1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP

57 895 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 329,5 KB

Nội dung

Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Điều 15 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận:

“Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổchức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tậpthể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” Thể chế hóa những quy định này, đã có rất nhiều loại hình doanh nghiệpđược phép thành lập, hoạt động với nhiều chế độ sở hữu khác nhau Các công tymới được thành lập trên thực tế với số lượng đáng kể, trong đó CTCP là mộtloại hình doanh nghiệp được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh lựa chọn Bởi đây

là loại hình công ty có nhiều ưu thế như: Khả năng tích tụ tập trung vốn cao vàlinh hoạt, khả năng luân chuyển vốn tốt, mô hình quản lý tiên tiến……Chínhviệc phát triển loại hình CTCP đã tạo điều kiện xã hội hóa hoạt động huy độngvốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần quan trọng vào việc phát triểnTTCK nâng cao hoạt động của nền kinh tế

So với các nước trên thế giới thì CTCP ở Việt Nam ra đời muộn hơn Từ Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nước ta chuyển từ nền kinh tế tậptrung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Đường lối đổi mới từ Đại hội VI do Đảng Cộng Sản lãnh đạo đã khơi dậy sứcmạnh to lớn của dân tộc đem lại những thành tựu có ý nghĩa vô cũng quan trọng,tạo ra những tiền đề đưa đất nước bước sang thời kỳ mới: Thời kỳ đẩy mạnhcông cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Từ khi có nền kinh tế thịtrường, CTCP ở Việt Nam mới dần dần xuất hiện và được điều chỉnh trong LCT

1990 Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc xâydựng và hoàn thiện pháp luật về CTCP LDN 1999 cũng có những ghi nhận vềCTCP Kế thừa những thành tựu và khắc phục những hạn chế của hai luật trên,

Trang 2

LDN 2005 đã tiến một bước lớn trong việc hoàn chỉnh hơn nữa những quy phạmpháp luật về loại hình doanh nghiệp này Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bãocủa nền kinh tế, thì loại hình doanh nghiệp là CTCP ngày càng lớn mạnh vàchiếm ưu thế trên thị trường Do đó, việc nghiên cứu pháp luật về CTCP và vấn

đề CP sao cho đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tế, là việc làm cấp thiếthiện nay nhằm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong bối cảnhhội nhập quốc tế

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nói về CTCP, có lẽ đây không còn là một đề tài quá mới mẻ đối với giớinghiên cứu luật học Đã nhiều bài viết, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ

nói về vấn đề này Trong đó, có thể kể đến như: “CTCP trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam” của thạc sỹ Đồng Ngọc Ba, giảng viên trường Đại học Luật

Hà Nội; “Quản trị CTCP theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam” của tác giảHoàng Hà Vĩnh Châm; luận văn tốt nghiệp “Quy chế pháp lý về thành lập CTCP

ở Việt Nam” của Chu Thị Phương Thảo; hay bài viết “Cấu trúc vốn của CTCP,các giải pháp nhằm hoàn thiện LDN năm 1999 dưới góc độ cấu trúc vốn” củatác giả Hoàng Thị Giang đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số tháng7/2005……

Mỗi bài viết, đề tài nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhaucủa CTCP Tuy nhiên, trong các đề tài đó chưa có đề tài nào nghiên cứu mộtcách chuyên sâu về vấn đề CP trong CTCP Nói về CTCP - đó là một loại hìnhdoanh nghiệp quá quen thuộc trong thực tế, nhưng nói đến vấn đề CP trongCTCP - có lẽ không có nhiều người hiểu sâu sắc về nội dung này

Xuất phát từ mong muốn hiểu rõ hơn về bản chất của CP, nên em đã

mạnh dạn chọn nội dung “ Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của

mình

Trang 3

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ vấn đề CP trong CTCPdưới góc độ pháp lý, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật

về CP và CTCP để đảm bảo thực thi có hiệu quả trên thực tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về CP củaCTCP như: Khái niệm CP; các loại CP; vấn đề chào bán, chuyển nhượng, mualại CP cùng thực tiễn áp dụng pháp luật về CP…

Lý luận về CTCP là một lĩnh vực kiến thức lớn liên quan đến cả vấn đềkinh tế và vấn đề pháp lý Do đó, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu củamình ở những nội dung sau: Đưa ra những vấn đề lý luận chung nhất về CP vàCTCP có sự so sánh ưu, nhược điểm với một vài loại hình doanh nghiệp khác.Sau đó, luận văn tập trung nghiên cứu sâu vấn đề CP trong CTCP Trên cơ sở đóphát hiện ra được những hạn chế, thiếu sót của pháp luật về CP để có hướnghoàn thiện phù hợp

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin

và tư tưởng Hồ Chí Minh Để đạt được hiệu quả, luận văn dựa trên các phươngpháp nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, logic, đối chiếu giữa lý luận và thựctiễn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Luận văn góp phần vào việc làm sáng tỏ yếu tố CP trong CTCP cả về lýluận và thực tiễn, đồng thời đánh giá được pháp luật Việt Nam về CP

- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệutham khảo trong một số trường hợp cụ thể

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được cơ cấu thành ba chương vớicác nội dung cụ thể như sau:

Trang 4

Chương 1: Khái quát chung về CTCP và CP.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thànhlập và hoạt động của CTCP

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực thi cóhiệu quả pháp luật về CP và CTCP

Trang 5

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ PHẦN 1.1 Khái quát về CTCP

1.1.1 Khái niệm CTCP

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của CTCP gắn liền với nền kinh tế thịtrường Trong qua trình nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp này các nhànghiên cứu, các luật gia đã đưa ra nhiều cách định nghĩa về CTCP

Trong cuốn đại từ điển kinh tế thị trường của nước Cộng hòa nhân dânTrung Hoa có định nghĩa: “CTCP là một loại hình công ty mà toàn bộ vốn chiathành các CP có mức bằng nhau, CP phát hành công khai theo luật pháp bằnghình thức cổ phiếu và tự do chuyển nhượng Trong công ty hữu hạn CP số cổđông rất nhiều, tài sản cá nhân tách riêng khỏi tài sản công ty, trách nhiệm đốivới các món nợ của công ty hạn chế ở mức bỏ vốn của từng người” Định nghĩanày nhấn mạnh tính chất, cấu trúc vốn, tính chất đa thành viên và giới hạn chịutrách nhiệm trong CTCP.1

Khái niệm CTCP ở Việt Nam được định nghĩa trong rất nhiều tài liệukhác nhau Theo Từ điển thuật ngữ Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006định nghĩa thì : “CTCP là công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiềuphần bằng nhau, nhỏ nhất gọi là CP Các thành viên của công ty (cổ đông) cóthể sở hữu một hoặc nhiều CP và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị CP

mà họ nắm giữ Công ty có quyền phát hành CP rộng rãi trong công chúng đểhuy động vốn” Định nghĩa này nhấn mạnh đến cấu trúc vốn cũng như chế độtrách nhiệm của thành viên

LDN 2005 là văn bản hiện hành trực tiếp điều chỉnh về CTCP, đã khôngđưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ đưa ra những dấu hiệu đặc trưng, cơ bản thể

1 Đại từ điển kinh tế thị trường (tài liệu dịch để tham khảo của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa

Hà Nội, năm 1998), Trang 1947.

