1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của CTCP chứng khoán Bảo Việt.doc

96 402 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 914,5 KB

Nội dung

Những giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của CTCP chứng khoán Bảo Việt.doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp hoá là bước phát triển tất yếu của mỗi dân tộc mỗi đất nướcphải trải qua Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinhtế quốc dân ở nước ta, cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề quan trọng Trong đóvốn là chìa khoá để thực hiện công nghiệp hoá.

Để công nghiệp hoá với tốc độ nhanh cần có cơ chế chính sách và biện pháphuy động được nhiều vốn nhất và sử dụng vốn có hiệu quả Một trong những biệnpháp thực hiện huy động mọi nguồn vốn có thể huy động được khơi động mọinguồn vốn trong nước, khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút một nguồnvốn nhàn rỗi vào đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, đó là TTCK

Đối với chúng ta, đây là vấn đề mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, vì vậy đểcó một TTCK hợp lý, đem lại hiệu quả cao đòi hỏi chúng ta có nhận thức và quanđiểm đúng đắn về vấn đề này.

Nhằm góp phần vào lĩnh vực phát triển của TTCK của Việt Nam Em chọn

chuyên đề tốt nghiệp với đề tài là: “Giải pháp phát triển các hoạt động kinhdoanh chứng khoán của CTCP chứng khoán Bảo Việt”.

Bố cục chuyên đề gồm 3 Chương:

Chương I : Những vấn đề chung về hoạt động của CTCKChương II : Thực trạng hoạt động của CTCK Bảo ViệtChương III: Giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của

CTCP chứng khoán Bảo Việt

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình củaCô giáo - ThS Lê Hương Lan và các cán bộ phòng Ngiệp vụ I tại CTCP chứngkhoán Bảo Việt đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Trang 2

TTCK hình thành, để đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh có hiệu quả,yêu cầu các loại chứng khoán giao dịch là những loại chứng khoán thực, đảm bảolợi ích cho cả nhà phát hành và nhà đầu tư Xuất phát từ nhu cầu những nhà đầu tưcó tiền nhưng không có kinh nghiệm, không biết đầu tư vào đâu và vào loại chứngkhoán nào bởi vì họ không thể dự đoán được một cách chính xác giá trị trongtương lai của nó Nếu không có những người trung gian tư vấn, có trình độ và cósự phân tích cần thiết về những chứng khoán dựa trên những căn cứ xác đáng đểcó những nhận xét kỹ lưỡng, thì người đầu tư có thể bị lầm lẫn hoặc bị lường gạt.Do đó trên thị trường hình thành nên nghiệp vụ tư vấn đầu tư.

Các Công ty, tổ chức đại diện làm trung gian giúp thị trường hoạt động lànhmạnh và hiệu quả cũng có nhu cầu kinh doanh trên trên thị trường để thu lợi nhuậncho chính Công ty thông qua hành vi mua bán chứng khoán với khách hàng Từ đóhình thành nên nghiệp vụ tự doanh trong Công ty.

Xuất phát từ nhu cầu của các tổ chức phát hành, để thực hiện thành côngcác đợt chào bán chứng khoán ra công chúng đòi hỏi phải cần đến các Công ty tưvấn cho đợt phát hành và thực hiện Bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra côngchúng Từ đó hình thành nên nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành.

Khi thị trường phát triển, đòi hỏi Công ty đại diện cho khách hàng hay nóicách khác khách hàng uỷ thác cho Công ty thay mặt mình quyết định đầu tư theo

Trang 3

một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận Từ nhu cầuđó, nghiệp vụ Quản lý danh mục đầu tư hình thành.

Từ những nhu cầu và điều kiện trên đòi hỏi phải có một tổ chức hoặc mộtCông ty đại diện thực hiện các nghiệp vụ đó một cách thống nhất, có tổ chức giúpcho TTCK hoạt động lành mạnh và có hiệu quả Từ đó CTCK được hình thành.

Các CTCK ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của TTCK Ở cácnước có TTCK phát triển CTCK hoạt động rất tấp lập và chính họ là tác nhân quantrọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng.

Ngày nay, kể cả các nước đang phát triển, các CTCK ra đời rầm rộ và phổbiến, chiếm lĩnh phần lớn các giao dịch chứng khoán trên thị trường Nhờ cácCTCK mà các trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu của các CTCP được lưuthông, buôn bán với doanh số lớn trên TTCK Qua đó một lượng vốn lớn được tậptrung vào để đầu tư từ những lượng vốn nhỏ trong dân chúng, tổ chức đoàn thể haydoanh nghiệp.

1.1.2 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CTCK

Một CTCK trên thị trường tuỳ thuộc vào quy định của từng nước hoặc khảnăng của Công ty mà có thể kinh doanh trên một lĩnh vực nhất định hoặc có thểkinh doanh trên tất cả các lĩnh vự Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh doanh và lĩnhvực kinh doanh hoặc tuỳ từng nước mà tên các Công ty này có thể là CTCK hoặcCông ty môi giới chứng khoán hay Công ty kinh doanh chứng khoán…

Tại Việt Nam theo quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 củaUBCKNN, CTCK là CTCP, Công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt Nam,được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanhchứng khoán

Công ty Môi giới chứng khoán: là Công ty thực hiện việc trung gian, muabán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng

Công ty Bảo lãnh phát hành chứng khoán : là CTCK có lĩnh vực hoạt độngchủ yếu là thực hiện nghiệp vụ Bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá.

Trang 4

Công ty kinh doanh chứng khoán: là CTCK thực hiện nghiệp vụ kinhdoanh, nghĩa là tự bỏ vốn và chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh.

Công ty trái phiếu: là CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu.

CTCK không tập trung: là các CTCK hoạt động chủ yếu trên thị trườngOTC và họ đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường.

Tuy có nhiều định nghía khác nhau về CTCK nhưng có thể có một kháiniệm chung về CTCK như sau:

CTCK là một định chế tài chính trung gian thực hiện các hoạt động kinhdoanh trên TTCK.

Qua khái niệm trên ta có thể thấy đặc điểm của các CTCK như sau:

CTCK là một định chế tài chính trung gian Một định chế trung gian trênThị trường tài chính là cầu nối giữa người cho vay và người đi vay Khi một ngườicho vay tìm ra được một người muốn vay, người đó gặp phải khó khăn là chi phíthời giờ và tiền bạc cho những cuộc kiểm tra tín nhiệm để biết liệu người vay cóthể hoàn trả vốn và lãi cho mình không Ngoài các chi phí thông tin này, quá trìnhthực tế cho vay hoặc mua chứng khoán cần đến các chi phí giao dịch Các trunggian tài chính này giúp cho những người đi vay và người cho vay giảm được chiphí và thời gian tìm kiếm, giao dịch Vì vậy, không có trung gian tài chính thì Thịtrường tài chính không thể có được lợi ích trọn vẹn Trên thị trường tài chính nóichung và TTCK nói riêng có nhiều trung gian tài chính và các CTCK là một trongcác trung gian quan trọng trên TTCK.

CTCK thực hiện các hoạt động kinh doanh như bất cứ một tổ chức kinhdoanh nào khác trong nền kinh tế, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp, đều nhằm mục đích thu lợi nhuận từ các hoạt động kinhdoanh mua, bán chứng khoán.

1.1.3 PHÂN LOẠI CTCK

1.1.3.1 Theo tính chất sở hữu

Trang 5

Hiện nay có 3 loại hình tổ chức cơ bản của CTCK, đó là Công ty hợp danh,Công ty TNHH và CTCP.

- Công ty TNHH không được phép phát hành Cổ phiếu. Công ty hợp danh

- Là loại hình kinh doanh có từ hai chủ sở hữu trở nên.

- Thành viên của Công ty bao gồm: Thành viên góp vốn và thành viên hợpdanh Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sảncủa mình về các nghĩa vụ của Công ty Các thành viên góp vốn không tham giađiều hành Công ty, họ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mìnhvới những khoản nợ của Công ty.

- Công ty hợp danh thông thường không được phép phát hành bất cứ mộtloại chứng khoán nào.

Do các ưu điểm của loại hình CTCP và Công ty TNHH so với Công ty hợpdanh, vì vậy hiện nay chủ yếu các CTCK được tổ chức dưới hình thức Công tyTNHH và CTCP.

1.1.3.2 Theo mô hình kinh doanh

Trang 6

Hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanhnghiệp sản xuất thương mại thông thường vì CTCK là một định chế tài chính đặcbiệt Vì vậy, vẫn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của CTCK cũng cónhững điểm khác nhau và vận dụng cho các khối thị trường có mức độ phát triểnkhác nhau (thị trường cổ điển; thị trường mới nổi; thị trờng các nước chuyển đổi).Tuy nhiên, có thể khái quát mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán của CTCKtheo 2 nhóm (Mô hình CTCK đa năng và Mô hình CTCK chuyên doanh)

CTCK chuyên doanh (hay còn gọi là mô hình đơn năng)

Theo mô hình này, CTCK là Công ty chuyên doanh độc lập, các NHTM vàcác tổ chức tài chính khác không được phép tham gia vào hoạt động kinh doanhchứng khoán

Ưu điểm của mô hình này là hạn chế rủi ro cho hệ thống Ngân hàng donhững ảnh hưởng tiêu cực của TTCK, và các Ngân hàng không được sử dụng vốnhuy động để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán; Mặt khác, với sự chuyên môn hoásẽ tạo điều kiện cho TTCK phát triển Điển hình của mô hình này là các CTCK ởMỹ, Nhật, Hàn Quốc,… có sự tách bạch giữa hoạt động Ngân hàng và kinh doanhchứng khoán.

Tuy nhiên, do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ nênngày nay một số thị trường cũng cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ,chứng khoán, bảo hiểm, nhưng được tổ chức thành Công ty mẹ, Công ty con và cósự quản lý giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối độc lập với nhau.

