Thực tiễn áp dụng pháp luật về CP

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP (Trang 38 - 45)

Nhìn chung những quy định của pháp luật về CP được các chủ thể thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có sự vi phạm nhất định trong lĩnh vực này

- Cổ đông sáng lập trong quá trình thành lập công ty không góp đủ và đúng số CP đã đăng ký mua là tình trạng xảy ra khá nhiều hiện nay. Có sự chênh lệch lớn giữa cơ cấu sở hữu theo CP đã góp và cơ cấu sở hữu theo số CP đăng ký góp. Và đó là nguyên nhân của không ít các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ

cổ đông công ty. Có thể coi số CP đã đăng ký nhưng chưa góp tiền là số CP mà cổ đông mua chịu của công ty. Với cách mua chịu này công ty đã mất đi cơ hội huy động vốn CP để phát triển, làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của công ty và lợi ích của cổ đông.

Thực trạng cổ đông không góp, góp không đủ và đúng số CP đăng ký mua xảy ra khá nhiều trên thực tế. Có thể kể đến trường hợp công ty chứng khoán ASEAN. Công ty này đã được UBCKNN chấp thuận về nguyên tắc ngày 11.1.2008 và mọi yêu cầu cơ sở vật chất đã đầy đủ. Tuy nhiên, việc góp vốn thành lập công ty lại không được các cổ đông sáng lập thực hiện. Theo cam kết, các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ góp hai khoản tiền: Một khoản là 8% vốn góp đăng ký để tạo kinh phí cho các hoạt động chuẩn bị thành lập công ty; và góp vốn đủ theo tỷ lệ đăng ký vào tài khoản phong tỏa. Tuy nhiên, trong số 17 cổ đông sáng lập, chỉ có 13 cổ đông nộp đủ 8% vốn góp (khoản thứ nhất), số còn lại chưa nộp hoặc nộp thiếu [20].

Tranh chấp phát sinh từ việc góp vốn của CTCP Hòa Thanh đóng trên địa bàn xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ cũng là một tranh chấp mà nguyên nhân do các cổ đông sáng lập không góp đủ vốn đã đăng ký. CTCP Hòa Thanh được cấp Giấy đăng ký kinh doanh ngày 21/8/2002, với vốn điều lệ 3,8 tỷ đồng. Do 4 cổ đông góp gồm: Hồ Văn Sơn, Bùi Quang Thị, Nguyễn Mạnh Thắng, Bùi Quang Nguyên. Sau khi thành lập ít lâu, hai ông Thắng, Nguyên xin rút, 2 cổ đông khác là ông Lê Văn Sáu và bà Đào Thị Phương được thay thế. Công ty Hòa Thanh lập bản điều lệ mới, với 4 cổ đông sáng lập mới, vốn điều lệ tăng lên 4,15 tỷ đồng, và gửi hồ sơ đến Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ. Ngày 4/2/2003, công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh sửa đổi lần thứ nhất; trong số vốn 4,15 tỷ đồng, ông Sơn góp 1,1 tỷ đồng; ông Thị góp 1,05 tỷ đồng; ông Sáu và bà Phương, mỗi người góp 1 tỷ đồng. Khi là cổ đông công ty Hòa Thanh, bà Phương mới biết được vốn của công ty hoàn toàn trống rỗng, ngay vốn điều lệ cũng chưa được các cổ đông góp đủ. Tính đến ngày 16/1/2004, ông Sơn góp được 645 triệu đồng; ông Thị góp được 486 triệu đồng; ông Sáu góp được 530

triệu đồng; bà Phương góp được 735 triệu đồng. Một số người muốn bán chỗ CP họ còn thiếu do chưa góp đủ vốn cho người ngoài. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa các bên [21].

- Trong quá trình chuyển nhượng CP, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã nảy sinh mâu thuẫn không thể thương lượng hòa giải được giữa các bên. Các tranh chấp nảy sinh có thể do các bên không biết hoặc cố tình không biết CP chuyển nhượng rơi vào trường hợp không được chuyển nhượng. Hay là sau khi đã hoàn thành mọi thủ tục chuyển nhượng, bên mua đã thanh toán tiền cho bên bán nhưng bên bán không làm thủ tục chuyển nhượng CP sang cho bên mua, làm cho bên mua không thực hiện được quyền của chủ sở hữu. Các vụ tranh chấp trên thực tế về chuyển nhượng CP có thể kể đến như: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng 8.500 CP trong CTCP ĐB Gas trị giá 1,5 tỷ đồng. Ngày 15/7/2005, ông Nguyễn Nhật Thanh là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCP ĐB Gas, có ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 8.500 CP trong CTCP ĐB Gas, cho ông Đỗ Bá Sơn với giá chuyển nhượng là 1,5 tỷ đồng và đã nhận đủ số tiền này từ ông Sơn. Tuy nhiên, sau đó ông Thanh không thực hiện việc làm thủ tục đăng ký thay đổi Chủ tịch HĐQT của công ty. Do đó, ông Sơn làm đơn khởi kiện yêu cầu ông Thanh phải trả lại số tiền chuyển nhượng CP đã nhận 1,5 tỷ đồng nói trên. Căn cứ vào lời khai nhận của các đương sự tại phiên tòa, thì việc chuyển nhượng CP nói trên giữa ông Thanh và ông Sơn được thực hiện khi CTCP ĐB Gas mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa được 3 năm và việc chuyển nhượng này không được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ Công ty [18].

