Được thành lập trên hình thức góp vốn, Công ty Cổ phần Cơ khí Đỗ Kha là loại doanh nghiệp cổ phần trong đó các thành viên cùng góp vốn dưới hình thức cổ đông để hoạt động. Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn đã góp vào công ty.
Sơ đồ 3.1: cơ cấu tổ chức bộ máy
( Nguồn phòng tổ chức hành chính ) Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cơ khí Đỗ Kha được tổ chức theo một nguyên tắc thống nhất từ trên xuống dưới, mỗi bộ phận, phòng ban được phân công rõ nhiệm vụ cụ thể:
- Hội đồng Quản trị đứng đầu là Giám đốc có thẩm quyền cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người điều hành, người quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các quyết định của mình; quy định nội quy lao động, lề lối làm việc của công ty phù hợp với pháp luật, quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ, đào tạo; được ký kết các hoạt động liên quan hoạt động kinh doanh của công ty như mua bán tài sản, thế chấp, vay ngân hàng…
- Phó Giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiện toàn hàng hóa, vật tư, phụ trách nội chính, thanh tra. Phó giám đốc sẽ trực tiếp quản lý các phòng ban đóng vai trò giúp công ty tiêu thụ nhanh hàng hóa, tăng doanh thu và đạt được mục tiêu lợi nhuận. Giám đốc Hội đồng quản trị Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh tiêu thụ
Xưởng tiện Xưởng đúc Xưởng điện Xưởng hàn
Phòng tổ chức hành chính
- Phó giám đốc sản xuất: Trực tiếp lãnh đạo các xưởng cơ khí của công ty điều hành các phân xưởng sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất chế tạo ra.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ bố trí, phân công lao động trong phạm vi của công ty, giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, phổ biến các nội quy, quy chế và hướng dẫn cán bộ công nhân viên nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật của Nhà nước và quy chế của công ty.
-Phòng kinh doanh tiêu thụ: Có nhiệm vụ điều hành các hoạt động kinh doanh của cán bộ phận liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm như: Giới thiệu sản phẩm, tìm kiến thì trường, cung cấp các thông tin về giá cả thị trường, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, đẩy nhanh quá tình tiêu thụ sản phẩm.
-Phòng kế toán- Tài chính: Thực hiện công tác tài chính-kế toán như trả lương cho công nhân viên, tính toán phản ánh ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ của công ty, đồng thời quản lý tài sản vật tư, lập kế hoạch tài chính và phân tích kinh tế.
-Các Xưởng: Hoạt động dưới sự kiểm soát của phó giám đốc phụ trách sản xuất. Nhiệm vụ là trực tiếp tạo ra sản phẩm cho công ty, đảm bảo số lượng và chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
3.2.2Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ của CTCP cơ khí Đỗ Kha 3.2.2.1 Nhân tố khách quan.
Chính sách kinh tế của Nhà nước.
Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho doanh nghiệp phát triển và sản xuất kinh doanh, và luôn hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối đến các mảng hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với vấn đề sử dụng VCĐ của công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha thì các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư… gây ảnh hưởng lớn tới quá trình kinh doanh. Đặc biệt là những cơ chế giao vốn , đánh giá TSCĐ, về trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, cũng như các văn bản về thuế vốn, các dự án khuyến khích nhập một số máy móc và thiết bị đều có thể làm tăng và giả hiệu quả sử dụng VCĐ.
Thị trường và sự cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển được doanh nghiệp cần phải tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, tức các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Chính vì vậy bất kì doanh nghiệp nào cũng phải bán thứ mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có. Để là được như vậy doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện về mẫu mã, chất lượng và hạ giá sản phẩm. CTCP cơ khí Đỗ Kha là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm máy bơm nước, động cơ điện là mặt hàng thông dụng nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy việc xây dựng chiếm lược cạnh tranh với các sản phẩm mang tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của công ty.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ có tác động rất lớn đến TSCĐ. Điều đó làm cho TSCĐ bị hao mòn vô hình, làm giảm hiệu quả sử dụng VCĐ một cách tương đối. CTCP cơ khí Đỗ Kha là công ty sản xuất nên VCĐ chủ yếu được đầu tư mua sắm TSCĐ. Trong khi đó ngày nay thì khoa học kỹ thuật lại phát triển như vũ bão nên TSCĐ lại càng dễ bị lạc hậu, sản phẩm làm ra không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, mức độ mất giá tương đối tăng lên. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần nắm bắt được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sử dụng nó một cách có hiệu quả.
3.2.2.2 Nhân tố khách quan
Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng các TSCĐ và qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này là một điều cực kỳ quan trọng.