CTCK đa năng

Theo mô hình này, CTCK được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụtài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và cácdịch vụ tài chính Theo đó, các Công ty hoạt động với tư cách là chủ thể kinhdoanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình này được biểu hiệndưới 2 hình thức sau:

Trang 7

CTCK đa năng một phần: Các Công ty muốn hoạt động trong lĩnh vực

chứng khoán phải thành lập Công ty con-CTCK, hoạt động độc lập Mô hình nàyđược áp dụng ở Anh và những nước có quan hệ gần gũi với Anh như Canada, Úc

Mô hình này có ưu điểm là các Công ty được kết hợp kinh doanh các lĩnhvực khác và kinh doanh chứng khoán, do đó tận dụng được thế mạnh về tài chính,kinh nghiệm, mạng lưới khách hàng rộng khắp của Công ty Bên cạnh đó, bởi vì cóqui định hoạt động riêng rẽ giữa hai hoạt động trên cho nên hạn chế được rủi ronếu có sự biến động của một trong hai thị trường Đặc biệt, mô hình này phù hợpvới những nước mới thành lập TTCK, khi mà cần có các tổ chức tài chính lànhmạnh tham gia vào thị trường và khi hệ thống luật, kiểm soát còn nhiều mặt hạnchế.

CTCK đa năng hoàn toàn: Mô hình này không có sự tách bạch nào giữa

hoạt động Ngân hàng và kinh doanh chứng khoán, NHTM không những được hoạtđộng trong lĩnh vực tiền tệ mà còn được hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán vàbảo hiểm Nó được áp dụng ở các nước Bắc Âu, Hà Lan, Thụy Sĩ, Áo

Khác với mô hình chuyên doanh, ưu điểm của mô hình này là Công ty cóthể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó mà giảm bớt rủi ro cho hoạt độngkinh doanh chung và có khả năng về tài chính chịu đựng các biến động của TTCK.Tuy nhiên, mô hình đa năng hoàn toàn có một số hạn chế: TTCK phát triển chậmvì hoạt động chủ yếu của hệ thống Ngân hàng dùng vốn để cấp tín dụng và dịch vụthanh toán, do đó Ngân hàng thường quan tâm đến lĩnh vực Ngân hàng hơn là lĩnhvực chứng khoán Điều này đã thể hiện sự kém phát triển của TTCK Châu Âu sovới TTCK Mỹ

Bên cạnh đó, nó còn có nhược điểm là trong trường hợp biến động củaTTCK, hậu quả có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nếu khôngcó sự tách biệt giữa hai loại hình kinh doanh này, thực tế đã chứng minh thông quacuộc đại khủng hoảng 1929 -1933, hay vụ phá sản Ngân hàng Barings của Anhnăm 1995 Ngược lại, trong trường hợp thị trường tiền tệ biến động có thể ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán của các Ngân hàng Cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan là một minh chứng.

Trang 8

1.1.4 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK

Do vai trò của CTCK đối với TTCK, vì nó là một loại hình kinh doanh ảnhhưởng nhiều đến lợi ích công chúng và rất dễ bị lợi dụng nhằm kiếm lợi riêng, luậtpháp các nước đều quy định rất chặt chẽ đối với các hoạt động của CTCK có rấtnhiều quy định nguyên tắc đối với hoạt động của CTCK nhưng nhìn chung trên thếgiới các CTCK phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để bảo vệ cho các nhàđầu tư.

1.1.4.1 Nhóm nguyên tắc đạo đức

- CTCK phải bảo đảm giao dịch trung thực và công bằng vì lợi ích củakhách hàng.

- Kinh doanh có kỹ năng, tận tụy có tinh thần trách nhiệm.

- Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của Công ty

- Có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng, không được tiết lộ các thông tin vềtài khoản khách hàng khi chưa được khách đồng ý bằng văn bản trừ khi có yêu cầucủa các cơ quan quản lý nhà nước.

- CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn phải cung cấp thông tin đầy đủ chokhách hàng và giải thích rõ ràng về các rủi ro mà khách hàng phải gánh chịu, đồngthời họ không được khẳng định về lợi nhuận các khoản đầu tư mà họ tư vấn.

- CTCK không được phép nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài các khoảnthù lao thông thường cho dịch vụ tư vấn của mình.

- Nghiêm cấm thực hiện các giao dịch nội gián, các CTCK không đượcphép sử dụng các thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình, gâythiệt hại đến lợi ích của khách hàng.

- Ở nhiều nước, các CTCK phải đóng góp tiền vào quỹ bảo vệ nhà đầu tưchứng khoán để báo vệ lợi ích cho khách hàng trong trường hợp CTCK mất khảnăng thanh toán.

Trang 9

Các CTCK không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàngvà công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán hoặc cáchoạt động khác gây thiệt hại cho khách hàng.

1.1.4.2 Nhóm nguyên tắc tài chính.

- Đảm bảo các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và nguyên tắc hạch toán báo cáoquy định của UBCKNN Đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết kinh doanhchứng khoán với khách hàng.

- CTCK không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinhdoanh, ngoại trừ trường hợp đó được dùng phục vụ cho giao dịch của khách hàng.

- CTCK phải tách bạch tiền và chứng khoán của khách hàng với tài sản củamình CTCK không được dùng chứng khoán của khách hàng làm vật thế chấp vayvốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản.

1.1.5 VAI TRÒ CỦA CTCK

Các CTCK ra đời và phát triển một cách nhanh chóng như vậy là do chúngđóng một vai trò rất quan trọng trên TTCK Để hiểu rõ sự cần thiết của các CTCKtrên TTCK chúng ta xem xét vai trò của các CTCK đối với từng đối tượng, chủ thểkhác nhau trên TTCK.

1.1.5.1 Đối với các tổ chức phát hành

Mục tiêu tham gia vào TTCK của các tổ chức phát hành là huy động vốnthông qua việc phát hành các chứng khoán Vì vậy, thông qua hoạt động đại lýphát hành, Bảo lãnh phát hành, các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốnphục vụ cho các nhà phát hành.

Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc trung gian.Nguyên tắc yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không được muabán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán Các CTCKsẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và nhà phát hành Và khi thựchiện công việc này CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thôngqua TTCK.

Trang 10

1.1.5.2 Đối với các nhà đầu tư

Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mụcđầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng caohiệu quả các khoản đầu tư Đối với hàng hoá thông thường, mua bán qua trunggian sẽ làm sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán Tuy nhiên, đối vớiTTCK, sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủiro cao sẽ làm cho nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thôngtin trước khi quyết định đầu tư Nhưng thông qua các CTCK, với trình độ chuyênmôn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầutư một cách hiệu quả.

1.1.5.3 Đối với TTCK

Với TTCK, CTCK thể hiện hai vai trò:

Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường:

Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mứcgiá cuối cùng, người mua và bán phải thông qua các CTCK vì họ không được trựctiếp tham gia vào quá trình mua bán Các CTCK là những thành viên của thịtrường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá Trênthị trường sơ cấp, các CTCK cùng các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên.Chính vì vậy giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia địnhgiá của các CTCK, các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiếtthị trường Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích củachính mình, nhiều CTCK đã dành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiệnvai trò bình ổn thị trường.

Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính:

TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản

tài chính và các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó, vì CTCK tạo ra cơchế giao dịch trên thị trường Trên thị trường cấp một, do thực hiện các nghiệp vụnhư Bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các CTCK không những huy độngđược nguồn vốn đưa vào sản xuất, kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng

Trang 11

tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợtphát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường cấp hai Điều này làm giảmrủi ro, tạo nên tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư Trên thị trường cấp hai, do thực hiệngiao dịch mua và bán, các CTCK giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thànhtiền mặt và ngược lại Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản củanhững tài sản tài chính.

1.1.5.4 Đối với các cơ quan quản lý thị trường:

Các CTCK có vai trò cung cấp thông tin về thị TTCK cho các cơ quan quảnlý thị trường để thực hiện mục tiêu đó các CTCK thực hiện được vai trò này bởi vìhọ vừa là người Bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trung gianmau bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường, do vậy họ nắmđược tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của các tổ chức phát hànhnhư là các nhà đầu tư trên TTCK.

Một trong những yêu cầu của TTCK là các thông tin cần phải được côngkhai hoá dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thị trường Việc cung cấp thông tinvừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của cácCTCK vì CTCK cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động Các thông tinCTCK có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch mua bán trên thịtrường, thông tin về các nhà đầu tư Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lýthị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn bóp méothị trường.

Như vậy, các CTCK với vai trò có ảnh hưởng rộng rãi tới các chủ thể trênTTCK: Tạo ra cơ chế huy động vốn, cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch, tạo tínhthanh khoản cho các chứng khoán và góp phần điều tiết bình ổn thị trường là tácnhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của TTCK nóiriêng, do đó nó có một vị trí quan trọng trên TTCK.

Trang 12

1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK

1.2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1.2.1.1 Hoạt động Môi giới chứng khoán

Bản chất hoạt động môi giới

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian đại diện mua bán chứngkhoán cho khách hàng để hưởng hao hồng Theo đó CTCK đại diện cho kháchhàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trườngOTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch củamình Rủi ro mà Nhà môi giới hay gặp phải là các khách hàng của mình hoặc Nhàmôi giới giao dịch khác có thể không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn.

Thông qua hoạt động môi giới, CTCK sẽ chuyển đến khách hàng những sảnphẩm dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhàđầu tư mua chứng khoán và trong những trường hợp nhất định, hoạt động môi giớisẽ trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lờiđộng viên kịp thời cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo.

Những quy định cần thiết trong hoạt động môi giới

Trong quá trình thực hiện các bước của lệnh theo yêu cầu của khách hàng,CTCK và khách hàng đặt lệnh phải tuân thủ những quy định trong quy chế CTCKhay pháp luật của Nhà nước về chứng khoán và giao dịch chứng khoán Bao gồmcác quy định sau:

+ CTCK phải thực hiện chính xác các lệnh của khách hàng Mọi sai sót gâyra từ phía CTCK, dẫn đến việc thực hiện sai lệnh gây thiệt hại cho khách hàng.CTCK và nhân viên CTCK phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt tài chính vàpháp luật.

