: + Khó khăn: - Vị trí địa lý để cấp và trồng nguyên liệu, diện tích canh tác nhỏ, vùng đất cát khá nhiều, cằn cội… + Thuận lợi: - đi vào hoạt động khá sớm ở bắc miền trung, nhà máy hoạt động đồng thời cùng với nhà máy ở nghệ an và sớm hơn các nhà máy khác. - Khi đi vào hoạt động nhà máy đã có khẳng định khả năng cạnh tranh sau này khá lớn vì vậy ổn định được chất lượng và hệ thống quản lý bài bản. chất lượng khá ổn định. Dây chuyền hiện đại so với Đông nam Á, sản phẩm chất lượng cao. - Nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại của Thái Lan, Đức + Đề xuất: - Sau khi chế biến tinh bột sắn xong, dưới các bao tải chất đống cần có tấm kê cách mặt đất để chống ẩm và bảo quản được tốt hơn, tránh hư hỏng. - Vệ sinh nhà máy sạch sẽ hơn 6 - Cần có hệ thống xử lý nước thải, giảm sự ôi nhiễm môi trường. 2.3. Dây chuyền: Chế biến gổ - Thời gian thực tập: Chiều ngày 10/04/2009 - Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế - Khu công nghiệp Phú Bài - Giới thiệu sơ lược về cơ sở sản xuất: + Tên : Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế + Năm thành lập: tháng 09/2006 là tiền thân của xý nghiệp chế biến gỗ Phú Bài ( 26/03/2002 ) * Tổ chức: Gồm có: - Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát: giám đốc và Ba phòng nghiệp vụ chính: + Phòng nghiệp vụ: phòng tài chính – hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kỹ thuật. + Phòng kế hoạch – kinh doanh + phòng kỷ thuật + Có 2 xưởng sản xuất: - Xưởng sơ chế: xẻ, sấy - Xưởng tinh chế hoàn thiện Ngoài ra còn có : Tổ cơ điện, Tổ KCS, tổ bảo vệ + Doanh thu: 20÷25 tỉ VNĐ • Công nghệ: + Sơ đồ công nghệ: Nguyên liệu gỗ ( gỗ tròn, gổ ván ) > Gỗ được xẻ ra > Sấy > Gia công > Định hình > Chà nhám > lắp ráp hoàn thiện > Làm nguội > Hoàn thiện bề mặt > Đóng gói sản phẩm > lưu kho, kiểm tra trước khi xuất hàng. • Quy trình sản xuất: - Đây không phải là một dây chuyền công nghệ cứng, không đi theo một dây chuyền cố định mà có thể bỏ qua một số giai đoạn > Đây là một dây chuyền mềm. - Công nghệ sản xuất gổ > Để bố trí dây chuyền chế biến Gổ được mua về dạng nguyên liệu gổ tròn hoặc là gổ ván. > gổ được xẻ ra bao gồm: xẻ gổ ván, xẻ gổ phôi chi tiết sản phẩm, tùy theom loại gổ có các công đoạn xử lý khác nhau ví dụ: Gổ cao su thì phải ngâm tẩm hóa chất, còn ở đây gổ tròn keo thì không phải xử lý. > Công đoạn sấy > sau khi sấy xong gổ được đưa vào gia công, gổ đã chi tiết thì ở đây họ gia công khâu định hình tức là bào, phay lộng > sau khi định hình xong chi tiết sản phẩm được dưa vào công đoạn tiếp theo là định vị ( bao gồm các công đoạn khoan, đục, phay mộng ). Ngoài ra sau công đoạn định hình, định vị có dây 7 chuyền ghép gổ ( là một dây chuyền riêng không liên quan đến dây chuyền chế biến chung) ví dụ như ghép gổ là để tận dụng gổ. > Sau công đoạn định vị > Công đoạn chà nhám ( mục đích để chà nhám bề mặt chi tiết sản phẩm) > chi tiết sản phẩm đưa vào công đoạn lắp ráp. > Lắp ráp hoàn thiện ( tráp các lớp keo hay các lỗi về phẩm chất gổ, kĩ thuật gia công ) > làm nguội > hoàn thiện bề