Trang 6

hiện bản chất, để nhận biết loại hình doanh nghiệp này LDN 2005 định nghĩanhư sau:

1 CTCP là doanh nghiệp trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 vàkhông hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản kháccủa doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng CP của mình cho người khác, trừtrường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của luật này

2 CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh

3 CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy CTCP là một loại hình doanh nghiệpđặc trưng cho công ty đối vốn với những đặc điểm riêng điển hình về vốn, vềthành viên, về tư cách pháp nhân, chế độ chịu trách nhiệm và về cơ cấu tổ chức

bộ máy Khái niệm CTCP theo LDN 2005 là một khái niệm khá đầy đủ và phảnánh được bản chất của CTCP Với định nghĩa này nội hàm của khái niệm CTCPđược thể hiện một cách rõ ràng

CTCP là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: CTCP là loại hình doanh nghiệp đặc trưng cho công ty đối vốn.

Các nhà đầu tư vào CTCP chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn gópcủa mình với các khoản nợ Điều này làm cho các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tưvào những lĩnh vực có rủi ro cao nhưng đem lại lợi nhuận lớn Khi tham gia vàocông ty, các cổ đông không quan tâm đến nhân thân của nhau mà chỉ quan tâmđến phần vốn góp Vì vậy, khi có một thành viên chết, mất năng lực hành vi dân

sự, bị phá sản ở nơi công ty khác hoặc bị tù thì cũng không ảnh hưởng đến sựhoạt động và tồn tại của công ty Công ty hoạt động một cách độc lập với thànhviên của công ty Các thành viên trong công ty có quyền chuyển nhượng phần

Trang 7

vốn góp của mình cho người ngoài công ty một cách dễ dàng, góp phần làm cho

số lượng cổ đông của công ty đông đảo và tăng khả năng huy động vốn Tínhchuyển nhượng dễ dàng này còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư không bị ràngbuộc vào công ty khi không muốn đầu tư nữa hoặc rút vốn để đầu tư kinh doanhvào một ngành nghề khác

Thứ hai: CTCP là một pháp nhân được thành lập một cách hợp pháp, có

cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản riêng độc lập với tổ chức cá nhân khác Tàisản này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu hình thành

từ nguồn vốn do các cổ đông góp và tách bạch với tài sản của cổ đông Khi cổđông góp vốn vào công ty, họ có quyền sở hữu một phần trong công ty tươngứng với giá trị CP mà mình nắm giữ Với tư cách là một chủ thể pháp luật,CTCP nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật và phải chịutrách nhiệm trước các nghĩa vụ phát sinh bằng chính những tài sản của công ty

Thứ ba: CTCP là loại hình công ty có cấu trúc vốn mềm dẻo, linh hoạt

mang tính xã hội hóa cao Trong công ty có nhiều loại CP khác nhau, với những

ưu thế riêng đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhà đầu tư Với cấu trúc vốn đadạng, dễ dàng chuyển nhượng tạo cho CTCP có khả năng huy động vốn lớn đểđầu tư kinh doanh Ngoài ra, CTCP còn được phát hành chứng khoán ra côngchúng

Thứ tư: CTCP có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý chặt chẽ Trong cơ cấu

tổ chức, bộ máy quản lý có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các bộ phận.Với quy định không hạn chế số lượng thành viên tối đa nên CTCP cần có một

bộ máy quản lý chặt chẽ, để có thể kiểm soát kịp thời những hoạt động củaCTCP, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan Tính chặt chẽtrong cơ cấu tổ chức, điều hành giám sát công ty không chỉ được pháp luật ViệtNam quy định mà nó còn được ghi nhận trong hầu hết pháp luật doanh nghiệpcủa các nước trên thế giới

1.1.2 Đặc trưng pháp lý của CTCP.

Theo quy định của LDN 2005 thì CTCP có những đặc trưng pháp lý sau:

Trang 8

- Về vốn: Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau

gọi là CP Giá trị mỗi CP gọi là mệnh giá và được phản ánh trong cổ phiếu Vốnđiều lệ của công ty phải được thể hiện một phần dưới dạng CP phổ thông Vốnđiều lệ công ty có thể có một phần là CP ưu đãi.[16, Tr 161] Người chủ sở hữuvốn CP được gọi là cổ đông Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều CP TrongCTCP không giới hạn số lượng thành viên tối đa, nên các nhà đầu tư khi có vốnđều có thể góp vốn vào CTCP Ngoài ra, CTCP còn được phép phát hành cổphiếu, trái phiếu do đó việc huy động vốn của công ty này rất dễ dàng Có thểthấy đây là một điểm ưu việt hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, nguồnvốn ban đầu của doanh nghiệp xuất phát chủ yếu từ tài sản của một cá nhân vàdoanh nghiệp này lại không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.Tài sản của doanh nghiệp tư nhân có được phụ thuộc vào khả năng, các mốiquan hệ và tài ngoại giao của một mình chủ doanh nghiệp Khả năng huy độngvốn trong dân chúng của doanh nghiệp tư nhân bằng cách phát hành chứngkhoán là không tồn tại

Trong CTCP, các cổ đông nếu không muốn nắm giữ phần vốn của mìnhthì có thể chuyển nhượng phần vốn đó cho chủ thể khác Do đó, nhà đầu tư dễdàng chuyển hướng đầu tư Cổ đông của công ty góp vốn vào công ty và hưởnglãi hoặc chịu lỗ tương ứng với tỷ lệ vốn góp vào công ty Cơ cấu tổ chức, bộmáy quản lý, những vấn đề về quản lý nội bộ, quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đôngtrong CTCP được giải quyết căn cứ vào giá trị CP mà các cổ đông nắm giữ

Tuy nhiên, trong quá trình huy động vốn do được phép phát hành các loạichứng khoán, nên CTCP chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ của pháp luật hơn sovới các loại hình doanh nghiệp khác Bởi ngoài tuân thủ quy định của LDN 2005thì CTCP còn phải chấp hành đúng các quy định của LCK 2006 và các văn bảnhướng dẫn thi hành về phát hành cổ phiếu

- Về thành viên trong công ty: Thành viên của CTCP gọi là cổ đông Số

lượng cổ đông thường lớn và không quen biết nhau Số lượng cổ đông tối thiểu

Trang 9

là 3 và không hạn chế số lượng tối đa Như vậy, quy định tổ chức có thể là thànhviên công ty đã mở rộng thêm quyền tham gia góp vốn của các chủ thể, làm tăngđáng kể lượng vốn cho sản xuất kinh doanh của CTCP.

Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân Tổ chức, cá nhân góp vốn làmthành viên có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài Sự ghi nhận này đãlàm bình đẳng hơn quyền kinh doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tưnước ngoài Khẳng định thêm LDN 2005 là luật doanh nghiệp thống nhất, ápdụng cho tất cả các nhà đầu tư trên thị trường

Quy định về thành viên của CTCP cũng là một ưu thế so với các loại hìnhcông ty và doanh nghiệp khác Doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên - đúng như tên gọi chỉ có một thành viên duy nhất làmchủ Còn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có số lượng thànhviên lớn hơn nhưng cũng không được vượt quá con số 50

Với quy định không giới hạn thành viên tối đa, đó là một lợi thế củaCTCP trong việc thu hút nguồn vốn lớn và huy động những người có tài, những

tổ chức có uy tín làm việc cho công ty Tuy nhiên, chính vì không hạn chế sốlượng thành viên tối đa, nên việc quản lý điều hành công ty có khó khăn hơn sovới các loại hình doanh nghiệp khác

- Về tư cách pháp nhân: LDN 2005 quy định CTCP có tư cách pháp

nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sở dĩ LDN

2005 ghi nhận đây là loại hình công ty có tư cách pháp nhân là bởi CTCP đápứng được đủ các điều kiện tại điều 84 Luật dân sự năm 2005 về pháp nhân Theoquy định tại điều 84 thì:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau

Trang 10

4 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Không phải bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách phápnhân Do không có sự tách bạch giữa phần vốn, tài sản đưa vào kinh doanh củadoanh nghiệp tư nhân và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanhnghiệp, nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Với tư cách pháp nhân mà Luật doanh nghiệp mang lại CTCP sẽ hoạtđộng một cách độc lập, có tính tổ chức chặt chẽ, tài sản của công ty được táchbạch rõ ràng với tài sản của các cổ đông Việc thay đổi cổ đông không ảnhhưởng đến sự tồn tại của CTCP Chính vì vậy, CTCP có tính ổn định cao tronghoạt động kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục ổnđịnh và lâu dài Đây cũng là một ưu điểm tạo ra cho CTCP có được sự thu hútmạnh mẽ và được ưa chuộng hơn so với các loại hình doanh nghệp khác

- Về cơ cấu tổ chức: CTCP có cơ cấu tổ chức được pháp luật quy định

khá chặt chẽ, đảm bảo nhà nước quản lý được loại hình doanh nghiệp này, đồngthời bảo vệ tối đa quyền lợi ích của các chủ thể có liên quan Trong CTCP cóĐHĐCĐ, HĐQT và giám đốc (tổng giám đốc) Ngoài ra, đối với CTCP có trên

11 cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số CP củacông ty phải có ban kiểm soát Quy định của LDN 2005 về sự tồn tại của bankiểm soát là thích hợp, bởi trong CTCP quyền sở hữu và quyền quản lý là hoàntoàn tách bạch nhau Khi tài sản không nằm trong túi của chính những người cótài sản, mà được trao cho một chủ thể khác quản lý, thì việc thành lập một cơquan giám sát khối tài sản đó là công việc hoàn toàn hợp lý

- Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản: Cổ đông trong CTCP chỉ chịu

trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Như vậy, các thành viên trong CTCP chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trongphạm vi phần vốn góp của mình Đây cũng được đánh giá là một ưu việt củaCTCP so với các loại hình doanh nghiệp khác

Trang 11

CTCP do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên có thể đầu tư kinh doanhtrong những lĩnh vực thu lợi nhuận lớn nhưng mang tính rủi ro cao như chứngkhoán, vàng, bất động sản……… Nếu kinh doanh thành công, công ty sẽ thu lạilợi nhuận lớn Tuy nhiên, nếu gặp rủi ro thua lỗ mà tài sản công ty không đủ trảthì thành viên công ty cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hết số vốn đã góp Các chủ

nợ sẽ bị thiệt thòi khi tài sản của công ty không đủ để thanh toán hết các khoản

nợ của công ty

Quy định trên là hợp lý bởi đứng về phương diện sự tách bạch về tài sảnthì các cổ đông không có quyền đối với tài sản của CTCP, nên họ không chịutrách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty và CTCP chịu trách nhiệm bằng chínhtài sản của mình Cả CTCP lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền kiện đòitài sản của cổ đông, trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ tiềngóp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho CTCP số tiền mua cổ phiếu phát hành

1.2 Cổ phần

1.2.1 Khái niệm cổ phần.

CP ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự xuất hiện của CTCP Thuậtngữ CP ngày nay được sử dụng một cách phổ biến trên thế giới Ở những nướctheo truyền thống dân luật, khái niệm CP được định nghĩa là đơn vị để phân chiaquyền sở hữu công ty Do đó, CP không có mối liên hệ đến vốn điều lệ của công

ty Giá trị thực của CP phụ thuộc vào khả năng phát triển của công ty cũng nhưnhu cầu đầu tư của xã hội vào công ty Còn theo luật của một số nước Châu Âukhái niệm CP lại được định nghĩa như sau: Vốn điều lệ khi được chia nhỏ thànhnhững phần bằng nhau thì mỗi phần đó gọi là CP, vì vậy CP là một phần củavốn điều lệ Tuy nhiên, trong thực tế CP cũng phản ánh mức độ quyền sở hữuđối với công ty của một cổ đông nào đó Cổ đông góp vốn vào CTCP bằng cáchmua CP, khi mua CP người mua sẽ trở thành chủ sở hữu công ty

Việt Nam đã tiếp cận khái niệm CP theo hướng thứ hai, theo đó CP là mộtphần của vốn điều lệ Nước ta đã có sự ghi nhận về vấn đề CP từ rất lâu, sự ghinhận này tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của CTCP

Trang 12

Theo từ điển Luật học của nhà xuất bản (NXB) Tư pháp, năm 2006 thì:

“CP là phần vốn điều lệ được chia ra làm nhiều phần bằng nhau” Có thể hiểu

CP thông qua ví dụ sau: CTCP có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng Số vốn đó đượcchia thành 1 triệu phần bằng nhau mỗi phần có giá trị 100.000 đồng thì từngphần có giá trị 100.000 đồng đó được gọi là một CP

Như vậy, khái niệm trên đã có sự tách biệt giữa các loại vốn và trong kháiniệm CP nổi bật lên vai trò của vốn điều lệ CP là một đại lượng được ghi nhậntrong bản điều lệ của CTCP, đại lượng đó được căn cứ vào số lượng CP và vốngóp của các cổ đông Có thể thấy CP ở đây là một khái niệm trừu tượng dùng đểchỉ một loại tài sản vô hình