+ Theo yêu cầu của khách hàng, hàng tháng, hàng quý CTCK sẽ gửi bảnbáo cao chứng khoán đến khách hàng để đối chiếu số tiền và chứng khoán trên tàikhoản của khách hàng.

Trang 13

+ CTCK có trách nhiệm tổ chức việc sắp xếp, theo dõi thực hiện các lệnhcủa khách hàng một cách cố hiệu quả nhất Trong trường hợp chứng khoán củakhách hàng mang tên CTCK, CTCK phải tổ chức theo dõi và cung cấp các thôngtin khi khách hàng yêu cầu, cũng như việc chuyển cổ tức đến khách hàng.

+ Việc CTCK vay mượn chứng khoán hay tiền của khách hàng trên tàikhoản tại CTCK, phải được ghi rõ trong hợp đồng giao dịch chứng khoán Nếuđiều này không ghi trong hợp đồng, CTCK không được sử dụng chứng khoán haysố tiền nói trên, mọi việc vi phạm đều sử theo luật định.

+ CTCK phải thông báo kết quả thực hiện lệnh cho khách hàng chậm nhấtlà ngày làm việc kế tiếp ngày thực hiện giao dịch Nếu thông báo chậm trễ, CTCKphải chịu trách nhiệm về việc thanh toán và chuyển giao chậm trễ của khách hàng.

+ Khách hàng có trách nhiệm thanh toán hay chuyển giao số chứng khoánkhi CTCK thực hiện đúng những yêu cầu của khách hàng.

+ Khi muốn sửa đổi hay hủy bỏ lệnh đã đặt, khách hàng phải thông báo choCTCK biết để kịp thời điều chỉnh Trong trường hợp lệnh đã được thực hiện thìviệc sửa đổi hay hủy bỏ sẽ không có giá trị, khách hàng có trách nhiệm thanh toánhay chuyển giao số chứng khoán đã được thực hiện.

+ Khi khách hàng uỷ quyền cho CTCK hay một ngươiì môi giới toàn quyềnsử dụng tài khoản của mình để mua bán chứng khoán, khách hàng phải làm giấyuỷ quyền cho CTCK hay người môi giới đó Trình tự và thủ tục theo đúng phápluật hiện hành và phải có sự đồng ý của CTCK hoặc Ngân hàng, nơi khách hàngmở tài khoản.

+ Khi nhận được thông báo kết quả giao dịch, nếu không đồng ý với kết quảnày, khách hàng phải thông báo cho CTCK tra soát.

+ Mọi thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán từ chủ cũ sangchủ mới do CTCK liên hệ trực tiếp với Công ty phát hành chứng khoán hoặc thôngqua Trung tâm bảo quản chứng khoán để thực hiện.

+ Mức hoa hồng cho các hoạt động môi giới chứng khoán thường được tínhbằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số giao dịch và theo nguyên tắc doanh số giao dịch

Trang 14

càng lớn thì tỷ lệ hoa hồng càng thấp Mức tối thiểu và tối đa về hoa hồng cho hoạtđộng môi giới chứng khoán sẽ do UBCKNN quy định.

Kỹ năng của người môi giới chứng khoán thể hiện trên các khíacạnh sau

Xuất phát từ yêu cầu trên, nghề Môi giới chứng khoán đòi hỏi phải có phẩmchất, tư cách đạo đức, kỹ năng trong công việc và với thái độ công tâm, cung cấpcho khách hàng những dịch vụ tốt nhất Nhà môi giới không được xúi dục kháchhàng mua, bán chứng khoán để kiếm hoa hồng, mà nên đưa ra lời khuyên hợp lýđể hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại cho khách hàng.

+ Kỹ năng truyền đạt thông tin: Phẩm chất hay thái độ của người môi giới

với công việc, với bản thân và với khách hàng được truyền đạt rõ ràng tới hầu hếtcác khách hàng mà người môi giới thực hiện giao dịch Để thành công trong việcbán hàng người môi giới phải đặt khách hàng lên trên hết và doanh thu của mình làyếu tố thứ yếu Đây là điểm then chốt trong hoạt động dịch vụ tài chính và phảiđược thể hiện ngay từ khi tiếp xúc với khách hàng.

+ Kỹ năng tìm kiếm khách hàng: Có nhiều phương pháp để tìm kiếm

khách hàng nhưng nhìn chung có thể được gộp vào nhóm 6 phương cách sau:những đầu mối được gây dựng từ Công ty hoặc tài khoản chuyển nhượng lại;những lời giới thiệu khách hàng; mạng lưới kinh doanh; các chiến dịch viết thư;các cuộc hội thảo; gọi điện làm quen.

Quy trình thực hiện hoạt động môi giới

+ Bước 1: Mở tài khoản

Trước khi nhận lệnh của khách hàng, CTCK phải yêu cầu khách hàng mởtài khoản giao dịch Tài khoản đó có thể là tài khoản tiền mặt hay tài khoản kýquỹ Tài khoản giao dịch để dùng cho các giao dịch thông thường còn tài khoản kýquỹ dùng cho giao dịch ký quỹ Sở dĩ phải có hai loại tia khoản như vậy là vì yêucầu quản lý đối với giao dịch ký quỹ khách yêu cầu quản lý đối với giao dịchthông thường.

+ Bước 2: Nhận đơn đặt hàng

Trang 15

Sau khi tài khoản được mở, khách hàng có thể ra lệnh mua, bán cho Côngty môi giới Hình thức đặt lệnh có thể bằng điện thoại, telex hay bằng phiếu lệnh.

Nếu là lệnh bán Công ty sẽ đề nghị khách hàng xuất trình số chứng khoánmuốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện đơn hàng hoặc đề nghị phải ký quỹ mộtphần số chứng khoán theo một tỷ lệ do UBCKNN quy định.

Nếu là lênh đặt mua, Công ty phải đề nghị khách hàng mức tiền ký quỹ nhấtđịnh trên tài khoản khách hàng ở Công ty Khoản tiền này thường bằng 40% trị giámua theo lệnh.

Phòng môi giới chứng khoán của Công ty sau khi phân loại các lệnh muabán và hoàn tất thủ tục ban đầu thoả thuận với khách hàng như: Mức ký quỹ, hoahồng, lệ phí… sẽ thông báo bằng điện thoại, telex hoặc Fax cho thư ký văn phòngđại diện của Công ty có mặt tại quầy giao dịch trong SGDCK hoặc tại TTCKkhông tập trung.

+ Bước 3: Chuyển lênh tới thị trường phù hợp để thực hiện

Những người đại diện có giấy phép của CTCK hoạt động với vai trò trunggian giữa khách hàng với Công ty Trước đây, người đại diện gửi tất cả lệnh muabán chứng khoán của khách hàng tới bộ phận thực hiện lệnh hoặc phòng kinhdoanh giao dịch của Công ty ở đây, một thư ký sẽ kiểm tra xem chứng khoán đóđược mua bán trên thị trường nào (phi tập trung hay tập trung) Sau đó người thưký sẽ gửi lệnh này tời thị trường để thực hiện.

Ngày nay, những CTCK có mạng lưới thông tin trực tiếp từ các trụ sở chínhvà các phòng giao dịch Vì vậy, các lệnh mua bán chứng khoán không còn đượcchuyển đến phòng thực hiện lệnh nữa mà được chuyển trực tiếp tới phòng giaodịch của SGDCK.

+ Bước 4: Xác nhận cho khách hàng

Sau khi lệnh đã được thực hiện sau, CTCK gửi cho khách hàng một phiếuxác nhận đã thi hành xong lệnh.

Trang 16

Thông thường, các Công ty môi giới chứng khoán gửi xác nhận trong ngàylàm việc hôm sau so với ngày mua bán chứng khoán Xác nhận này cũng giốngnhư một hoá đơn hẹn ngày thanh toán với khách hàng.

+ Bước 5: thanh toán bù trừ giao dịch

Hoạt động thanh toán bù trừ giao dịch bao gồm việc đối chiếu giao dịch vàbù trừ các kết quả giao dịch.

Hiện nay các nước áp dụng đối chiếu cố định (look in): SGDCK sẽ tiếnhành bù trừ giao dịch trên cơ sở nội dung lệnh của các CTCK chuyển vào hệthống, những sai sót của CTCK tự sửa chữa Phương pháp này sẽ giảm thiểu rấtnhiều các hoạt động đối chiếu điều chỉnh giao dịch.

Việc bù trừ các kết quả giao dịch sẽ kết thúc bằng việc in ra các chứng từthanh toán Các chứng từ này sẽ được gửi cho các CTCK và là cơ sở để thực hiệnthanh toán và giao dịch chứng khoán.

+Bước 6: Thanh toán và giao hàng

Ngày nay với hệ thống thanh toán hiện đại, hầu như tất cả đều được thựchiện thông qua hệ thống chuyển khoản.

Đến ngày thanh toán, người mua sẽ nhận được một giấy chứng nhận quyềnsở hữu về số chứng khoán do Công ty bảo quản chứng khoán xác nhận, số chứngkhoán này nằm trong tài khoản lưu trữ chứng khoán mà CTCK đã mở tại Công tyBảo quản.

Đối với người bán chứng khoán sẽ nhận được một giấy báo cáo trên tàikhoản của mình ở CTCK hoặc thông qua Ngân hàng đại diện của khách hàng.

Phí môi giới

Hoạt động với tư cách là nhà đại lý, nên CTCK được hưởng hoa hồng môigiới Tiền hoa hồng thường được tính phần trăm trên tổng giá trị một giao dịch Sốtiền mua bán càng nhỏ thì số phần trăm hoa hồng càng lớn TTCK Tokyo là mộttrong những số ít TTCK phát triển hiện còn giữ nguyên tắc hoa hồng cố định chocác môi giới chứng khoán Theo đó mức hoa hồng cao thấp tuỳ thuộc vào giá trị

Trang 17

hợp đồng (nhưng mức cao nhất là 1,15%) Có một số nước hiện nay vẫn duy trì tỷlệ hoa hồng cố định như ở Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan.