mặt ( Sơn hoặc lau dầu) tùy theo sản phẩm ma khách hàng yêu cầu hay đặc tính công nghệ. * Ví dụ: hàng ngoài trời dùng sơn dầu hoặc phun dầu bảo vệ bề mặt sản phẩm hoặc sơn hàng trong nhà. > Đóng gói sản phẩm là công đoạn cuối cùng > Lưu kho, được kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi xuất cho khách hàng. Giữa các công đoạn phải được kiểm tra chất lượng, sản phẩm không đạt được đưa vào công đoạn trước để chế biến lại > Phân loại, được xử lý. • Sản phẩm: chủ yếu là bàn ghế ngoài ra có các loại cửa, tủ, giường… • Công đoạn xẻ: Gồm có các loại máy: Máy CD đứng, CD nằm,máy cắt đứt, xẻ dọc, máy cưa lộng ( lộng các chi tiết cong ) • Công đoạn sấy: gồm có các thiết bị - Nồi hơi, các phòng sấy gồm các giàm nhiệt • Công đoạn định hình: gồm có các máy, máy bào 4 mặt, máy bào 2 mặt, máy phay 1 trục, 2 trục • Công đoạn định vị: gồm có các máy: Máy o van dương, máy đánh mộng o van dương, máy đánh mộng o van âm, máy phay mộng 2 đầu, máy phay mộng 1 đầu, máy cắt ngang bàn trượt, máy khoan, máy đục • công đoạn chà nhám: Máy chà nhám thùng 1,2 m, máy chà nhám thùng 0,6m, máy chà nhám công, máy chà nhám rung ( rung trục ngang, rung trục đứng ) • Công đoạn lắp ráp: Máy cảo thủy lực để lắp ráp Ráp nguội dùng các máy chà nhám rung cầm tay, máy khoan để vặn vít • Công đoạn sơn: ( sơn dầu ) - Sơn đĩa gồm 2 lai sơn ( lai sơn lót và lai sơn hoàn thiện) • Công đoạn đóng gói: - Chủ yếu là đóng gói bằng tay - Máy niền dây đai: niền các thùng hàng, kiện hàng • Hệ thống thiết bị lò hơi: Lò hơi sấy bằng hơi nước, đun nhiệt hơi được tích góp đưa đến các dàn calorife > sau khi sấy được ngưng tụ nước và dẫn về bể nước ngưng, dùng để cấp lại bình cho nồi hơi để sấy. Ở đây có các van an toàn, các thông số kĩ thuật. Nhà máy có 2 nồi hơi công suất 1250 tấn/ giờ. Áp suất làm việc 6atm. Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ: Thiết bị cơ điện, hệ thống khí nén, khí cung cấp cho các xilanh nén khí hoặc các cơ cấu khí nén. 8 • mạng điện: - dùng điện 3 pha cho các máy móc - Một số máy sử dụng biến tần, bộ điều khiển PLC, các chương trình lập trình các hệ thống ghép bán tự động ( ghép dọc, ngang) • Dây chuyền thiết bị: + Công suất : 10000 m 3 gỗ tròn/ Năm + Chủng loại: Nguyên liệu chủ yếu là gỗ tràm keo, ngoài ra còn dùng các loại như là: gỗ hương, gỗ trỏ, gỗ lim… • Sản xuất - kinh doanh: + Kế hoạch phát triển sản xuất: nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sản xuất hàng ngoài trời xuất khẩu Châu Âu, Bỉ. sản xuất hàng nội thất xuất khẩu Hàn Quốc. + Doanh thu của công ty: 20-25 tỷ đồng VN • Đánh giá và nhận xét: + Khó khăn: - Sản xuất xuất khẩu hàng ngoài trời, ở thời điểm cao điểm thì phải làm ngày, làm đêm cho kịp hàng, trong khi đó mùa hè có chế độ nghỉ. Sản xuất tập trung mùa đông - Đang cố gắng phát triển sản phẩm hàng nội thất - Chịu sự phụ thuộc vào nguyên liệu ( có sự cạnh tranh ). - Các phụ kiện, công nghiệp phụ trợ chưa có, phải mua từ TP Hồ Chí Minh ra. - Mô hình sản xuất chưa bền vững, chưa đảm bảo nguồn nguyên liệu. Để mô hình sản xuất bền vững thì