Nghiên cứu sợi nấm các chủng Volvariella volvacea

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ Nấm tán Pluteaceae ở một số vùng sinh thái chính của Việt Nam (Trang 62)

Sau khi quan sát hệ sợi các chủng nấm nghiên cứu trên kính hiển vi và trên môi trường thạch. Các kết quả nghiên cứu cho thấy hệ sợi của tất cả các chủng đều có màu trắng sữa hay trắng trong, có vách ngăn, bên trong các hệ sợi đều quan sát thấy các hạt nội chất, ở các sợi nấm già có thể thấy không bào rất rõ và không quan sát thấy có khoá đúng như tài liệu đã mô tả. Chiều rộng sợi nấm có kích thước khá đồng đều ở cả 4 chủng, biến đổi trong phạm vi 3 - 10 m (Hình 3.39).

Tốc độ mọc (µm/h)

Hình 3.39. Sợi nấm Volvariella volvacea trên kính hiển vi thƣờng

Một giống nấm là tốt khi tơ nấm gần như đồng nhất về màu sắc và hình dạng, sợi tơ mọc khoẻ, thẳng và chia nhánh đều; ít xuất hiện những dạng tơ xấu như rối bông, móc câu, đổi màu... Tơ của giống tốt thường mọc dày, bò sát mặt thạch. Một khi khối sợi tơ chuyển màu, kết màng ở vách ống nghiệm, bịch giống hoặc tiết chất dịch đục, màu vàng thì đó là biểu hiện của sợi nấm đã trở lên già và được gọi là lão hoá. Trong các thí nghiệm nghiên cứu sự mọc ở 3 mức nhiệt độ chúng tôi nhận thấy hệ sợi của cả 4 chủng đều xuất hiện sợi nấm không khí trong đó chủng V1 có hệ sợi mang nhiều sợi nấm không khí hơn cả, sau khi mọc kín mặt thạch, các sợi nấm mọc bám tiếp lên thành bình khoảng 4 - 6 cm tạo thành một lớp màng mỏng; ở hai chủng V2 và V3, sự xuất hiện sợi nấm không khí là tương đương nhau và ít hơn chủng V1, các sợi nấm cũng bám lên thành bình khoảng 3 - 4 cm, không hình thành màng, các sợi nấm mọc thẳng, bám sát bề mặt thạch; chủng V4 xuất hiện ít sợi không khí hơn, sợi nấm leo bám lên thành bình rất ngắn, chỉ khoảng 1 cm và không hình thành màng nấm trên thành bình. Như vậy, từ đặc điểm sợi nấm có thể thấy chủng V1 là chủng tốt hơn cả trong số 4 chủng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ Nấm tán Pluteaceae ở một số vùng sinh thái chính của Việt Nam (Trang 62)