Thông thường, các CTCK đều có một chế độ hoa hồng của mình và thỉnhthoảng lại điều chỉnh cho thích hợp Các Công ty nhỏ thường phải chờ xem nhữnghãng lớn như Merril Luynch (Mỹ), Nomura (Nhật)… cho biết tỷ suất hoa hồng củahọ rồi mới công bố tỷ suất của mình.

Thuế giao dịch chứng khoán

Cũng như tất cả các loại hình kinh doanh khá, các CTCK phải nộp các loạithuế đối với hoạt động kinh doanh của mình Doanh thu chịu thuế sẽ phụ thuộc vàotừng hoạt động mà Công ty thực hiện Đối với hoạt động môi giới hay Bảo lãnh,thuế sẽ được đánh trên cơ sở tổng mức hoa hồng hay triết khấu mà Công ty thựchiện Đối với hoạt động tự doanh, thuế được đánh trên mức lãi vốn, tức là chênhlệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán Ngoài ra, các CTCK còn phải chịu thuếlợi tức trong trường hợp Công ty kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên, để khuyến khích mọi người tham gia mua Trái phiếu Chính phủ,các nước thường có quy định không đánh thuế lãi vốn hay thuế đối với các khoảnlãi nhận được từ việc đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ.

1.2.1.2 Hoạt động Tự doanh.

Bản chất hoạt động tự doanh

Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoáncho chính mình Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chếgiao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC Tại một số thị trường vận hành theocơ chế khớp giá hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua hoạtđộng tạo lập thị trường Lúc này, CTCK đóng vai trò nhà tạo lập thị trường nắmgiữ một số chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện muabán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá.

Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính Công tythông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng Nghiệp vụ này hoạtđộng song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách

Trang 18

hàng đồng thời cũng phục cho chính mình, vì vậy trong quá trình hoạt động có thểdẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thânCông ty Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa nghiệpvụ môi giới và nghiệp vụ tự doanh, CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh của kháchhàng trước khi thực hiện của mình Thậm chí luật pháp ở một số nước còn quyđịnh hai loại hình CTCK là Công ty môi giới chứng khoán chỉ làm chức năng môigiới chứng khoán và CTCK có chức năng tự doanh.

Khác với nghiệp vụ mô giới, CTCK chỉ làm trung gian thực hiện lệnh chokhách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh bằng chính nguồn vốncủa Công ty Vì vậy, CTCK đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhânviên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tưhợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò các nhà tạo lập thị trường.

Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh

+ Giao dịch gián tiếp: Tức là CTCK đặt các lệnh mua và bán của mình trên

sở giao dịch, lệnh của họ có thể thực hiện với khách hàng nào không xác địnhtrứơc.

+ Giao dịch trực tiếp: Tức là giao dịch tay đôi giữa 2 CTCK hay giữa

CTCK với một khách hàng thông qua thương lượng Đối tượng giao dịch loại nàythường là các loại trái phiếu, các cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường OTC.

Yêu cầu đối với CTCK

+ Tách biệt quản lý: Các CTCK phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự

doanh và nghiệp vụ moi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động.Sự tách biệt này bao gồm tách biệt về: yếu tố con người, quy trình nghiệp vụ, vốnvà tài sản của khách hàng và Công ty.

+ Ưu tiên khách hàng: CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưutiên khách hàng

khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của kháchhàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của Công ty Nguyên tắc này đảm bạơcông bằng cho khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán Do có tính đặcthù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trường nên các CTCK có

Trang 19

thể dự đoán trước được diễn biến của thị trường và sẽ mua hoặc bán tranh củakhách hàng nếu không có nguyên tắc trên.

+ Góp phần bình ổn thị trường: Các CTCK hoạt động tự doanh nhằm góp

phầnlàm bình ổn giá cả thị trường Trong trường hợp này, hoạt động tự doanhđược tiến hành bắt buộc theo luật định Luật các CTCK phải dành một tỷ lệ nhấtđịnh các giao dịch của mình (ở Mỹ là 60%) cho hoạt động bình ổn thị trường.Theo đó, các CTCK có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán bị giảm và bán rakhi chứng khoán lên nhằm giữ giá chứng khoán ổn định.

+ Hoạt động tạo thị trường: Khi được phát hành, các chứng khoán mới

chưa có thị trường giao dịch Để tại thị trường cho các chứng khoán mới này cácCTCK thực hiện tự doanh thông qua việc mua và bán chứng khoán, tạo tính thanhkhoản trên thị trường cấp hai Trên những TTCK phát triển, các nhà tạo lập thịtrường sử dụng nghiệp vụ mua và bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thịtrường Theo đó, họ liên tục có những báo giá để mua hoăc bán chứng khoán vớicác nhà kinh doanh chứng khoán khác Như vậy họ sẽ duy trì một thị trường liêntục với chứng khoán mà họ kinh doanh.

1.2.1.3 Hoạt động Bảo lãnh phát hành.

Bản chất Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra chông chúng đòihỏi tổ chức phát hành phải cần đến các CTCK tư vấn cho đợt phát hành và thựchiện Bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng Đây là nghiệp vụ Bảo lãnhphát hành của các CTCK và là nghiệp vụ chiếm tỷ lệ doanh thu khá cao trong tổngdoanh thu của CTCK.

Nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng Bảo lãnh(tổchức Bảo lãnh) giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bánchứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứngkhoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành Trên TTCK, tổ chức Bảo lãnh pháthành không chỉ có các CTCK mà còn bao gốm các định chế tài chính khác nhưNgân hàng đầu tư, nhưng thông thường việc CTCK nhận Bảo lãnh phát hành

Trang 20

thường kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còn lại Ngân hàng đầu tư thườngđứng ra Bảo lãnh phát hành (hoặc thành lập tổ hợp Bảo lãnh phát hành) sau đóchuyên phân phối chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc các thành viên khác.

Các hình thức Bảo lãnh phát hành

+ Bảo lãnh chắc chắn: Là hình thức Bảo lãnh mà Công ty Bảo lãnh phát

hành nhận mua toàn bộ số chứng khoán trong đợt phát hành của Công ty pháthành, sau đó sẽ bán ra công chúng Giá mua của Công ty Bảo lãnh là một giá đượcấn điịnh Thường là thấp hơn giá thị trường, giá bán của Công ty Bảo lãnh là giáthị trường Hoặc toàn bộ chứng khoán với một giá nhất định cho đến lúc khôngcòn ai mua thì Công ty sẽ nhận mua toàn bộ số chứng khoán còn lại Đây là hìnhthức Công ty Bảo lãnh hoạt động kinh doanh, hoạt hoạt động cho chính họ và sẵnsàng chịu mọi rủi ro Phương thức này thông dụng khi việc mua bán chứng khoántrở nên phổ biến và các CTCK có thể dự đoán được một cách khá chính xác kếtquả của nghiệp vụ nhận bán chứng khoán.

+ Bảo lãnh cố gắng tối đa: là hình thức Bảo lãnh mà Công ty Bảo lãnh

phát hành hứa sẽ cố gắng đến mức tối đa để bán hết số chứng khoán cần phát hànhcho Công ty phát hành Trường hợp không bán hế, số chứng khoán còn lại được trảvề cho Công ty phát hành Người Bảo lãnh được hưởng hoa hồng trên số chứngkhoán đã được bán ra.

Đây là phương thức nhận bán ít mạo hiểm hơn so với phương thức trênthường được các CTCK mới thành lập, không muốn phiêu lưu nhiều, nên chỉ đơngiản muốn thu lợi nhuận từ hoa hồng được hưởng do bán hộ.

+ Bảo lãnh đảm bảo tất cả hoặc không: Đây là trường hợp áp dụng kho

Công ty phát hành chứng khoán cần một số vốn nhất định để giải quyết một mụctiêu nhất định Nếu huy động được đủ số vốn cần thiết đó thì sẽ thực hiện pháthành, nếu không huy động đủ thì sẽ huỷ bỏ Cũng có thể, để cho việc chào bán cóhiệu quả, nhẹ nhàng hơn trong trách nhiệm của người Bảo lãnh, Công ty phát hànhyêu cầu phải phát hành được một số lượng chứng khoán tối thiểu nào đó trong tổngsố chứng khoán cần phát hành, nếu đạt đươc số tối thiểu này thì số còn lại sẽ pháthành tiếp, nếu không đạt được số tối thiểu đó thì sẽ huỷ bỏ toàn bộ.

Trang 21

Quy trình Bảo lãnh

+ Lập nghiệp đoàn Bảo lãnh

Lập nghiệp đoàn: Nếu Công ty phát hành là một Công ty nhỏ, giá trị chứngkhoán phát hành không lớn, thì có thể chỉ cần một CTCK đứng ra Bảo lãnh pháthành Nhưng nếu đó là một Công ty lớn, số chứng khoán phát hành vượt quá khảnăng Bảo lãnh của một CTCK thì một nghiệp đoàn bao gồm một số CTCK và cáctổ chức tài chính sẽ được thành lập

Nghiệp đoàn này có ý nghĩa phân tán rủi ro trong hình thức Bảo lãnh chắcchắn Trong nghiệp đoàn, sẽ có một Công ty Bảo lãnh chính hay còn gọi là ngườiquản lý, thường là người khởi đầu cuộc giao dịch này, đứng ra ký kết và giải quyếtcác thủ tục giấy tờ với Công ty phát hành Nó cũng quyết định CTCK nào sẽ đượcmời tham gia nghiệp đoàn cũng như sẽ chi trả phí Bảo lãnh cho các Công ty kháctrong nghiệp đoàn.

