cổ phần công thương Việt Nam Chi nhánh Thái Bình.
3.4.2 Hoạt động cho vay và đầu tư kinh doanh khác.
Cũng như mọi ngân hàng khác, chi nhánh NH TMCP CT Thái Bình cũng thực hiện chức năng chính của mình là đi vay vốn từ nền kinh tế để cho vay. Điều này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội đó là tái sản xuất xã hội; đối với ngân hàng hoạt động cho vay không chỉ có ý nghĩa sống còn mà nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Xác định được tầm quan trọng đó, chi nhánh tiếp tục tập trung đầu tư cho khách hàng truyền thống đồng thời tích cực thực hiện công tác mở rộng thị phần, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tiếp cận nhiều dự án khả thi do vậy đã đa dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu được rủi ro.
Trong bối cảnh môi trường đầu tư hết sức khó khăn như hiện nay, chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, chủ động bám sát các DN, phân tích kĩ những khó khăn, thuận lợi, tình hình sản xuất kinh doanh và dự đoán những vấn đề có thể nảy sinh để hạn chế rủi ro đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn giúp họ đầu tư đúng hướng, tháo gỡ khó khăn trong SXKD.
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn của NH TMCP CT Thái Bình
Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Dư nợ trung dài hạn 3636 4807 6031 1171 32.2% 1224 25.5% Tổng dư nợ 6087 7255 8760 1168 19,2% 1505 20,7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH TMCP CT Thái Bình)
Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng dư nợ của ngân hàng liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2008 tổng dư nợ vẫn ở mức là 6087 tỷ đồng nhưng tới năm 2009 đạt 7255
tỷ đồng (tăng 1168 tỷ đồng tương ứng là 19,2%) và đến năm 2010 thì tổng dư nợ là 8760 tỷ đồng (tăng 1505 tỷ đồng tương ứng là 20,7%). Điều này cho thấy rằng dư nợ tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển. Đặc biệt dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt tốc độ tăng trưởng cao năm 2008 là 3636 tỷ đồng đạt 4807 tỷ vào năm 2009 và 6031 tỷ đồng năm 2010 cho thấy sự lớn mạnh của chi nhánh. Nhưng thời gian tới việc tăng trưởng dư nợ tín dụng sẽ gặp khó khăn hơn do:
Trong thời gian tới, việc huy động vốn của NH TMCP CT Thái Bình cho hoạt động tín dụng trung dài hạn trở nên khó khăn hơn do gặp phải đối mặt với những động thái thu hút tiền gửi vô cùng hấp dẫn của các NHTM khác, đặc biệt là sự bất ổn của nền kinh tế hiện nay( lạm phát,phá sản,…). Do đó nguồn vốn của Ngân hàng không còn dồi dào như trước nên ngân hàng không thể mở rộng cho vay mà thậm chí còn phải thu hẹp cho vay và thu hồi những khoản đầu tư không hiệu quả để đảm bảo an toàn trong kinh doanh và vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Một lý do nữa đó là giảm dư nợ theo yêu cầu của NHNN nhằm hạ nhiệt thị trường tín dụng. Trong năm 2008, 2009 việc nới lỏng điều kiện vay của các NHTM nhằm cạnh tranh thị phần đã làm tín dụng tăng trưởng quá nóng. Vì thế NHNN chỉ đạo: đối với những hợp đồng tín dụng đã đến hạn hoặc quá hạn cần có giải pháp thu hồi nợ ngay để góp phần giảm dư nợ tín dụng, giảm áp lực cho lạm phát, không cho vay đầu cơ nhà đất, BĐS; rà soát lại các hợp đồng tín dụng, đầu tư chứng khoán, tích cực thu nợ để rút dư nợ về mức 3%/tổng dư nợ theo quy định… Để tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu vốn khả dụng, NHNN cũng đề nghị các thành viên tránh tình trạng tập trung vốn quá lớn cho đầu tư tín dụng trung dài hạn làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản dẫn tới buộc các NHTM phải tăng lãi suất huy động, gây mất ổn định mặt bằng lãi suất huy động đã được hình thành trên thị trường, đảm bảo khả năng thanh toán của từng ngân hàng.
Dự kiến trong năm 2011, NH TMCP CT Thái Bình sẽ tăng dư nợ. Tuy nhiên ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát dư nợ chặt hơn nữa, kiên quyết từ chối các khoản vay rủi ro cao, thu hồi các khoản nợ xấu. Dưới đây là kết quả dư nợ quý I năm 2011:
(Đơn vị: tỷ đồng)