Trong từ điển Bách Khoa Việt Nam của trung tâm biên soạn từ điển BáchKhoa Việt Nam, năm 1995 cũng định nghĩa về CP như sau: “ CP là phần tư bản(vốn) bằng nhau mà mỗi thành viên (cổ đông) tham gia CTCP phải đóng gópdưới hình thức mua cổ phiếu”

Trong đại từ điển tiếng việt của NXB văn hóa thông tin, Bộ giáo dục vàđào tạo cũng định nghĩa: “CP là những phần tư bản bằng nhau được quy địnhtrong điều lệ của một công ty kinh doanh, mà mỗi người tham gia đầu tư vàocông ty này phải đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu”

Từ điển Pháp - Việt pháp luật hành chính của Học viện hành chính quốcgia, NXB Thế giới, năm 1992 ghi nhận: “CP (actions) là giấy nhận thực biểu thịmột phần vốn và cụ thể hóa những quyền của hội viên trong một công ty vôdanh hoặc CTCP Giá trị danh nghĩa của CP chỉ rõ giới hạn trách nhiệm của cổđông Cổ đông không chịu trách nhiệm với công ty vượt quá số tiền CP CP cóthể chuyển dịch, có ghi tên hoặc thuộc người giữ phiếu Với CP, cổ đông cóquyền tham gia các đại hội đồng của công ty và được quyền biểu quyết” Kháiniệm này đã nêu được khá rõ những dấu hiệu của CP trong công ty

Các định nghĩa trên mặc dù diễn đạt về CP theo những cách khác nhau,nhưng đều có những điểm chung nhất định và đều nêu bật được đặc điểm củaCP: Đây là một phần vốn của công ty và CP đem lại cho người nắm giữ những

Trang 13

quyền nhất định CP là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách thành viên công ty,bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không và từ CP còn làm phát sinhquyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên Mỗi CP của cùng một loại đều tạo chongười sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Thuật ngữ CP chính thức được ghi nhận trong LCT 1990 Sau đó, thuậtngữ trên tiếp tục được sử dụng trong LDN 1999 và LDN 2005 Ba luật này có sựtương đồng nhau khi xây dựng khái niệm CP Theo đó “CP là phần vốn điều lệcủa công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau” Từ định nghĩa này, ta thấy

CP có các đặc điểm: Là các phần nhỏ nhất bằng nhau được chia ra từ vốn điềulệ; là căn cứ xác lập quyền sở hữu một phần công ty sau khi cổ đông đã thanhtoán đủ một số hoặc tất cả các CP đã đăng ký mua

Khái niệm CP trong LDN 2005 là một khái niệm được các nhà lập phápxây dựng khá chính xác CP trong CTCP chỉ có thể là vốn điều lệ của công tyđược chia thành nhiều phần bằng nhau chứ không thể là tất cả các loại vốn củacông ty được chia thành nhiều phần bằng nhau Điều này có thể được lý giảithông qua bản chất của các loại vốn trong CTCP Dưới góc độ pháp lý, vốn củaCTCP bao gồm các loại: vốn vay (vốn tín dụng), vốn chủ sở hữu của CTCP[12]

- Vốn vay: Là khối tài sản mà CTCP huy động được thông qua các chínhsách, chế độ của nhà nước hoặc các hợp đồng giữa CTCP với các tổ chức, cánhân khác trong một thời hạn nhất định Vốn vay của CTCP bao gồm nhiều loại:Vốn vay của ngân hàng, vay thông qua kênh phát hành trái phiếu, thông quakênh cho thuê tài chính, vay của các tổ chức, cá nhân có nguồn vốn nhànrỗi……Đây là một nguồn vốn quan trọng giúp công ty có thể tiến hành hoạtđộng kinh doanh của mình một cách hiệu quả hơn, giải quyết nhu cầu thiếu vốncủa công ty Tuy nhiên, trên thực tế việc các CTCP tiếp cận nguồn vốn vaythông qua ngân hàng không phải lúc nào cũng dễ dàng Để vay được vốn công

ty phải đáp ứng những điều kiện nhất định, do đó không phải CTCP nào cũng cóloại vốn này Hơn nữa, đây là loại vốn không cố định, khi được vay vốn công ty

Trang 14

được toàn quyền sử dụng nguồn vốn Tuy nhiên, công ty sẽ phải trả trong mộtthời điểm nhất định nên không mang tính ổn định lâu dài Vì vậy, loại vốn nàykhông được dùng để hình thành CP trong CTCP.

- Vốn của chủ sở hữu CTCP: Là chỉ số phản ánh khả năng tài chính thực

sự của CTCP Khi mới thành lập vốn của chủ sở hữu đồng thời là vốn điều lệcủa công ty Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của chủ sở hữu được bổ sungbằng cách phát hành cổ phiếu Bộ phận chủ yếu trong vốn của chủ sở hữu là vốnđiều lệ

Vốn điều lệ là số vốn, tài sản do các nhà đầu tư góp khi thành lập CTCP

và được ghi vào điều lệ CTCP Vốn điều lệ có thể được góp bằng tài sản hữuhình hoặc vô hình Vốn góp của các cổ đông có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự

do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, côngnghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác Loại vốn này chiếm một vai trò quantrọng và phản ánh chính xác năng lực tài chính thực sự của công ty Ví dụ mộtCTCP có thể có số vốn lên tới 5 tỷ, trong đó 4 tỷ là vốn vay Khi đó, vốn củacông ty là 5 tỷ nhưng phần vốn phản ánh chính xác nhất thực trạng tài chính củacông ty đó chỉ là 1 tỷ Bởi đó chính là số tiền mà chủ sở hữu công ty đưa từ túicủa mình ra để kinh doanh Đây cũng là số tài sản hình thành từ nguồn đóng gópcủa các cổ đông những chủ sở hữu của công ty Vốn điều lệ là loại vốn mà bất

kỳ công ty nào cũng phải có và phản ánh khả năng tài chính thực sự của công ty,được góp từ khi công ty thành lập Đây là nguồn vốn ổn định cho phép đối tácbiết độ tin cậy về tài sản và quy mô của công ty ở mức độ nào để tiến hành cácgiao kết Do đó, việc tiếp cận khái niệm CP dưới góc độ chỉ là phần vốn điều lệđược chia thành các phần bằng nhau theo ghi nhận của LDN 2005 là hoàn toànhợp lý Cách tiếp cận về khái niệm CP trong LDN 2005 cũng phù hợp vớihướng tiếp cận của khá nhiều nước trên thế giới

Nếu như CP là phần vốn điều lệ được chia nhỏ, thì cổ phiếu chính là cách

để biểu hiện CP ra bên ngoài Lịch sử ra đời của cổ phiếu gắn liền với lịch sửhình thành CTCP