cần phải phụ thuộc ở đầu vào và đầu ra. + Thuận lợi: - Nguồn nguyên liệu dồi dào - Nhân viên, công nhân chịu khó, sáng tạo • Định hướng: đa dạng hóa dòng hàng, tiếp cận hàng trong nhà 2.4. Dây chuyền: Xử lý rác thải - Thời gian thực tập: Sáng ngày 11/04/2009 - Địa điểm thực tập: Nhà máy xử lý rác Thủy phương – Huế - Địa chỉ : Thôn 7 - Xã Thủy Phương – Huyện Hương Thủy – Thừa Thiên Huế - Giới thiệu sơ lược về cơ sở sản xuất: + Tên : Nhà máy xử lý rác Thủy phương – Huế + Năm thành lập: Khánh thành ngày 28/04/2007 + Lịch sử Nhà máy: trước đây có dây chuyền đầu tư của Pháp năm 1996, nhưng dây chuyền này rất đơn giản, còn sơ sài. Sau đó được nhà máy cổ phần AC – Tâm Sinh Nghĩa đầu tư dây chuyền xử lý rác và nó đi vào hoạt động cho đến ngày nay, đó là một dây chuyền xử lý rác đã hoàn thiện, hiện đại. Hiện nay công ty này còn là trung tâm đào tạo chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn. 9 + Tổ chức: Bao gồm 3 phân xưởng sản xuất: - Phân loại rác. - Ủ và sản xuất phân bón vi sinh - Sản xuất tái chế nhựa. - Phòng sinh hoạt - Xưởng cơ khí bảo trì, bảo trì - Sinh hóa: Ủ phân, - KCS - Các phòng ban vụ khác: Kế toán, tổ chức + Sơ đồ công nghệ: 10 [...]... lưng nhà máy mà nhà máy vẫn chưa có hướng giải quyết nên danh dự của nhà máy bị tổn hao một phần, + Thuận lợi: 13 - Được tỉnh, nhà nước khuyến khích tặng bằng khen vì đã có công lao to lớn trong sự nghiệp làm sạch môi trường - Được Nhà nước, bộ KHCN đầu tư chuyển giao công nghệ xử lý rác thải 2.5 Dây chuyền: Chuyền xản xuất chế biến caffee - Thời gian thực tập: Sáng ngày 14/04/2009 - Địa điểm thực tập: ... bột sắn của nhà máy vẫn bán được - Được nhà nước cấp bằng sáng chế - Bằng khen của bộ công thương 27 2.8 Dây chuyền: Chế biến gổ (lô E2 cụm công nghiệp Trường Xuân – TP Tam Kì – Quảng Nam ) - Thời gian thực tập: Sáng ngày 21/04/2009 - Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Hoàng Quốc – lô E2 cụm công nghiệp Trường Xuân – TP Tam Kì – Quảng Nam - Giới thiệu sơ lược về cơ sở sản xuất: + Tên : Công ty cổ phần... Máy phay fingơ, dùng máy ghép để tận dụng các loại gỗ có kích cỡ khác nhau Ở đây có dùng máy ripxô, có kích thước cố định rung tự động, làm bóng bề mặt Dùng máy ghép ngang ( dùng keo dán gỗ Paratex + chất xúc tác ) - > Máy làm mộng có máy lộng tròn, máy phay mộng - > Qua công đoạn lắp ráp co máy ghép dọc, máy ghép ngang - > Công đoạn cán ghép ( máy tiện đầu, mác lưỡi) - > Công đoạn chà nhám ( máy. .. lý nước thải ( tổng đầu tư 10 tỷ đồng) đây là nhà máy xử lý nước thải tốt nhất Miền Trung đạt loại B 2.7 Dây chuyền: Chế biến tinh bột sắn - Thời gian thực tập: Sáng ngày 15/04/2009 - Địa điểm thực tập: Công ty Thương mại Quảng Trị - Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa - Địa chỉ: Huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị - Giới thiệu sơ lược về cơ sở sản xuất: + Công ty Thương mại Quảng Trị - Nhà máy tinh bột sắn... các công đoạn còn phả dùng nhiều nhân công để vận chuyển 2.6 Dây chuyền: Chế biến cao su - Thời gian thực tập: Sáng ngày 13/04/2009 - Địa điểm