Nhóm nhân tố này bao gồm:
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên CTCP cơ khí Đỗ Kha cũng có kết cấu vốn mang bản chất của doanh nghiệp sản xuất. VCĐ chiếm tỷ trọng 50 - 60% giá trị VKD. Công ty luôn đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải, và nhà cửa kiến trúc. Ngoài ra thì công cụ quản lý cũng được thường xuyên quan tâm, hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty phải đặc biệt được chú trọng, nếu không làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của công ty.
Nhân tố con người
Con người là nhân tố trực tiếp làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng VCĐ. Đối với doanh nghiệp thì yếu tố này được xem xét trên hai khía cạnh là trình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo. Việc đó quan trọng và phản ánh khả năng phát triển theo chiều sâu của doanh nghiệp.
+ Đối với công nhân viên thì đòi hỏi có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới phát huy tính sang tạo tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành… thế mới sử dụng hết tiềm năng của dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị.
+ Đối với cán bộ quản lý thì phải biết tuyển chọn công nhân hợp lý, sắp xếp công nhân lao động phải đúng người đúng việc… qua đó tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp. Đồng thời bộ máy quản lý phải được sắp xếp một cách gọn nhẹ, hoạt động phải ăn khớp tránh tình trạng chồng chéo.
CTCP cơ khí Đỗ Kha trong quá trình tuyển dụng lao động đều có yêu cầu về trình độ rất rõ ràng, các cán bộ công nhân hầu hết đều đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Tình hình tài chính của công ty
Khả năng tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh đầu tư vào máy móc trang thiết bị nhưng khả năng tài chính DN lại còn quá yếu thì mục tiêu đó rất khó thực hiện.
Công ty CP cơ khí Đỗ Kha với nguồn vốn chủ yếu là từ VCSH và vốn vay ngân hàng cùng các tổ chức tài chính khác. Vì vậy, việc đưa ra những quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo để đảm bảo tình hình tài chính vững mạnh của công ty được đạt lên hàng đầu. Đây cũng là phương châm để phát triển của công ty.
3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên 3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm 3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm
Để điều tra phân tích em đã xây dựng bảng câu hỏi với 12 câu hỏi trắc nghiệm phát cho các cán bộ công nhân viên trong công ty nhận xét đánh giá về thực trạng sử dụng VCĐ tại công ty. Phần nội dung của phiếu điều tra được đính kèm phần phụ lục. Dưới đây là kết quả điều tra thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS.
Việc phân tích tần suất dựa vào các câu hỏi là rất nhiều nên sau đây em chỉ xin trình bày một vài bảng tần suất quan trọng mà dùng công cụ SPSS mới phân tích rõ.
a) Vốn chủ yếu
Dựa vào bảng 3.1 (phần phụ lục) ta thấy:
Nguồn vốn chủ yếu của công ty theo phiếu điều tra là Vốn chủ sở hữu kết quả này cũng giống với kết quả trong bảng cân đối kế toán .Ví dụ: năm 2010 VCSH là 8,423,44,174 VNĐ chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó là tới vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng gồm có: vay ngắn hạn 706,641,903 VNĐ + vay dài hạn 4,325,000,000 VNĐ .
b) Đánh giá về máy móc thiết bị
Dựa vào bảng 3.2 (phần phụ lục) ta có thể thấy, mọi người trong công ty đánh giá phần lớn là máy móc thiết bị đã cũ nhưng vẫn còn sử dụng được chiếm 34 phiếu trên 50 phiếu đã phát ra tương ứng với 68%.
c) Tài sản cố định không được sử dụng
Dựa vào bảng 3.3 (phần phụ lục) ta thấy, có 34 phiếu phát ra nhận thấy là trong công ty tình trạng tài sản cố định vẫn còn chưa được sử dụng, hay trong công ty vẫn còn chưa tận dụng hết công suất của tài sản cố định được đầu tư. Nhà cửa kiến trúc vẫn còn bị bỏ hoang chưa được dùng, máy móc thiết bị thì chưa sử dụng hết công suất nên một số máy vẫn còn thời gian nghỉ lãng phí.