Trang 15

CTCP được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu; công ty trách nhiệm hữuhạn chỉ được phép phát hành trái phiếu không được phép phát hành CP; còndoanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ mộtloại chứng khoán nào để huy động vốn trong công chúng Bởi vậy, cổ phiếuchính là sản phẩm riêng có của CTCP Khi một công ty được thành lập, vốn điều

lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là CP (shares) Người mua CP gọi

là cổ đông (shareholder) Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu CP gọi là

cổ phiếu (Equity securities) Cổ phiếu chính là chứng chỉ do CTCP phát hànhhoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số CP của công ty đó

Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên Quyền sở hữu của cổ đông trongCTCP tương ứng với số lượng CP mà cổ đông nắm giữ Do đó, cổ phiếu cònđược gọi với một tên khác là chứng khoán vốn

Trên cổ phiếu phải có những nội dung chủ yếu nhất như: Tên, địa chỉ, trụ

sở chính của công ty; số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; sốlượng CP và loại CP; Mệnh giá mỗi CP và tổng mệnh giá số CP ghi trên cổphiếu; họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộchiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địachỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanhcủa cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên; tóm tắt về thủ tục chuyểnnhượng CP; chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;

………Quy định này là cần thiết tạo ra một bằng chứng để xác nhận một nhàđầu tư nào đó là chủ sở hữu một phần công ty và cũng là chứng cứ quan trọnggóp phần hạn chế tranh chấp về cổ phiếu

Thực tế đã cho thấy có không ít những vụ việc nhà đầu tư mua CP nhưngkhông được ghi tên vào sổ đăng ký cổ đông, không được cấp cổ phiếu hay công

ty không thực hiện việc chuyển nhượng cổ phiếu sau khi đã nhận đủ tiền Hơn aihết, trong những trường hợp như vậy chính những người mua cổ phiếu là ngườiphải chịu rủi ro đầu tiên

Trang 16

Nếu có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành,thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng Chủ tịch HĐQT

và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệthại do những sai sót đó gây ra đối với công ty

Nếu cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khácthì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó Đây làmột quy định tiến bộ nhằm bảo về quyền lợi của cổ đông khi mua cổ phiếu củaCTCP

Đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên 10 triệu đồng Việt Nam, trướckhi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công

ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bịrách hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác và sau 15 ngày kể từ ngày đăng thôngbáo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới

Giá trị danh nghĩa ở đây có thể được hiểu là mệnh giá của cổ phiếu Giádanh nghĩa của cổ phiếu khác so với thị giá của cổ phiếu Thị giá cổ phiếu mới

là con số phản ánh giá trị thực của cổ phiếu Thị giá này sẽ phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, cung – cầu trên thịtrường……

Việc phát hành cổ phiếu của CTCP có thể thực hiện bằng hình thức pháthành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng Đối với CP phát hành lần đầu racông chúng, mệnh giá CP xác định là 10.000 đồng Đối với phát hành riêng lẻ,điều 5 Nghị định của Chính phủ số 01/2010/NĐ - CP ngày 04/1/2010 về chàobán CP riêng lẻ ghi nhận: “Mệnh giá cổ phần chào bán riêng lẻ là 10.000 (mười

nghìn) đồng Việt Nam” Chỉ có những cổ phiếu của các công ty có đủ điều kiện

nhất định do luật quy định, mới được niêm yết và thực hiện các giao dịch muabán và chuyển nhượng trên TTCK

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới ghi nhận CP phải có mệnh giá Cònmột số nước lại quy định CP không nhất thiết phải có mệnh giá Luật công tycủa Indonexia không cho phép công ty phát hành CP không có mệnh giá Pháp

Trang 17

luật nước này ghi nhận CP phải có mệnh giá và mệnh giá được xác định bằngnội tệ Các quốc gia theo hệ thống dân luật thường quy định cổ phiếu phải cómệnh giá và chỉ cho phép cổ phiếu có mệnh giá được mua bán Tuy nhiên,không phải tất cả các nước theo hệ thống dân luật đều có quy định này Braxin

là một ngoại lệ, quốc gia này đã thừa nhận cổ phiếu không có mệnh giá [11]

Ở nước Anh, quy định cổ phiếu không có mệnh giá không được sử dụng.Ngược lại, ở Hoa Kỳ cổ phiếu không có mệnh giá là loại cổ phiếu phổ biến Một

số tiểu bang của Hoa Kỳ còn khuyến khích phát hành cổ phiếu không có mệnhgiá để nhà đầu tư lựa chọn [11]

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người ta không dùng giấy

tờ để ghi chép cổ phiếu mà đưa các thông tin về cổ phiếu và hệ thống máy tính.Các cổ đông có thể mở tài khoản cổ phiếu tại ngân hàng và được quản lý thôngqua hệ thống máy tính Cổ phiếu có thể là chứng chỉ tức tờ cổ phiếu hay bút toánghi sổ Nếu cổ phiếu là bút toán ghi sổ, thì những thông tin về cổ phiếu được ghitrong sổ đăng ký cổ đông của công ty Sổ đăng ký này có thể là văn bản hay dữliệu điện từ hoặc cả hai hình thức này [16, Tr 160]

1.2.2 Vai trò của cổ phần

Bởi CP là yếu tố cốt lõi trong CTCP và là công cụ tài chính đặc biệt nên

CP nắm giữ một vai trò rất quan trọng đối với CTCP, cũng như đối với nền kinh

tế thị trường

1.2.2.1 Vai trò của CP trong CTCP

- Vai trò của CP trong việc phân chia lợi nhuận Lợi nhuận công ty thuđược sau khi đã nộp thuế và các nghĩa vụ khác được dùng để trả cổ tức CP là tàisản chứng minh tư cách sở hữu của cổ đông với công ty Loại CP, số lượng CP

mà cổ đông sở hữu là yếu tố quyết định đến sự ưu tiên hưởng cổ tức cũng như số

cổ tức mà cổ đông nhận được Cổ tức trước hết được ưu tiên trả cho các cổ đôngnắm giữ CP ưu đãi cổ tức Phần còn lại được chia cho mỗi cổ đông phổ thông,căn cứ vào phần vốn góp mà cổ đông góp vào công ty.Thông thường, trongCTCP cổ đông nắm giữ tỷ lệ CP càng lớn sẽ nhận được khoản cổ tức cao Tuy

