Nhóm giải pháp về công tác thẩm định và xét duyệt vay 1 Phân loại khách hàng

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Thái Bình.DOC (Trang 66 - 68)

nhánh Thái Bình.

4.3.3Nhóm giải pháp về công tác thẩm định và xét duyệt vay 1 Phân loại khách hàng

4.3.3.1 Phân loại khách hàng

 Việc phân loại khách hàng cần triển khai thực hiện trên từng địa bàn, từng đơn vị trong toàn chi nhánh ngân hàng. Từng cán bộ tín dụng phải nắm vững tình hình kinh tế xã hội địa phương của từng địa bàn do mình phụ trách. Tiến hành điều tra phân loại 100% khách hàng theo từng nhóm, từng đối tượng vay để có hướng đầu tư vốn tín dụng cho phù hợp. Đảm bảo thực hiện an toàn vốn vay ngay từ khi thẩm định cho vay. Nắm bắt những thông tin, diễn biến của nền kinh tế, biến động của thị trường và khu vực, những điều chỉnh cơ chế, chính sách có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, thẩm định.

 Phương pháp chấm điểm tín dụng được áp dụng phổ biến ở nhiều ngân hàng ở Việt nam và nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian tới NHTMCP Thái Bình cũng nên đưa vào áp dụng. Phương pháp này dùng để chấm điểm cho những khách hàng là

doanh nghiệp. Theo đó doanh nghiệp muốn được vay vốn sẽ được đánh giá, chấm điểm trên các mặt như:

 Chấm điểm tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mô hình điểm số Z do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng là một mụ hỡnh phản ánh khá đầy đủ những chỉ số có thể đánh giá được tỡnh hỡnh hoạt động, tài chính của doanh nghiệp. Tiêu chí này được đánh giá dựa trên sự phân tích 5 hệ số tài chính, có đề cập tới tầm quan trọng của các hệ số.

Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 1.0 X5Trong đó: X1: Hệ số vốn lưư động / tổng tài sản Trong đó: X1: Hệ số vốn lưư động / tổng tài sản X2: Hệ số lói chưa phân phối / tổng tài sản

X3: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lói / tổng tài sản

X4: Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn chủ sở hữu / giá trị hạch toán của tổng nợ X5: Hệ số doanh thu / tổng tài sản

 Trị số Z càng cao thỡ người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp đồng nghĩa với rủi ro của ngân hàng sẽ càng thấp. Vì vậy khi trị số Z thấp hoặc âm thì đây sẽ là một trong những căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ rủi ro cao. Theo mô hình này, khi doanh nghiệp có điểm số thấp hơn 1.81 thì phải được xếp vào nhóm có rủi ro tín dụng cao

 Khả năng quản lý, điều hành kinh doanh

Tiêu chí này được đánh giá thông qua: số năm công tác trong ngành và kinh nghiệm trong hoạt động quản lý điều hành của ban quản lý dự án được đề xuất, môi trường kiểm soát nội bộ có được thiết lập một cách chính thức và thực hiện nghiêm chỉnh hay không, các thành tựu đạt được và những thất bại trước kia của ban quản lý, tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính. Các tiêu chí nhỏ này sẽ được lần lượt cho điểm và gán trọng số theo tầm quan trọng và tính điểm tổng hợp cho tiêu chí về khả năng quản lý, điều hành kinh doanh.

 Uy tín trong thời gian quan hệ trước đó với Ngân hàng (nếu có).

 Tiêu chí này được cho điểm dựa trên: số lần trả nợ đúng hạn, số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ, số lần chậm trả lãi vay, số lần cam kết mất khả năng thanh toán, nợ quá

hạn trong quá khứ, thời gian duy trì tài khoản với ngân hàng, số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với ngân hàng, số dư tiền gửi trung bình hàng tháng tại ngân hàng.  Bốn tiêu chí đầu được đánh giá theo số lần và thời gian duy trì, ví dụ như với điểm chuẩn là 5, số lần giãn nợ và gia hạn nợ sẽ được cho điểm như sau:

Điểm số 5 4 3 2 1 Số lần giãn nợ và gia hạn nợ Không có 1lần trong 36 tháng vừa qua 1 lần trong 12 tháng vừa qua 2 lần trong 12 tháng vừa qua >3 lần trong 12 tháng vừa qua

 Các chỉ tiêu khác như: quy mô doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh chính,…cũng có thể được xem xét đưa và đưa vào đánh giá.Mỗi chỉ tiêu này sẽ được gán cho một trọng số thể hiện mức độ quan trọng của nó đối với việc đánh giá khách hàng. Tổng số điểm của khách hàng sẽ là cơ sở so sánh với tiêu chuẩn cụ thể, doanh nghiệp sẽ được xếp loại theo các mức A, B, C, D từ đó ngân hàng có cách đối xử phù hợp. Việc mấu chốt của khâu chấm điểm đó là xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp trên các mặt một cách chính xác, đồng thời phải xác định được vai trò của mỗi mặt đó trong việc quyết định các mặt khác cũng như quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy là các NHTM ở Việt nam hiện nay thường quá quan tâm đến chỉ tiêu đánh giá tài sản bảo đảm và khả năng thanh toán hiện hành, trong khi đó quên mất rằng nguyên tắc trả nợ là từ thu nhập do việc sử dụng khoản vay đem lại.

 Đối với những khách hàng là cá nhân, việc cho điểm tín dụng khách hàng liên quan đến nhiều yếu tố như nghề nghiệp người vay, trạng thái nhà ở, xếp hạng tín dụng, kinh nghiệm nghề nghiệp….Tuỳ tùng ngân hàng mà việc cho điểm từng yếu tố sẽ khác nhau. Tổng hợp một số yếu tố trên mỗi khách hàng sẽ có một điểm số nhất định, từ đó ngân hàng sẽ xác định được xem khách hàng được xếp vào nhóm khách hàng có nguy cơ rủi ro cao hay thấp cũng như có thể xác định mức độ cho vay đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Thái Bình.DOC (Trang 66 - 68)