Nghiên cứu sự mọc của nấm trên môi trường thạch và giá thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ Nấm tán Pluteaceae ở một số vùng sinh thái chính của Việt Nam (Trang 28)

2.2.5.1. Tốc độ mọc của sợi nấm

* Trên môi trường thạch

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tốc độ mọc trên môi trường thạch khoai tây ở 3 mức nhiệt độ 25o

Giống gốc thuần khiết của các chủng được phân lập từ giá thể có sợi nấm trên môi trường PDA (Potato Dextrose Agar) trong buồng cấy vô trùng. Thành phần môi trường PDA (cho 1 lít) bao gồm: khoai tây (đã gọt vỏ, cắt nhỏ): 200g, glucose : 20g, agar : 20g, nước cất vừa đủ 1 lít.

Sau đó, giống gốc nấm trên môi trường thạch nghiêng được cắt thành từng miếng kích thước 0,5 cm rồi cấy truyền sang môi trường thạch trong bình tam giác ở trung tâm bình để nghiên cứu tốc độ sinh trưởng của hệ sợi. Mỗi ngày theo dõi 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ.

Tốc độ mọc hệ sợi nấm được tính theo Schwantes (1971) [73]: V = X/T Trong đó:

- V: tốc độ mọc của hệ sợi (m/h).

- X: bán kính của bề mặt thạch (m).

- T: thời gian sợi nấm mọc kín bề mặt thạch (h).

* Trên môi trường nhân giống cấp II

Tốc độ mọc của hệ sợi được theo dõi tại nhiệt độ mà trên môi trường nuôi cấy thuần khiết khả năng phát triển của hệ sợi là tốt nhất. Giá thể được dùng làm môi trường cấp II là thóc luộc. Phương pháp luộc thóc như sau: thóc Q5 trước khi luộc được đãi sạch trấu và tạp chất, sau đó tiến hành luộc thóc, khi thấy sôi lăn tăn và đều khắp nồi thì tiến hành rút bớt lửa, khi thấy hạt thóc nứt được 1/2 hạt thì cho nồi ra khỏi bếp hoặc tắt lửa, ủ khoảng 20 phút đến khi hạt thóc nứt được 2/3 hạt thì tiến hành đổ thóc ra và dùng quạt thổi thật mạnh sao cho thóc ráo nước và nguội thật nhanh. Thóc sau đó được đưa vào bình tam giác, đậy nút bông và khử trùng ở 1 atm trong 1,5 giờ.

2.5.5.2. Độ dày sợi nấm

Độ dày của hệ sợi nấm được đánh giá trên môi trường thạch trong bình tam giác theo thang điểm từ 3 - 1. Chủng có độ dày lớn nhất được cho điểm 3, các chủng còn lại tuỳ theo độ dày mà được cho điểm từ 2,5 - 1, mỗi điểm cách nhau 0,5 đơn vị.

Nghiên cứu các giai đoạn hình thành hậu bào tử trên kính hiển vi quang học. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Lượng hậu bào tử xuất hiện (được đánh giá theo thang điểm giống với phương pháp đánh giá độ dày sợi), màu sắc hậu bào tử.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ Nấm tán Pluteaceae ở một số vùng sinh thái chính của Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)