Trang 18

nhiên, nếu nắm giữ CP ưu đãi cổ tức thì cổ đông sẽ được trả cổ tức với mức caohơn so với mức cổ tức mà cổ đông nắm giữ CP phổ thông được trả hoặc cao hơn

so với mức cổ tức ổn định hàng năm của công ty

- CP có vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu tổ chức, bộ máyquản lý CTCP Với bản chất là một công ty đối vốn, khi tham gia vào CTCP các

cổ đông không quan tâm đến nhân thân của nhau mà chỉ quan tâm đến phần vốngóp Do đó, trong CTCP cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dựa trên sức mạnh kinh

tế của các nhóm sở hữu công ty Sự phân chia quyền lực phụ thuộc vào mức độgóp vốn của các cổ đông trong CTCP Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, nhữngvấn đề quản lý nội bộ, quyền lợi và nghĩa vụ của các cổ đông được giải quyếtcăn cứ vào giá trị CP mà các cổ đông nắm giữ CTCP được tổ chức quản lý tậptrung thông qua cơ chế hội đồng Việc hình thành ĐHĐCĐ và cơ chế hoạt độngcủa cơ quan này phụ thuộc vào CP Tỷ lệ sở hữu CP, loại CP chi phối đến việctriệu tập họp ĐHĐCĐ đến điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ, đến việc thông quaquyết định của ĐHĐCĐ

Việc nắm giữ vị trí chủ tịch và các thành viên HĐQT cũng phụ thuộc vào

số lượng CP mà các cổ đông đó sở hữu Sự ra đời của ban kiểm soát trongCTCP cũng phụ thuộc vào số lượng cổ đông và bị chi phối bởi yếu tố CP Bankiểm soát chỉ được thành lập ở những CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc

có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số CP của công ty

- CP giúp phân định rạch ròi giữa các loại vốn trong CTCP Phần vốn điều

lệ chia nhỏ đó là CP Phần vốn còn lại sẽ là vốn vay Trong CTCP chủ yếu tồntại hai loại vốn này Việc phân định được rạch ròi hai loại vốn này giúp nhà đầu

tư nắm rõ hơn về CTCP, qua đó tránh được những rủi ro trong quá trình đầu tưnhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định

1.2.2.2 Vai trò của CP trong nền kinh tế thị trường

- Với công cụ là CP, CTCP đã huy động được một nguồn vốn lớn trongcông chúng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế tỷ lệ vốn nhànrỗi CP là công cụ giúp tách bạch giữa chức năng kinh doanh và chức năng cấp

Trang 19

vốn Việc phát hành cổ phiếu của công ty đã tạo nên hai chủ thể là chủ thể đầu

tư và chủ thể gọi vốn Người có sẵn tiền nhàn rỗi mà không muốn hoặc không

có khả năng kinh doanh, thì họ mua cổ phiếu để trở thành người chủ sở hữu mộtphần công ty theo tỷ lệ góp vốn Khi những CTCP cần mở rộng vốn để kinhdoanh mà không đủ vốn cần thiết thì có thể thông qua phát hành cổ phiếu để huyđộng vốn

- CP nói riêng và CTCP nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng vớiTTCK CTCP là chủ thể “sản xuất hàng hóa” cho TTCK, CP là hàng hóa chủyếu của TTCK Việc phát hành CP của CTCP là cơ sở quan trọng góp phần hìnhthành TTCK sơ cấp CTCP và TTCK là sản phẩm của nền kinh tế thị trường,chúng có mối quan hệ hai chiều tác động qua lại lẫn nhau CTCP phát hành cổphiếu ra công chúng tạo ra một lượng hàng hóa cho TTCK phát triển Ngược lạichính TTCK lại làm cho cổ phiếu có tính thanh khoản, cổ đông của CTCP có thểchuyển cổ phiếu của mình thành tiền mặt trong một khoảng thời gian ngắn, nhờgiao dịch trên thị trường Hiện nay, CTCP đang giữ vai trò chủ yếu trong vệccung cấp cổ phiếu cho TTCK

Trang 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CỔ PHẦN TRONG QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1 Quy định của pháp luật hiện hành về CP.

Hiện nay, LDN 2005 là đạo luật có hiệu lực cao nhất điều chỉnh hoạt độngcủa CTCP nói chung và điều chỉnh vấn đề CP nói riêng Ngoài ra, một trongnhững hoạt động của CTCP liên quan đến vấn đề CP là việc chào bán chứngkhoán với nguồn “hàng hóa” là CP Do đó, khi nghiên cứu quy định của phápluật hiện hành về CP cần thiết phải xem xét thêm LCK 2006 và các văn bảnhướng dẫn thi hành Hai luật này có sự tác động qua lại và bổ sung cho nhau

2.1.1 Các loại CP theo Luật doanh nghiệp 2005

Pháp luật các quốc gia đều cho phép công ty phát hành nhiều loại CP khácnhau Theo quy định tại Điều 78 LDN 2005 về các loại CP thì CTCP có CP phổthông và CP ưu đãi CP phổ thông gồm CP phổ thông của cổ đông phổ thông và

CP phổ thông của cổ đông sáng lập CP ưu đãi lại bao gồm các loại: CP ưu đãibiểu quyết, CP ưu đãi cổ tức, CP ưu đãi hoàn lại và các loại CP khác do điều lệcông ty quy định Mỗi loại CP có những đặc điểm tính chất khác nhau và manglại những quyền, nghĩa vụ khác nhau cho cổ đông sở hữu CP đó

Khi mới hình thành CTCP cũng không có nhiều loại CP để nhà đầu tư lựachọn như hiện nay LCT 1990 chỉ cho phép công ty được phát hành một loại cổphiếu thể hiện dưới hai hình thức đó là cổ phiếu có ghi tên và cổ phiếu khôngghi tên Cổ phiếu có ghi tên là cổ phiếu của các thành viên sáng lập và các thànhviên của HĐQT Loại cổ phiếu này chỉ được phép tự do chuyển nhượng khiđược sự đồng ý của HĐQT và sau hai năm khi thành viên đó thôi giữ chức thànhviên HĐQT Sự hạn chế về các loại cổ phiếu làm cơ cấu vốn điều lệ trong công

ty cứng nhắc, không hấp dẫn nhà đầu tư và kìm hãm sự phát triển của TTCK

Sự đa dạng của các loại CP xuất phát từ mục tiêu theo đuổi của mỗi nhàđầu tư khác nhau là khác nhau Có nhà đầu tư mua CP nhằm vào mục đíchquyền lực, muốn tham gia quản lý, điều hành công ty Tuy nhiên, có nhà đầu tư

Trang 21

chỉ muốn hưởng lợi nhuận lớn từ hoạt động kinh doanh chứ không quan tâm đếnvấn đề ai quản lý Có những chủ thể lại mua CP với mục đích được hoàn lại vốnvào bất cứ lúc nào Do nhu cầu khác nhau như vậy, nên cần thiết phải phân chiathành các loại CP khác nhau Sự phân chia này đã làm cho cấu trúc vốn củaCTCP linh hoạt hơn và dễ dàng huy động được vốn từ công chúng hơn Đứng vềphía nhà đầu tư, họ cũng muốn góp vốn vào CTCP hơn các loại doanh nghiệpkhác, bởi họ có nhiều lựa chọn trước khi quyết định kinh doanh Đó cũng là mộtsức hút của CTCP, giúp công ty thu hút được nhiều nhà đầu tư.

