báo cáo thực tập tổng hợp tại viện máy và dụng cụ công nghiệp

61 349 0
báo cáo thực tập tổng hợp tại viện máy và dụng cụ công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần một CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ TẠI VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Viện Viện máy và dụng cụ công nghiệp (IMI – Institute for Machinery and Industrial Instruments) là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thuộc tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp, Bộ công nghiệp. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viện đã khẳng định vị trí đầu nghành trong lĩnh vực máy công nghiệp của cả nước và có uy tín lớn trong thị trường khu vực và quốc tế. Hiện nay Viện là doanh nghiệp vừa với số vốn trên 60 tỷ đồng và trong những năm tới sẽ mở rộng quy mô sản xuất để trở thành một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn. Lịch sử hình thành và phát triển hơn 30 năm của Viện máy và dụng cụ công nghiệp đã trải qua các giai đoạn sau: 1.1.1.Thời kỳ 1962 – 1973 Sau ngày hoà bình lập lại, nghành công nghiệp nặng được coi là nghành kinh tế then chốt để phát triển nền kinh tế đất nước. Nhận thức được vai trò của ngành máy công cụ trong đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, ngày 20/08/1970 Bộ Cơ khí và Luyện kim đã quyết định chuyển Phòng thiết kế máy công cụ thuộc Viện thiết kế chế tạo cơ khí ( sau đổi tên thành Viện Thiết kế máy công nghiệp – nay là viện Nghiên cứu cơ khí) thành Phân viện Thiết kế máy công cụ trực thuộc Viện thiết kế Máy công nghiệp. Trong thời kỳ này, Bộ Cơ khí và Luyện kim chủ trương thành lập nhóm nhà máy sản xuất máy công cụ mà nòng cốt là Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Theo đề nghị của Giám đốc Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Bộ đã quyết định chuyển Phân viện Thiết kế máy công cụ sang trực thuộc Nhà máy cơ khí Hà Nội. Do những thành tích lao động vuợt bậc, tự khẳng định vị trí của mình trong nền công nghiệp, ngày 23 tháng 5 năm 1973, Bộ Cơ khí và Luyện kim đã thành lập Phân viện Nghiên cứu thiết kế máy công cụ trực thuộc Bộ Công nghiệp. Đây là mốc lịch sử quan trọng của Viện và trở thành ngày khai sinh của Viện máy và dụng cụ công nghiệp ngày nay. 1.1.2.Thời kỳ 1973 – 1979 Những ngày đầu mới thành lập, Phân viện Thiết kế máy công cụ chỉ gồm 79 cán bộ công nhân viên, trong đó có 3 phó tiến sĩ, 38 kỹ sư, cơq sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, máy móc thiết bị hầu như không có gì. Tuy đã thành lập nhưng Phân viện chưa có con dấu và tài khoản riêng kể từ ngày 20/02/1974. Trong giai đoạn này, Phân viện đã thiết kế và sản xuất mẫu máy cắt kim loại, rèn ép, máy gia công gỗ,… cho hầu khắp các cơ sở gia công cơ khí và các nhà máy cơ khí trong cả nước, đặc biệt là sau khi tiếp thu, nghiên cứu các máy công cụ của một số nước Âu, Mỹ trên dịa bàn Sài Gòn, Nha Trang,… sau ngày đất nước thống nhất. Nhận thấy hoạt động với tính chất một “phòng thiết kế tổng hợp” không còn phù hợp, ngày 27/01/1977, Phân viện đã thành lập các phòng, ban chuyên nghành với 6 phòng, ban và bắt tay xây dựng xưởng chế thử. Ngày 15/08/1978, Xưởng chế thử đã chính thức được thành lập phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử máy công cụ. Năm 1979, Phân viện đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động hợp tác đối ngoại về khoa học kĩ thuật, nhất là trong lĩnh vực chế tạo máy. Sau gần 10 năm bền bỉ phấn đấu xây dựng Phân viện lớn mạnh, ngày 17/03/1979, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Viện máy công cụ và dụng cụ trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim, tổ chức trên cơ sở Phân viện nghiên cứu thiết kế máy công cụ. Đây là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành vuợt bậc của Viện, vững vàng bước sang thời kỳ mới, đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài bền vững. 1.1.3.Thời kỳ 1979 – 1985 Để chăm lo cho sự phát triển lâu dài,song song với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, Viện