Hoàn thiện các quy định của pháp luật về CP trong CTCP

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP (Trang 45 - 47)

● LDN 2005 và Luật cán bộ công chức có sự gắn bó chặt chẽ với nhau trong việc ghi nhận các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay Luật cán bộ công chức 2008 có hiệu lực ngày 01 tháng 1 năm 2010, chưa có quy định về trường hợp các đối tượng cán bộ công chức không được góp vốn vào doanh nghiệp. Thiếu sót này cần được bổ sung trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật cán bộ công chức.

Theo người viết, có thể kế thừa quy định này trong Pháp lệnh cán bộ công chức bởi đó là quy định phù hợp. Việc góp vốn mua CP trong CTCP không nhất thiết phải cấm tất cả các cán bộ công chức, mà chỉ cần cấm những cán bộ công chức nhân danh chính mình góp vốn vào các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi theo ngành và lãnh thổ mà người đó trực tiếp thực hiện quản lý.

● Việc đăng ký mua CP khi thành lập CTCP có thể được diễn ra trước khi công ty được đăng ký kinh doanh. Lúc này người đăng ký mua CP thực hiện việc đăng ký mua CP với các cổ đông sáng lập. Người đăng ký mua có thể thanh

toán tiền toàn bộ hoặc thanh toán một phần hay chưa thanh toán. Nếu công ty được thành lập, người mua CP thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán của mình thì không có gì phải bàn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là nếu công ty không được thành lập thì quyền lợi và trách nhiệm của các bên sẽ giải quyết như thế nào? Giá trị pháp lý của việc đăng ký mua CP với cổ đông sáng lập có được pháp luật thừa nhận hay không? LDN 2005 chưa có câu trả lời cho vấn đề này. Do đó, nếu trường hợp này xảy ra tranh chấp trên thực tế cũng sẽ rất khó giải quyết.

Theo người viết nên ghi nhận việc đăng ký mua CP khi thành lập công ty là một hợp đồng. Với hợp đồng này, người đăng ký mua CP có quyền mua CP và có nghĩa vụ thanh toán đủ số CP cam kết mua khi công ty được thành lập. Việc thanh toán số tiền mua CP có thể được thực hiện trước hoặc sau khi công ty được thành lập. Nếu công ty không được thành lập, thì số tiền người đăng ký mua CP đã nộp được hoàn trả. Việc có phải trả tiền lãi hay không phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng giữa người bán và người mua CP.

● Điều 80 LDN 2005 quy định nghĩa vụ của cổ đông phổ thông là thanh toán đủ số CP cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số CP phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số CP đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Những quy định trên có nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn. Đối với cổ đông sáng lập họ phải thanh toán đủ số CP đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày là hợp lý, bởi số CP họ góp tạo nên vốn điều lệ và công ty dùng ngay số vốn đó để kinh doanh. Tuy nhiên, LDN 2005 quy định cổ đông phổ thông cũng phải thanh toán đủ số CP cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quy định này chưa thực sự phù hợp, bởi nếu các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số CP được quyền chào bán, thì số CP còn lại được chào bán và bán hết trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều luật chỉ nên quy định là cổ đông sáng lập phải thanh toán đủ số CP phổ thông đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày. Còn cổ đông phổ thông phải thanh toán đủ số tiền mua CP chứ không nhất thiết phải là 90 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh.

Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số CP đã đăng ký mua, thì LDN 2005 quy định rõ cách xử lý là: Trong thời hạn 3 năm số CP chưa đăng ký mua phải được chào bán hết. Nhưng một câu hỏi đặt ra là sau 3 năm số CP ấy chưa được đăng ký mua hết thì vấn đề sẽ được xử lý tiếp như thế nào? Người đang sở hữu cổ phiếu có quyền yêu cầu hoàn trả lại vốn hay không? Trách nhiệm của các cổ đông sáng lập trong trường hợp này ra sao? Những câu hỏi này cần được các nhà lập pháp làm sáng tỏ để các đối tượng có liên quan nắm bắt được cách giải quyết khi rơi vào trường hợp tương tự.

● Khoản 3 điều 85 LDN 2005 ghi nhận về việc xử lý cổ phiếu bị mất, rách, tiêu hủy dưới hình thức khác cũng có một số điều đáng bàn luận như sau:

- Thứ nhất: Điều luật quy định đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên

10 triệu đồng việt nam, trước khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác. Thông báo này với mục đích có thể tìm thấy cổ phiếu đã mất của nhà đầu tư, nếu có ai nhặt được nó. Còn việc thông báo mất cổ phiếu cho công ty lúc này là không cần thiết, bởi người đại diện theo pháp luật của công ty yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo, tức là công ty đã biết về việc cổ phiếu đó xảy ra “sự cố”. Việc thông báo này chỉ cần áp dụng đối với cổ phiếu bị mất, bởi cổ phiếu đó vẫn còn và có khả năng tìm lại được. Còn việc thông báo về cổ phiếu bị rách hoặc đã bị tiêu hủy dưới hình thức khác là không cần thiết bởi “khi tài sản bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt”2.

-Thứ hai: Điều 85 khoản 3 LDN 2005 ghi nhận sau 15 ngày kể từ ngày

đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, chủ sở hữu cổ phiếu sẽ đề nghị công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP (Trang 45 - 47)