Gần đây tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao cũng mới đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ tranh chấp chuyển nhượng CP Cảng Đình Vũ.

Thương vụ tranh chấp CP cảng Đình Vũ bế tắc gần 6 năm qua, diễn ra giữa Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (Vigecam - bên bán) và CTCP Vật tư nông sản (Apromaco - bên mua).

Năm 2003, Vigecam tham gia góp 20% vốn điều lệ, tương ứng 2 triệu CP, trị giá 20 tỷ đồng để thành lập CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP). Sau đó, Vigecam gặp khó khăn về tài chính nên đã quyết định chuyển nhượng cho Apromaco (khi đó là một DN thành viên thuộc Vigecam) 1 triệu cổ phiếu DVP với trị giá 10 tỷ đồng. Đầu năm 2006, Vigecam tiếp tục gặp khó khăn về tài chính nên thực hiện bán nốt cho Apromaco 1 triệu cổ phiếu còn lại. Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán 20 tỷ đồng cho Vigecam, Apromaco đã đầu tư tài chính 2 triệu cổ phiếu DVP. Mặc dù đã nhận đủ 20 tỷ đồng nhưng bên bán vẫn chưa thực hiện chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu (DVP) cho bên mua [17].

Ngoài hai trường hợp hạn chế chuyển nhượng CP như LDN 2005 quy định thì trên thực tế tại một số CTCP, HĐQT không cho phép cổ đông công khai chuyển nhượng CP, hạn chế quyền chuyển nhượng hoặc chỉ cho phép chuyển nhượng CP trong nội bộ công ty [24]. Thực trạng này dẫn đến tình trạng chuyển nhượng ngầm: Cổ đông thực hiện việc chuyển nhượng CP chỉ thông qua giấy viết tay, mà không làm thủ tục chuyển nhượng tại công ty, làm rối loạn kiểm soát của công ty vì người nhận chuyển nhượng không có tên trong sổ đăng ký cổ đông. Hay tại một số CTCP khác, tuy không hạn chế việc chuyển nhượng nhưng lại gây khó khăn cho cổ đông trong việc hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng. Điều này đã xâm phạm nghiêm trọng tới quyền và lợi ích của cổ đông được pháp luật bảo vệ.

Hay có trường hợp cổ đông sáng lập của công ty tự ý chuyển nhượng CP ra bên ngoài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mà không được sự đồng ý của ĐHĐCĐ công ty. Hành động này đã làm cho công ty lâm vào tình trạng có nguy cơ bị thôn tính. Điển hình cho thực trạng này là tình hình của CTCP kem Tràng Tiền trong năm 2001[22].

Chuyển nhượng CP còn mang nặng cơ chế xin cho. Điều lệ một số công ty còn quy định cổ đông của công ty muốn chuyển nhượng CP cần có sự đồng ý của HĐQT. Thông tin về chuyển nhượng CP còn hạn chế, các cổ đông đặc biệt cổ đông là người lao động ít được tiếp nhận với nguồn thông tin tuyên truyền và định hướng đầu tư. Các tiêu cực trên làm suy yếu CP của công ty, do tính thanh khoản bị giảm sút ảnh hưởng đến lợi ích của chính cổ đông. Người lao động cũng là những người bị thiệt hại do thiếu thông tin minh bạch và hạn chế về trình độ nên họ không thấy hết được lợi ích khi sở hữu CP, vậy nên bán CP đi với giá rẻ mạt. Tình trạng đầu cơ trong công ty vì thế diễn ra là điều khó tránh khỏi. Thêm nữa đây là rào cản cho việc mở rộng, công khai hóa thị trường cổ phiếu thị trường vốn gây trở ngại cho quản lý nhà nước[6].