đã có kế hoạch từng bước đào tạo đội ngũ, gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. Trình độ năng lực của cán bộ không ngừng được nâng cao. Không chỉ bó hẹp hoạt động khoa học công nghệ kinh phí hành chính sự nghiệp, lãnh đạo Viện quyết định hướng hoạt động của Viện theo mô hình Nghiên cứu - Sản xuất – Kinh doanh. Viện đã mở hướng phục hồi sửa chữa máy công cụ và dụng cụ hư hỏng trong chiến tranh để một mặt tự trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho mình, mặt khác kinh doanh dịch vụ, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và tạo thêm vốn để xây dựng cơ sở vật chất lâu dài, xây dựng cơ sở mới của Viện. Thời kỳ này, Viện đã thành lập nhiều phòng, ban chuyên nghành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng và mở rộng phạm vi hoạt động. Đến cuối năm 1985 toàn Viện có 15 phòng, ban chuyên nghành, nghiên cứu và sản xuất gần 30 công trình và sản phẩm máy và thiết bị công nghiệp, với 188 cán bộ công nhân viên. Cũng trong thời kỳ này, Viện đã được nhận viện trợ trực tiếp của Tiệp Khắc để xây dựng Phòng thí nghiệm trị giá 0,9 triệu USD và Dự án Trung tâm dịch vụ kỹ thuật máy công cụ trị giá 1 triệu USD của Liên Xô (cũ). Đây là thời kỳ rất quan trọng đặt cơ sở cho sự phát triển bền vững của Viện sau này. 1.1.4.Thời kỳ 1985 – 1991 Sau hơn 10 năm phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất, tháng 10 năm 1985, Viện đã chuyển sang địa điểm mới là 34 (nay là 46) Láng Hạ. Thời kỳ này, từ chỗ sản xuất mẫu đơn chiếc và phục hồi sửa chữa máy công cụ, Viện đã mở rộng sang tổ chức sản xuất công nghiệp các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Sản xuất của Viện thời kỳ này có sự tăng trưởng bùng nổ, Viện có cả nguồn thu ngoại tệ bằng sản phẩm xuất khầu tại chỗ cho UNICEF trong chương trình nước sạch nông thôn, mở rộng thị trường của Viện cả trong và ngoài nước, tạo tiềm năng dồi dào để phục vụ nghiên cứu khoa học, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh việc phát huy có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước và tiềm lực tự có của mình, Viện còn tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài, xây dựng và bảo vệ thành công Dự án chuyển giao công nghệ thiết kế và chế tạo khuôn mẫu do UNDP tài trợ trị giá 1,72 triệu USD. Đây là một sự cố gắng lớn của tập thể lãnh đạo Viện, góp phần hoàn thiện tiêm lực vật chất của Viện và quan trọng hơn là đặt cơ sở vững chắc cho việc tiếp cận và làm chủ các công nghệ cao trong chế tạo máy – công nghệ CDA, CAM, CNC. Trong bối cảnh nghành cơ khí còn nhiều khó khăn, trình độ công nghệ còn lạc hậu, Viện đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu ứng dụng máy vi tính vào điều khiển máy công cụ, tạo tiền đề cho bước phát triển mới của Viện. Thời kỳ 1985 – 1991 đánh dấu một bước phát triển mới của Viện. Viện đã hoàn thành khối lượng xây dựng cơ bản lớn nhất và đạt mức tăng trưởng rất cao. Từ năm 1985 đến năm 1989, bình quân mức tăng trưởng đạt từ 243%, nộp ngân sách tăng 436%, lợi nhuận tăng 322%.Đến cuối năm 1990, Viện đã tạo dựng được những điều kiện vật chất, kỹ thuật đáng kể như nhà làm việc 5 tầng, phòng thí nghiệm , trung tâm bảo hành máy công cụ, nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên, xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ và tâm huyết với nghành cơ khí. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Viện IMI sau này. 1.1.5.Thời kỳ 1991 – 1995 Đây là thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Từ năm 1991, Viện được về trực thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp và phải chuyển hẳn sang cơ chế tự hạch toán, không được bao cấp quỹ lương và các chi phí khác. Để tạo thế ổn định, đứng vững và phát triển phù hợp với tình hình trong giai đoạn chuyển đổi, Viện đã từng bước thực hiện sắp xếp, kiện toàn, đổi mới cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và thành lập nhiều trung tâm, phòng ban chức năng quan trọng như trung tâm, phòng ban chức năng quan trọng như