` d) Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ
Qua 4 bảng (bảng 3.4, bản 3.5, bảng 3.6, bảng 3.7) (phần phụ lục), ta có thể thấy đánh giá của các công nhân cũng như ban lãnh đạo đạo doanh nghiệp đối với các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Ta có thể thấy các yếu tố tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp là chính sách pháp luật chiếm 24/50 phiếu, lạm phát 24/50 phiếu, tiến bộ khoa học kỹ thuật 27/50 phiếu, với các đánh giá là rất cần thiết, điếu này có nghĩa là các yếu tố này cận được chú trọng hàng đầu. Tiếp theo là tới biến động lãi suất có 25/50 phiếu đánh giá yếu tố này là cần thiết phải chú ý tới.
e) Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ:
Qua 5 bảng (bảng 3.8, bảng 3.9, bảng 3.10, bảng 3.11, bảng 3.12) ( phần phụ lục) ta có thể thấy các yếu tố chủ quan tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là:
+ Quy chế tài chính trong nội bộ công ty: 27/50 phiếu đánh giá rất cần thiết. + Trình độ người lao động: 21/50 phiếu đánh giá rất cần thiết
+ Ý thức người lao động: 19/50 phiếu đánh giá là cần thiết
+ Khả năng tài chính công ty: 22/50 phiếu đánh giá là rất cần thiết + Sự lãnh đạo của ban giám đốc: 22/50 phiếu đánh giá là cần thiết
Nhận thấy tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, các yếu tố chủ quan khác với các yếu tố khách quan ở chỗ các yếu tố chủ quan có thể thay đổi được khi được con người tác động. Vì vậy, khi phân tích được các yếu tố chủ quan như trên doanh nghiệp cần có những biện pháp tác động kịp thời nhằm nâng cao khả năng quản lý của cán bộ lãnh đạo, nâng cao ý thức, trình độ công nhân viên và khả năng tài chính của công ty.
3.3.2 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn chuyên gia
Em tiến hành phỏng vấn 4 người: Giám đốc bà Hoàng Thị Hệ, phó giám đốc ông Trần Doãn Sơn, kế toán trưởng bà Trần Thị Hải, kế toán viên ông Nguyễn Bá Giáp.
Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia em được kết quả như sau:
1, Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: 100% ý kiến phỏng vấn cho là hiệu quả sử dụng VCĐ tại CTCP cơ khí Đỗ Kha vẫn ở mức trung bình mà nguyên nhân là do:
100% cho là tài sản nhà cửa vật kiến trúc xây dựng xong chưa được đưa vào sản xuất.
50% cho là do máy móc thiết bị đã cũ hạn chế sản xuất.
25% cho là do trình độ quả lý và trinh độ của công nhân chưa cao.
2, Thuận lợi trong việc sử dụng VCĐ của doanh nghiệp: 100% cho rằng thuận lợi trong việc sử dụng vốn là do nhà nước tạo điều kiên cho doanh nghiệp phát triển.
3, Khó khăn trong hoạt động kinh doanh: 75% cho rằng khó khăn của doanh nghiệp là tình trạng lạm phát giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng khó cạnh tranh trên thị trường. Và 50% cho rằng doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư mua máy móc thiết bị.
4, Mục tiêu của doanh nghiệp trong năm tới: 100% cho là mở rộng sản xuất, khắc phụ khó khăn.
75% Mua máy móc thiết bị dây truyền sản xuất mới với công nghệ CNC
50% Đưa các nhà xưởng đã xây dựng xong vào sản xuất.
25% Ý kiến cho là nên cho thuê các xưởng đã xây dựng nhưng chưa đưa vào sản xuất
Tóm lại tổng hợp ý kiến của các chuyên gia ta được:
Hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty còn chưa cao mới ở múc trung bình do tài sản nhà cửa vật kiến trức xây dựng xong chưa được đưa vào sản xuất, máy móc thiết bị đã cũ càn phải đổi mới công nghệ và trình đọ quản lí cũng nhưng trình độ công nhân chưa cao.
Thuận lợi trong việc kinh doanh của doanh nghiệp là do nhà nước có những chính sách mở cửa khuyến khích doanh nghiệp hoạt động.
Khó khăn với doanh nghiệp là việc thiếu vốn kinh doanh để mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, và tình trạng lạm phát làm tăng giá nguyên vật liệu trong sản xuất.
Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là khắc phụ được khó khắn phát tiển các điểm mạnh của doanh nghiệp như việc đưa nàh xưởng vào sử dụng, tìm được cách mua máy móc thiết bị công nghệ CNC đưa vào sản xuất.
3.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỨ CẤP
3.4.1 Khái quát về tình trạng hoạt động kinh doanh của CTCP cơ khí Đỗ Kha
Qua bảng 3.13 (phần phụ lục) ta thấy :
Doanh thu công ty năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 , giảm tới 48.8%, tương ứng với số tiền là 1,767,547,063 VNĐ. Đến năm 2010 doanh thu của công ty đã tăng lên nhiều là 1,087,276,795 tương ứng với 58.6% so với năm 2009. Do năm 2009 chịu ảnh hưởng của tình trạng lạm phát trên cả nước làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, trong khi đó thì giá bán sản phẩm lại tăng ít nên doanh
thu trong năm 2009 của công ty giảm mạnh. Bước sang năm 2010, công ty đã có những điều chỉnh kịp thời để tăng doanh thu.