Tình trạng nợ xấu giai đoạn 2011 đến nay

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48)

THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2007-

2.1.3. Tình trạng nợ xấu giai đoạn 2011 đến nay

Đây được đánh là giai đoạn nợ xấu tăng cao nhất và diễn biến cũng rất phức tạp. Theo như số liệu của NHNN, tính đến hết tháng 6 - 2011, tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng vào khoảng 75.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tới 47% tổng nợ xấu ; đến cuối tháng 7 tỷ lệ nợ xấu là 3,04% trên tổng dư nợ cho vay; hết tháng 8 - 2011 tỷ lệ này là 3,21% trên tổng dư nợ so với mức 2,16% cuối năm 2010. Nợ quá hạn (nhóm 2) của hầu hết các ngân hàng tăng mạnh vào cuối 2011. Dư nợ quá hạn theo báo cáo của các TCTD tại thời điểm 31/12/2011 chiếm 11,09 % tổng dư nợ cho vay và tăng 3,32% so với năm 2010. Tính đến hết 2011, nợ quá hạn của nhóm này chiếm 61% tổng nợ quá hạn toàn thị trường (trong khi nhóm này chỉ chiếm 50,64% thị phần tín dụng). Dự báo của NHNN cho năm 2011 là trường hợp tệ nhất nợ xấu có thể chạm ngưỡng 5%. Bản thân dự báo này cũng cho thấy vấn đề nợ xấu của hệ thống tín dụng Việt Nam có chiều hướng tiếp tục tăng.Chắc chắn một phần nợ quá hạn tại thời điểm cuối năm 2011 sẽ chuyển thành nợ xấu trong năm 2012

Thực tế trong 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu dấu hiệu tăng lên nhưng sang đầu quý I/2013 thì giảm xuống đáng kể. Theo NHNN nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) chung của hệ thống ngân hàng dựa trên báo cáo của các TCTD 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng mạnh lên mức 4,6% từ mức 3,72% của năm 2011 và vào cuối quý II năm 2012 ước khoảng 8,6%. Nhưng đến quý II, III nợ xấu bắt đầu có xu hướng giảm đi cho đến quý I/2013 thì giảm xuống 6%. Theo con số báo cáo chi tiết về nợ xấu của các NHTM cho đến 31/03/2012 thì khối NHTM NN chiếm quá nửa tổng nợ xấu, chiếm tỷ trọng tới 50,5%; nhóm thứ hai là khối NHTM CP với 27,8%; nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm tỷ trọng khá nhỏ (do sự hạn chế về quy mô) với 4,2%; nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 17,5%.

Biểu đồ 2.5 : Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại theo khối

Nguồn: NHNN

Như vậy nợ xấu của nhóm ngân hàng lớn mà mà tập trung vào khối NHTM NN luôn chiếm một tỷ lệ cao nhất tổng nợ xấu của nền kinh tế. Đây được xem là thời điểm mà nợ xấu có những diễn biến hết sức khó lường và tiêu cực đến nền kinh tế rất nhiều đặc biệt khi chính phủ đang thực hiện đề án tái cấu trúc lại hệ thống tài chính quốc gia, vấn đề nợ xấu lại là một cản trở cho quá trình tái cấu trúc đó. Đi sâu vào một vài ngân hàng ta sẽ thấy rõ hơn: Cụ thể như VietinBank là ngân hàng có giá trị nợ xấu lớn nhất, đạt 7.866 tỷ đồng. Xếp sau đó là Vietcombank (7.352 tỷ đồng) và SHB (6.227 tỷ đồng). So với cuối năm 2011, nợ xấu tại VietinBank tăng hơn 250% so với cuối năm 2011, nợ xấu tại Vietcombank tăng 72%. Nợ xấu tại các ngân hàng khác cũng đều tăng, riêng tại Eximbank, nợ xấu giảm nhẹ. Nếu xét trên tổng dư nợ, nợ xấu của SHB lớn nhất khi chiếm 13,23%. Theo SHB, đến cuối năm 2012, nợ xấu tại ngân hàng có thể giảm về 10%. Hai ngân hàng Navibank và Vietcombank có nợ xấu trên 3%, lần lượt là 3,97% và 3,23%. Các ngân hàng còn lại nợ xấu dao động 1-2%. Tổng nợ xấu tại 8 ngân hàng là 27.734 tỷ đồng. Nếu không tính SHB, nợ xấu của 7 ngân hàng còn lại là 21.507 tỷ đồng, lớn gấp gần 2 lần thời điểm cuối năm 2011. Qua các con số

