THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2007-
2.1.2. Nợ xấu trong giai đoạn 2007-
Năm 2007 nền kinh tế của nước ta tăng trưởng rất cao đạt mức 8,5%,đây cũng là năm Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước quan trọng trong hoạt động thương mại, tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho kinh tế Việt Nam. Trong thời gian này trái phiếu của các doanh nghiệp quốc doanh rất được ưa chuộng, tín dụng mở rộng chủ yếu cấp vào khối nhà nước và khối phi sản xuất mà điển hình của nó là sự phát triển của thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng rất mạnh mẽ. Các doanh nghiệp trong khối quốc doanh được ưu tiên tập trung đầu tư phát triển bằng cách các ngân hàng cho vay ưu đãi về lãi xuất và khối lượng tín dụng rất cao. Để hòa vào “guồng quay” của nền kinh tế đang rất phát triển, các ngân hàng ra sức tăng trưởng tín dụng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và đi kèm với sự tăng trưởng tín dụng nhanh là tính rủi ro thanh khoản cao.
Nhưng sau một năm tăng trưởng cao thì nền kinh tế lại phải đối mặt với lạm phát cao khi mức lạm phát trong năm 2008 tăng cao đến mức chưa từng có trong vòng hơn 15 năm trở lại đây đạt đến mức 18,9%. Sự tăng trưởng nhanh và lạm
phát cao báo hiệu một tín hiệu xấu sắp đến với nền kinh tế đó là sự chuẩn bị đi xuống của nền kinh tế. Tiếp theo đó, kinh tế vẫn tăng trưởng nhưng có dấu hiệu giảm: năm 2009 là 5,32% còn 2010 đạt 6,78%. Tuy trong giai đoạn này, sự tăng trưởng kinh tế có chiều hướng giảm qua các năm so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng trưởng tín vẫn ở mức cao lên tới 53,89% trong năm 2007; 37,73% trong 2009 trước khi hạ xuống 27,65% trong 2010 và tăng trưởng tín dụng nóng chính là nguyên nhân dẫn đến phát triển nhanh của nợ xấu trong giai đoạn này. Có thể gọi đây là tiếp nối sự phát triển nợ xấu của giai đoạn tiền đề (2000-2007) với tốc độ gia tăng rất nhanh hơn giai đoạn trước đẫ được phân tích ở phần tổng. Qua đó, bộc lộ những yếu kém trong cái cách quản trị tín dụng của các NHTM càng được thể hiện rõ khi quy mô của nợ xấu tăng nhanh và theo đó nợ quá hạn tăng cũng tăng nhanh, trách nhiệm đạo đức nghề nhgiệp trong công tác giám sát và kiểm tra dòng vốn cho vay.
Biểu đồ 2.4 :Tỷ lệ nợ xấu một số ngân hàng năm 2010
Nguồn : Công ty chứng khoán Vietcombank Nhìn vào biểu đồ cho thấy nợ xấu là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (VBARD) là 3,7% ,đứng thứ 2 là Vietcombank (VCB) tỷ lệ nợ xấu là 2,83%.,tiếp theo là ngân hàng Đầu tư và Phát triển là 2,7%...Thấp nhất là ngân
hàng Á châu (ACB) có tỷ lệ nợ xấu 0,34%. Tỷ lệ nợ xấu phân bố ở các ngân hàng khác nhau có sự chênh lệnh nhiều nhưng nợ xấu phân bổ cao nằm ở các NHTM NN. Vì khách hàng chủ yếu của khối ngân hàng này là các tập đoàn và các tổng công ty nhà nước mà tỷ lệ nợ xấu nằm nhiều nhất của các DNNN, lương vốn cho vây của các ngân hàng ở khu vực này cũng là lớn nhất do vậy,con số nợ xấu ở khu vực DNNN cũng là cao nhất. Tuy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của DNNN trong những năm gần đây nhưng vẫn ở mức 2,52 lần vào năm 2009, cao hơn nhiều so với mức 1,78 lần của khu vực tư nhân và 1,39 lần của khu vực vốn FDI. Các DNNN trung ương thậm chí có tỷ lệ này cao hơn, lên tới 3,53 lần.Tỷ lệ nợ xấu 2010 được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của các NHTM năm 2010 Các chỉ số Khối các NHTM Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tín dụng NHTM NN (%) 2,16 10,43 NHTM CP (%) 1,66 3,53 Toàn ngành (%) 2,21 7,69 Nguồn: NHNN
