Chủ thể có quyền mua CP trong CTCP

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP (Trang 25 - 28)

Không phải bất kỳ ai cũng có thể mua CP trong CTCP. Chỉ có những chủ thể đáp ứng được những quy định của pháp luật mới được phép mua. Theo Điều 13 LDN 2005, mọi tổ chức cá nhân đều có quyền mua CP trừ các trường hợp sau:

- Thứ nhất: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt

Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.

Điều 11 Nghị định 139/2007/NĐ - CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp có giải thích như sau:

Tài sản nhà nước bao gồm: Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước; kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước; đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên. Có thể nhận thấy rằng quy định này ngắn gọn nhưng đầy đủ, bao quát được hết các nguồn tài sản nhà nước.

Cụm từ thu lợi riêng cho cơ quan đợn vị mình trước đây đã được ghi nhận trong nghị định số 03/2000/NĐ - CP ngày 03 tháng 2 năm 2000. Nghị định 139/NĐ - CP đã kế thừa quy định đó và giải thích khái niệm này như sau:

Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn mua CP vào ít nhất một trong các mục đích sau đây: Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả các cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị; Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Lập hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Thứ hai: Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy

định của pháp luật về cán bộ công chức.

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo điều 19 Pháp lệnh cán bộ công chức 1998 được sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003, thì không phải tất cả cán bộ công chức đều bị cấm góp vốn vào

CTCP. Chỉ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2010 Pháp lệnh cán bộ công chức đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật cán bộ công chức năm 2008. Do mới ban hành nên luật còn rất sơ khai. Mặc dù LDN 2005 dẫn chiếu sang Luật cán bộ công chức về các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp, nhưng hiện tại trong Luật cán bộ công chức năm 2010 chưa đề cập đến vấn đề này. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật cán bộ công chức, để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện. Sẽ có 10 Nghị định được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật. Thủ tuớng cũng chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần được tập trung chỉ đạo và dự kiến sẽ hoàn thành trong quý I năm 2010. Các đối tượng không được góp vốn thành lập doanh nghiệp cần thiết phải được ghi nhận trong các Nghị định hướng dẫn. Bởi nếu không quy định vấn đề này sẽ tạo nên “độ vênh” giữa LDN 2005 và Luật cán bộ công chức về vấn đề các chủ thể không được góp vốn vào CTCP.

Quy định của LDN 2005 về chủ thể có quyền mua CP của CTCP đã có những thay đổi đáng kể so với các văn bản trước đó. LDN 2005 và nghị định hướng dẫn thi hành ghi nhận: Tất cả các tổ chức là pháp nhân gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 điều 13 đều có quyền mua CP. Quy định này tạo nên sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. Đặc biệt là phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w