báo cáo của các ngân hàng lớn đã thấy được chiều hướng của sự gia tăng nợ xấu trong năm 2011 đến 2012, con số nợ xấu cao trở thành vấn đề hết sức nóng bỏng đối với nền kinh tế và một điểm nữa đó là các ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng cao. Như ta đã phân tích ở trên thì nợ xấu tồn dư lớn ở các doanh nghiệp nhà nước sau đó đến thị trường bất động sản và chứng khoán. Báo cáo tháng 9/2011 dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước lớn đạt trên 415.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng dự nợ tín dụng tại các ngân hàng. Trong đó, nợ vay của 12 tập đoàn kinh tế nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng chiếm 8,76% toàn bộ dự nợ của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về những “tên tuổi” như Tập đoàn Dầu khí (PVN- 72.300 tỷ), Điện lực (EVN - 62.800 tỷ đồng), Than & khoáng sản (Vinacomin -19.600 tỷ đồng). Với những con số như trên thì nợ xấu của khối tập đoàn, tổng công ty trong hệ thống NHTM sẽ chiếm tới 30-35% (năm 2011) tổng dư nợ tín dụng của khối này. Con số này được dự báo sẽ không dừng ở đó sẽ còn tăng vào năm 2012 khi kinh tế vẫn đang chưa phục hồi. Tính đến thời điểm cuối năm 2012 có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty này trên 10 lần gồm TCT Xây dựng Công nghiệp (Tập đoàn sông Đà), TCT Xây dựng CTGT 1, TCT Xây dựng CTGT 5, TCT Xây dựng CTGT 8, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Thành An và TCT Phất triển đường cao tốc .Số lượng tập đoàn và các tổng công ty nhà nước rơi vào tình trạng này còn gia tăng khi kinh tế chưa có chút khởi sắc mà rơi vào tình trang ì ạch thêm. Với lượng nợ của khối doanh nghiệp nhà nước khổng lồ kèm theo đó là lượng nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn thì thực sự mấu chốt nợ xấu nằm ở khối doanh nghiệp nhà nước do đó giải phấp phải đi từ đấy cái chỗ nợ xấu nhiều nhất.

Ngoài ra, dư nợ cho bất động sản được 197.000 tỷ đồng (chiếm 7,58%) và chứng khoán 12.000 (chiếm 0,46%) tỷ đồng theo báo cáo tháng 5/2012 và nợ xấu trong 2 lĩnh vực này lần lượt là 12.000 tỷ đồng và 485 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu có tài sản đảm bảo là 84% và không có tài sản đảm bao là 16%, giá trị tài sản đảm bảo trên nợ xấu khoảng 135%. Các khoản nợ xấu bằng bất động sản đạt tỷ lệ

180%.Vậytồn đọng nợ xấu thực chất không phải chủ yếu trong bất động sản mà ở các Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước. Nhận định đó đã phá vỡ đi những dự báo và sự nghi ngờ cho rằng nợ xấu ở thị trường bất động sản là chủ yếu.

Biểu đồ 2.6 : Nợ có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo

Nguồn :NHNN

Với sự tăng rồi lại giảm của nợ xấu vào cuối năm 2012 và đầu 2013 được giải thích do việc cơ cấu lại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Nhưng mặt bản chất thì đó chỉ giảm về con số còn thực chất thì nợ xấu vẫn không giảm vì cách cơ cấu lại nợ chăng qua là đẩy “nợ cho tương lại” khi cơ cấu lại nợ giảm xuống một bậc. Đây là cách làm chứa đựng nhiều rui ro vì nó phụ thuộc vào nền kinh tế tương lai. Nếu trong tương lai kinh tế không sớm khởi sắc thì khoản nợ này vẫn trở thành nợ xấu mà tồn dư trong quá khứ đẩy về tương lại. Nó chỉ có tác dụng khi khi khi các doanh nghiệp tìm cách tiêu thụ được hàng tồn kho và trả được nợ. Do vậy tổng số nợ xấu không giảm mà chỉ giảm về mặt con số trong báo cáo tài chính của ngân hàng. Còn việc trích lập dự phòng là một nghiệp vụ của

công tác kế toán theo nguyên tắc thận trọng. Chỉ khi ngân hàng dùng dự phòng rủi ro để xóa nợ, thì nợ xấu mới thực sự được xóa khỏi bảng cân đối của ngân hàng hay chính là một cách hạch toán để tạo ra tính an toàn cho ngân hàng. Nói khác đi, trích lập dự phòng rủi ro là cách đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán, còn khoản nợ thì vẫn chưa được thu hồi. Do vậy nợ xấu giảm trong thời gian qua được gọi giảm về mặt số liệu báo cáo. Việc các ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ và trích lập dự phòng rủi ro kết quả cũng không đáng khả quan khi “Tỷ lệ nợ xấu giảm song cùng với đó, tốc độ tín dụng ra nền kinh tế cũng đi xuống sau hai tháng vẫn đang trong tình trạng âm tới 0,16%,rất ít các doanh nghiệp được tái cơ cấu nợ, giãn nợ có thể hồi phục để trả nợ ngân hàng và số doanh nghiệp phá sản vẫn tăng lên” vậy bản chất nợ xấu thì chưa được giải quyết.