Nợ xấu tại khu vực DNNN rất khó giải quyết, khác với các DN tư nhân, vốn có thể dễ dàng bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các doanh nghiệp khác để có tiền trả nợ ngân hàng nhằm tránh phá sản, các DNNN rất khó có thể bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Vì vậy, các khoản nợ mà các DNNN vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuy ển nợ, bổ sung vốn v.v…
Chỉ cần lấy ví dụ nợ xấu của VDB trong giai đoạn này chúng ta cũng có thể ước lượng con số nợ xấu của toàn hệ thống. Nợ quá hạn và khoanh nợ của VDB đối với cho vay trung và dài hạn tín dụng đầu tư có thời điểm lên tới 8,9% vào
năm 2007 nhưng đã giảm xuống còn 3,75% vào năm 2009 (báo cáo tài chính các năm của VDB). Theo báo cáo Kiểm toán nhà nước về tình hình hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính thì tỷ lệ nợ xấu của VDB ở mức 12,05%,và rõ ràng đó đều là nợ xấu của khu vực DNNN. Bởi nợ xấu tại VDB không được tính riêng, ngoài số nợ xấu tại hệ thống các tổ chức tín dụng, nên nếu tính gộp cả nợ tại VDB thì con số nợ xấu tại khu vực DNNN sẽ còn cao hơn con số 200 nghìn tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2007-2010, NHNN duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và hướng tới phát triển lĩnh vực phi sản xuất, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mạnh phát triển các dự án trong lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp, thị trường chứng khoán… Người dân cũng sẵn sàng vay tiền của ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực này để kiếm lời. Nguồn vốn cung chủ yếu cho thị trường này từ vay ngân hàng, nhưng do tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát tăng cao làm mặt bằng giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu điều chỉnh tăng, tiết kiệm của người dân bị ảnh hưởng đã tác động lớn đến thị trường này. Bởi việc tiêu thụ bất động sản hiện tại phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tiền tiệt kiệm nên khi nguồn tiết kiệm bị ảnh hưởng thì thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn,khi thị trường này đi xuống thì nguy cơ hoàn trả vốn ngân hàng gặp khó khăn. Khi tồn đọng trong thị trường này (các khu biệt thự, chung các cao cấp…không bán được) ngày càng lớn thì việc thu hồi vốn lại càng khó và khi bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng, nhiều doanh nghiệp phá sản và không đủ khả năng trả nợ ngân hàng hoặc các doanh nghiệp khác thì rơi vào tình trạng nợ quá hạn,khả năng mất vốn cao. Đã làm gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng nên tốc độ gia tăng nợ xấu giai đoạn này rất nhanh. Theo những tính toán của NHNN thì tỷ lệ thế chấp bằng BĐS chiếm khoảng 60% tổng tài sản đảm bảo của các ngân hàng. Khi thị trường BĐS suy giảm, những khoản nợ xấu, nợ quá hạn được thế chấp bởi bất động sản sẽ rất khó thanh lý. Việc thanh lý mạnh các tài sản thế chấp sẽ khiến cho giá BĐS bị suy giảm thêm và làm trầm trọng thêm tình hình nợ xấu của nền kinh tế. Do đó nợ xấu ngày càng “bình to” về quy mô.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nợ xấu trong giai đoạn này do một phần chuyển đổi quá nhanh các ngân hàng từ nông thôn ra thành thị để đảm bảo tỷ lệ vốn điều lệ các ngân hàng huy động vốn bằng nhiều phương thức chẳng hạn “như ngân hàng X mua trái phiếu hoặc kỳ phiếu (hợp đồng mua bán có kỳ hạn) của một công ty A và sau đó công ty A, qua nhiều kênh khác nhau, dùng tiền bán trái phiếu đó góp vốn vào ngân hàng X. Khi đến thời điểm đáo hạn trái phiếu, công ty A không có khả năng trả tiền cho ngân hàng và khoản tiền mua trái phiếu đó trở thành nợ xấu”. Như ta thấy, thực chất thì khoản nợ xấu này hoàn toàn ảo vì nó không được dùng vào cho một dự án kinh doanh cụ thể nào. Nó chỉ là khoản tiền lòng vòng để tăng nguồn vốn cho chính ngân hàng đó.
