Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Thái Bình.DOC (Trang 62 - 64)

nhánh Thái Bình.

4.3.1.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

 Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định có tính chất quyết định tới hiệu quả vốn vay sau này vì qua thẩm định giúp cho ngân hàng có thể chủ động trong việc tham gia t ư vấn, nhận định tình hình thực tế khách hàng và từ chối ngay từ đầu những dự án không khả thi, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

 Do vậy chi nhánh cần làm tốt các biện pháp sau:

 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin bởi vì nguồn thông tin chuẩn là điêù kiện để ngân hàng đánh giá khách hàng, để thẩm định khách hàng được tốt đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định như thông tin về khách hàng và dự án xin vay. Ngân hàng phải quan tâm đến lượng thông tin khác như: thông tin về thị

trường, về môi trường kinh tế, chính trị xã hội cũng như lĩnh vực hoạt động của khách hàng... Song bước đầu của quá trình vay vốn ngân hàng mới chỉ có được thông tin do khách hàng cung cấp mà nguồn này không phải lúc nào cũng trung thực do vậy mỗi cán bộ tín dụng cần phải thu thập thông tin từ những nguồn khác như:

 Phỏng vấn trực tiếp người vay và điều tra trực tiếp cơ sở SXKD của DN. Trong khi phỏng vấn cần làm rõ những thông tin như mục đích của việc vay vốn, tình hình tài chính của người vay, khả năng trả nợ, lịch sử và xu hướng phát triển của DN, đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong khi điều tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, cần nắm bắt được tình hình SXKD chung của doang nghiệp, năng lực quản lý điều hành của người chủ doanh nghiệp trong tương lai. để làm tốt công tác này chi nhánh cần chú ý tới việc cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ ngân hàng và am hiểu về lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh tới tận địa bàn SXKD của DN, kết hợp với thông tin do khách hàng cung cấp để có kết luận chính xác, kịp thời.

 Thu thập thông tin từ bên ngoài: cần phải thường xuyên theo dõi những thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin tín dụng của Nhà nước, từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp đó, từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Ngày nay với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật việc thu thập thông tin trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, vấn đề thu thập thông tin là một vấn đề hết sức khó khăn do phạm vi thu thập thông tin rộng, các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp cận trong khi các cán bộ tín dụng bị giới hạn về thời gian, chi phí. Do vậy người thẩm định phải thường xuyên chú ý đến vấn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những ngành nghề do mình phụ trách.

 Ngoài ra, bằng kinh nghiệm của bản thân cán bộ tín dụng và điều kiện thực tế chi nhánh cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin cần thiết về sản phẩm, về giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, các tiêu chuẩn về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, an toàn tài chính để cán bộ tín dụng có tiêu chuẩn so sánh khi tiến hành thẩm định.

 Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin: Sau khi thu thập được thông tin thì cần có qui trình xử lý để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng và quyết định có cấp tín dụng hay không. Cách xử lý thông tin đơn giản nhất mà chi nhánh nên áp dụng là tiến hành xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách

hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Thái Bình.DOC (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w