trung tâm Chuyển giao công nghệ, phòng Marketing, trung tâm Điều độ và hỗ trợ sản xuất, văn phòng đại diện tại Mascơva,… Với quyết tâm tự đầu tư với phong cách làm ăn lớn, Viện đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang cả lĩnh vực thiết bị công nghiệp, hoá nhiệt, môi trường. Để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong tình hình mới, nhằm mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động của Viện, ngày 26/06/1993. Bộ Công nghiệp nặng đã ra quyết định số 380/QĐ/TCNSĐT, đổi tên Viện thành Viện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy và dụng cụ công nghiệp, gọi tắt là Viện máy và dụng cụ công nghiệp (IMI). Với chức năng và nhiệm vụ mới, Viện đã tổ chức,chỉ đạo các đơn vị triển khai mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo thiết bị đồng bộ, dây chuyền sản xuất công nghiệp và xử lý môi trường. Với 19 phòng ban và xưởng chế thử, Viện đã trở thành một trong những cơ sở mạnh với mô hình đầy đủ: Nghiên cứu, thiết kế - Sản xuất kimh doanh – Đào tạo và thực hiện các hợp đồng kinh tế trên khắp các miền của đất nước. Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động khoa học và kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực công nghiệp, Viện cũng chăm lo mở rộng quan hệ đối ngoại về khoa học công nghệ với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm vuơn tầm hoạt động xa hơn, tạo tiền đề cho những sản phẩm của Viện có tính cạnh tranh lớn. 1.1.6. Thời kỳ 1996 – nay Đây là thời kỳ đổi mới và phát triển, Viện IMI đã xác định một hướng đi mới, đó là mục tiêu khoa học phục vụ thị trường, kết quả nghiên cứu được gắn kết với thực tế sản xuất, chuyển mô hình nghiên cứu từ cấp trên giao sang mô hình nghiên cứu phục vụ thị trường với những sản phẩm công nghệ cao, đông thời phát triển các loại hình đào tạo nhằm phát triển năng lực cán bộ khoa học công nghệ và theo kịp tiến trình phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Mô hình: Nghiên cứu thị trường - nhiệm vụ nghiên cứu - Hợp tác quốc tế ứng dụng công nghệ mới – Thiêt kế các sản phẩm công nghệ cao - Sản xuất thử - Sản xuất công nghiệp – Thị trường đã trở thành quan điểm chủ đạo trong hoạt động khoa học công nghệ của Viện thời kỳ đổi mới. Ngày 08/02/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 139/QĐ-TTg và ngày 18/12/2002 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 56/2002/QĐ-BCN, cho phép Viện máy và dụng cụ công nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Công nghiệp và tổ chức lại thành Công ty mẹ - Công ty con. Với những quyết định này, Viện máy và dụng cụ công nghiệp là viện nghiên cứu đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm mô hình kinh tế mới, nhằm đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, tạo điều kiện gắn kết nghiên cứu với đào tạo và sản xuất, chuyển giao nhanh những kết quả nghiên cứu vào sản xuất, xúc tiến thi trường khoa học và công nghệ, phát triển các công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong cả nước. Viện đã tiến hành chuyển giao công nghệ và sản phẩm mới để thành lập các công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Viện, thực hiện nhiệm vụ đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất công nghiệp. Viện thành lập và tiếp nhận các công ty khác làm công ty thành viên. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế của Viện máy và dụng cụ công nghiệp thành doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ thí điểm mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 14/2004/QĐ-TTg ngày 29/01/2004 và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con tại Quyết định số 12/2004/QĐ-BCN ngày 24/02/2004, đến nay Viện IMI đã củng cố và phát triển được 12 đơn vị thành viên:  03 đơn vị nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hạch toán phụ thuộc.  Phân viện Máy và dụng cụ công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, tại 275 hùng Vương quận 6 thành phố Hồ Chí Minh.  Trung tâm Chuyển giao công nghệ (CETEC), tại 46 Láng Hạ Đống Đa Hà Nội.  