Để có thể hợp pháp hoá được cách tăng vốn điều lệ kiểu này thì giữa ngân hàng và doanh nghiệp buộc phải có quan hệ sở hữu chéo. Các ngân hàng thường là “sân sau” của các tập đoàn, cả nhà nước lẫn tư nhân. Lượng vốn chủ sở hữu tăng lớn như vậy buộc phải dựa vào vốn đóng góp của chính các doanh nghiệp đứng đằng sau ngân hàng này. Một vấn đề khác nảy sinh khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu quá nhanh của nhóm ngân hàng này là chính các tập đoàn đằng sau các ngân hàng này cũng phải vay vốn từ các ngân hàng khác để đáp ứng yêu cầu. Hệ quả là vốn vay của các tập đoàn bị sử dụng sai mục đích.
Để vốn ảo trở thành vốn thật thì các ngân hàng thuộc nhóm này buộc phải phát triển với tốc độ cực nhanh, tức phải tăng trưởng tài sản bằng mọi giá để tương ứng với lượng vốn chủ sở hữu tăng thêm. Số liệu của 10 ngân hàng chuyển đổi từ nông thôn ra thành thị cho thấy tổng tài sản của nhóm này đã tăng tới 343,6%. Lưu ý rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm này chỉ tăng 285,6%. Điều này cho thấy các ngân hàng này đã đầu tư khá nhiều vào “chứng khoán kinh doanh” hoặc “chứng khoán đầu tư”, vốn là các loại tài sản có tính rủi ro cao.
Bảng 2.4: Một số chỉ số của 10 ngân hàng chuyển đổi từ nông thôn ra thành thị Đơn vị: tỷ VNĐ Năm Các chỉ số 2008 2011 Thay đổi (%) Tổng vốn chủ sỏ hữu 9.787 32.754 234.7 Tổng huy động từ khách hang 35.852 153.159 327.2 Tổng tài sản 67.491 299.410 343.6 Tổng dư nợ 31.549 121.652 285.6
Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng huy động (%) 88 79.4 Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) 46.7 40.6
Nguồn: Tổng hợp từ CafeF (http://cafef.vn/20120911071518412CA34/ngan-hangnong-thon-voi-va-ra-do- thi-mot-nguon-con-cua-bung-phat-no-xau.chn)
10 ngân hàng chuyển đổi là: OceanBank, SHB, NaviBank, GPBank, KienlongBank, TrustBank, WesternBank, DaiABank, PGBank, MekongDevBank
Do trình độ quản trị của các ngân hàng này không theo kịp với đà tăng tài sản nên dẫn đến việc chất lượng tín dụng của các ngân hàng này kém. Ngoài ra, do việc sở hữu chồng chéo giữa khu vực doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng nợ xấu, nợ quá hạn trở thành dắt dây trong toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Vì lẽ đó, việc khoanh lại nhóm các ngân hàng yếu kém để tái cấu trúc không dễ dàng chút nào.
Vậy nợ xấu trong giai đoạn này tăng nhanh qua các năm cùng với sự tăng nhanh của tín dụng, mà nguyên nhân ở đây do tăng trưởng tín dụng nóng.Nợ xấu tồn đọng lớn chủ yếu ở khối DNNN và thêm vào đó do thị trường bất động sản đóng băng,thị trường chứng khoán thì ảm đạm làm gia tăng nợ xấu tại các ngân hàng. Một phần nợ xấu do tăng vốn ảo của các tổ chức tín dụng có quan hệ chồng
chéo với nhau hay chính là quá trình chuyển đổi quá nhanh của các ngân hàng từ nông thôn ra rhành thị. Có thể nối đây là đoạn nợ xấu phát sinh rất nhanh về quy mô cũng như tỷ lệ phân bổ nợ xấu.