Nhóm bán: Trong những trường hợp cần thiết, nghiệp đoàn Bảo lãnh có thểtổ chức thêm một “nhóm bán” để giải quyết việc bán chứng khoán nhanh hơn.Nhóm bán gồm những CTCK không nằm trong nghiệp đoàn Bảo lãnh, họ chỉ giúpbán chứng khoán mà không chịu trách nhiệm về những chứng khoán không bánđược Vì thế, thường thù lao cho họ ít hơn so với CTCK là thành viên của nghiệpđoàn

+ Phân tích, đánh giá chứng khoán

Định giá chứng khoán cho một đơth phát hành mới là một nghệ thuật, mộtkhoa học Giá của cổ phiếu cũng như lãi suất của trái phiếu không được định trướcngày chứng khoán được phép bán ra cho công chúng Giá thị trường của chứngkhoán rất bất thường, có thể hấp dẫn vào buổi sáng nhưng có thể không hấp dẫnvào buổi chiều nữa.

Đối với trái phiếu, việc định giá có đơn giản hơn, vì trên thị trường đã cósẵn lãi suất chuẩn và giá yết của những người mua, bán chứng khoán cho nhữngloại trái phiếu tương tự.

Trang 22

Định giá cho một cổ phiếu, việc định giá rất phức tạp Ở đây người quản lývấp phải một vấn đề nan giải: Một mặt, người phát hành cổ phiếu muốn nhận càngnhiều tiền càng tốt từ đợt bán này mặt khác, người quản lý muốn định giá sao chocó thể bán được và bán càng nhiều càng tốt Nếu giá cao quá công chúng sẽ khôngmuốn mua nữa, nếu thấp quá thì chứng khoán sẽ mau chóng chuyển nên giá caohơn ở thị trường thứ cấp và người phát hành sẽ bị thiệt.

Thông thường, việc định giá một cổ phiếu tuỳ thuộc vào việc định lượngnhiều yếu tố: Lợi nhuận của Công ty, dự kiến lợi tức cổ phần, số lượng cổ phiếuchào bán, tỷ lệ giá cả-lợi tức so với những Công ty tương tự và tình hình thị trườnglúc chào bán.

+ Ký hợp đồng Bảo lãnh

Sau khi nghiệp đoàn được thành lập xong, đồng thời tiến hành một số côngviệc như phân tích định giá chứng khoán, chuẩn bị cho đợt phân phối chứngkhoán…, nghiệp đoàn Bảo lãnh sẽ ký một hợp đồng với Công ty phát hành, trongđó xác định: Phương thức Bảo lãnh, phương thức thanh toán và khối lượng Bảolãnh phát hành.

+ Đăng ký phát hành chứng khoán (Nộp đơn xin Bảo lãnh và Bản cáo

Sau khi ký hợp đồng Bảo lãnh, nghiệp đoàn phải trình lên cơ quan quản lýđơn xin đăng ký phát hành cùng một Bản cáo bạch thị trường, có đầy đủ chữ kýcủa đơn vị phát hành, Công ty Bảo lãnh, Công ty luật Bản cáo bạch là thông báocủa tổ chức phát hành trình bày tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và kếhoạch sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành giúp công chúng đánh giá và đưara quyết định mua chứng khoán.

Thường thì cơ quan quản lý xem xét tính trung thực và hợp lệ của Bản cáobạch để chấp thuận cho phép phát hành hay từ chối trong thời hạn 30 ngày.

Trong thời gian này, có thể Công ty Bảo lãnh cùng Công ty Phát hành sẽphải cung cấp thêm tài liệu để giải trình các chi tiết chưa đủ, chưa rõ trong Bản cáobạch.

Trang 23

+ Phân phối chứng khoán trên cơ sở phiếu đăng ký

Sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết như phân phát Bản cáo bạch và phiếuđăng ký mua chứng khoán và đợi khi đăng ký phát hành chứng khoán có hiệu lực,CTCK (Hoặc nghiệp đoàn Bảo lãnh) sẽ tiến hành phân phối chứng khoán.

Công ty Bảo lãnh phát hành chứng khoán có thể phân phối chứng khoán racông chúng bằng các hình thức: Bán riêng cho các tổ chức đầu tư tập thể, như cácquỹ đầu tư, quỹ Bảo hiểm, quỹ hưu trí…, bán trực tiếp cho các cổ đông hiện thờihay những nhà đầu tư có quan hệ với tổ chức phát hành, bán ra công chúng.

+ Thanh toán

Đến đúng ngày theo hợp đồng, Công ty Bảo lãnh phát hành phải giao tiềncho Công ty phát hành Số tiền phải giao là giá trị chứng khoán phát hành trừ đithù lao cho Công ty Bảo lãnh.

Thù lao cho Công ty Bảo lãnh có thể là một khoản phí đối với hình thứcBảo lãnh chắc chắn hoặc hoa hồng đối với các hình thức Bảo lãnh khác Mức phíBảo lãnh cao hay thấp tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành cùng điều kiện thịtrường lúc phát hành, do hai bên thoả thuận nói chung, nếu đó là đợt phát hành lầnđầu thì mức phí và hoa hồng phải cao hơn lần phát hành bổ sung Đối với tráiphiếu, phí và hoa hồng Bảo lãnh còn tuỳ thuộc vào lãi suất trái phiếu (Nếu lãi suấtcao thì dễ bán, chi phí sẽ thấp và ngược lại).

Hoa hồng: là một tỷ lệ cố định (%) đối với một loại chứng khoán nhất định.Việc tính toán và phân bổ hoa hồng cho các thành viên trong nghiệp đoàn là do cácthành viên thương lượng với nhau.

Phí Bảo lãnh: Là mức chênh lệch giữa giá chứng khoán trên thị trường chongười đầu tư (người đầu tư phải trả) và số tiền Công ty phát hành nhận được.

1.2.1.4 Hoạt động Quản lý danh mục đầu tư.

Bản chất hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứngkhoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi

Trang 24

nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng Quản lý danh mục đầu tư là một dạngnghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư khách hàng uỷ tháctiền cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay nhữngnguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặc theo yêu cầu

Nghiệp vụ này bao gồm các bước sau

+ Bước 1, xúc tiến tìm hiểu và nhận quản lý: CTCK và khách hàng tiếp

xúc và tìm hiểu về khả năng tài chính, chuyên môn tư đó đưa ra các yêu cầu vềquản lý vốn uỷ thác Đồng thời, Công ty phải chứng minh cho khách hàng thấyđược khả năng của mình, đặc biệt là khả năng chuyên môn và khả năng kiểm soátnội bộ, đây là hai tiêu chuẩn quan trọng nhất của Công ty khi tham gia nghiệp vụnày khả năng chuyên môn của Công ty chính là khả năng đầu tư vốn đem lại lợinhuận cho khách hàng còn khả năng kiểm soát nội bộ là việc Công ty có thể đảmbảo an toàn tài sản cho khách hàng, chống lại những thất thoát do vô ý hay cố tìnhcủa nhân viên Công ty.

+ Bước 2, Ký hợp đồng quản lý: CTCK ký hợp đồng quản lý giữa khách

hàng và Công ty theo các yêu cầu, nội dung về vốn, thời gian uỷ thác, mục tiêu đầutư, quyền và trách nhiệm của các bên phí quản lý danh mục đầu tư.

+ Bước 3,Thực hiện các hợp đồng quản lý: CTCK thực hiện đầu tư vốn uỷ

thác của khách hàng theo các nội dung đã được cam kết và phải bảo đảm tuân thủcác quy định về quản lý vốn, tài sản tách biệt giữa khách hàng và chính Công ty.

+ Bước 4, Kết thúc hợp đồng quản lý: Khách hàng có nghĩa vụ thanh toán

các khoản chi phí quản lý theo hợp đồng ký kết và xử lý các trường hợp khi CTCKbị nhưng hoạt động, giải thể hoặc phá sản Khi đến hạn kết thúc hợp đồng haytrong một số trường hợp Công ty giải thể, phá sản, ngừng hoạt động…Công typhải cùng với khách hàng bàn bạc và quyết định xem có tiếp tục gia hạn hay thanhlý hợp đồng Trong trường hợp CTCK phá sản, tài sản uỷ thác của khách hàng phảiđược tách riêng và không được dùng để trả các nghĩa vụ nợ của CTCK.

Trang 25

Thực hiện nghiệp vụ này cho khách hàng, CTCK vừa bảo quản hộ chứngkhoán, vừa đầu tư hộ chứng khoán Thông thường CTCK nhận được phí quản lýbằng một tỷ lệ phần trăm trên số lợi nhuận thu về cho khách hàng.

1.2.1.5 Hoạt động Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Bản chất hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

Cũng như những loại hình tư vấn khác, tư vấn đầu tư là việc CTCK thôngqua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và cóthể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơcấu tài chính cho khách hàng.

Phân loại hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

Dịch vụ tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính có thể do bất kỳ CTCK hay cánhân nào tham gia hoạt động Hoạt động tư vấn chứng khoán được phân loại theocác tiêu chí sau:

+ Theo hình thức của hoạt động tư vấn: Bao gồm tư vấn trực tiếp (Gặp

trực tiếp khách hàng hoặc qua thư từ điện thoại) và tư vấn gián tếp (thông qua ấnphẩm sách báo) để tư vấn cho khách hàng.

+ Theo mức độ uỷ quyền của tư vấn: Bao gồm tư vấn gợi ý và TVUQ+ Theo đối tượng của hoạt động tư vấn bao gồm:

Tư vấn cho người phát hành hay còn gọi là tư vấn tài chính Công ty CTCKcó thể sử dụng các kỹ năng của mình để tư vấn cho các Công ty về việc sát nhập,thâu tóm, cơ cấu vốn của Công ty để đạt mức độ hoạt động tối ưu và các vấn đềliên quan để thu phí tư vấn Khi nghiệp vụ này đi kèm với nghiệp vụ Bảo lãnh pháthành (Cách thức, hình thức phát hành, xây dựng hồ sơ, Bản cáo bạch) càng có hiệuquả cao

Tư vấn đầu tư, đó là việc CTCK xác định các đặc tính và điều kiện chứngkhoán, đánh giá TTCK, phân tích tình hình tài chính Công ty phát hành để choviệc mua bán chứng khoán được thành công CTCK đưa ra những lời khuyến nghị,thường phải phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu của nhà đầu tư Nghiệp vụ

Trang 26

này, muốn đưa lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư để từ đó CTCK cũng thu được tiềnhoa hồng thoả đáng đòi hỏi CTCK có đội ngũ nhân viên nhiều kiến thức và kỹnăng chuyên môn cao.

Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn

Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốnchất xám họ bỏ ra để kinh doanh đem lại lợi nhuận cho khách hàng Nhà tư vấn đòihỏi phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra các lời khuyến cáo đối với kháchhàng, vì với lời khuyến đó khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ,thậm chí phá sản, còn người tư vấn thu về cho mình khoản phí về dịch vụ tư vấn(Bất kể dịch vụ đó thành công hay không) Hoạt động tư vấn đòi hỏi tuân thủ mộtsố nguyên tắc cơ bản sau:

+ Không bảo đảm chắc chắn về giá trị chứng khoán: giá trị chứng khoánkhông phải là một số cố đinh nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế, tâm lý vàdiễn biến thực tiễn của thị trường.

+ Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ sởphân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, Có thể khônghoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng trong việc sửdụng thông tin từ nhà tư vấn để đầu tư, nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm thiệthại kinh tế do lời khuyên đưa ra

+ Không đựơc dụ dỗ, mời chào khách hàng mau hay bán một loại chứngkhoán nào đó những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở khách quan làquá trình phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu1.2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤ TRỢ

1.2.2.1 Hoạt động Lưu ký chứng khoán

Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tàikhoản lưu ký chứng khoán đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán,bởi vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghisố, khách hàng phải mở tài khoản lưu ky chứng khoán tại các CTCKhoặc ký gửichứng khoán Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK

Trang 27

sẽ nhận được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyểnnhượng chứng khoán.

1.2.2.2 Hoạt động Quản lý thu nhập của khách hàng

Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõitình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chitrả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

1.2.2.3 Hoạt động Tín dụng

Đối với các TTCK phát triển bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán chokhách hàng để hưởng hoa hồng, CTCK còn triển khai dịch vụ cho vay chứngkhoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống hoặc cho khách hàng vay tiềnđể họ thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ.

Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của CTCK cho khách hàng củamình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp chokhoản vay đó Khách hàng chỉ cần ký quỹ một lần, số còn lại sẽ do CTCK ứngtrước tiền thanh toán Đến kỳ hạn thoả thuận khách hàng phải trả hoàn đủ cả gốcvà lãi cho CTCK Trường hợp khách hàng không trả được nợ thì Công ty sẽ phát mãisố chứng khoán đã mua để thu hồi nợ.

1.2.2.4 Hoạt động Quản lý quỹ

Ở một số TTCK, pháp luật về TTCK còn cho phép CTCK được thực hiệnnghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư Theo đó, CTCK cử đại diện của mình để quản lýquỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư chứng khoán CTCK đượcthu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư.

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK

1.3.1 NHÂN TỐ CHỦ QUAN

1.3.1.1 Yếu tố tổ chức quản lý

Ta đã biết hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp khác hẳn với cácdoanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK là một định chế tàichính đặc biệt Vì vây, ứng với các TTCK khác nhau, các CTCK khác nhau sẽ có

Trang 28

hệ thống tổ chức quản lý khác nhau Sở dĩ như vậy, vì việc tổ chức quản lý củamột CTCK sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động nói chung và hoạt độngkinh doanh nói riêng của Công ty Nếu tổ chức quản lý không khoa học sẽ làm choviệc thực hiện các nghiệp vụ không đồng bộ, ăn khớp dẫn đến sai sót và kết quả làảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động khác của Công ty Do các nghiệp vụ của CTCKcó đặc thù là độc lập với nhau nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định với nhau,vì vậy tổ chức quản lý của CTCK phải đáp ứng được yêu cầu này Các phòng banphải tổ chức hợp lý sao cho vừa đảm bảo nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng,chính xác, vừa bảo mật thông tin Có như vậy thì CTCK mới có thể tiến hành hoạtđộng kinh doanh một cách an toàn và ổn đinh.

1.3.1.2 Yếu tố con người

Yếu tố con người ở đây chủ yếu là nói đến đội ngũ nhân viên của CTCK.Chứng khoán là một lĩnh vực đòi hỏi người nhân viên phải có chuyên môn nghiệpvụ vững vàng và có khả năng phân tích đánh giá cũng như khả năng nhạy bén đốivới các thông tin của thị trường Vì vậy có thể nói nhân viên của CTCK phải lànhững chuyên gia trong lĩnh vực mình phụ trách Nếu họ nhận đinh sai một thôngtin nào đó sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư mất lòng tin vào Công ty Trong trườnghợp sai sót đó còn nhỏ thì khách hàng sẽ từ bỏ Công ty này sang Công ty khác,nhưng nếu sai sót lớn thì không những hình ảnh của Công ty bị ảnh hưởng mà nócòn tác động đến thị trường, bởi khách hàng sẽ gây ra phản ứng dây truyền nhanhchóng và khó có thể dự đoán điều gì xảy ra

Ngoài ra cũng không thể phủ nhận ảnh hưởng của các nhà quản lý cácCTCK trong yếu tố về con người, họ là người quyết định các chính sách, chiếnlược của Công ty, ngoài việc phải am hiểu tổng thể các nghiệp vụ, họ còn cần cókhả năng tổ chức lãnh đạo Vì vậy đối với CTCK, yêu cầu đối với một người quảnlý là rất cao.

1.3.1.3 Yếu tố tài chính

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vấn đề tài chính cũng là vấn đề rấtquan trọng Tình hình tài chính của Công ty tốt tức là Công ty làm ăn hiệu quả, có

Trang 29

lãi Nó sẽ quyết định định hướng cũng như quy mô hoạt động kinh doanh tronggiai đoạn tiếp theo của Công ty

Nếu tài chính không tốt, không những hoạt động kinh doanh của Công tykhông thể mở rộng được mà còn làm giảm sút uy tín và lòng tin của khách hàngđối với Công ty Mà đối với CTCK ảnh hưởng của Công ty đối với khách hàng làrất quan trọng Vì trong chức năng hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất làphải cung cấp các dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu về chứng khoán của khách hàng,nếu không có đủ năng lực tài chính để đưa ra các tiện ích phục vụ khách hàng thìsẽ không còn ai muốn hợp tác với Công ty nữa

Riêng đối với Việt Nam thì yếu tố tài chính còn đặc biệt quan trọng bởi sốvốn điều lệ của Công ty quyết định cả các nghiệp vụ mà Công ty được phép hoạtđộng Hơn nữa, do khách hàng mở tài khoản tại CTCK nên Công ty không nhữngphải coi trọng tài chính của mình mà còn phải quan tâm tới các tài khoản củakhách hàng Công ty phải mở và quản lý tài sản của khách hàng tách biệt với nhau.

1.3.1.4 Yếu tố công nghệ

Cuộc sống ngày càng phát triển nên công nghệ đối với tất cả các ngànhnghề đều rất quan trọng Nhưng đối với ngành chứng khoán thì thời gian gắn liềnvới tiền bạc nếu thông tin không nhanh chóng, chính xác thì sẽ gây ra những hậuquả đáng tiếc Do CTCK là trung gian nên họ là cầu nối giữa các chủ thể của thịtrường, vì vậy thông tin họ cập nhật được cũng như phải công bố lại cho nhiều đốitượng, nhiều địa điểm Vậy nếu không có công nghệ hiện đại, thông tin khôngtruyền đến được với các nhà đầu tư, hay TTGD không thể chuyển thông tin chocác CTCK thì khách hàng bị thua lỗ, CTCK cũng thua lỗ và thị trường khó có thểhoạt động lành mạnh được Ngay trong nội bộ một Công ty, việc trang bị côngnghệ để thông tin giữa các phòng ban, nhân viên cũng là một yếu tố tác độngkhông nhỏ tới hiệu quả hoạt động của Công ty Ở những nước có TTCK phát triển,công nghệ của họ vô cùng hiện đại vì vậy họ có thể mở rộng thị trường, rút ngắnmọi khoảng cách giữa các quốc gia và làm cho nền kinh tế thế giới phát triển hơn.Còn đối với một TTCK mới đi vào hoạt động chưa lâu như ở nước ta thì vấn đề

Trang 30

công nghệ có ảnh hưởng rất lớn và là yếu tố cần thiết hiện nay cho các CTCK đểcó thể phát triển các nghiệp vụ của mình

1.3.1.5 Kiểm soát nội bộ

Nguyên tắc bảo mật thông tin của các CTCK là một nguyên tắc sẽ quyếtđịnh yếu tố thắng lợi trong cạnh tranh của Công ty Vì vậy công tác kiểm soát nộibộ là rất cần thiết Tất nhiên không phải chỉ có thông tin mới cần kiểm soát, ngaytừ các quy trình nghiệp vụ, các thủ tục tiến hành nghiệp vụ của CTCK đều phảiđược kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo không vi phạm pháp luật và nâng cao chấtlượng hoạt động của Công ty Để lộ thông tin hay vi phạm pháp luật đều dẫn đếnkết quả là Công ty sẽ thất bại trọng hoạt động kinh doanh.

1.3.2 NHÂN TỐ KHÁCH QUAN

1.3.2.1 Sự phát triển của nền kinh tế

TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính của một quốc gia hay nóirộng ra nó là một bộ phận của nền kinh tế Vì vậy sự phát triển của nền kinh tế cóảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của TTCK Và dĩ nhiên CTCKcũng chịu sự tác động rất nhiều của nền kinh tế Nếu kinh tế phát triển các doanhnghiệp sẽ thu hút được nhiều lợi nhuận, họ mong muốn được mở rộng sản xuấtkinh doanh Do đó họ cần vốn và phương pháp hữu hiệu để có nguồn vốn trung vàdài hạn là huy động trên TTCK Khi đó họ đã trở thành những nhà phát hành Nếulà cá nhân bạn có thể dùng thu nhập nhiều hơn do kinh tế phát triển để đầu tưchứng khoán thu lợi nhuận Tất cả những hoạt động đó CTCK đều có thể đứng rathực hiện cho họ vì đó là chức năng của CTCK CTCK phát triển sẽ thúc đẩyTTCK phát triển và TTCK lại thúc đẩy nền kinh tế phát triển Đó là ảnh hưởngtích cực Ngược lại, nếu kinh tế không phát triển mọi điều trên không xảy ra,không có nhà đầu tư thì không có thị trường và cũng không có CTCK.