Trung tâm Tư vấn và Kỹ thuật môi trường (ECE), tại 46 Láng Hạ Đống Đa Hà Nội.  03 Công ty con do Viện IMI nắm giữ 100% vốn điều lệ.  Công ty Phát triển kỹ thuật và Đầu tư (ITD), tại số 4 Vũ Ngọc Phan Đống Đa Hà Nội.Công ty ITD là công ty được thành lập trên cơ sở quyết định 68/1998/QĐ-TTg ngày 27/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thành lập thí điểm Doanh nghiệp Nhà nướ c trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.  Công ty Điện tử công nghiệp (CDC) trụ sở đặt tại 444 Bạch Đằng Hoàn Kiếm Hà Nội là đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện tử và tin học Việt Nam được chuyển về làm thành viên thuộc Viện IMI từ tháng 12/2003 theo quyết định số 181/2003/QĐ-BCN ngày 12/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.  Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp 1/5 (1/5 IMI) trụ sở đặt tại 326 Hai Bà Trưng Quận Lê Chân thành phố Hải Phòng là đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hải Phòng được chuyển về làm thành viên thuộc Viện IMI từ tháng 12/2004 theo quyết định số 3556 QĐ/UB ngày 27/12/2004 của UBND thành phố Hải Phòng và quyết định số 64/2005/QĐ-BCN ngày 10/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp .  02 công ty con đa sở hữu do Viện IMI nắm giữ cổ phần chi phối (51%)  Công ty cổ phần Khuôn mẫu và máy CNC (PTM) : Công ty PTM trước đây là Công ty CP Khuôn mẫu chính xác và nhựa kỹ thuật (PTP) được thành lập từ tháng 9/2001, có trụ sở tại Kim Lũ, Đại Kim, Thanh Trì, Hà Nội. Vốn điều lệ 13 tỷ đồng.  Công ty TNHH Kim Hoa được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10/2003, có trụ sở tại số 4 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.Vốn điều lệ 1 tỷ đồng.  04 công ty liên kết do Viện IMI góp vốn và chi phối bằng bản quyền công nghệ.  Công ty cổ phần Xây dựng và Thiết bị công nghiệp (CIE) trụ sở tại Nhân Chính Thanh Xuân hà Nội. Công ty đượ tiếp nhậnchuyển giao công nghệ sản xuất trạm trộn bê tông tự động và cân đóng bao điện tử của Viện IMI . Vốn điều lệ 10,2 tỷ đồng.  Công ty cổ phần Công nghệ cao (HITECHCO) trụ sở tại Khu Công nghiệp Biên Hoà I Tỉnh Đồng Nai. Công ty được tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thiết bị chế biến nông sản xuất khẩu, công nghệ chế tạo máy công cụ điều khiển CNC của Viện IMI. Vốn điều lệ 5 tỷ đồng.  Công ty TNHH Phong Nam (FOLIN), tại Khu Công nghiệp Quang Minh tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty FOLIN gia nhập IMI HOLDING từ năm 2003 với mức vốn đóng góp bằng 5% trong tổng số vốn điều lệ 6 tỷ đồng.  Công ty cổ phần Thiết bị lạnh kỹ thuật số (DIREA), tại khu Công nghiệp Quang Minh tỉnh Vĩnh Phúc. Vốn điều lệ 15 tỷ đồng. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.1.Lĩnh vực và chức năng chủ yếu của Viện máy và dụng cụ công nghiệp Trải qua hơn 30 năm phấn đấu, Viện máy và dụng cụ công nghiệp đã dần khẳng định vị trí của mình ở trong nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. Cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đài hoá đất nước, Viện ngày càng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động: không chỉ bó hêpj trong nghiên cứu chế tạo máy công cụ mà còn mở rộng ra sản xuất công nghiệp các sản phẩm công nghệ cao, cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ, đào tạo các cán bộ khoa học công nghệ; không chỉ bó hẹp trong phạm Viện IMI đề tài Nhà nước giao mà còn chủ đọng tìm kiếm thị trường để sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường; không chỉ có thế mạnh trong thị trường trong nước mà còn có uy tín lớn trong khu vực và trên thế giới. Nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của Viện hiện nay là nghiên cứu, triển khai dịch vụ khoa học công nghệ và chế tạo, bao gồm các lĩnh vực sau: • Thực hiện các đề tài nghiên cứu, triển khai và thiết kế chế tạo máy và dụng cụ công nghiệp, công nghệ tự động hoá thuộc cấp Nhà nước, cấp Bộ, cơ sở, … • Thiết kế chế tạo máy, lắp đặt vận hành các thiết bị dây chuyền toàn