Nợ xấu trong giai đoạn 2000 –

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40)

THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2007-

2.1.1. Nợ xấu trong giai đoạn 2000 –

Trong giai đoạn này, tính theo tiêu chuẩn trong nước thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hang thương mại qua các năm là: 13,7% năm 1999; 7,6 năm 2002; 5,8% năm 2003. Tỷ lệ nợ quá hạn ở các NHTW Việt Nam cao gấp 4 lần vốn tự có (vốn chủ sở hữu của ngân hàng). Cuối tháng 6/2004, nợ vốn vay xây dựng cơ bản thuộc 5 NHTM NN đối với các đơn vị thi công là vào khoảng 24.500 tỷ đồng. Trong đó, nợ quá hạn là 1344 tỷ đồng. Đối với ngân hàng công thương Việt Nam, đến cuối năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay là 4%. Còn theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế IAS thì tỷ lệ nợ xấu thực tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh dao động ở mức 40%; tổng dư nợ gấp 8 lần tiêu chuẩn an toàn cho phép. Trong đó 58% là nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.Giai đoạn này,nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm cùng với chính sách mở rộng tín dụng của NHNN khi các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà Nước trong giai đoạn này hướng đến tăng cung tín dụng cho nền kinh tế.

Với những chính sách vĩ mô như vậy, các NHTM đã gia tăng tín dụng bằng việc cho vay nhiều thiếu sự quản lý, giám sát chặt chẽ tạo tiền đề cho các rủi ro tài chính phát sinh ra đặ biệt chính là nợ xấu. Công tác quản lý càng lỏng lẻo, ít chú trọng hơn khi cuối năm các Ngân hàng và doanh nghiệp đều có lãi không những thế lãi lại rất lớn, nhìn vào khoản lợi nhuận thu được thì các NHTM đánh giá mình

hoạt động hiểu quả, nợ xấu vẫn ở mức thấp trong tầm kiểm soát. Điều đó đã gây ra sự chủ quan trong quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM.

GDP trong 7 năm đầu của thế kỉ XXI đạt tăng trưởng hàng năm thuộc loại cao nhất trên thế giới và tạo niềm tin cho các NHTM cũng như các doanh nghiệp vào sự phát triển mạnh của nền kinh tế.Vì thế quá trình buông lỏng quản lý rủi ro được xem nhẹ. Tạo điều kiện cho khối lượng nợ xấu tăng lên qua các năm và nợ quá hạn cũng gia tăng theo.

Ngành Ngân hàng Việt Nam bị chi phối bởi 4 NHTM lớn đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (Incombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV). Bốn Ngân hàng này chiếm khoảng 70% thị phần cho vay trong nước. Nhóm cho vay lớn thứ 2 là các ngân hàng nước ngoài với thị phần 15%, tiếp theo là ngân hàng cổ phần với 12% và các ngân hàng liên doanh đóng góp 3%. Bốn NHTM NN chiếm 3/4 thị phần tín dụng cho vay và huy động còn lại của ngân hàng. Đến cuối năm 2000 những ngân hàng này đã có những khoản cho vay không hoàn lại lên tới 23.000 tỷ, tương đương 2 lần số vốn của họ chiếm 5% GDP, và 15% tất cả các khoản tín dụng cung ứng cho nền kinh tế. Vốn đọng lại chủ yếu do khối DNNN theo như thông tin Bộ tài chính đến tháng 10/2004, tổng số nợ tồn đọng của khối DNNN là 28.785 tỷ đồng tăng 7.000 tỷ so với năm 2003 và ở trong lĩnh vực xây cơ bản là nhiều như công ty giao thông số 5 nợ ngân hàng 2.200 tỷ đồng năm 2003. Nói tóm lại trong giai đoạn này nợ xấu tăng qua các năm và đây là giai đoạn tiền đề phát sinh rủi ro tín dụng cao trong các NHTM.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng giai đoạn 2002-2011

Nguồn: Công ty chứng khoán Vietcombank

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w