Kết quả điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên

Một phần của tài liệu “ Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha.DOC (Trang 33)

3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm

Để điều tra phân tích em đã xây dựng bảng câu hỏi với 12 câu hỏi trắc nghiệm phát cho các cán bộ công nhân viên trong công ty nhận xét đánh giá về thực trạng sử dụng VCĐ tại công ty. Phần nội dung của phiếu điều tra được đính kèm phần phụ lục. Dưới đây là kết quả điều tra thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS.

Việc phân tích tần suất dựa vào các câu hỏi là rất nhiều nên sau đây em chỉ xin trình bày một vài bảng tần suất quan trọng mà dùng công cụ SPSS mới phân tích rõ.

a) Vốn chủ yếu

Dựa vào bảng 3.1 (phần phụ lục) ta thấy:

Nguồn vốn chủ yếu của công ty theo phiếu điều tra là Vốn chủ sở hữu kết quả này cũng giống với kết quả trong bảng cân đối kế toán .Ví dụ: năm 2010 VCSH là 8,423,44,174 VNĐ chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó là tới vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng gồm có: vay ngắn hạn 706,641,903 VNĐ + vay dài hạn 4,325,000,000 VNĐ .

b) Đánh giá về máy móc thiết bị

Dựa vào bảng 3.2 (phần phụ lục) ta có thể thấy, mọi người trong công ty đánh giá phần lớn là máy móc thiết bị đã cũ nhưng vẫn còn sử dụng được chiếm 34 phiếu trên 50 phiếu đã phát ra tương ứng với 68%.

c) Tài sản cố định không được sử dụng

Dựa vào bảng 3.3 (phần phụ lục) ta thấy, có 34 phiếu phát ra nhận thấy là trong công ty tình trạng tài sản cố định vẫn còn chưa được sử dụng, hay trong công ty vẫn còn chưa tận dụng hết công suất của tài sản cố định được đầu tư. Nhà cửa kiến trúc vẫn còn bị bỏ hoang chưa được dùng, máy móc thiết bị thì chưa sử dụng hết công suất nên một số máy vẫn còn thời gian nghỉ lãng phí.

` d) Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ

Qua 4 bảng (bảng 3.4, bản 3.5, bảng 3.6, bảng 3.7) (phần phụ lục), ta có thể thấy đánh giá của các công nhân cũng như ban lãnh đạo đạo doanh nghiệp đối với các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Ta có thể thấy các yếu tố tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp là chính sách pháp luật chiếm 24/50 phiếu, lạm phát 24/50 phiếu, tiến bộ khoa học kỹ thuật 27/50 phiếu, với các đánh giá là rất cần thiết, điếu này có nghĩa là các yếu tố này cận được chú trọng hàng đầu. Tiếp theo là tới biến động lãi suất có 25/50 phiếu đánh giá yếu tố này là cần thiết phải chú ý tới.

e) Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ:

Qua 5 bảng (bảng 3.8, bảng 3.9, bảng 3.10, bảng 3.11, bảng 3.12) ( phần phụ lục) ta có thể thấy các yếu tố chủ quan tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là:

+ Quy chế tài chính trong nội bộ công ty: 27/50 phiếu đánh giá rất cần thiết. + Trình độ người lao động: 21/50 phiếu đánh giá rất cần thiết

+ Ý thức người lao động: 19/50 phiếu đánh giá là cần thiết

+ Khả năng tài chính công ty: 22/50 phiếu đánh giá là rất cần thiết + Sự lãnh đạo của ban giám đốc: 22/50 phiếu đánh giá là cần thiết

Nhận thấy tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, các yếu tố chủ quan khác với các yếu tố khách quan ở chỗ các yếu tố chủ quan có thể thay đổi được khi được con người tác động. Vì vậy, khi phân tích được các yếu tố chủ quan như trên doanh nghiệp cần có những biện pháp tác động kịp thời nhằm nâng cao khả năng quản lý của cán bộ lãnh đạo, nâng cao ý thức, trình độ công nhân viên và khả năng tài chính của công ty.

3.3.2 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn chuyên gia

Em tiến hành phỏng vấn 4 người: Giám đốc bà Hoàng Thị Hệ, phó giám đốc ông Trần Doãn Sơn, kế toán trưởng bà Trần Thị Hải, kế toán viên ông Nguyễn Bá Giáp.

Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia em được kết quả như sau:

1, Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: 100% ý kiến phỏng vấn cho là hiệu quả sử dụng VCĐ tại CTCP cơ khí Đỗ Kha vẫn ở mức trung bình mà nguyên nhân là do:

 100% cho là tài sản nhà cửa vật kiến trúc xây dựng xong chưa được đưa vào sản xuất.

 50% cho là do máy móc thiết bị đã cũ hạn chế sản xuất.

 25% cho là do trình độ quả lý và trinh độ của công nhân chưa cao.

2, Thuận lợi trong việc sử dụng VCĐ của doanh nghiệp: 100% cho rằng thuận lợi trong việc sử dụng vốn là do nhà nước tạo điều kiên cho doanh nghiệp phát triển.

3, Khó khăn trong hoạt động kinh doanh: 75% cho rằng khó khăn của doanh nghiệp là tình trạng lạm phát giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng khó cạnh tranh trên thị trường. Và 50% cho rằng doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư mua máy móc thiết bị.

4, Mục tiêu của doanh nghiệp trong năm tới: 100% cho là mở rộng sản xuất, khắc phụ khó khăn.

 75% Mua máy móc thiết bị dây truyền sản xuất mới với công nghệ CNC

 50% Đưa các nhà xưởng đã xây dựng xong vào sản xuất.

 25% Ý kiến cho là nên cho thuê các xưởng đã xây dựng nhưng chưa đưa vào sản xuất

Tóm lại tổng hợp ý kiến của các chuyên gia ta được:

Hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty còn chưa cao mới ở múc trung bình do tài sản nhà cửa vật kiến trức xây dựng xong chưa được đưa vào sản xuất, máy móc thiết bị đã cũ càn phải đổi mới công nghệ và trình đọ quản lí cũng nhưng trình độ công nhân chưa cao.

Thuận lợi trong việc kinh doanh của doanh nghiệp là do nhà nước có những chính sách mở cửa khuyến khích doanh nghiệp hoạt động.

Khó khăn với doanh nghiệp là việc thiếu vốn kinh doanh để mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, và tình trạng lạm phát làm tăng giá nguyên vật liệu trong sản xuất.

Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là khắc phụ được khó khắn phát tiển các điểm mạnh của doanh nghiệp như việc đưa nàh xưởng vào sử dụng, tìm được cách mua máy móc thiết bị công nghệ CNC đưa vào sản xuất.

3.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỨ CẤP

3.4.1 Khái quát về tình trạng hoạt động kinh doanh của CTCP cơ khí Đỗ Kha

Qua bảng 3.13 (phần phụ lục) ta thấy :

Doanh thu công ty năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 , giảm tới 48.8%, tương ứng với số tiền là 1,767,547,063 VNĐ. Đến năm 2010 doanh thu của công ty đã tăng lên nhiều là 1,087,276,795 tương ứng với 58.6% so với năm 2009. Do năm 2009 chịu ảnh hưởng của tình trạng lạm phát trên cả nước làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, trong khi đó thì giá bán sản phẩm lại tăng ít nên doanh

thu trong năm 2009 của công ty giảm mạnh. Bước sang năm 2010, công ty đã có những điều chỉnh kịp thời để tăng doanh thu.

Ngoài ra thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng giảm tương ứng. Cụ thể, năm 2009 chi phí quản lý kinh doanh giảm mạnh 40.4% tương ứng với 446,180,481 VNĐ so sánh với năm 2008. bước sang năm 2010, số lượng sản phẩm tăng, doanh nghiệp phải đầu tư một lượng chi phí nhất định cho chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng … nên chi phí quản lý bán hàng năm 2010 tăng lên 104.1% so với năm 2009 tướng ứng với 684,073,810 VNĐ.

Cùng xu hướng biến động của doanh thu, lợi nhuận trước 2009 cũng giảm mạnh, giảm 513.6% so với năm 2008, còn năm 2010, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trăng lên là 140.8%, đạt mức 40,728,235 VNĐ.