bộ, thiết bị môi trường cho các cơ sở trong và ngoài nước. • Thiết kế chế tạo các loại dụng cụ khuôn mẫu, các loại cân điện tử, thiết bị định lượng tự động và bán tự động cho các nghành công nghiệp. • Biên soạn các tiêu chuẩn Nhà nước và ngành trong lĩnh vực chế tạo máy công cụ. • Dịch vụ tư vấn trang thiết bị công nghiệp và chuyển giao công nghệ. • Thực hiện hợp tác khoa học công nghệ, liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực máy và thiết bị công nghiệp, bảo vệ môi trường. • Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa và công nghệ cao. • Triển khai ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất. • Thử nghiệm những mô hình quản lý, tổ chức sản xuất mới theo định hướng của Nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất và quy trình công nghệ. 1.2.2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường kinh doanh của Viện. Hiện nay Viện IMI là tổ chức KHCN đầu tiên ở Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi nội dung nghiên cứu Cơ khí thuần tuý sang Mechatronics. Viện đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công cụm sản phẩm Cơ điện tử với 51 sản phẩm công nghệ cao. Các sản phẩm này đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất khắp mọi miền đất nước.60% sản phẩm này đã được chuyển giao cho sản xuất để thành lập các công ty sản xuất công nghệ cao (các công ty con của Viện IMI). Từ đó xây dựng mô hình mới: Doanh nghiệp KHCN có vai trò công ty mẹ nhằm gắn nghiên cứu với sản xuất. Các sản phẩm này đã tạo ra cho Viện IMI và các công ty thành viên trên 600 tỷ đồng hợp đồng kinh tế mỗi năm, động thời tiết kiệm được gần chục triệu USD/năm cho đất nước do thay thế nhập khẩu. Cụm công trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ điện tử cho công nghiệp của Viện IMI là một trong 12 công trình đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN. Các sản phẩm Mechatronics do Viện IMI nghiên cứu, thiết kế và chế tạo: i. Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong lĩnh vực máy công cụ. Viện IMI đã xây dựng giải pháp tổng thể trong thiết kế chế tạo máy công cụ CNC: Thiết kế chế tạo cơ khí kết hợp với tích hợp CDA/CAM/CNC để tạo ra các sản phẩm máy CNC như máy phay F4025-CNC, tiện CNC (T20-CNC, tiện băng nghiêng), máy cắt kim loại tấm CNC, máy hàn lồng thép CNC, máy cắt laser C02 CNC. Các sản phẩm này đã trở thành thương phẩm của Viện IMI, có giá trị nội sinh cao (chiếm từ 50% - 70%), Có khả năng cạnh tranh trên thị trường và đóng góp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp liên quan như cơ khí chế tạo, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp xây dựng… Đặc biệt trong năm 2005, Viện IMI đã xuất khẩu, cung cấp thiết bị (máy cắt thép tấm CNC) cho các đơn vị nước ngoài tại Băngladesh, Thái Lan,…mở ra khả năng xuất khẩu máy CNC mang thương hiệu Việt Nam ra Nước ngoài. ii. Nhóm sản phẩm cơ điện tử phục vụ ngành chế biến nông sản: Xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu thông qua khâu chế biến, Viện IMI đã chủ động xây dựng và nghiên cứu thành công máy phân loại quang-cơ điện tử cho dây chuyền chế biến cà phê và gạo xuất khẩu. Việc tích hợp kỹ thuật quang-số-điện tử-xử lý ảnh tự động đã tạo ra các loại máy quang- cơ điện tử mang thương hiệu IMI (đạt chất lượng tương đương sản phẩm nhập ngoại) có giá trị nội sinh đến 80% giá trị sản phẩm. iii. Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ nghành Xây dựng và Giao thông vận tải: Viện đã xây dựng các đề tài nghiên cứu KHCN để thiết và chế tạo các thiết bị Cơ điện tử trong ngành máy Xây dựng. Việc sử dụng kỹ thuật định lượng điều khiển lập trình đa thành phần + tự động hoá thuỷ khí đã tạo ra những thiết bị tự động để trộn beton, xi măng 30-150m3/h, trộn beton nhựa nóng và bơm beton. Đây là nhóm sản phẩm đem lại sản lượng cao nhất cho Viện IMI, có giá trị nội sinh chiếm hơn 90% giá trị sản phẩm, có chất lượng tương đương nhưng giá thành nhỏ hơn 30% giá nhập ngoại. iv. Nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp: Gồm các sản phẩm phục vụ công tác đo lường, định lượng cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Viện IMI đã đầu tư nghiên cứu các phương pháp tích hợp hệ thống cảm biến điện tử-cơ khí + công nghệ phần mềm để thiết kế chế tạo thành công các sản phẩm cân tàu hoả tự động, cân đóng bao tự động, cân ôtô….Các sản phẩm này mang thương hiệu của IMI với giá trị nội sinh hơn 50% giá trị sản phẩm, có đọ chính xác cao, độ tin cậy tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài nhưng giá thành rẻ hơn 50% sản phẩm nhập ngoại. v. Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ ngành xử lý và bảo vệ môi trường: Viện IMI nhận thức được rằng mọi vấn đề phát triển công nghiệp đều phải gắn liền với giải pháp xử lý môi trường, do vậy Viện đã đầu tư nghiên cứu các giải pháp thân thiện với môi trường đặc biệt trong lĩnh vực xử lý khí thải. Những hệ thống lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện có khả năng giám sát và điều khiển tự động quá trình được thiết kế và chế tạo bởi Viện IMI đang hoạt động có hiệu quả tại các nhà máy (cán thép, Gia sàng, Nhà Bè, Đà Nẵng, Tổng công ty xi măng…), đó là những sản phẩm mang bí quyết công nghệ của IMI với giá trị nội sinh gần 90% giá trị sản phẩm. Những sản phẩm này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Viện IMI với số liệu tăng trưởng về tổng giá trị hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hàng năm: năm 1998: 44,5 tỷ; 1999: 52,5 tỷ ; năm 2000 Viện IMI và công ty CIE đạt 98,7 tỷ đồng; năm 2001 Viện IMI, công ty CIE và công ty PTM đạt 198 tỷ đồng; năm 2002 Viện IMI, công ty CIE, công ty PTM đạt 240 tỷ đồng; năm 2003 Viện IMI với các công ty thành viên đạt 612 tỷ đồng; năm 2004 Viện IMI với các công ty thành viên đạt 632 tỷ đồng; năm 2006 Viện IMI và các công ty thành viên đạt 780 tỷ đồng; dự kiến năm 2007 sản lượng của IMI Holding đạt trên 800 tỷ đồng. Viện IMI đang đẩy mạnh triển khai hoạt động khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển Viện IMI đến năm 2010 nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đột phá đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. 1.2.2.2. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ Viện máy và dụng cụ công nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng, mỗi đơn đăt hàng có thể là một loại sản phẩm hay thiết bị, một công trình, hạng mục công trình,…khác nhau, gọi chung là sản phẩm.Các sản phẩm thường có giá trị lớn kich thước lớn, việc nghiên cứu chế tạo, sản xuất thường diễn ra trong một thời gian dài và được đặt mua trước khi sản xuất thông qua đấu thầu. Quá trình từ khi đấu thầu đến bàn giao sản phẩm và kết thúc bảo hành diễn ra như sau: Đấu thầu sản phẩm: Khi một đơn vị, tổ chức có nhu cầu về một sản phẩm công nghệ cao, đơn vị hay tổ chức đó sẽ tiến hành mời thầu. Căn cứ vào lĩnh vực, điều kiện và khả năng của mình, các trung tâm phụ trách ngành tương ứng sẽ trực tiếp hoặc được lãnh đạo Viện giới thiệu tham dự mời thầu. Sau khi đăng kí dự thầu, trung tâm tiến hành lập dự toán chi phí đấu thầu. Dự toán chi phí đấu thầu được lập trên cơ sở tổng hợp thông tin về chi phí sản xuất, vận chuyển, lắp đặt, bàn giao,…và cả chi phí rủi ro, chi phí cơ hội. Đối với các sản phẩm mới chưa từng được sản xuất tại Viện, trước khi lập dự toán, chúng sẽ được thiết kế sơ bộ. Căn cứ vào giá dự toán này và trên cơ sở xem xét các đối thủ cạnh tranh cùng tham gia dự thầu, trung tâm sẽ đưa ra giá thầu. Giá này phải đưa ra đủ nhỏ để thắng thầu nhưng cũng phải đảm bảo việc sản xuất chế tạo bù đắp được chi phí và có lãi. Việc chọn thầu của đơn vị mời thầu không chỉ căn cứ vào giá thầu của các nhà thầu đưa ra mà còn căn cứ vào năng lực của nhà thầu (cả năng lực tài chính, kỹ thuật, phương tiện, con người,…), vào uy tín, kinh nghiệm, chế độ bảo hành và thời hạn cấp hang cho đơn vị mời thầu. Vì vậy, giá thầu đưa ra còn phải cân nhắc trong mối quan hệ với các yếu tố còn lại để đạt được giá thầu cao nhất có thể, nhằm đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Do