2.1.1.1 CP phổ thông

CTCP phải có CP phổ thông CP phổ thông là nền tảng của CTCP, tổnggiá trị loại CP này chiếm tỷ lệ lớn Đây là loại CP bắt buộc mà tất cả các CTCPđều phát hành Quy định này của LDN 2005 giống pháp luật của nhiều nướctrên thế giới Những nước như Thái Lan, Singapo ghi nhận CP phổ thông lànhững CP quan trọng bắt buộc phải có trong CTCP

Người nắm giữ CP phổ thông gọi là cổ đông phổ thông là đại diện và làhiện thân về lợi ích của công ty Cổ đông là người sở hữu ít nhất một CP đã pháthành của CTCP, một CP phổ thông sẽ có một phiếu biểu quyết Sở hữu CP phổthông sẽ đem lại cho cổ đông phổ thông những quyền và lợi ích cơ bản CP phổthông của CTCP không thể chuyển thành CP ưu đãi Nhưng CP ưu đãi có thểchuyển thành CP phổ thông theo quyết định của ĐHĐCĐ

- CP phổ thông của cổ đông phổ thông:

Đây là loại CP phổ biến nhất trong CTCP Người sở hữu CP này được gọi

là cổ đông phổ thông Quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật quy định chặtchẽ, bởi đây chính là loại CP tạo nên sự ổn định trong công ty Với CP phổthông trong tay cổ đông phổ thông sẽ được quyền quyết định những vấn đề quantrọng nhất trong CTCP Các quyền có thể kể đến như: Tham dự và phát biểutrong các cuộc họp của ĐHĐCĐ; được quyền biểu quyết thông qua các vấn đềcủa công ty; được quyền ưu tiên mua CP mới chào bán; được nhận cổ tức; được

tự do chuyển nhượng CP của mình cho các cổ đông và những người không phải

Trang 22

cổ đông (trừ các trường hợp ngoại lệ); khi công ty giải thể hoặc phá sản đượcnhận một phần tài sản còn lại tương ứng số CP góp vào công ty

Bên cạnh những quyền lợi thì các cổ đông này cũng phải tuân thủ nhữngnghĩa vụ nhất định như thanh toán đủ số CP cam kết mua trong thời hạn 90 ngày

kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không đượcrút vốn đã góp bằng CP phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức trừ khiđược công ty hoặc người khác mua lại CP

- CP phổ thông của cổ đông sáng lập:

Cổ đông sáng lập là các cổ đông đã tham gia xây dựng, thông qua và ký tênvào bản điều lệ đầu tiên của CTCP Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng

ký mua ít nhất 20% tổng số CP phổ thông được quyền chào bán và phải thanhtoán đủ số CP đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty đượccấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngàyđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo về việcgóp vốn CP đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Tính tự do chuyển nhượng CP của cổ đông sáng lập bị hạn chế Trong thờihạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,

cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng CP phổ thông của mình cho cổđông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng CP phổ thông của mình chongười không phải là cổ đông sáng lập, nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ.Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng CP không có quyềnbiểu quyết về việc chuyển nhượng các CP đó và người nhận chuyển nhượngđương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty

Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, các hạn chế đối với CP phổ thông của cổ đông sáng lập sẽ được bãi

bỏ

LDN 2005 đã tiến một bước mới trong việc giải quyết được tình huống phầnvốn góp mà người đăng ký mua xong chưa trả hết sẽ được xử lý như thế nào.Luật đã đưa ra thời hạn cụ thể thanh toán số CP đã đăng ký và ba cách xử lý

Trang 23

trong trường hợp cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số CP đã đăng ký muanhư sau: Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số CP đó theo tỷ lệ sở hữu CP của

họ trong công ty; Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số CP đó; Hayhuy động người khác không phải cổ đông sáng lập nhận góp đủ số CP đó, ngườinhận góp đó đương nhiên trở thành cổ đông của công ty

2.1.1.2 CP ưu đãi

Là loại CP được ưu tiên hơn cổ đông nắm giữ CP phổ thông ở một khía cạnhnào đó Tuy nhiên các cổ đông nắm giữ những CP ưu đãi này cũng chịu nhữnghạn chế nhất định Công ty có thể có CP ưu đãi hoặc không, việc có CP ưu đãihay không là vấn đề không bắt buộc Người sở hữu CP ưu đãi gọi là cổ đông ưuđãi CP ưu đãi gồm các loại sau:

- CP ưu đãi biểu quyết: Là CP có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CPphổ thông Số phiếu biểu quyết của một CP ưu đãi biểu quyết do điều lệ công tyquy định Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập đượcquyền nắm giữ CP ưu đãi biểu quyết CP này có vai trò đặc biệt quan trọngtrong bối cảnh nước ta đẩy mạnh quá trình CP hóa doanh nghiệp nhà nước,trong đó nhà nước có ý định duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, thông qua việc nắm giữ CP chi phối và CP đặc biệt Những doanhnghiệp nhà nước quan trọng, được nhà nước cấp đủ vốn không cần phải huyđộng nhiều vốn từ dân chúng, thì thông thường khi chuyển đổi thành CTCP, tổchức được chính phủ ủy quyền sẽ nắm giữ CP ưu đãi biểu quyết trong công ty

đó Tuy nhiên pháp luật chưa có hướng dẫn một cách cụ thể về tổ chức đượcChính phủ ủy quyền, nên nếu CTCP phát hành loại CP này thì thông thường chỉ

Trang 24

Cổ đông sở hữu CP ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng CP đócho người khác Vì giá trị pháp lý của loại CP này mà người sở hữu nó khôngđược quyền chuyển nhượng cho người khác Quyền chuyển nhượng ở đâykhông nên hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là việc mua bán mà cần phải hiểu bao gồm cảbán, tặng cho, thừa kế…… Ngoài hạn chế như đã nêu thì cổ đông sở hữu CP ưuđãi biểu quyết có những quyền khác như cổ đông phổ thông.