Như vậy năm 2009 thì doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm mạnh do chi phí tăng cao trong đó bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh ( chi phí nguyên vật liệu đầu vào) và chi phí tài chính (chi phí lãi vay) tăng cao. Sang năm 2010, công ty đã khắc phục được tình hình kết quả kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao so với năm 2009

3.4.2 Phân tích sự biến động của vốn cố định

Qua bảng 3.14 (phần phụ lục) ta thấy:

Năm 2008, 2009, 2010, tổng vốn kinh doanh tăng nhanh từ 8,750,077,357 VNĐ năm 2008 lên 12,265,825,624 VNĐ năm 2010 thì số VLĐ lại giảm từ 1,818,851,438 VNĐ đến 943,997,663. Trong khi đó VCĐ luôn tăng lên từ 6,931,225,919 VNĐ đến 11,321,827,962 VNĐ, điều này chứng tỏ qua các năm công ty có sự đầu tư đáng kể vào VCĐ. Như vậy, vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn cố định tăng lên bù đắp lại sự sụt giảm từ lượng vốn lưu động. Cơ cấu này là hợp lý do trong 3 năm 2008, 2009, 2010 thì công ty tập trung vào mảng TSCĐ để tăng quy mô sản xuất.

Đi sâu phân tích biến động của VCĐ qua bảng 3.14 (phần phụ lục) ta thấy: So với năm 2008, vốn cố định năm 2009 tăng 2,048,139,570 VNĐ tương ứng với mức tăng 29.5%. Còn so với năm 2009, vốn cố định năm 2010 tăng 2,342,462,473 VNĐ tương ứng với mức tăng 26.1% . Như vậy, năm 2010 VCĐ tăng nhưng mức tăng ít hơn so với mức tăng ít hơn so với mức tăng của năm 2009.

Qua bảng 3.15 (phần phụ lục) ta thấy:

Về mặt hiện vật, cơ cấu TSCĐ của công ty 4 loại hình chính là: Nhà cửa vật kiến trúc; máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý. Trong 4 loại này

thì số vốn được đầu tư cho nhà của vật kiến trúc chiếm nhiều nhất từ 59.2% - 80.9%, tương ứng với giá trị là 3,811,513,403 VNĐ năm 2008 và 9,755,904,122 VNĐ năm 2010.

Về máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ 13.7% năm 2008 giảm xuống còn 7.4% năm 2010, tương ứng với giá trị 884,477,309 năm 2008 và 894,991,127 năm 2010. Qua các năm thì máy móc thiết bị có tăng lên về mặt giá trị nhưng tăng lên rất ít không đáng kể nên tỷ lệ giá trị của máy móc thiết bị trên tổng TSCĐ của doanh nghiệp giảm qua các năm

Về phương tiện vận tải của công ty giảm từ năm 2008 là 1,746,400,499 xuống còn 533,368,000 giả rất nhiều trong 1 năm, sang năm 2010 lại tăng nhẹ lên 1,411,370,499 tương ứng với tỷ lệ là 11.7% tổng TSCĐ

3.4.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐỖ KHA. KHÍ ĐỖ KHA.

Để thấy được tình hình sử dụng VCĐ của công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha trong 3 năm 2008, 2009, 2010 ta phân tích bảng 3.16 (phần phụ lục).

a)Hệ số phục vụ VCĐ

Trong năm 2009 hệ số này đạt 20.7% (đồng doanh thu / 1đồng VCĐ) thấp hơn so với năm 2008 là 52.3% (đồng doanh thu / 1đồng VCĐ). Đến năm 2010 thì tăng lên đến 26% (đồng doanh thu / 1đồng VCĐ). Hệ số phục vụ vốn cố định của công ty trong năm 2009 giảm so với năm 2008 là do trong năm 2009 công ty tập trung vào xây dựng nhà cửa kiến trúc chưa mang lại lợi nhuận trong năm nên doanh thu sụt giảm còn VCĐ lại tăng. Bước sang năm 2010, công ty có đầu tư xây dựng nhà cửa và mua máy móc thiết bị dẫn đến sự ra tăng về VCĐ tuy nhiên sự tăng nhanh của VCĐ trong năm nay không tăng nhanh bằng doanh thu của công ty trong năm nên hệ số phục vụ vốn cố định cũng tăng lên là 26% tức tăng 5.3% so với năm 2009.

b) Hàm lượng VCĐ

Qua bảng ta thấy, hàm lượng VCĐ cụ thể như sau

Năm 2008: hàm lượng VCĐ là 191.4%, năm 2009: hàm lượng VCĐ là 484.3%, năm 2010: hàn lượng VCĐ là 384.9%

Tức là để tạo ra một đồng doanh thu, công ty phải sử dụng đến 4.843 đồng VCĐ trong năm 2009. Năm 2010, thì chỉ cần có 3.849 đồng VCĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu , điều này chứng tỏ từ năm 2009 sang năm 2010 công ty đã giảm được

hàm lượng vốn cố định trong doanh thu từ sản phẩm. Do doanh thu tăng nhanh hơn sự tăng của VCĐ.

c) Hệ số sinh lời VCĐ

Chỉ tiêu hệ số sinh lời VCĐ năm 2008 so với năm 2010 là như nhau (0.3%), nhưng ở năm 2009 thì lại tụt xuống 0%. Do năm 2009 công ty hoạt động không hiệu quả nên không đạt được lợi nhuận trong năm này, hệ số sinh lời VCĐ của công ty trong năm là 0%. Năm 2010, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng tương đương như tốc độ tăng của VCĐ so với năm 2008.