vậy có uy tín và năng lực lớn trong lĩnh vực máy công cụ và thiết bị công nghiệp nên thường nhận được các gói thầu trong lĩnh vực này. Sau khi thắng thầu, đơn vị mời thầu và Viện sẽ tiến hành kí kết hợp đồng và Viện phải bảo lãnh thầu thông qua ngân hàng với giá trị từ 5% đến 10% giá trị gói thầu. Việc bảo lãnh thầu nhằm đảm bảo đơn vị trúng thầu không bỏ thầu đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ đơn vị đặt hành trong trường hợp hợp đồng cung cấp sản phẩm không được thực hiện. Thiết kế sản phẩm: Đối với các sản phẩm mới chưa từng được sản xuất, chế tạo, trung tâm sẽ tiến hành thiết kế chi tiết sản phẩm. Công việc này được hội đồng khoa học của Viện tư vấn. Hội đồng khoa học kỹ thuật của Viện hiện nay bao gồm 23 chuyên gia trong các lĩnh vực thuộc các trung tâm khác nhau, do Viện trưởng làm chủ nhiệm hội đồng. Đó là những người có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu sắc chuyên ngành của mình. Trong trường hợp loại sản phẩm đã từng được thiết kế chế tạo, chúng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đặc thù của bên đặt hàng và xem xét trong mối quan hệ với chi phí để sản xuất. Lập kế hoạch chi phí chế tạo, sản xuất: Việc lập kế hoạch chi phí cụ thể cho từng giai đoạn và bộ phận này được đặc biệt quan tâm nhằm giúp chủ nhiệm đề tài và lãnh đạo Viện theo dõi, kiểm tra được chi phí đồng thời có sự chỉ đạo kịp thời để đảm bảo việc thiết kế, chế tạo và sản xuất đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn chất lượng với chi phí không ngừng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chế tạo và sản xuất sản phẩm: Căn cứ vào thiết kế và kế hoạch sản xuất, trung tâm tiến hành chế tạo và sản xuất sản phẩm. Do mỗi sản phẩm có một đặc thù riêng nên quy trình sản xuất của các sản phẩm cũng có sự khác biệt. Trong báo cáo tỏng hợp này, em chỉ xin đề cập đến quy trình sản xuất của trạm trộn bê tông - một sản phẩm nổi tiếng của trung tâm Chuyển giao công nghệ - làm ví dụ. Do trạm có cáu tạo phức tạp, gồm nhiều bộ phận cấu thành và việc sản xuất các bộ phận không phụ thuộc nhiều vào nhau nên quy trình chế tạo tram trộn là quy trình song song và được khái quát qua sơ đồ 1. Sơ đồ 1- Sơ đồ quy trình sản xuất trạm trộn bê tông. Bàn giao và bảo hành: Viện chỉ tiến hành bảo hành trong trường hợp có lỗi kỹ thuật do mình gây ra. Do đặc tính của sản phẩm là sản phẩm công nghệ cao và đặc thù, chủ yếu là sản phẩm đơn chiếc nên sau khi bàn giao, Viện con cung cấp các phụ tùng thay thế,… 1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 1.3.1.Cơ cấu quản lý theo chức năng Để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, với đường lối mới và sự phát triển đất nước cũng như thích ứng với cơ chế thị trường, Viện đã có nhiều sự thay đổi, sắp xếp, cải tiến bộ máy tổ chức và quản lý theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gắn với nhu cầu thi trường. Hiện nay, toàn Viện có 10 trung tâm chức năng với các xưởng chế tạo và sản xuất trực thuộc trung tâm, 3 phòng ban, 1 phân viện trong thành phố Hồ Chí Minh và 7 công ty con. Các trung tâm của Viện có chức năng và nhiệm vụ đặc trưng, có tính độc lập nhất định trong việc tìm kiếm thị trường nhưng hạch toán phụ thuộc Viện, trong đó có 8 trung tâm nghiên cứu, sản xuất và 2 trung tâm khác. Các trung tâm chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ hợp đồng được giao hoặc do trung tâm tự tìm kiếm. Các trung tâm của Viện bao gồm 10 trung tâm như sơ đồ 2. Chế tạo hệ thống cấp liệu và chuyển liệu Chế tạo các hệ thống cân và các đầu đo Chế tạo Cối trộn và cửa xả Chế tạo bộ khung của trạm Chế tạo hệ thống điều khiển Lắp đặt, nghiệm thu Hướng dẫn vận hành [...]