Kết quả điều tra từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Thái Bình.DOC (Trang 35 - 36)

cổ phần công thương Việt Nam Chi nhánh Thái Bình.

3.3.2Kết quả điều tra từ phía ngân hàng

 Cũng với việc đưa ra 10 phiếu điều tra phỏng vấn tới cán bộ tín dụng ngân hàng và thu lại 100% số phiếu đã phát ra số phiếu không hợp lệ là 0 phiếu, đã giúp em có kết quả điều tra.

Thứ nhất: Chi nhánh quan tâm tới tỷ lệ lợi nhuận doanh thu ROS và hệ số thanh toán lãi vay hơn các chỉ số khác như tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần ROE hay hệ số nợ,… của doanh nghiệp cần vay vốn trung dài hạn.Khi được hỏi về việc chi nhánh đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp thì có 7 phiếu lựa chọn chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận doanh thu

ROS và hệ số thanh toán lãi vay chiếm 70%, có 2 phiếu lựa chọn chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE cao hơn và hệ số nợ thấp hơn mức chung bình của ngành chiếm 20%, có 1 phiếu lựa chọn tỷ lệ vòng quay tài sản thấp hơn và hệ số tự tài trợ tài sản cố định cao hơn mức trung bình của ngành chiếm 10%,không có phiếu lựa chọn tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho thấp hơn và hệ số nợ cao hơn mức trung bình của ngành. Điều này cho thấy ngân hàng quan tâm tới khả năng trả nợ và ý thức trả nợ của doanh nghiệp hơn cả; điều này có thể giải thích do tình trạng bất ổn của nền kinh tế trong thời gian qua nên việc ngân hàng thận trọng trong sử dụng vốn là hoàn toàn hợp lý.

Thứ hai :Việc cấp tín dụng trung dài hạn có tài sản đảm bảo được ngân hàng đưa lên hàng đầu khi xét cấp tín dụng cho một pháp nhân vay vốn.Khi được hỏi về vấn đề này 100% cán bộ tín dụng của chi nhánh xem xét vấn đề tài sản đảm bảo trước. Điều này cho thấy ngân hàng đặt mức độ an toàn vốn lên rất cao; một dự án cho dù khả thi đến đâu đi nữa và lợi nhuận cao nhưng vối môi trường kinh tế hiện nay nó có thể trở thành một dự án thất bại dẫn tới khả năng mất vốn của ngân hàng. Do đó việc ngân hàng đòi hỏi tài sản đảm bảo là rất đúng đắn.

Thứ ba :Việc quản lý nợ cũ và các khoản nợ mới pháp sinh của cùng chủ thể được ngân hàng quản lý chặt chẽ.Khi vấn đề này được đưa ra có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng dựa vào các phiếu điều tra thu về có thể tổng hợp chung như sau: Có 6 phiếu tương ứng 60% cho rằng chưa thánh toán nợ cũ hoặc một phần nợ cũ thì không thể cho vay tiếp(họ cho rằng dù có tài sản đảm bảo thì cũng có khả năng dẫn tới việc ứ đọng vốn của ngân hàng khi chủ thể vay vốn không trả được nợ vì tài sản đảm bảo thường là BĐS vì để thanh lý TSĐB này không đơn giản), có 3 phiếu tương ứng 30% cho rằng nếu phương án kinh doanh khả thi và có TSĐB thì nên tiếp tục cho vay, có 1 phiếu cương quyết không cho vay khi chưa thanh toán hết nợ cũ chiếm 10%.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Thái Bình.DOC (Trang 35 - 36)