Quy mô nợ xấu thì cũng chỉ là con số ước đoán và có nhiều sự khác nhau trong các báo cáo giữa các NHTM và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng như giám sát của NHNN, tổ chức tài chính nước ngoài.Sự khác nhau đó được lý giải như sau:

Thứ nhất, do cách phân loại nợ. Theo quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN). Trong đó nợ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn) là các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là các khoản nợ có khả năng tổn thất rất cao và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là các khoản nợ được coi là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Thông thường ở các nước đang phát triển, nếu nợ xấu của các ngân hàng được phân loại theo các chỉ tiêu định lượng và định tính phù hợp với thông lệ quốc tế, thì tỷ lệ này dưới 5% cũng là bình thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có sự khác nhau về năng lực quản trị rủi ro và việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc

vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ chưa là cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng và xác định khẩu vị rủi ro… của từng ngân hàng.

Hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng thường theo những khẩu vị rủi ro riêng. Vấn đề này đã dẫn đến một số bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột (cùng 1 khách hàng, có ngân hàng phân loại vào nhóm nợ cao, có ngân hàng lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Mặt khác, việc triển khai xếp hạng khách hàng đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như am hiểu sau sắc mô hình xếp hạng tín dụng (modelling), trong khi thị trường nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất thiếu.

Thứ hai, thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng. Ở Việt Nam, trên 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã khó có khả năng thu hồi. Đặc biệt, khi ngân hàng và doanh nghiệp lại có mối quan hệ “mật thiết”, phụ thuộc lẫn nhau (sở hữu chéo) thì nguồn lực dễ bị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên.

Thứ ba, hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng... đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền. Đây cũng là những hoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu nhưng rất khó chỉ ra để xử lý, khi tính minh bạch và giải trình còn hạn chế. Tổng phương tiện thanh toán (M2) của 9 tháng đầu

năm tăng 12,21%, nhưng tín dụng chỉ tăng 2,5%, trong khi chứng khoán cũng không phải là kênh được các ngân hàng quan tâm kể từ khi có văn bản hạn chế cho vay chứng khoán của NHNN; bất động sản cũng đóng băng; vay tiêu dùng không được xem là kênh ưu tiên trong thời gian qua. Như vậy, phải chăng nợ xấu đang chạy lòng vòng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết. Nếu thế, nợ xấu sẽ ngày một phình to và càng khó xác định, lãi suất sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng khó tiếp cận được vốn.

Thứ tư, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng. Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo làm nghề ngân hàng không chỉ cần thiết mà còn mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân hàng đã cấu kết với khách hàng để che giấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của NHNN, của NHTM. Mặc dù chưa có số liệu công bố nhưng trong tổng số nợ xấu đó, một tỷ lệ không nhỏ nảy sinh từ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Thứ năm, do cách tính nợ của tổ chức tài chính nước ngoài khác với cách tính của Việt Nam. Có sự khác biệt tương đối lớn trong phân loại nợ giữa Việt Nam (VAS) và quốc tế (IAS): Ở Việt Nam thì các ngân hàng chỉ xếp phần nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo IAS, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu ví vậy có sự chênh lệch về nợ xấu này.

Trong giai đoạn này, mặc dù nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng cao nhưng từ quý II/2012, các ngân hàng đã bắt đầu phải tăng mạnh trích lập dự phòng, chính vì điều này nên lợi nhuận của một số ngân hàng đã bị ảnh hưởng đáng kể. Chẳng hạn, Vietcombank đã phải trích lập 1.088 tỷ đồng khiến lợi nhuận quý II chỉ còn 1.124 tỷ động, giảm 10% so với quý II/2011. Tương tự, Vietinbank trích lập dự phòng 1.453 tỷ đồng nên lãi sau thuế quý II/2012 chỉ còn 5.645 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước. Eximbank và ACB cũng phải trích lập dự phòng lớn khiến cho lợi nhuận bị suy giảm đáng kể. Nợ xấu trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là ở khối DNNN sau đó mới đến thị trường bất động sản và

chứng khoán. Nợ xấu phân bổ nhiềuở các NHTM NN và sau là NHTM CP và sau nữa các ngân hàng còn lại. Có thể nói đây là giai đoạn nợ xấu diễn ra phức tạp quá trình tăng giảm rất nhanh, tăng cao nhất sau đó giảm mạnh vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w