- Các CTCP hiện nay trên thực tế là khá lớn, việc chào bán CP của chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công ty huy động vốn kinh doanh và phát triển một cách mạnh mẽ TTCK. Việc áp dụng Nghị định số 01/2010/ NĐ - CP ngày 04 tháng 1 năm 2010 về chào bán CP riêng lẻ trên thực tế còn nhiều vướng mắc. Hiện nay, với các bản phụ lục chi tiết và phức tạp ban hành kèm theo nghị định, một số Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh, thành phố chưa dám nhận hồ sơ đăng ký hoặc nếu có nhận thì không biết hướng dẫn thực hiện việc đăng ký ra sao và cũng khó mà kiểm tra và đánh giá mức độ “đầy đủ và hợp lệ” của các nội dung bắt buộc. Các doanh nghiệp khi đến đăng ký chào bán CP riêng lẻ còn gặp phải vướng mắc là sự lúng túng của cơ quan có thẩm quyền trong việc triển khai các quy định mới trong Nghị định 01, do chưa có thông tư hướng dẫn. Với quy định của Nghị định 01, các doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh hồ sơ đăng ký chào bán. Điều này có nguy cơ làm mất cơ hội chào bán CP của doanh nghiệp. Theo ông Từ Danh Trung, Trưởng phòng Đăng ký kinh số 3, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thì thực tế thực hiện Nghị định 01, cả doanh nghiệp lẫn cơ quan có thẩm quyền đang gặp lúng túng, vì đến thời điểm này chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết. Bởi vậy, dù các trường hợp đăng ký

phát hành riêng lẻ chưa nhiều, nhưng đang gây áp lực cho cơ quan có thẩm quyền [23].

Chào bán CP ra công chúng trên thực tế diễn ra rất sôi động. Các công ty mới tiến hành chào bán CP ra công chúng trong thời gian gần đây có thể kể đến như: Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), CTCP Thủy sản số 4 (mã CK: TS4), CTCP Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco). Các chủ thể chào bán CP ra công chúng cũng có những sai phạm nhất định như: CTCP thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, nhưng không thực hiện báo cáo UBCKNN [25]; hay vụ việc CTCP xây dựng công trình giao thông 61 (Cienco61) phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không đăng ký với UBCKNN và chào bán chứng khoán khi không đủ điều kiện chào bán [26].

- Quyền ưu tiên mua trước CP bị vi phạm hoặc bị lạm dụng. Trên thực tế để lạm dụng được quyền này các chủ thể thường sử dụng những cách thức sau: Thứ nhất: Cổ đông đa số với vị thế chi phối của mình tại ĐHĐCĐ đã bỏ phiếu ra nghị quyết phát hành thêm CP mới theo phương thức phát hành nội bộ và dành cho mình quyền mua nhiều hơn so với các cổ đông khác.

Thứ hai: Phát hành dưới hình thức ưu tiên cho người lao động. Trong các CTCP chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thì phần lớn thậm chí tất cả cổ đông đều là người lao động. ĐHĐCĐ biểu quyết ưu tiên cho người lao động mua CP cũng chính là biểu quyết ưu tiên cho mình nhưng với tỷ lệ khác so với tỷ lệ sở hữu. Lúc này, những cổ đông đã làm việc lâu năm và thường là thành viên HĐQT và những người quản lý khác được hưởng lợi nhiều hơn so với các cổ đông là người lao động khác.

Thứ ba: Là việc lạm dụng cổ đông chiến lược. Các cổ đông lớn trong công ty tự coi mình là cổ đông chiến lược và vận động các cổ đông khác coi mình là cổ đông chiến lược. Với vị thế lớn cổ đông đa số và với danh nghĩa là cổ đông chiến lược cổ đông này đã hợp thức hóa nghị quyết của ĐHĐCĐ, dành quyền ưu tiên mua CP mới phát hành của công ty với tỷ lệ cao hơn và mức giá thấp hơn nhiều so với cổ đông bình thường khác. Hiện tượng trên đã vi phạm nguyên

tắc đối xử công bằng bình đẳng giữa các cổ đông, là hành vi tước đoạt một phần giá trị tài sản của các cổ đông nhỏ[15, Tr 317].

- Ngoài ra trên thực tế còn có một số các vi phạm như sau trong CTCP: Bỏ phiếu tại cuộc họp của ĐHĐCĐ theo đầu người chứ không theo số CP sở hữu. Điều lệ của một số công ty lại quy định chỉ những cổ đông với một mức sở hữu CP nhất định mới có quyền trực tiếp tham dự họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ. Một số CTCP không lập sổ đăng ký cổ đông và không cấp cổ phiếu cho cổ đông[15, Tr 319].

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w