Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
2,89 MB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại thường xuyên đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó “nợ xấu” là một trong những rủi ro được bàn đến nhiều nhất. Vấn đề “nợ xấu” đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của toán hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đặc biệt “nợ xấu” trong năm 2012 có những diễn biến rất phức tạp. Trong bối cảnh đó, vai trò của Chính phủ trong việc hỗ trợ xử lý vấn đề nợ xấu cùng với hệ thống ngân hàng là rất quan trọng để nhanh chóng đưa hệ thống tài chính thoát ra khỏi thời kỳ khủng hoảng trở về trạng thái ổn định. Chính vì vậy, nhận thức được tính cấp bách của vấn đề, nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu về “Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” để có được cái nhìn tổng quan nhất về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và học tập được những kinh nghiệm hữu ích của các nước về xử lý nợ xấu trên thế giới áp dụng cho Việt Nam một cách hiệu quả nhất về xử lý nợ xấu; giúp cho Ngân hàng phát triển mạnh mẽ, bền vững, ổn định. Từ đó nền kinh tế Việt Nam sẽ càng ngày càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thực sự là bước ngoặt lớn của nền kinh tế Việt Nam với những cơ hội ngàn vàng và cả những thách thức đan xen, ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như vốn điều lệ và tính thanh khoản thấp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng… Chính vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm của các nước trong việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật xử lý nợ xấu và tăng cường quy mô vốn sẽ có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, những giải pháp tối ưu nhất sẽ được đề xuất và thực hiện có hiệu quả. 3. Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm mục đích trình bày những vấn đề về nợ xấu trong hoạt động của các NHTM, nghiên cứu quá trình hình thành và phát sinh nợ xấu. Đánh giá tình hình nợ xấu và các biện pháp hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam thời gian qua; để từ đó thấy được những vấn đề còn tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận cơ bản về vấn đề xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam; - Phân tích thực trạng xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả để xử lý triệt để nhất vấn đề nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những lý luận và thực tiễn về tình hình nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, thông qua phân tích các nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu và những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạn chế nợ xấu và từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu trong tương lại cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cúu: Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 chính điều đó đã tạo nên một dấu mốc mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là ngành tài chính – ngân hàng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn phạm vi nghiên cứu của mình là những vấn đề về nợ xấu tại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2012. 6. Phương pháp nghiên cứu Bài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích chuỗi số liệu thời gian để giải quyết vấn đề. 7. Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học Bài nghiên cứu gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung bài nghiên cứu được chia thành ba chương: Chương I: Các cơ sở lý luận về nợ xấu trong các ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Chương III: Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam CHƯƠNG I CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về nợ xấu Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm đầy đủ, thống nhất về nợ xấu. Vì thế, khi nói về nợ xấu, người ta mới chỉ nêu lên một vài đặc điểm chung nhất của các khoản nợ này. Theo Ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu (ECB) Nợ xấu trong các NHTM bao gồm: * Nợ không thể thu hồi được: - Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ. - Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ. - Những khoản nợ mà Ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ. - Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. * Nợ có thể thu không thanh toán đủ Ngân hàng Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ. Người trả nợ không liên lạc với Ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đầy đủ như: - Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản nợ. - Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng không được đền bù trong thời gian thỏa thuận. - Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở Ngân hàng không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợ Ngân hàng đầy đủ. - Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ. Theo định nghĩa nợ xấu của Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) Một khoản nợ xấu được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Về cơ bản, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 1 đang được phổ biến trên thế giới. Theo định nghĩa ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 3, Điều 2, Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước, và quyết định số 18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 thì nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (Nợ nghi ngờ) và 5 (Nợ có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 1 Một định ng hĩa khác về nợ xấu theo IFSR và IAS 39 được Ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế cho ra đời và được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005. Theo đó, IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay mà không quan tâm tới thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay. Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế nhiều khó khăn. Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. (Khoản 6, Điều 2) Và nợ xấu vẫn được hiểu là các khoản nợ hầu như không có khả năng được thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ. Theo quan điểm riêng của bài nghiên cứu. Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước. Hay nói tóm lại, nợ xấu tức là khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. 1.1.2. Phân loại nợ xấu 1.1.2.1. Quan điểm của quốc tế Phần lớn các ngân hàng trên thế giới vẫn sử dụng hệ thống phân hạng các khoản nợ thành năm mức theo tiêu chí của NHTW Liên minh Châu Âu như sau: Một là, khoản nợ đạt tiêu chuẩn: Các điều khoản của hợp đồng được tuân thủ, khách hàng có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn và theo đúng nguyên tắc. Hai là, khoản nợ được chú ý đặc biệt: Khách hàng vẫn có khả năng chi trả các khoản nợ nhưng việc thanh toán có thể chịu tác động bởi một vài nhân tố khác. Rủi ro của những khoản nợ này có thể tương đối nhỏ, nhưng cũng có thể tạo ra những rủi ro không thể lường trước được do hoàn cảnh xung quanh chúng. Ba là, khoản nợ dưới mức tiêu chuẩn: Khả năng thanh toán của khách hàng trong trường hợp này rõ ràng là cần đặt câu hỏi. Không thể dựa vào tình hình kinh doanh của khách hàng để biết khách hàng có khả năng chi trả vốn và lãi hay không. Rủi ro mất vốn là hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí ngay khi khoản nợ có bảo đảm. Bốn là, khoản nợ có vấn đề: Khách hàng không thể hoàn trả gốc và lãi đầy đủ. Rủi ro mất vốn của ngân hàng gần như là chắc chắn, ngay cả khi các khoản bảo đảm vẫn tồn tại. Năm là, khoản nợ mất vốn: Ngân hàng có đầy đủ thông tin để khẳng định tiền gốc và lãi không được hoàn trả hoặc chỉ được thanh toán một phần rất nhỏ sau khi đã nỗ lực xử lý bằng nhiều cách, thậm chí sử dụng cả các biện pháp pháp lý cần thiêt. Theo cách phân loại này, các khoản nợ dưới mức tiêu chuẩn, khoản nợ có vấn đề và khoản nợ lỗ được xếp vào nợ xấu. NHTW Liên Minh Châu Âu quan niệm nợ xấu không chỉ bao gồm những khoản vay quá hạn thông thường không có khả năng thu hồi theo hợp đồng mà còn bao gồm cả những khoản nợ chưa quá hạn nhưng tiềm ẩn những rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. 1.1.1.2 Quan điểm của Việt Nam Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; và quyết định số 18/2007 QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 493 thì Nợ xấu được xác định dựa trên cả yếu tố thời hạn nợ và khả năng thu hồi. a. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nợ xấu thuộc nhóm này được coi là các khoản nợ có khả năng thu hồi cao nhất. Ngân hàng sẽ trích lập một tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là 20% dư nợ của nhóm. b. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp hơn so với các khoản nợ của nhóm 3. Các khoản nợ này được xếp vào những khoản nợ mà Ngân hàng có sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tỷ lệ trích lập DPRR cho nợ xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợ của nhóm. c. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Khả năng thu hồi nợ của nhóm này được coi như bằng 0, do vật tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tương ứng là 100% tổng dư nợ của nhóm. Còn riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD. Ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này sẽ thay thế Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/4/2005 về phân lợi nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng và Quyết định 18 ban hành ngày 25/4/2007 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493. Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn so với Quyết định 493 và Quyết định 18. Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/6/2013. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kể từ ngày 1/1/2014. Nợ nhóm 1 và Nợ nhóm 2 hầu như vẫn giữ như các quy định trước đây. Tuy nhiên, với các khoản nợ xấu (nợ nhóm 3, 4 và 5) đã được Ngân hàng Nhà nước bổ sung thêm nhiều đối tượng. Tỷ lệ nợ xấu sẽ được tính bằng tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5, trước đó, quyết định 493 không quy định cụ thể cách tính này. a. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu; - Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây: • Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; • Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp; • Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; • Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật; • Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật; • Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; • Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; - Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. b.Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Khoản nợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; - Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; - Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. c.Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Nợ quá hạn trên 360 ngày; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; [...]... thống ngân hàng thương mại Việt Nam như Tỷ lệ xóa nợ ròng/Tổng nợ xấu, Tỷ lệ dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ Nó góp phần giải thích được các con số xung quanh vấn đề nợ xấu hiện nay Trước hết, ta tìm hiểu cách đo tổng nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng: Tổng nợ xấu được đo bằng tổng dư nợ của tất cả các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 Tổng dư nợ của ngân hàng được đo bằng tổng dư nợ của tất cả các khoản nợ. .. báo cáo của các tổ chức tín dụng đến ngày 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 54,6 ngàn tỷ đồng chiếm 3,96% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước Nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 41 ngàn tỷ đồng chiếm 4,54% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần... 31/3/2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202.099 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 125.800 tỷ đồng chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước còn nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60.900 tỷ đồng chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Còn khác nhau nhiều về con số nợ xấu. .. 1/6/2013 Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ thực hiện phân loại nợ, trích lập DPRR kể từ ngày 1/1/2014 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá xử lý nợ xấu Tùy theo từng đặc điểm và tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng hoặc từng quốc gia trong từng thời kỳ mà các ngân hàng có thể sử dụng nhiều các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xử lý nợ xấu khác nhau Một số chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá xử lý nợ xấu phổ biến trong hệ. .. bổ nợ xấu ở các NHTM NN cao hơn ở các NHTM CP.Quy mô của nợ xấu vẫn là “ẩn số” Nợ xấu của Việt Nam chủ yếu là : Nợ xấu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và từ thị trường bất động sản, chứng khoán” Theo thống kê, nợ xấu của các DNNN chiếm tới 70% tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Tính bình quân tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu của DNNN là 1,36 lần Trong đó, có tới 30 doanh nghiệp có số nợ. .. giúp ngân hàng giải quyết hiệu quả các khoản nợ xấu, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng trong tương lai Tùy vào quy mô nợ xấu của mỗi ngân hàng, nợ xấu có thể được xử lí về mức an toàn trong 3- 5 năm Khó khăn lớn nhất để thực hiện phương pháp này là ngân hàng có sẵn sàng công bố tình trạng nợ xấu của mình hay không, các cổ đông có sẵn sàng hi sinh lợi tức của mình trong một vài năm hay không Vậy thì, ngân. .. nợ xấu nhiều cho các AMCs vì suy cho cùng các khoản nợ xấu vẫn được phản ánh trong báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng mẹ Ngay cả khi nợ xấu không được phản ánh trong báo cáo tài chính nữa thì các công ty con cũng không thể đảm bảo sẽ thành công trong việc xử lý nợ xấu và đảm bảo giá trị của các trái phiếu dùng để mua lại các khoản nợ Bên cạnh đó, có 4 công ty quản lý tài sản có chức năng xử lý. .. mô của nợ xấu “Chiều ngày 21/82012 Thống đốc NHNN khẳng định trong phiên trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTW Quốc hội: Con số mới nhất về nợ xấu được NHNN xác nhận tính đến ngày 30/6/2012 là 8,6%, tương đương với khoảng 202.099 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng thương mại nhà nước là 3,76%, khối ngân hàng thương mại cổ phần là 4,73%” Nếu lấy con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng xấp... nước Trong đó, 50 nghìn tỷ won là các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng, chiếm 42% tổng nợ xấu, 68 nghìn tỷ won là các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định, số nợ xấu trị giá 100 nghìn tỷ won gồm các khoản có nguy cơ vỡ nợ cao, các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng và các khoản nợ xấu có thể phát sinh trong quá trình xử lí) cần được xử lý ngay bằng hai biện pháp: buộc các tổ... định giá các khoản nợ dựa trên cơ cở mức độ rủi ro của khoản nợ và bắt buộc các NHTM phải bán lại cho Chính phủ Biện pháp này gây thiệt thòi cho các ngân hàng, tuy nhiên, do các ngân hàng và doanh nghiệp đều thuộc quyền sở hữu nhà nước nên đây là cách hiệu quả để giải quyết nhanh chóng tình trạng nợ xấu Bên cạnh đó, thông qua hệ thống ngân hàng, cụ thể là qua các Quỹ bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng hoặc . I: Các cơ sở lý luận về nợ xấu trong các ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Chương III: Các giải pháp nhằm xử lý nợ. những lý luận cơ bản về vấn đề xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam; - Phân tích thực trạng xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp. tài nghiên cứu về Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam để có được cái nhìn tổng quan nhất về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và học tập được