1.3.2.2 Yếu tố pháp lý

Đây là yếu tố không thể thiếu đối với TTCK nói chung và với CTCK nóiriêng Như mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, CTCK cần phải tuân thủpháp luật của mỗi quốc gia mà trong đó nó được thành lập Có thể coi yếu tố pháp

Trang 31

lý ở đây là những luật định của các cơ quan quản lý và giám sát TTCK của mỗiquốc gia Họ có quyền cao nhất trong việc ra các quyết định đối vơi thị trường vàvì vậy những quyết định đó có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường Nếu họ thay đổimột số quy định, giả sử về thủ tục phát hành,về phiên giao dịch, về hình thức khớplệnh hay về thuế một cách tiêu cực hay tích cực đều có những tác động tương ứngngay tới các CTCK CTCK sẽ hoạt động thuận tiện hơn, có hiệu quả hơn hay sẽ bịbó buộc, làm ăn thua lỗ một phần phụ thuộc vào yếu tỗ pháp lý do các cơ quanquản lý và giám sát thị trường ban hành.

1.3.2.3 Sự phát triển của TTCK.

CTCK không thể tồn tại và tách rời khỏi TTCK Sự phát triển của TTCK ởđây là sự phát triển cả cung và cầu chứng khoán, các thành viên tham gia thịtrường cùng sự phát triển của các trung gian tài chính và các hoạt động khác Mộtthị trường không có hàng hoá thì không tồn tại vì không có gì để mua và bán NếuTTCK không phát triển thì CTCK cũng không phát triển được vì CTCK là mộtchủ thể chính tham gia trên TTCK TTCK phát triển cùng với hệ thống công bốthông tin, hệ thống đăng ký, hệ thống công bố công khai của nó đã cung cấp chocác nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác liên quan đến chứng khoán, tăngđộ tin cậy cho thị trường và giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng và rủi rođạo đức Từ đó, nhà đầu tư có niềm tin tham gia đầu tư, mà CTCK là cầu nối chohọ.

1.3.2.4 Tâm lý nhà đầu tư

Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của CTCK MộtCTCK không thể hoạt động tốt nếu các nhà đầu tư có tâm lý không tốt về TTCKnói chung và CTCK nói riêng Từ đó các CTCK luôn phải tìm cách tạo những hìnhảnh tốt trong các nhà đầu tư để từ đó họ tin tưởng vào sự phát triển của TTCK vàhoạt động của CTCK giúp cho hoạt động của CTCK trở lên thuận lợi và có hiệuquả hơn.

Trên đây là những vấn đề chung về hoạt động của CTCK, sau đây chúng tasẽ đi tìm hiểu về thực trạng hoạt động của CTCK Bảo Việt.

Trang 32

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦACTCP CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CTCK BẢO VIỆT

2.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CTCK BẢO VIỆT

2.1.1.1 Lịch sử hình thành Bảo Việt

Quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam đòi hỏi một khối lượng vốn lớn nhất lànguồn vốn dài hạn, mà trong điều kiện hiện nay thị trường mới chỉ đáp ứng đượcmột phần nhỏ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế Xuất phát từ đòi hỏi đó TTCK vớitư cách là kênh huy động vốn quan trọng cho quá trình CNH-HĐH đã trở thànhmột nhu cầu cấp thiết, khách quan trong tình hình hiện nay, một nhân tố quantrọng trong chiến lược phát triển đất nước.

Trang 33

Tuy nhiên, TTCK muốn thiết lập được thì cần phải tạo hàng hoá và đồngthời phải có những trung gian nhằm tạo thị trường, mua bán, giao dịch các loạihàng hoá đó Trong các trung gian tài chính không thể không nhắc đến vai trò quantrọng không thể thiếu của các CTCK Như vậy, sự ra đời của TTCK cũng đồngnghĩa với việc thành lập các CTCK.

Để chuẩn bị cho sự ra đời của các CTCK, sau khi thành lập UBCKNN,Chính phủ đã ra nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán vàTTCK, trong đó có những quy định vê CTCK Trong nghị định có quy định: mộtCTCK muốn được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán phải là CTCPhoặc Công ty TNHH đáp ứng các điều kiện sau:

- Có phương án kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hộivà phát triển ngành chứng khoán.

- Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứngkhoán.

- Có mức vốn pháp định đáp ứng được quy định của từng loại hình kinhdoanh như sau:

+ Môi giới chứng khoán : 3 tỷ đồng+ Tự doanh chứng khoán : 12 tỷ đồng+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán : 22 tỷ đồng+ Tư vấn đầu tư chứng khoán : 3 tỷ đồng+ Quản lý danh mục đầu tư : 3 tỷ đồng

Như vậy, nếu CTCK muốn thực hiện cả 5 nghiệp vụ thì phải có khả năngtài chính tối thiểu là 43 tỷ đồng (vốn pháp định).

Các CTCK ở Việt nam được hình thành dưới dạng Công ty tài chính độclập hoặc Công ty con trực thuộc doanh nghiệp nhà nước, Ngân hàng thương mại,các CTCP, Công ty TNHH có tư cách pháp nhân riêng, hạch toán độc lập Việc bắtbuộc các CTCK là CTCP hoặc Công ty TNHH nhằm bảo vệ lợi ích cho kháchhàng, tránh tình trạng thâu tóm, thao túng doanh nghiệp nhằm phục vụ lợi ích riêngcủa một số người Ngoài ra, CTCP hay TNHH phải tuân thủ chế độ báo cáo thôngtin chặt chẽ hơn, cũng như phải đáp ứng yêu cầu quản lý cao hơn hoặc loại hinh

Trang 34

doanh nghiệp khác Như vậy, có thể nói ở Việt nam hiện nay chưa tồn tại hình thứcCTCK quốc doanh Sở dĩ như vậy là vì theo các quy định hiện hành của nước ta thìcác doanh nghiệp Nhà nước muốn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứngkhoán cũng phải thành lập Công ty con kinh doanh độc lập dưới dạng CTCP hoặcCông ty TNHH.

CTCP chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là CTCK đầu tiên được thành lập tạiViệt Nam, cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) vàchính thức được phép tham gia hoạt động kể từ ngày 26/11/1999 theo giấy phéphoạt động số 01/GPHĐKD do UBCKNN cấp.

Trong giai đoạn đầu của TTCK Việt Nam, số lượng các CTCK chưa nhiềuvà cũng chưa có sự xuất hiện của các CTCK nước ngoài Tính đến nay, Việt Namcó 13 CTCK được cấp giấy phép hoạt động Trong đó BVSC là CTCK đầu tiênđược thành lập.

2.1.1.2 Tên gọi và hình thức Công ty

- CTCK Bảo Việt là CTCP, tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệpđược Quốc hội nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thôngqua ngày 12/6/1999, các văn bản hướng dẫn thi hành, Pháp luật TTCK.- BVSC được thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia góp vốn của các

chủ sở hữu.

Trang 35

- BVSC là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính.

2.1.1.3 Trụ sở và các chi nhánh trực thuộc:

 Trụ sở chính: Tầng 2 và 5, Toà nhà 94–Bà Triệu, Q Hoàn Kiếm, HàNội.

 Chi nhánh: Số 1A–Nam Kỳ Khởi nghĩa, Quận I, TP HCM

 Mạng lưới các Đại lý giao dịch chứng khoán: Tại Hải Phòng, Đà Nẵng,TP.Biên Hoà-Đồng Nai, Tx.Tân An–Long An, TX.Bỉm Sơn–ThanhHoá.

2.1.1.4 Tôn chỉ và nguyên tắc hoạt động

 Uy tín là tài sản quan trọng nhất của Công ty

 Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng nhất của nhân viên

 Thận trọng triển khai hoạt động từng bước theo định hướng phát triểncủa Nhà nước; theo nhu cầu của thị trường.

 Triển khai hoạt động đúng đắn, lành mạnh từ thời gian đầu hoạt động. Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển

2.1.1.5 Vốn kinh doanh

 Tổng tài sản tính đến 31/12/2003: 86.071.920.188 đồng Vốn chủ sở hữu: 43.657.364.986 đồng

 Vốn điều lệ: 43.000.000.000 đồng Cơ cấu cổ đông và tỷ lệ sỡ hữu:

 Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam(Bảo Việt) góp 31,39 tỷ đồng tiểnmặt tương đương 73% Vốn điều lệ Công ty.

 Các cổ đông thể nhân (bao gồm 1456 cổ đông) góp 11,61 tỷ đồng tiềnmặt tương đương 27% Vốn Điều lệ Công ty.

2.1.1.6 Mục tiêu hoạt động

Trang 36

 Đáp ứng tốt nhất nhu cầu đầu tư vào chứng khoán của khách hàng là cáctổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

 Đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các tổ chức Bao gồm từ công tácđịnh giá các doanh nghiệp để thực hiện phát hành chứng khoán huyđộng vốn, định giá trong việc chuyển đổi hình thức sở hữu doanhnghiệp, lập hồ sơ theo đúng chuẩn mực đến việc tổ chức phân phốichứng khoán phát hành qua việc đại lý và/ hoặc Bảo lãnh phát hành Đặcbiệt chú trọng tham gia vào hoạt động Tư vấn CPH doanh nghiệp Nhànước bao gồm Tư vấn xây dựng phương án CPH, xây dựng điều lệ tổchức hoạt động, Định giá doanh nghiệp; Tổ chức đấu giá chào bán cổphần ra công chúng.

 Đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc đại chúng hoá Công tythông qua việc niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán tậptrung Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu niêm yết chứng khoán vàmục tiêu phát hành chứng khoán đại chúng để tiến tới niêm yết trênTTCK.

 Cung cấp các dịch vụ khác có liên quan nhằm hỗ trợ cho các doanhnghiệp cổ phần; bao gồm tư vấn quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn hìnhthức cổ phiếu và quản lý sổ cổ đông, đại lý chuyển nhượng và thực hiệncác quyền liên quan đến cổ phiếu.

 Tham gia quảng bá, giới thiệu về đầu tư và TTCK nhằm gia tăng sự hiểubiết của công chúng.

2.1.1.7 Các hoạt động của Công ty

BVSC đã đăng ký và được phép thực hiện tất cả các loại hình hoạt độngkinh doanh trên chứng khoán theo qui định của pháp luật về chứng khoán vàTTCK Công ty được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động cho những loại hìnhnghiệp vụ sau:

Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Lưu kýchứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Trang 37

2.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ CỦA BVSC.

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của BVSC

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Trang 38

2.1.2.2 Đội ngũ cán bộ

Tập hợp và xây dựng được một đội ngũ cán bộ mạnh là một nhân tố quantrọng đảm bảo sự thành công và chất lượng của dịch vụ tư vấn; do vậy, công tácnhân sự luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của HĐQT và Ban giám đốc Côngty Hơn nữa, với vị trí là CTCK hàng đầu tại Việt Nam, BVSC đã thu hút đượcnhững cá nhân có trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính-Ngânhàng-Chứng khoán và đầu tư tham gia các hoạt động của Công ty.

Bên cạnh đó, BVSC cũng đã tạo dựng và thường xuyên duy trì mối quan hệhợp tác chặt chẽ các cơ quan quản lý Nhà nước và với đội ngũ cộng tác viên giàukinh nghiệm trong các lĩnh vực cải cách Doanh nghiệp nhà nước, Tài chính doanhnghiệp, kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước.

Qua kinh nghiệm của 3 năm hoạt động, với việc tham gia vào nhiều dự ántư vấn khác nhau, BVSC đã nhận thấy tầm quan trọng đồng thời đã xây dựng đượcphương thức trao đổi thông tin, phương thức hợp tác hữu hiệu trong nội bộ Côngty và giữa BVSC với khách hàng tư vấn nhằm đem laị hiệu quả và lợi ích tối đacho khách hàng.

2.1.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

2.1.3.1 Những điều kiện thuận lợi

BVSC là CTCK đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, cổ đông sáng lập làTổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) và chính thức được phép thamgia hoạt động từ ngày 26/11/1999; Công ty đã không trông chờ vào sự xuất hiệncủa thị trường tập trung mà đã có những hoạt động rất tích cực được nhiều kháchhàng, nhà đầu tư biết đến

Là CTCK hoạt động hiệu quả và có nhiều kinh nghiệm, nhất là trong lĩnhvực tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu, tư vấn niêm yết và phát hành chứngkhoán Là CTCK đầu tiên tham gia vào lĩnh vực hỗ trợ CPH.

BVSC có khả năng cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệpvà trọn gói; bao gồm tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tư vấn tàichính doanh nghiệp, quản lý sổ cổ đông - tổ chức thực hiện quyền và đại lý chuyển

Trang 39

nhượng cổ phần, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn niêm yết cổ phiếu, tư vấn vàđịnh giá phát hành chứng khoán huy động vốn, đại lý và Bảo lãnh phát hành chứngkhoán - những hình thức tư vấn trọn gói này chỉ có thể được thực hiện bởi BVSCvừa có chức năng tư vấn, vưa có chức năng Bảo lãnh phát hành

Là đơn vị kinh doanh chứng khoán có mối quan hệ rộng rãi với các tổ chứcđầu tư, mạng lưới giao dịch rộng khắp và đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại;đồng thời BVSC luôn có thể sẵn sàng tận dụng mạng lưới các Công ty Bảo Việt cómặt tại tất cả 61 tỉnh thành, thành phố để triển khai mạng lưới phân phối chứngkhoán đến cá nhân nhà đầu tư trong cả nước.

BVSC có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và nhữngcộng tác viên là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính.

2.1.3.2 Những khó khăn của Công ty

TTCK đã trải qua gần 4 năm hoạt động cùng với những biến động lênxuống Cũng như Thị trường, CTCK Bảo Việt cũng phải đối mặt đối với không ítnhững khó khăn, thách thức Trong thời kỳ đầu của thị trường tuy thị trường hếtsức sôi động nhưng quy mô còn quá bé, còn quá ít Công ty quan tâm đến TTCK vàcông chúng thì hiểu biết không nhiều về chứng khoán vì thế mà việc triển khai cácđại lý cũng như các hoạt động tư vấn của Công ty không đạt được hiệu quả caonhư kế hoạch đề ra Hơn nữa khung pháp lý chưa hoàn thiện vì thế cũng ảnhhưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của Công ty Sang nữa cuối năm 2001 đến gầncuối 2003 TTCK đi vào tình trạng gần như “đóng băng” Tuy Công ty có nhiềuhoạt động tích cực song do giá chứng khoán giảm sút qua mạnh, vì thế nhiều Côngty đang có xu hướng muốn tham gia niêm yết đã dừng ngay ý định; và nhiều rấtnhiều tài khoản của các nhà đầu tư gần như đóng băng không có giao dịch trongthời gian dài Vì thế mà doanh thu từ các hoạt động môi giới cũng như tư vấn, lưuký, Bảo lãnh phát hành giảm sút.

Kể từ cuối năm 2003 và sang đầu năm 2004 cho đến nay thị trường đã bướcsang giai đoạn đi vào hoạt động ổn định biểu hiện ở giá chứng khoán có xu hướngđi lên và độ biến động giá ổn định song quy mô của thị trường còn nhỏ, lượnghàng hoá còn chưa nhiều.

Trang 40

Về đối thủ cạnh tranh, hiện nay đã có 13 CTCK đi vào hoạt động, cácCTCK khác cũng đang gấp rút cho việc quảng bá thương hiệu của mình và thu hútkhách hàng Các hoạt động của các Công ty cũng đã và đang được hoàn thiện,nâng cao và ngày càng đa dạng cũng là một thách thức của Công ty.

2.1.4 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Bảng 2.1.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2001-2003)

Tổng chi phí2.651.6175.551.2547.035.3916.061.201Tổng LN trước thuế1.039.0122.194.147345.491644.204

UBCKNN đã có nhiều nỗ lực vực dậy TTCK sau một thời gian trầm lắngkéo dài suốt từ năm 2002 bằng việc áp dụng một loạt các giải pháp kỹ thuật mới vàtổ chức “Tuần lễ Chứng khoán” nhằm hâm nóng thị trường, quảng bá và tập trungthu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng đầu tư đến với TTCK Tuy nhiên,những cố gắng này hầu như chưa đủ lực để vực dậy thị trường.

Trong năm 2003, môi trường pháp lý đã được cải thiện khá nhiều với việcsửa đổi bổ sung và ban hành một số quy định pháp lý quan trọng Quyết định số

Ngày đăng: 17/11/2012, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BVSC đã đăng ký và được phép thực hiện tất cả các loại hình hoạt động kinh doanh trên chứng khoán theo qui định của pháp luật về chứng khoán và TTCK - Những giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của CTCP chứng khoán Bảo Việt.doc
ng ký và được phép thực hiện tất cả các loại hình hoạt động kinh doanh trên chứng khoán theo qui định của pháp luật về chứng khoán và TTCK (Trang 36)
Bảng 2.1.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2001-2003) - Những giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của CTCP chứng khoán Bảo Việt.doc
Bảng 2.1.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2001-2003) (Trang 39)
Trước tình hình đó ngay từ đầu năm 2003, Công ty đã xác định tập trung chuyển hướng mạnh sang mảng tư vấn CPH với chủ trương cung cấp dịch vụ trọn  gói cho đến khi hoàn thành chuyển giao doanh nghiệp nhà nước thành CTCP, trong  năm Công ty đã ký được 13 h - Những giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của CTCP chứng khoán Bảo Việt.doc
r ước tình hình đó ngay từ đầu năm 2003, Công ty đã xác định tập trung chuyển hướng mạnh sang mảng tư vấn CPH với chủ trương cung cấp dịch vụ trọn gói cho đến khi hoàn thành chuyển giao doanh nghiệp nhà nước thành CTCP, trong năm Công ty đã ký được 13 h (Trang 46)
Bảng 2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty (Đơn vị:1000 đồng) - Những giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của CTCP chứng khoán Bảo Việt.doc
Bảng 2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty (Đơn vị:1000 đồng) (Trang 59)
Bảng và biểu đồ cho thấy doanh thu của các CTCK năm 2001 có sự gia tăng đáng kể so với năm 2000 (Khoảng hơn 4 tỷ đồng) - Những giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của CTCP chứng khoán Bảo Việt.doc
Bảng v à biểu đồ cho thấy doanh thu của các CTCK năm 2001 có sự gia tăng đáng kể so với năm 2000 (Khoảng hơn 4 tỷ đồng) (Trang 60)
Bảng 2.3.1.2a: Tổng doanh thu của Công ty (2000-2003) - Những giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của CTCP chứng khoán Bảo Việt.doc
Bảng 2.3.1.2a Tổng doanh thu của Công ty (2000-2003) (Trang 60)
Để có một cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về tình hình doanh thu của CTCK Bảo Việt thời gian qua, ta hãy xem xét kết cấu doanh thu từ hoạt động kinh  doanh và lãi đầu tư của Công ty - Những giải pháp nhằm phát triển các hoạt động của CTCP chứng khoán Bảo Việt.doc
c ó một cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về tình hình doanh thu của CTCK Bảo Việt thời gian qua, ta hãy xem xét kết cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh và lãi đầu tư của Công ty (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w