- CP ưu đãi cổ tức: Là CP được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổtức của CP phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm Cổ tức được chia hàng nămgồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kếtquả kinh doanh của công ty Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định

cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của CP ưu đãi cổ tức Cổ đông sở hữu CP

ưu đãi cổ tức có một hạn chế là không được quyền biểu quyết dự họp ĐHĐCĐ,

đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát Ngoài ra, các quyền khác tương tựquyền của cổ đông phổ thông CP ưu đãi cổ tức là một loại CP rất phù hợp vớinhững nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận

- CP ưu đãi hoàn lại: Là CP sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khinào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếucủa CP ưu đãi hoàn lại Cổ đông sở hữu CP ưu đãi hoàn lại có các quyền hạnnhư cổ đông phổ thông Tuy nhiên có một hạn chế là các cổ đông này không cóquyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát.Các chủ thể được mua CP ưu đãi cổ tức và CP ưu đãi hoàn lại do điều lệ công tyquy định cụ thể hoặc ĐHĐCĐ quyết định

Có thể thấy, điểm khác biệt cơ bản giữa cổ đông phổ thông với cổ đông sởhữu CP ưu đãi cổ tức và CP ưu đãi hoàn lại là họ có quyền biểu quyết thông quacác quyết định của công ty Thông thường, những chủ thể mua các loại CP ưuđãi cổ tức và CP ưu đãi hoàn lại là những nhà đầu tư quan tâm nhiều đến lợinhuận, ít hoặc không có kinh nghiệm quản lý điều hành doanh nghiệp

- CP ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định: Đây là một quy định cótính dự trù của LDN 2005, làm mở rộng khả năng thỏa thuận hình thành các loại

Trang 25

CP khác Tuy nhiên, trên thực tế các CTCP chỉ phát hành các loại CP như trên

đã nêu chứ không đưa ra một loại CP ưu đãi mới Bởi khi chưa có sự hướng dẫnquy định cụ thể của pháp luật, mà phát hành thêm loại CP mới sẽ có thể gây ranhững rắc rối không đáng có trong hoạt động kinh doanh

Pháp luật các nước như Thái Lan, Philippin, Malaysia quy định CP ưu đãitrong CTCP có nhiều loại khác nhau được quy định trong điều lệ công ty hoặcthỏa thuận thành lập CP ưu đãi ở các nước này bao gồm: Ưu đãi cơ bản, ưu đãi

bỏ phiếu, ưu đãi không bỏ phiếu, ưu đãi dồn lãi, ưu đãi không dồn lãi, ưu đãiphức hợp, ưu đãi có thể chuyển đổi…

Với cách phân chia các loại CP như trên, CTCP đã có một công cụ khaithác nguồn tài chính rất đa dạng, thích ứng được với nhu cầu đầu tư của các cánhân, tổ chức trên thực tế

2.1.2 Chủ thể có quyền mua CP trong CTCP

Không phải bất kỳ ai cũng có thể mua CP trong CTCP Chỉ có những chủthể đáp ứng được những quy định của pháp luật mới được phép mua Theo Điều

13 LDN 2005, mọi tổ chức cá nhân đều có quyền mua CP trừ các trường hợpsau:

- Thứ nhất: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt

Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơquan đơn vị mình

Điều 11 Nghị định 139/2007/NĐ - CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 hướngdẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp có giải thích như sau:

Tài sản nhà nước bao gồm: Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sáchnhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước; kinh phí được cấp từ ngânsách nhà nước; đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theoquy định của pháp luật; tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng cáctài sản và kinh phí nói trên Có thể nhận thấy rằng quy định này ngắn gọn nhưngđầy đủ, bao quát được hết các nguồn tài sản nhà nước

Trang 26

Cụm từ thu lợi riêng cho cơ quan đợn vị mình trước đây đã được ghinhận trong nghị định số 03/2000/NĐ - CP ngày 03 tháng 2 năm 2000 Nghịđịnh 139/NĐ - CP đã kế thừa quy định đó và giải thích khái niệm này như sau:

Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọihình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn mua CP vào ít nhất mộttrong các mục đích sau đây: Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cáccán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị; Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơquan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Lập hoặc bổsung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị

Thứ hai: Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy

định của pháp luật về cán bộ công chức

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối vớicông chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thìlương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy địnhcủa pháp luật

Theo điều 19 Pháp lệnh cán bộ công chức 1998 được sửa đổi bổ sung năm

2000 và 2003, thì không phải tất cả cán bộ công chức đều bị cấm góp vốn vào

Trang 27

CTCP Chỉ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặcchồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt độngtrong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhànước.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2010 Pháp lệnh cán bộ công chức

đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật cán bộ công chức năm 2008 Do mớiban hành nên luật còn rất sơ khai Mặc dù LDN 2005 dẫn chiếu sang Luật cán

bộ công chức về các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp, nhưnghiện tại trong Luật cán bộ công chức năm 2010 chưa đề cập đến vấn đề này Thủtướng Chính phủ đã ban hành danh mục các nghị định quy định chi tiết hướngdẫn thi hành Luật cán bộ công chức, để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện

Sẽ có 10 Nghị định được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ tuớng cũngchỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cầnđược tập trung chỉ đạo và dự kiến sẽ hoàn thành trong quý I năm 2010 Các đốitượng không được góp vốn thành lập doanh nghiệp cần thiết phải được ghi nhậntrong các Nghị định hướng dẫn Bởi nếu không quy định vấn đề này sẽ tạo nên

“độ vênh” giữa LDN 2005 và Luật cán bộ công chức về vấn đề các chủ thểkhông được góp vốn vào CTCP

Quy định của LDN 2005 về chủ thể có quyền mua CP của CTCP đã cónhững thay đổi đáng kể so với các văn bản trước đó LDN 2005 và nghị địnhhướng dẫn thi hành ghi nhận: Tất cả các tổ chức là pháp nhân gồm cả doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính vàmọi cá nhân không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú nếu không thuộc đối tượngquy định tại khoản 4 điều 13 đều có quyền mua CP Quy định này tạo nên sựbình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh và phù hợp với điều ước quốc tế mà ViệtNam đã tham gia, ký kết Đặc biệt là phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia vànguyên tắc tối huệ quốc

Trang 28

2.1.3 Những hoạt động cơ bản của CTCP liên quan đến CP

1 Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán CP hoặc quyền mua CP trựctiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho một trong cácđối tượng sau:

a) Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

b) Dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

Hoạt động chào bán CP riêng lẻ khi thành lập CTCP

Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lậptiến hành góp vốn mua CP Các cổ đông có thể cùng nhau mua toàn bộ CP hoặcchào bán CP ra bên ngoài để đảm bảo góp đủ số vốn cần thiết Những quy định

về hoạt động góp vốn, mua CP, chào bán, thanh toán CP…v v của cổ đôngsáng lập khi thành lập công ty đã được LDN 2005 quy định cụ thể

Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số

CP phổ thông được quyền chào bán và thanh toán đủ số CP đã đăng ký muatrong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh Nếu có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số CP đã đăng ký,luật có quy định rõ hướng giải quyết Tuy nhiên, nếu sau 3 năm số CP ấy chưađược đăng ký mua hết thì sẽ được xử lý như thế nào? Điều này LDN 2005 chưa

dự liệu được phương án giải quyết

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì cơ quan có quyềnquyết định việc chào bán CP là HĐQT HĐQT quyết định thời điểm, phương

Ngày đăng: 03/04/2013, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w