Năm 2010, hệ số sinh lời VCĐ của công ty là 0,3% tức là với 0.003 đồng lợi nhuận đạt được thì có 1 đồng VCĐ kết tinh trong đó.

d) Hệ số sinh lời TSCĐ

Hệ số sinh lời TSCĐ của công ty năm 2008 và năm 2010 đều là 0.2%. Còn năm 2009 do lợi nhuận sau thuế băng 0 nên hệ số sinh lời TSCĐ của công ty cũng là 0%,

Năm 2010, hệ sô sinh lời TSCĐ của công ty là 0.2% phản ánh với một đồng vốn đầu tư cho TSCĐ tạo ra 0.2% đồng lợi nhuận.

e) Hệ số phục vụ TSCĐ

Ta có thể nhận thấy rằng hệ số phục vụ TSCĐ của công ty từ năm 2008 tới năm 2010 giảm dần, cụ thể :

+ Năm 2008 hệ số phục vụ TSCĐ là 52.1% + Năm 2009 hệ số phục vụ TSCĐ là 30.3% + Năm 2010 hệ số phục vụ TSCĐ là 22%

Điều này là do năm 2009, doanh thu của công ty giảm mạnh và giảm mạnh hơn sự giảm của nguyên giá TSCĐ ( khấu hao TSCĐ) nên làm cho hệ số phục vụ tài sản cố định trong năm này giảm hơn so với năm 2008

Sang năm 2010, do công ty có đầu tư thêm mua máy móc, thiết bị và xây dựng thêm nhà cửa kiến trúc nên làm cho nguyên giá TSCĐ tăng mạnh và tăng nhanh hơn sự tăng của doanh thu trong năm, điều này làm cho hệ số phục vụ TSCĐ của công ty tiếp tục giảm so với năm 2009.

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CTCP CƠ KHÍ ĐỖ KHA

4.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU

4.1.1 Những kết quả đã đạt được trong quá trình sử dụng VCĐ của CTCP cơ khí Đỗ Kha. khí Đỗ Kha.

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên trong nền kinh tế chuyển dịch mạnh sang cơ chế kinh tế thị trường, công ty đã gặp những khó khăn nhất định như: thiếu vốn, thị trường kinh doanh tuy mở rộng nhưng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Do đó, công ty đã đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho có thể bắt kịp một cách nhanh chóng nhất đối với guồng quay của thị trường.

Qua 10 năm tồn tại và phát triển công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu:

4.1.1.1 Công ty đã luôn đầu tư VCĐ qua các năm

Ngoài vốn tự có của công ty công ty còn luôn bổ sung thêm nguồn vốn của mình bằng lợi nhuận dữ lại. Hàng năm công ty luôn đầu tư thêm tiền vào vốn cố định, điều này chứng tỏ công ty đánh giá cao tác động của vốn cố định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

VCĐ có vai trò quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tỷ lệ VCĐ lớn. Mặt khác, đặc trưng của lĩnh vực sản xuất là cần phải có một lượng VCĐ lớn để đầu tư vào nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tại công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha thì VCĐ được đầu tư đáng kể vào máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc là những thứ tham ra trực tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. (Qua bảng 3.14 phần phụ lục)

4.1.1.2 Lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng

Điểm quan trọng nhất trong quá trình sử dụng VCĐ là tạo ra được doanh số về lợi nhận đáng kể cho doanh nghiệp. Qua bảng 3.13 (phần phụ lục), ta có thể thấy rằng lợi nhuận sau thuế công ty năm 2008 là 17,363,629 VNĐ bước sang năm 2009

do công ty tập trung đầu tư vào tài sản cố định nên chưa tạo ra được lợi nhuận nhưng đến năm 2010 thì lợi nhuận của công ty tăng rất mạnh là 30,546,176 VNĐ.

Một phần của tài liệu “ Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần cơ khí Đỗ Kha.DOC (Trang 33)