Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28)

Giống như một số các quốc gia châu Á khác, cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 2007 ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Hàn Quốc, đầu tiên là cuộc khủng hoảng tín dụng và sau đó trở thành cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Theo báo cáo “Role of Kamco in Resolving Nonperforming Loans in the Republic of Korea” (2004), đến cuối tháng 3 năm 1998, tổng nợ xấu của các tổ chức tài chính Hàn Quốc là 118 nghìn tỉ won, chiếm 27% GDP cả nước. Trong đó, 50 nghìn tỷ won là các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng, chiếm 42% tổng nợ xấu, 68 nghìn tỷ won là các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định, số nợ xấu trị giá 100 nghìn tỷ won gồm các khoản có nguy cơ vỡ nợ cao, các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng và các khoản nợ xấu có thể phát sinh trong quá trình xử lí) cần được xử lý ngay bằng hai biện pháp: buộc các tổ chức tín dụng sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các khoản nợ xấu bằng việc yêu cầu khách hàng trả nợ hoặc bán tài sản thế chấp ; Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc ( Korean Asset Corporation – KAMCO) mua một nửa các khoản nợ xấu.

KAMCO đã tồn tại và phát triển trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra với nhiệm vụ chính là tạo thanh khoản cho các tài sản xấu của Ngân hàng phát triển Hàn Quốc. Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Chính phủ Hàn Quốc đã kịp thời điều chỉnh lại công ty theo đạo luật KAMCO ( KAMCO Act) nhẵm hỗ trợ các tổ chức tài chính xử lý nợ xấu, thanh khoản tài sản và tái cơ cấu doanh nghiệp. Cũng giống như hầu hết các công ty quản lý tài sản (AMCs) tại châu Á, KAMCO thực hiện mô hình quản lý tập trung để xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Cho đến nay, vai trò của KAMCO được khẳng định rõ ràng qua việc KAMCO vẫn tiếp tục tồn tại, trở thành một định chế tài chính riêng thay vì đóng cửa sau khi hoàn thành nhiệm vụ xử lý nợ.

Để thực hiện quá trình xử lý nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng chuẩn phân loại nợ quốc tế để đánh giá thực trạng nợ xấu của các tổ chức tài chính. Từ năm 1998 đến năm 2000, tiêu chuẩn phân loại nợ trở nên nghiêm ngặt. Các khoản nợ quá hạn từ 3 tháng trở nên đều xếp vào nợ xấu. Đồng thời, các khoản nợ được đánh giá dựa trên khả năng tài chính của khách hàng trong tương lai. Ngay cả khi khách hàng có thể trả lãi vẫn có nguy cơ xếp khoản vay đó vào danh sách nợ xấu. Theo tiêu chí phân loại nợ giai đoạn này, con số nợ xấu quá hạn trên 6 tháng đã lên tới 88 nghìn tỉ won vào cuối năm 1999.

Cũng giống như các AMCs khác tại châu Á, KAMCO xử lý nợ chủ yếu dựa trên nguồn vốn do Chính phủ tài trợ, cụ thể là thông qua quỹ NPA. Theo Tô Ngọc Hưng (2012) “Chính phủ Hàn Quốc đã huy động 157 nghìn tỷ won. Trong đó, 60 nghìn tỷ won được sử dụng để bơm vốn thêm vào cho các tổ chức tài chính, 39 nghìn tỷ won được dùng để mua các khoản nợ xấu từ các tổ chức tài chính, 26 nghìn tỷ won để trả cho người gửi tiền của các tổ chức tài chính bị vỡ nợ”. 104 nghìn tỷ won trong tổng số vốn này được huy động qua phát hành trái phiếu của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc ( Korean Deposit Insuranc Corporation – KDIC) và Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) do Chính phủ bảo lãnh.

Đối với việc lựa chọn tài sản để xử lý, KAMCO không đặt ra tiêu chí đặc thù cho loại tài sản mua lại, thường là các loại có mức giá chiết khấu cao, dễ dàng chuyển giao quyền thu nợ, các khoản nợ cần xử lý để giúp các tổ chức tài chính khôi phục hoạt động và các khoản nợ cho vay đồng tài trợ. Theo TS. Phạm Hữu Hồng Thái ( 2012), tháng 11 năm 2003, mức giá chiết khấu bình quần của KAMCO vào khoảng 64%. Các khoản nợ xấu thông thường có mức giá chiết khấu tương đương 40% tổng giá trị tài sản được thế chấp, 3% mệnh giá với các khoản vay không có thế chấp còn các khoản nợ xấu đặc biệt sẽ được định giá bằng phương pháp hiện giá thuần của dòng tiền dự án. Tô Ngọc Hưng (2012) tổng hợp: “Các khoản nợ do KAMCO mua được chia thành 6 nhóm: nợ thông thường có bảo đảm chiếm 17,9%, nợ thông thường không có bảo đảm 5,8%, nợ đặc biệt có bảo đảm 32,2%, nợ đặc biệt không có đảm bảo 10,6%, nợ của tập đoàn Daewoo 32%,

nợ gia hạn lại 1,5% Hoạt động định giá các khoản nợ xấu cũng diễn ra minh bạch”. Chính sách định giá được tính theo giá thị trường với quyền chọn mua và bán, tùy theo đặc điểm của từng khoản nợ dựa trên khả năng mất vốn và quy định về an toàn vốn

Về quản lý nợ, KAMCO nhờ sự giúp đỡ từ các chuyên gia nước ngoài thông qua hình thức liên doanh. Sau khi mua lại, KAMCO nhóm các khoản nợ lại để phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản hoặc bán lại các khoản nợ cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế. Bên cạnh đó, việc ban hành Luật chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản đã thúc đẩy hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ xấu. Các biện pháp trên mang lại những kết quả tích cực đối với hệ thống tài chính của Hàn Quốc, mở ra cơ hội phục hồi cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Với các khoản nợ có đảm bảo mà doanh nghiệp không có khả năng phục hồi, KAMCO đã tiến hành tịch thu tài sản thế chấp của các khoản nợ đó để bán và thu hồi lại tiền vốn. Nếu công ty vay nợ có khả năng phục hồi, KAMCO có thể tái tài trợ hoặc chuyển đối nợ thành vốn chủ sở hữu, vừa giúp các doanh nghiệp nâng số vốn chủ sở hữu vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng trả nợ.

Để tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động xử lý nợ, Hàn Quốc cũng đã kịp thời ban hành các đạo luật chuẩn bị cho việc xử lý hiệu quả NPLs như Luật ABS, Luật Phá sản hợp nhất… Đây có thể coi là hành động tích cực và có ý nghĩa không nhỏ đối với quá trình xử lý nợ xấu. Chính nhờ có hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn các quốc gia châu Á khác mà cho đến nay Hàn Quốc vẫn được coi là quốc gia điển hình thành công trong xử lý nợ xấu.

Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2002, KAMCO đã thu hồi được 30,3 nghìn tỷ won, tương ứng với tỷ lệ thu hồi là 46% trên giá trị khoản nợ. Theo Asia Development Bank – Asia Recovery Information Centre, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống từ mức 16,1% năm 1998 xuống còn 2,6% năm 2003.

Như vậy, Hàn Quốc đã thực hiện triệt để vai trò của công ty mua bán nợ trong việc xử lí nợ xấu. Qua sự hoàn thiện khung pháp lý cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho

công ty mua bán nợ, đồng thời không ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài, Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế. Quốc gia này đã đạt được thành công lớn bằng cách xử lí nhanh chóng và kiên quyết, để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc cho các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w