thực tập: Tổng công ty cao su Việt nam – Công ty cao su Quảng Trị - Địa chỉ : Huyện Gioo Linh – Quảng Trị - Giới thiệu sơ lược về cơ sở sản xuất: + Tên : Công ty cao su Quảng Trị Tên chính thức xý nghiệp chế biến cơ khí công ty cao su Quảng Trị là doanh nghiệp. .. giai đoạn gia công hóa kết thúc • Gia công cơ: có 5 cái máy: - Máy cán kéo - Máy cán 1 - Máy cán 2 - Máy cán 3 - Máy cán cắt Giữa các máy này có các băng tải Riêng máy cán kéo băng tải cố định, máy dịch chuyển theo mương, mương nằm ngang để kéo các mũ lên > Cao su sau khi đông tụ xong thì phải làm mỏng nó lại, độ dày khoảng 40cm - > qua máy cán kéo độ dày khoảng 5 – 7 cm Cán qua các máy cán cuối... tập: Tổng công ty cafe Việt nam – công ty đầu tư cafee dịch vụ đường 9 * Địa chỉ: : Nhà máy chế biến cà phê Arabica ở Khe Sanh – Quảng Trị, thuộc công ty đầu tư cà phê – dịch vụ đường 9, trực thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam - Giới thiệu sơ lược về cơ sở sản xuất: + Tên : công ty đầu tư cafee dịch vụ đường 9 Là một trong 53 thành viên của công ty Cafee Việt Nam – gọi tắt là Vina cafee Công ty doanh nghiệp. .. chuyến đi thực tập giáo trình + Hiểu về cuộc sống ở ngoài xã hội hơn + Đã đi tìm hiểu và hiểu về quy trình làm việc cũng như công nghệ sản xuất của các nhà máy * Những gì chưa làm được: + Do thời gian được tiếp cận với các quy trình công nghệ chế biến của các nhà máy được rất ít nên chưa được hiểu thật cặn kẽ, chi tiết về công nghệ chế biến của nhà máy Cũng như nguyên tắc hoạt động của từng loại máy trong... nhiều ( 1kg nước có 3g cao su ) các chất khác như: nước đường, glucô, xenlulô… Nguyên tắc đơn giản của nhà máy: là tiếp nhận mũ về - > làm cho mũ khô đi, đảm bảo được chất lượng Gồm có 3 công đoạn chính: - Công đoạn gia công hóa - Công đoạn gia công cơ - Công đoạn gia công nhiệt • Công đoạn gia công hóa: Tiếp nhận mũ về, tính toán lượng DAC đảm bảo được 25 ± 2 Nếu DAC cao quá ta cần pha nó vào để... chúng ta nên đi tập trung vào các nhà máy mà có những loại máy sát với ngành, nghề của mình học hơn, và tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo và nguyên lý làm việc của các máy trong một dây chuyền nhất định Để đảm bảo được như vậy nên đi một nhà máy với thời lượng thời gian dài hơn Dù đi được ít nhà máy hơn nhưng hiệu quả sẽ cao hơn theo em nghĩ là vậy - Tổ chức thực hiện : Về phía các thầy trong đoàn thực tâp: Các . chuyến thực tập giáo trình này. 1 1.2.3. Các địa điểm thực tập cụ thể: 1 Công ty giống cây trồng vật nuôi T.T.Huế. 2. Nhà máy tinh bột sắn T.T.Huế. 3. Nhà máy chế biến gỗ Phú bài. 4. Nhà máy xử. trên thực tế nữa. Chuyến thực tập này đi trong 20 ngày, mặc dù đi được khá nhiều nhà máy nhưng do thời gian tìm hiểu ở mỗi nhà máy rất ngắn, nên việc tìm hiểu kỹ về quy trình của mỗi nhà máy. các máy, máy bào 4 mặt, máy bào 2 mặt, máy phay 1 trục, 2 trục • Công đoạn định vị: gồm có các máy: Máy o van dương, máy đánh mộng o van dương, máy đánh mộng o van âm, máy phay mộng 2 đầu, máy

Ngày đăng: 09/04/2015, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w