Về phía Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XỬ LÍ NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2.2.1. Về phía Ngân hàng thương mạ

Ngân hàng thương mại chịu trực tiếp tác động tiêu cực do nợ xấu. Vì thế, các ngân hàng không thể chỉ ngồi trông chờ vào Chính phủ mà cần thiết phải đưa ra

những biện pháp giải quyết nhanh chóng tình trạng này, tự cứu mình khỏi nguy cơ đổ vỡ. Một số biện pháp sau được đưa ra nhằm gợi mở cho các ngân hàng thương mại một số hướng đi cơ bản như sau:

Thứ nhất, bản thân các ngân hàng cần thực hiện đầy đủ và đúng đắn việc trích lập dự phòng rủi ro theo thông thư 02. Như phân tích ở phần phía trên, trích lập dự phòng rủi ro có ý nghĩa rất lớn về lâu dài đối với các ngân hàng thương mại. Trước mặt việc trích lập dự phòng rủi ro có thể tạo ra một số khó khăn cho ngân hàng nhưng sẽ lại là cách tốt nhất để ngân hàng giảm tỉ lệ nợ xấu và quan trọng là giữ được vốn. Nếu cứ cắt vốn vào trích lập dự phòng rủi ro, sẽ đến lúc ngân hàng không còn khả năng hoạt động, sẽ rất nguy hiểm. Các cổ đông cần thống nhất không được chia cổ tức trong một vài năm, nhưng sự hi sinh này sẽ đảm bảo lợi nhuận trong tương lai cho họ.Xử lý từ trích nguồn dự phòng rủi ro theo quy định. Tìm mọi biện pháp để thanh lý/phát mại tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu để thu hồi nợ.

Thứ hai, ngân hàng thương mại cần nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cho các cán bộ. Điều này đặc biệt quan trọng trong hoạt động đánh giá các doanh nghiệp đi vay, đánh giá hiệu quả dự án. Trong giai đoạn tăng trưởng nóng, các ngân hàng xét duyệt cho vay thiếu nghiêm túc chính là một trong những tác nhân gây ra nợ xấu. Vậy thì ngay từ công tác đánh giá này, các ngân hàng đã phải hoạt động minh bạch, rõ ràng, và công bằng để tránh hệ lụy không đáng có sau đó. Việc bồi dưỡng cả trí và tâm cho các cán bộ ngân hàng chính là một trong số những động thái phòng còn hơn chữa.

Thứ ba, khi nợ xấu đã xảy ra, các ngân hàng vần nhanh chóng triển khai công tác thu hồi nợ trực tiếp. Thông qua những đánh giá, phân loại thường xuyên, các ngân hàng cần nhạy bén để xác định các khoản nợ có nguy cơ hoặc đã là nợ xấu. Từ đó, các ngân hàng cần đưa ra các biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ từ phía khách hàng. Nếu các khoản nợ có tài sản đảm bảo, cần nhanh chóng nhận và thanh lí các tài sản này để nhanh chóng thu hồi lại vốn về cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể xem xét đến việc bán các khoản nợ qua công ty quản lý nợ và

khai thác tài sản của các NHTM, “Công ty mua bán nợ trực thuộc NHNN”, công ty “Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – DATC” của Bộ Tài chính. Điều cốt yếu là ngân hàng đảm bảo được nguồn vốn của mình và không để xảy ra tình trạng ứ đọng dòng tiền, mất tính thanh khoản của các khoản nợ. Đối với các doanh nghiệp có khả năng phục hồi, NHTM cần chủ động phối hợp khách hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với những khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời nhưng có triển vọng kinh doanh khi giải quyết được nợ xấu. Tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực hiện các khoản cho vay mới, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, bán được hàng, có điều kiện trả nợ ngân hàng.

Thứ tư, các ngân hàng có thể lựa chọn việc đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng để giảm thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng. Cho dù các dịch vụ này có thể có doanh thu không cao như hoạt động tín dụng nhưng lại có thể đảm bảo an toàn và có tính ổn định cao. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không thể vì thế mà đầu tư tràn lan, quên lãng nhiệm vụ kinh doanh chính của mình. Mỗi hoạt động dịch vụ tăng thêm đều cần phải tính đến yếu tố lợi nhuận và yếu tố an toàn để ngân hàng không mắc phải tình trạng “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”.

Thứ năm, bên cạnh việc xử lý nợ đang tồn tại, các NHTM cũng cần có những biện pháp để hạn chế nợ xấu mới nảy sinh:

• Rà soát lại việc phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Việc tính toán xác suất rủi ro tổn thất hay vỡ nợ cần phải được thực hiện dựa trên những hiểu biết sẵn có của ngân hàng về đối tượng khách hàng của mình thông qua hồ sơ lịch sử. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra những đánh giá thiết thực để xét duyệt các khoản vay cũng như phân loại các khoản nợ. Có như vậy việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng. Mặt khác, chất lượng của xếp hạng khách hàng phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Vì thế việc hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên

quan trong việc quản lý rủi ro; tránh xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt động tín dụng.

• Giám sát việc triển khải và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Để đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch kết quả xếp hạng dẫn đến các quyết định cho vay không chuẩn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w