... hoạch tổng hợp và phòng quản trị Các phòng ban này là nền tảng duy trì hoạt động chung của toàn Viện Phân viện máy và dụng cụ công nghiệp đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng và nhiệm vụ tương tự Viện, hạch toán kết quả kinh doanh riêng, chịu sự quản lý của Viện, định kỳ gửi báo cáo ra trụ sở chính để tính kết quả kinh doanh của toàn Viện Phân viện có quy mô nhỏ, tương đương một trung tâm của Viện. .. động của trung tâm Đứng đầu phân viện máy và dụng cụ công nghiệp là phân viện trưởng, chịu trách nhiệm trướ pháp luật và Viện trưởng về mọi hoạt động của phân viện và chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về Viện trưởng 1.3.2 Hoạt động và chức năng của các phòng ban và trung tâm của Viện Phòng Tài chính kế toán: Theo dõi kinh doanh lãi lỗ và tình hình sản xuất của Viện thông qua các số liệu từ... các tiểu khoản và tiết khoản này TK 153: Công cụ, dụng cụ Tài khoản này được sử dụng để phản ánh giá trị tồn kho và biến động tăng giảm các loại công cụ, dụng cụ được quản lý tại các kho của từng trung tâm TK 142: “ Chi phí trả trước” Tài khoản này được sử dụng trong trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng phân bổ nhiều lần hay cho nhiều hợp đồng Cả ba tài khoản trên đều có kết cấu và nội dung phản... hành Kế toán trưởng Viện trưởng Ký duyệt các chứng từ Kế toán phần hành Lập chứng từ ghi sổ Kế toán tổng hợp Tập hợp thành tập chứng từ Ghi sổ kế toán tổng hợp Kế toán phần hành Ghi sổ kế toán chi tiết Bảo quản, lưu trữ Sơ đồ 4 – Quy trình luân chuyển chứng từ chung tại Viện  Chế độ tài khoản Viện máy và dụng cụ công nghiệp sử dụng hệ tống tài khoản như hệ thống tài khoản của doanh nghiệp sản xuất Một... vào đặc điểm hoạt động kinh doanh và đặc điểm đội ngũ lao động của Viện, Viện máy và dụng cụ công nghiệp tính lương theo thời gian công nghệ và theo bậc lương hoặc hệ số lương Đồng thời Viện cũng theo dõi hệ số cấp bậccông việc làm căn cứ trích lập các khoản theo lương Đối với công nhân và kỹ sư trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm, lương được tính theo thời gian công nghệ và. .. toán máy các số liệu được tổng hợp theo từng phần hành, cuối cùng máy tính sẽ cung cấp các báo cáo mà kế toán viên cần Do áp dụng kế toán máy nên khâu quan trọng nhất là nhập dữ liệu vào máy tính thông qua phần mềm kế toán Ngay sau khi nhập số liệu, kế toán viên có thể có được các sổ tổng hợp, sổ chi tiết hoặc các báo cáo tài chính mình cần Theo hình thức ghi sổ là Chứng từ ghi sổ, tại Viện sử dụng. .. vật tư khác tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh tại từng trung tâm Các loại công cụ, dụng cụ bao gồm quần áo bảo hộ lao động, mũ an toàn, khẩu trang, găng tay,…Hầu hết các loại công cụ dụng cụ mua về hoặc xuất dùng được sử dụng hết cho một hợp đồng nhất định và được tính hết vào chi phí sản xuất chung Tuy nhiên, có một số tài sản sử dụng nhiều cho hợp đồng và cho nhiều kỳ kinh doanh nhưng... chính xác và đảm bảo tiến độ công việc ở các khâu  Chế độ chứng từ Do Viện máy và dụng cụ công nghiệp là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, các nghiệp vụ diễn ra rất đa dạng, vì vậy, các loại chứng từ kế toán được tổ chức tại Viện cũng rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn Các chứng từ được lập tại Viện theo... máy và dụng cụ công nghiệp, việc tổ chức công tác kế toán được đặc biệt quan tâm Tổ chức công tác kế toán thực chất là cách thức tổ chức thực hiện ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung bằng phương pháp khoa học riêng của kế toán, phù hợp với quy mô, đặc điểm và tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp, nhằm phát huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong công. .. công nghiệp  PTM – Công ty cổ phần Khuôn mẫu và máy CNC  CDC – Công ty điện tử công nghiệp  HITECHCO – Công ty cổ phần công nghệ cao  Công ty TNHH Thương mại Kim Hoa  Công ty TNHH Phong Nam Để đảm bảo tính độc lập tương đối của các trung tâm, đơn vị phụ thuộc đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất đối với các bộ phận chức năng và toàn bộ hoạt động của Viện, bộ máy quản lý của Viện được tổ chức tập

Ngày đăng: 25/01/2015, 08:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chế độ kế toán

  • Chế độ tài khoản

  • Chế độ sổ sách

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan